Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2988. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 7)



PHẦN HAI:
PHÁP LÝ & THỰC TẾ.
“Về bắt Ấn Tý”

Tìm hiểu, nhận xét và phân tích những lời dạy về bắt Ấn Tý chúng tôi nhận thấy có hai cách khác nhau. Cụ thể là cách bắt Ấn Tý của Thầy và Đức Hộ Pháp giống nhau. Cách dạy bắt Ấn Tý của Hội Thánh KHÁC VỚI cách dạy bắt Ấn Tý của Thầy và Đức Hộ Pháp.
Lưu ý là chúng tôi phân tích thấy khác nhau thì nói khác chớ chẳng dám nói là Hội Thánh sai.
 Đây là tiểu phẩm biên khảo nên việc đầu tiên là trích nguyên văn. Kế đó là phân tích và đối chiếu.
Việc trích văn không nhứt thiết phải theo thứ tự thời gian mà căn cứ vào nội dung ở vào diện (trên dưới hay trong ngoài) để việc tìm hiểu được thuận lợi.

Sau đó là phần nghị luận. Nếu được rõ ràng thì đi tới kết luận. Việc kết luận không nhầm mục đích thuyết phục người đọc mà muốn hiệp tác với người đọc để đi đến tận cùng sự thực. Nó có thế nào thì phải được hiểu như thế ấy chẳng cần cường điệu hay xin được thông cảm.
@@@
1/- Bắt Ấn Tý theo lời dạy của Đức Chí Tôn.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu có ghi lời dạy của Đức Chí Tôn về Ấn Tý.
1.1/- Ngày 25-02-1926.
ĐỨC CHÍ TÔN DẠY:
Khi bái lễ, hai tay con chắp lại, song phải để tay trái ấn TÝ, tay mặt ngữa ra nằm dưới, tay trái chụp lên trên.
TNHT Q1, tr 11, bản in 1973.
1.2/- Từ Đạo Sử:
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm. Sài Gòn, Vendredi 25 Février 1926 (13-01-Bính Dần). (Tại nhà Ðức Cao Thượng Phẩm, đường Bourdais số 134). Thầy dạy về ấn Tý:
Phải chính mình con dâng các lễ ấy, khi bái lễ hai tay con chấp lại, song phải để tay trái ấn Tý, tay mặt ngửa ra nằm dưới, tay trái chụp lên trên.
@@@
PHÂN TÍCH.
Theo chổ tìm hiểu của chúng tôi thì trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Đạo Sử Đức Chí Tôn dạy về bắt ấn Tý có một lần duy nhứt. Theo lời Thầy dạy có 04 thao tác.
Thứ nhứt: hai tay chấp lại (như trước nay đã làm).
Thứ hai: tay trái ấn Tý.
Thứ ba: tay mặt ngữa ra nằm dưới.
Thứ tư: tay trái nằm ở trên.
Thầy không dạy các ngón khác phải làm như thế nào.
Lưu ý Thầy dạy: Tay trái ở trên tay mặt dưới.
Nghĩa là thứ tự của Thầy dạy là TRÊN & DƯỚI.
Thầy không có dạy (TAY MẶT ÁP NGOÀI) như trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo hay Thông Tri 05 năm 1971 của Hội Thánh.
Hội Thánh dạy theo thứ tự TRONG & NGOÀI.
Hẳn nhiên thứ tự (trên & dưới) KHÁC VỚI (trong & ngoài).

2/- ĐỨC HỘ PHÁP DẠY CÁCH BẮT ẤN TÝ. (1947).