Trang

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

3.010. Cao Dân đã đoán đúng

Bài từ BNS Thông Liên số 20 ra ngày 16/06/2010


VẾT XƯA MAY CÓ CHÚT NẦY.
“Cao Dân đã đoán đúng”.

Thông Liên số 16 ngày 18-04-2010 có bài Xin Thưa Hương Hồn Cụ Nguyễn Hiến Lê liên quan đến quyển Hồi Ký của Cụ (in 1993).
Trong phần danh xưng Tòa Thánh Tây Ninh chớ không phải Thánh Thất Tây Ninh tác giả Dương Cao Dân đã đoán là có người sửa văn của Cụ Nguyễn Hiến Lê (từ chữ Tòa Thánh ra Thánh Thất chính-trang 19).
Tôi tự hỏi lời đoán của Cao Dân là do tình cảm đối với cụ Nguyễn Hiến Lệ hay căn cứ vào tính cách của Cụ Lê mà đoán?
Xin mời quí vị đọc đoạn sau từ tác phẩm BẢY NGÀY TRONG ĐỒNG THÁP MƯỜI của Cụ Nguyễn Hiến Lê viết năm 1954 như sau:


Ở đình ra, tôi tạt vào thăm Thánh Thất Cao Đài để anh Bình biết một tôn giáo mới chưa lan ra Bắc. Tôi giảng cho anh ấy nghe:
- Đạo Cao Đài mới lập mười mấy năm nay, thờ gần đủ các giáo chủ: Khổng, Lão, Phật, Giê-su… và cả những thi nhân, văn sĩ có lòng trong sạch, thương người, như: Léon Tolstoi, Victor Hugo, cả Lí Bạch nữa vì Lí Bạch được người đời coi là một vị tiên giáng phàm.
Tôn giáo đó tổ chức đàng hoàng, bành trướng khá nhanh, tỉnh nào cũng lập Thánh Thất; Toà Thánh ở Tây Ninh. Những ngày lễ, tín đồ bận đồ trắng, an chay, tụng kinh theo một điệu đều đều, không trầm, bổng, cứ hai tiếng lại ngắt lại.
Vào Thánh Thất, chúng tôi để ý ngay đến hình một con mắt lớn treo ở trên bàn thờ. Đồ thờ cũng như trong mọi các đình, chùa, nhưng chỗ đứng ngồi cho tín đồ thì phân biệt bên nam và bên nữ.
Anh Bình hơi ngạc nhiên về chỗ người giữ Thánh Thất, trong câu chuyện, nói trống không với chúng tôi. Trong đạo có lệ coi ai cũng như anh em; không phân biệt già trẻ, sang hèn, gọi nhau bằng anh chị hết. Đối với chúng tôi còn lạ, gọi anh thì không tiện, gọi thầy thì trái lệ, nên người thủ Thánh Thất phải dùng cách xưng hô ấy.
Ở Thánh Thất bước ra, tôi nói với anh Bình:
- Theo Chu Duy Chi, tác giả cuốn Trung Quốc văn nghệ tự trào sử lược, thì miền Nam Trung Hoa khí hậu mát mẻ, đất cát phì nhiêu, việc mưu sinh nhẹ nhàng, nên dân gian thường được nhàn hạ, có thì giờ không tưởng, suy nghĩ về lẽ huyền bí của Vũ trụ, tìm cách thoát tục tu tiên. Óc tưởng tượng của họ phong phú mà óc thực tế thì kém, văn chương lãng mạn phát đạt hơn văn chương tả thực. Trang Tử và Khuất Nguyên đều là người phương Nam, còn Khổng Tử là người phương Bắc.
Thuyết ấy áp dụng vào nước ta cũng có chỗ đúng. Như ở Nam Việt này, đạo Khổng không phát triển mạnh bằng đạo Phật.
Ngoài Bắc làng nào cũng có chùa, và phụ nữ thường đi lễ Phật đấy, song ít nhà có bàn thờ Phật và số người ăn chay không đáng kể….
@@@
Như vậy đã rõ mười mươi là năm 1954 cụ đã viết là TÒA THÁNH TÂY NINH rồi KHÔNG CÓ LÝ GÌ bốn chục năm sau cụ lại viết Thánh Thất Chính ở Tây Ninh. Huynh Cao Dân đã đoán đúng (có người đã sữa văn cụ chứ chả lẽ cụ lại thục lùi).
Cụ Nguyễn Hiến Lê là một học giả được xã hội công nhận là uyên bác trên nhiều lãnh vực nhưng đối với tôn giáo (Cao Đài) theo tôi nhận xét là cụ không để ý lắm nên không am tường.
Cụ Lê sống ở Sài Gòn và miền Tây thì hẳn nhiên biết rằng khoản năm 1954 Đạo Cao Đài gắn liền với thời cuộc. Giai đoạn nầy lưỡi gươm nghĩa hiệp của Quân Đội Cao Đài đã đở biết bao làn tên mủi đạn oan nghiệp cho thường dân vô tội khỏi cảnh thịt rơi máu chảy.
Năm 1954 Đạo Cao Đài đã có mặt ở miền Bắc dầu chưa lớn mạnh như ở miền Nam… nhưng viết: Đạo Cao Đài là một tôn giáo mới chưa lan ra Bắc tôi vẫn thấy có điểm gì đó gần như vô tình của cụ đối với Đạo Cao Đài khi đó. Tôi không nói đoạn trên cụ viết là sai hay phê bình chi nhưng tôi nói cụ có vẽ như vô tình bởi vì cụ không để ý lắm kia mà (phải chi cụ để ý một chút thì hậu tấn đã có thể tìm thấy một vài tư liệu đáng giá về Đạo Cao Đài- có lẽ không có cảm giác lấy làm tiếc cho cụ chăng?).
Trong Đế Thiên Đế Thích viết năm 1960 cụ viết:
Trung Quốc văn minh đã bốn ngàn năm mà bây giờ di tích của Nguyên, Minh không còn tí gì, đừng nói đến Hán, Đường nữa. Họ thực khờ. Nước tôi cũng nhắm mắt theo họ cho nên di tích Lý, Trần, Lê không tìm đâu ra cả. Thật đáng tiếc mà cũng đáng giận. Người phương Tây các ông biết bảo tồn Đế Thiên Đế Thích thực khôn hơn chúng tôi; và trong các công trình các ông lưu lại ở bán đảo này, có lẽ công trình của trường Viễn đông bác cổ là đáng kể hơn cả.
Tháng hai năm 1943.
Nghĩa là cụ rất coi trọng công trình kiến trúc, văn hóa… mà Đế Thiên Đế Thích là một công trình kiến trúc gắn liền với Phật giáo ở xứ Chùa Tháp. Cụ đã coi trọng Đế Thiên Đế Thích thời xưa đến vậy… nhưng đối với một nền Tân Tôn Giáo ngay trên đất Việt kế bên mà cụ vẫn không nhận ra diện mạo… bảo sao không tiếc… 
Nhưng thiễn nghĩ cũng nên cám ơn cụ đã giảng cho người bạn nghe về Đạo Cao Đài…Có còn hơn không phải không thưa quí vị?