Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2996. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 15)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 15)


PHỤ LỤC 01.
ĐỨC HỘ PHÁP BẮT ẤN KHI CÚNG ĐẠI ĐÀN.

Đây là phần chúng tôi kết hợp từ BÀI THUYẾT ĐẠO đêm 14-02-Mậu Tý (24-03-1948) của Đức Hộ Pháp (Lời Thuyết Đạo Q2) với một số ảnh trên trang web caodaibanchinhdao.org
Do đâu mà trang web có số ảnh nầy?
Gốc của số ảnh nầy từ tạp chí Life.
Điều chúng tôi thấy liên hệ với phần bắt Ấn Tý trong phần nầy là ẤN HẠ NGƯƠN của Hộ Pháp về thứ tự tay tả và tay hữu: ... tay tả thuộc dương để trên, tay hữu thuộc âm để dưới,...


Hạ ngươn ứng với Tam Kỳ Phổ Độ. Ấn của Tam Kỳ Phổ Độ là Ấn Tý. Hộ Pháp nói rõ thứ tự của tay trái và tay mặt là TRÊN & DƯỚI (phù hợp với lời Đức Chí Tôn dạy và bài dạy bắt Ấn Tý của Đức Hộ Pháp năm 1947).
 Trích nguyên văn và ảnh minh họa.
ẤN THƯỢNG NGƯƠN.
Còn Ðại Ðàn lại còn rối cho Hộ Pháp hơn nữa, là có ba ấn: Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn, ...


ĐHP bắt ấn thượng ngươn.
Kế dâng bông, bắt ấn Thượng Ngươn dưới đạp Ngưu Ðẩu, tay đưa Gián Ma Xử lên hiệp với chữ Khí, đem khí ấy đưa ra cả càn khôn thế giới. Ấn Thượng Ngươn làm chủ chữ Khí, đem khí ấy hiệp hết cả Ngươn Khí đặng bao trùm vũ trụ.
@@@
ẤN TRUNG NGƯƠN.


ĐHP bắt ấn Trung Ngươn.
Ðến Trung Ngươn bắt ấn Hiệp Chưởng biến hóa, Gián Ma Xử để nằm ngang, đuôi bên Thế, cán bên Ðạo, ý nghĩa Ðạo cầm cán đặng trị Ðời. Bắt ấn Hiệp Chưởng, cầm cả cơ pháp của vạn vật biến sanh đặng bảo tồn không cho tương tranh, tự diệt nhau.
@@@
ẤN HẠ NGƯƠN.


ĐHP bắt ấn Hạ Ngươn?
@@@
NHẬN XÉT.
Nếu đúng thứ tự đàn cúng thì ấn Hạ Ngươn bắt sau rốt.
Khi dâng bông bắt ấn Thượng Ngươn.
(Thiễn nghĩ khi dâng rượu bắt ấn Trung Ngươn và khi dâng trà bắt ấn Hạ Ngươn)
Nhìn quí vị chức sắc HTĐ đi vào cho thấy đây mới là lúc nhập đàn cúng. Chưa phải khi đang cúng như hai ảnh bắt ấn Thượng Ngươn và Trung Ngươn.
Bởi vì nhiếp ảnh gia không cố ý chụp đủ 03 cách bắt ấn.
Nhưng từ tấm ảnh nầy so sánh với nội dung về bắt ấn hạ ngươn chúng ta thấy không khác nhau về tư thế (hai tay bắt ấn và cây Gián Ma Xử chúi xuống...).
Có lẽ khi bắt Hạ Ngươn cũng như thế nầy chăng?
Tới Hạ Ngươn, tay tả thuộc dương để trên, tay hữu thuộc âm để dưới, rồi để Gián Ma Xử chúi xuống, trụ thần đem cả càn khôn hiệp cả vạn vật. Bắt ba ấn phải trụ thần, làm sao cho ấn ấy đừng thất pháp. Cho nên ban sơ, buổi Chí Tôn mới giao cho Bần Ðạo tại Từ Lâm Tự, cái khó là trí óc vẫn lo ra, vì không quen, không phải mình làm thầy phù, thầy pháp gì ổng giao cho học mãi làm không trúng. Vì cớ nên mới có quỉ lộng tại Từ Lâm Tự buổi nọ, các ấn khác của Hộ Pháp có linh hay không mà quỉ lộng? Ấy là Thiên Cơ khiến vậy. Chí Tôn mở Tam Thập Lục Ðộng coi có phá nổi Ngài không? Có thể làm cho tiêu diệt nền Chánh Giáo không? Ðể cho chúng sanh thí nghiệm mà thay quyền năng vô tận của Ngài. Buổi nọ vì thời gian ngắn ngủi, nên công việc chưa rành rẽ, vì không đủ thì giờ để chuyên luyện, hoặc cho là chưa trọng hệ cho lắm, nên có điều sơ lược. Ðó là Thánh ý của Ðức Chí Tôn muốn như vậy.


@@@

ĐHP đang hành pháp. Chú ý là cây Giáng Ma Xử luôn luôn được CẦM bằng tay mặt (theo PCT).

ĐHP đang bắt ấn Hộ Pháp...tư thế hai tay giống như tay Brama Phật trên nóc Bát Quái Đài.
PHỤ LỤC 02.
LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ VƯƠNG AN THẠCH.
“Họ Lý kết thúc sự nghiệp tể tướng họ Vương”.