Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2994. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 13)

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 13)

5.3/- Khi nào thì bắt Ấn Tý?
Khi còn bé Mẹ có dạy chúng tôi rằng khi lạy ông bà các con không bắt Ấn Tý mà để hai ngón cái song song nhau. Mẹ không biết chữ nhưng biết Đạo và tin Đạo nên dạy chúng tôi cúng lạy từ khi còn thơ bé như vậy. Thời đó không có đèn điện, nhà đốt đèn bằng dầu hôi. Tối tối có khi Mẹ lấy quần áo ra kết lại nút áo, hay vá chiếc quần mà chúng tôi làm rách. Thời thơ ấu chúng tôi thường phải mặc quần áo đến khi rách mới được thay quần áo mới. 


(Bây giờ ít ai mặc đồ đến rách mới thay...trong số ít đó lại có Tôi trong đó, lắm khi con Tôi cười chúm chiếm hỏi sao đồ củ rồi ba không thay...Tôi cũng cười nói còn xài được mà con, cái dĩ vãng mặc đồ cho tới rách và Mẹ ngồi vá quần áo liền sống lại trong tôi rất ấm áp, rất ngọt ngào...). Có khi lớn nhanh quá đồ chật mà còn tốt thì Mẹ giặt thật sạch rồi giao cho đứa em kế mặc khính... Mẹ không biết câu Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn... nhưng chính cuộc sống của Mẹ thể hiện đức tính tốt đẹp đó. Chúng tôi đem đồ sứt nút, đứt dây lưng hay rách ra... nhìn tay Mẹ cầm cây kim sáng bóng thoăn thoắt dưới ánh đèn và nghe Mẹ kể chuyện... khi bỏ quê hương chạy loạn về Tòa Thánh với hai bàn tay trắng. Thánh Địa khi ấy còn nghèo chưa phát triển muốn đi làm mướn (cấy, gặt...) cũng không ai có việc gì để mướn. Mẹ đi mót lúa nhưng chủ ruộng bảo họ chỉ có ít ruộng nên phải để họ mót mới đủ sống... Mẹ thất thiểu đi hái rau rừng đào củ nần đem về rắm rồi tẻ nước nhiều lần cho bớt độc để ăn thay cơm. Sau đó Đức Hộ Pháp phát động chương trình trồng mì, trồng lúa... Thánh Địa mới lần hồi có công ăn việc làm, nạn đói lui dần...
Hội Thánh mở rộng trường lớp Đạo Đức Học Đường... buộc phải cho trẻ em đi học nhờ vậy mà các con biết chữ... những người ở xa thì Bàn Trị Sự vận động người biết chữ mở lớp dạy tại nhà (với học phí rất nhẹ) để giúp cho trẻ em khỏi phải thất học.
Khi lớn lên quan sát xã hội, nhìn lại thời thơ ấu và tìm hiểu ĐĐTKPĐ chúng tôi được các vị tiền bối chỉ ra rằng Hội Thánh ĐĐTKPĐ đã ÂM THẦM làm cuộc CÁCH MẠNG XÃ HỘI BẰNG ĐẠO ĐỨC rất rõ ràng cho cư dân Thánh Địa (để làm mẫu mực cho hậu tấn noi theo đó mà hành sự). Cuộc CÁCH MẠNG XÃ HỘI BẰNG ĐẠO ĐỨC có 05 chương trình: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo.
Gia cư: Cấp KHÔNG cho mỗi gia đình chạy về Thánh Địa một phần đất và buộc phải cất nhà ở nếu không sẽ bị thu hồi. Những người tham lam xin nhiều phần đất cũng bị thu hồi.
Mưu sinh: Buộc phải làm ruộng hay rẫy hoặc tiểu thủ công nghiệp để mưu sinh, cương quyết không để cho nạn đói kém xãy ra.
Giáo Huấn: Điều nầy được thể hiện trong Tân Luật (ban hành ngày 01-06-1927) phần Đạo Pháp chương VI: VỀ GIÁO HUẤN. Điều 23, 24 và 25.  Phần Thế Luật điều thứ 13.
Nhưng quan trọng là Hội Thánh bám sát và đôn đốc thực hiện. mười năm sau (1937) Hội Thánh đã tính đến chuyện giao việc giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cho các địa phương để Hội Thánh rãnh tay lo Đại Học Đường (vi bằng Hội Nhơn Sanh năm Đinh Sửu-1937).
Kiến thiết: dù còn nghèo và cư dân còn thưa thớt nhưng Hội thánh đã có qui hoạch từ đầu về đường xá, chợ búa, trường học.... đây là điều mà đến năm 2013 qua nhiều thời kỳ chánh phủ tại Việt Nam không thể nào sánh kịp.
Tôn giáo: Nề nếp tôn giáo là mẫu mực. Sự thờ phượng, cúng kiến, chay lạt, tương thân tương trợ, tinh thần phụng sự vô vụ lợi...là thể pháp tôn giáo được thực hiện xuyên suốt nên biến thành thể pháp xã hội.
Năm điểm trên chính là những điều căn bản cho một xã hội hòa bình, tự do, dân chủ và nhân quyền. Hội Thánh đã thực hiện CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG mà không thể công khai vì Đạo chưa đủ mạnh nên sẽ bị thực dân Pháp tiêu diệt từ trong trứng nước. Đây là bài học mẫu mực cho ĐĐTKPĐ áp dụng khi xây dựng đạo nghiệp ở bất cứ nơi nào trên bước đường phổ độ chúng sanh. Đạo có nhiệm vụ giải quyết CÁI KHỔ của chúng sanh mà không có chương trình trên lấy gì giải quyết?
Người đi năm châu bốn biển nếu chú ý quan sát và tôn trọng sự thật phải nhìn nhận rằng:
./- Thánh Địa là nơi có nhiều người ăn chay nhất thế giới. Người ăn chay đi trong vùng Thánh Địa sẽ gặp rất nhiều quán ăn chay rất ngon và rất rẽ... và bảo đảm dinh dưỡng lẫn vệ sinh vì thường thì người bán thức ăn chay cũng ăn chay.
./- Thánh Địa là nơi có rất nhiều người có tinh thần làm công quả phụng sự xã hội. Đặc biệt tinh thần phụng sự về tang tế sự thì không nơi nào trên thế giới nầy sánh được. Xã hội đang dần dần nhận ra rằng ĐĐTKPĐ rất trân trọng con người khi sống và chết (nhân phẩm) nên tang lễ của Đạo rất trang nghiêm, chu đáo, dùng toàn đồ chay lạt và tinh thần công quả hoàn toàn. Bất cứ ai có Đạo hay không có Đạo khi lâm chung mà có lời nhờ thì Đạo lập tức có mặt để giúp đở cho tang lễ từ A đến Z.
./- Kiến thiết của Thánh Địa về hạ tầng giao thông tỷ lệ đường xá rất lớn đáp ứng cho đại đô thị. Kể cả trường hợp đột xuất trong một thời gian ngắn mà lượng người về rất đông cũng bảo đảm lưu thông không tiềm ẩn tai nạn dẫm đạp nhau đến chết... Quan sát lễ Hội Yến Diêu Trì Cung hằng năm vào ngày rằm tháng tám hằng năm (số lượng người dự lễ rất đông từ ngày 13...đặc biệt đêm 15 sáng 16 hầu như chen chân không lọt. Nhưng đến sáng 16 hầu như nội ô Tòa Thánh vắng lặng) cho phép chúng ta tin chắc như vậy.
Địa linh thì sinh nhân kiệt. Một tinh thần đạo đức như thế hẳn phải có nơi kết tinh để làm bằng chứng với nhân loại. Chúng tôi muốn đề cập đến chương trình PHƯỚC THIỆN của Bác Sĩ Nha Khoa Bùi Quốc Thái.
Mang trong lòng một tinh thần phụng sự như thế nên Châu Thành Thánh Địa sản sinh ra Bác Sĩ Bùi Quốc Thái và đội ngũ cộng sự với những cơ sở trị bịnh miễn phí hoàn toàn. Người đến trị bịnh được cấp thuốc miễn phí, đãi ăn miễn phí và nếu không có chổ ở thì Bác Sĩ Thái cung cấp luôn nơi ở. Nghèo quá không có tiền xe khi về còn được cấp tiền xe. Một số xe đò ở Việt Nam cũng hưởng ứng tinh thần Phước Thiện nên hành khách nói rằng đi lên Tây Ninh hốt thuốc Bác Sĩ Thái thì nhà xe giảm tiền tùy người và tùy xe... Song điều quan trọng là nó thể hiện rằng tinh thần Phước Thiện đã được xã hội hưởng ứng.
Rất nhiều người đạo nghèo đi làm mướn kiếm sống, thấy cây chi làm thuốc được mọc hoang thì nhổ hay chặc đem về còn như có chủ thì xin đem về. Họ phơi khô rồi buổi tối bày vạc và cho vào bao... hôm sau đi làm tiện đường thì chở theo rồi ghé ngang giao cho bác sĩ lo cho bệnh nhân. Nhiều người dành dụm được ít tiền thì mua gạo, thức ăn...đem đến phụ lo ăn cho người bệnh. Có những đoàn giàu lòng hảo tâm xa gần lo sẳn thức ăn hẹn rằng ngày tháng đó họ sẽ đến nấu món gì, bao nhiêu phần... để cho bệnh nhân và công quả dùng...dĩ nhiên là thức ăn chay. Nhiều người khỏi bệnh rồi cảm ơn bằng cách tình nguyện ở lại làm công quả một thời gian.
Nhiều người ở xa nghe tiếng tự họ tìm đến quan sát và tìm hiểu rồi lặng lẽ mua nhà và đất xây dựng nên cơ ngơi hẳn hoi với những tiện nghi ăn ở, vệ sinh tối thiểu cho nhiều người sinh hoạt được rồi mời bác sĩ đến xem và giao cho bác sĩ dùng để phục vụ cho bệnh nhân.
Đội ngũ chuyên môn hợp tác với Bác sĩ Thái đều là người có bằng cấp chuyên môn hẳn hoi và dĩ nhiên là làm công quả. Thành phần công quả căn bản đều phải thọ trường chay (với thành phần căn bản nếu chưa có chuyên môn thì lo cho đi học chuyên môn...). Thành phần công quả hợp tác khi có thời giờ thuận tiện thì tùy theo chuyên môn có sẳn, với diện nầy không phân biệt tôn giáo hay chính kiến miễn có lòng phụng sự thì kết hợp được.
Đó là tinh thần PHƯỚC THIỆN chân chính của ĐĐTKPĐ.
Chánh quyền Việt Nam vẫn đố kỵ ĐĐTKPĐ nên đố kỵ luôn công việc Phước Thiện nầy. Họ sách nhiễu dưới nhiều hình thức mà một trong những chiêu thức thông thường nhất là kiểm tra tạm trú tạm vắng để đuổi người bệnh ra khỏi cơ sở.
Chiếc phao cuối cùng của những người nghèo khó và bệnh tật đã bị chánh quyền Việt Nam tước đoạt và dẹp bỏ... để mặc người bệnh hoạn và nghèo khó tự bơi trong khốn khó và tuyệt vọng... Họ đã bịnh và nghèo tiền đâu chạy chữa trong những cơ sở của chánh phủ?  Chính quyền đuổi người bệnh ra khỏi những cơ sở Phước Thiện của Bác Sĩ Thái là hành động rất tàn nhẫn và vô nhân đạo.
Chi phái Hội Đồng Chưởng Quản thì càng ghét chương trình Phước Thiện nầy hơn nữa nên ra lịnh cho nhân sự của họ không được đến cơ sở của Bác Sĩ Thái xem bệnh hay hốt thuốc. Chúng tôi ghi nhận điều có thật (do nhân sự của chi phái than thở ra mới biết) còn lý do vì sao HDCQ cấm như vậy thì chúng tôi không biết.
Chính quyền lẫn chi phái ông Cựu Dân Biểu Quốc Hội Nguyễn Thành Tám đều không ưa và muốn triệt tiêu chương trình Phước Thiện nầy ngay từ đầu (hơn 20 năm về trước) nhưng nhân dân thì ưa mà ai mạnh hơn nhân dân được? Do vậy mà qua bao sóng gió chương trình vẫn tồn tại và ngày một phát triển.
@@@
Chúng tôi quan sát thấy thời đó (thập niên 60 và 70 của thế kỷ 20) lạy ông bà đều làm như thế cả (bây giờ vẫn còn nhiều cụ già để hai ngón tay cái song song nhau khi lạy ông bà).
Sau lớn lên đọc trong Quan Hôn Tang Lễ thấy Hội Thánh dạy:
Lễ Bái Chí Tôn, Thần, Thánh, Tiên, Phật và Vong Phàm
Người Đạo Cao Đài hễ khi lạy thì tay chấp bắt ấn Tý. Lạy Thần, Thánh, Tiên, Phật hay vong phàm tay cũng đều bắt ấn Tý.
Tôi nói với Mẹ điều đó. Mẹ bảo chắc hồi đó còn mới Hội Thánh chưa dạy rõ như vậy con à. Vậy thì từ đây cứ bắt Ấn Tý.
Ấn Tý Mẹ nói đây là Ấn Tý theo thứ tự TRONG & NGOÀI của Hội Thánh dạy.
@@@
6/- KẾT LUẬN.

(con tiep)