ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013)
2.3/-
Câu 3: Mượn thế đặng toan phương giác
thế,
Thiễn
nghĩ đây là câu rất hàm súc... Mượn thế có mấy cách hiểu:
Cách
một: Mượn thế là mượn những điều như thế (trong Phong Thần rất mờ hồ mà vẫn có
phần thật và cuộc đời Tô Đông Pha tài hoa, lịch lãm mà vẫn va vấp) để dồi mài
kiêu khí và mê tín của khách trần.
Cách
hai: Mượn thế là mượn thế gian (là biển trần khổ) với đầy đủ diện mạo, mùi vị
và góc cạnh của nó để làm đề thi tấn hóa cho khách trần đi từ bến mê sang bờ
giác (đáo bĩ ngạn) khi trải bước trên đường luân hồi.
Cách
ba: Thầy là Đấng tự hữu và hằng hữu, Thầy là chúa tể càn khôn, nhưng Thầy không
nhơn thân phàm ngữ lại cao không với tới, khuất không rờ đặng thì làm sao nhơn
sanh nghe được lời Thầy dạy? Do vậy mà Thầy phải cậy lương sanh dẫn dắt quần
sanh. Lương sanh là những người hữu căn hữu kiếp được Thầy hun đúc một khối từ
bi trong lòng, có trách nhiệm trong Tam Kỳ họp lại thành Hội Thánh. Hội Thánh
ấy thay mặt Đức Chí Tôn mà dìu dẫn nhân loại đi trong con đường tương đối nhập
thế và xuất thế. Ấy là mượn người phàm (mượn người thế gian) để độ người thế
gian...
Hiểu
mượn thế theo cách nào thì MƯỢN THẾ đều là phương tiện mà cứu cánh là GIÁC THẾ.
Muốn giác thế thì môn đệ Thầy phải rút ra được bài học và có giáo án phù hợp
cho từng lớp và từng giai đoạn. Phải thu phục nhơn tình (hòa bình chung sống)
trước khi nói đến phương án xây dựng thế giới đại đồng.
Nhơn tình ví chẳng mưu
thâu phục,
Thế giới mong chi phép
độ lường...
Mượn
Đời dồi Đạo, mượn Đạo trau Đời cả hai đấp điếm nhau giúp cho khách trần thực
thi Tam Lập (lập vị). Cuối cùng là Đạo thì nên mà Đời thì rạng. Người đời tiêm
nhiễm những văn bút chia rẽ đạo đời đôi ngã đã mấy ngàn năm qua; nay Đức Chí
Tôn đến để cho nhân loại hiểu rằng Đạo hay Đời cũng từ Đức Chí Tôn mà có. Nên
Thầy dạy rõ rằng Đạo Thầy là phương châm thoát tục cũng là kế bảo tồn quốc túy.
Trong nền chánh giáo của Thầy có phương án xây dựng cá nhân và xã hội trong
diện thượng thừa và hạ thừa. Pháp điều của Tam Kỳ Phổ Độ là thực thi Tam Lập.
Thầy không bồng ẩm ai lên địa vị nào hết. Muốn đạt địa vị nào thì cứ lo phụng
sự cho con cái của Thầy theo tam lập. Dù Đạo hay đời mà biết thực thi Tam Lập
được chúng sanh nhìn nhận thì Thầy đem phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật trả công
cho. Thánh ngôn dạy:
Trường đời đem thử gan
anh tuấn,
Cửa Đạo mới ra mặt
thánh hiền.
Do
vậy trong ĐĐTKPĐ (là cái nhánh do Thầy làm chủ) có 09 viện nghiên cứu (Cửu
viện: Học, Y, Nông, Hộ, Lương, Công, Hòa, Lại, Lễ) để bậc thể thiên hành hóa và
những anh tài còn nặng nợ trần ai mà có tâm phụng sự có đầy đủ tài nguyên và
môi trường thực thi Bảo Sanh – Nhơn Nghĩa – Đại Đồng (Trường học, Dưỡng Lão, Ấu
và Tịnh thất).
@@@
Cơ
tận độ và độ tận của ĐĐTKPĐ mở ra cho cả người sống và người đã bỏ xác phàm. Trong
giờ phút lâm chung Thầy dạy: Dầu cho có kẻ nào phạm tội dẫy đầy mặt đất mà khi
hấp hối rồi chỉ kêu lấy danh ta thì cũng đặng siêu thoát.
Thậm
chí Đức Hộ Pháp dạy: ...sau khi giải thể (bỏ xác phàm) thì mỗi người đều phải
đến Nghiệt Cảnh Đài nhìn vào hành tàng của mình (là kinh vô tự của chính mình) đã
làm trong kiếp sinh rồi tự mình làm quan tòa xử mình. Phiên tòa thiêng liêng đó
tự mình đóng vai nguyên cáo, bị cáo, bào chữa và kêu án.
Đài Chiếu giám cảnh
minh nhẹ bước,
Xem rõ ràng tội phước
căn sinh...
(Kinh Đệ Ngũ Cửu câu 5
& 6)
Tự
mình xem xét rồi xử mình thì đâu thể kêu ca chi được. Có khi tội tình mình chẳng
đáng mà mình TỰ XỬ mình nặng quá mức, quá nghiêm khắc với chính mình... do vậy
Ngài dặn: khi phải TỰ Xử thì ĐỪNG TỰ XỬ mà xin giao hết cho Đức Chí Tôn xử. Mà
Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ thì Ngài chẳng phạt đứa con nào hết. Ngài sẽ bảo lãnh
cho tái kiếp mà trả nợ.
(Thiễn
nghĩ kinh sách xưa nay dạy tha thứ chính là tập cho mình thói quen tha thứ đến
mức thành ra phản xạ tự nhiên để đức tánh tha thứ đó gắn chặc với mình... kết
quả là đức tính tha thứ đó đem áp dụng cho chính mình. Kinh Thánh dạy kẻ nào
xóa nợ cho người khác ở thế gian thì sẽ được xóa nợ nơi thiên đàng cũng nằm
trong lẽ bí mật, sâu xa ấy).
Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo bài Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu câu 26 & 27 dạy:
Thong dong cõi thọ
hương hồn,
Chờ con lập đức giúp
hườn ngôi xưa.
Nghĩa
là con cái biết lập công quả thì đủ quyền dâng công quả ấy lên cha mẹ... giúp
cha mẹ đã mãn phần trở về ngôi xưa vị cũ.
*.1/-
Trường hợp ông Võ Văn Đợi (tạ thế năm 1947, ba năm sau “1950” các sư đệ đồng tu
xin dâng công quả).
Tờ đề ngày 03-11-
Canh Dần (1950).
Của Nguyễn Văn Thế và
16 vị nữa đồng đứng dâng công quả của mấy vị ấy để chuộc tội cho Ông Võ Văn
Đợi là Sư huynh của họ ở Đạo Núi.
LỜI
PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Đợi bị phế vị là do
nó dám chối Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng.
Ngày nay theo Thiên
điều thì nó phải tái kiếp mà hành đạo lại.
Nếu nó đặng ở Thanh
Tịnh Đại Hải mà tu hành nơi cõi hư linh cũng là may phước cho nó.
Còn quyền thiêng
liêng thưởng phạt là do nơi quyền Ngọc Hư Cung có phải của Bần Đạo đâu mà xin
Bần Đạo.
Còn dâng công quả cho
Đợi chỉ có vợ con Đợi mới đặng; còn mấy em ai thèm đâu mà dâng.
HỘ
PHÁP
(Ấn
Ký)
|
Vậy: Thanh Tịnh Đại Hải Chúng và Phong Đô là hai
hay một?
Theo lời giảng của Đức
Hộ Pháp về bà Đoàn Thị Điểm kết hợp với Thánh giáo của
Bát-Nương: Giải thích về âm-quang tháng 10 năm (1932) (TNHT trang 85 & 86)
và Thánh giáo bà Thất Nương ngày 09-04-Giáp Tuất (1934) (TNHT trang 91 &
92) thì ngày xưa gọi là Phong Đô nay với cơ Đại Ân Xá của Đại Từ Phụ thì đó là
Thanh Tịnh Đại Hải Chúng.
*.2/- Trường hợp ông Đại Tá Đặng Quang Dương
(dâng công quả khi cha ông vừa tạ thế).
Tờ đề ngày 27-10-Nhâm Thìn (09-09-1952).
Của Đại Tá Dương Quang Đặng xin dâng công nghiệp để cầu thăng cho
người cha tên Dương Văn Y, 57 tuổi.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Bần Đạo từ ngày trở về cố quốc
thường để tâm suy nghĩ đối với Bần Đạo
cũng như đối với con cái chí hiếu với Chí Tôn đã chịu biết bao khổ hạnh truân
chuyên vì đạo. Vừa thoát khỏi ách lệ thuộc lại bị cường bức của họa độc tài.
Nào giết chốc đánh đập tra tấn, thiệt không còn giá trị con người mà là con
vật. Nếu may còn sống sót thì cái thân già đã mang không biết bao nhiêu là
tật bịnh.
Tuy nhiên đã hiểu rằng luật thiên nhiên có một: Sống thì ở, thác thì
về. Song nhớ đến tình trạng đau đớn ấy, Bần Đạo nhiều phen không ngăn giọt
lệ.
Tư cho Q. Ngọc Chánh Phối Sư lập Thánh Lịnh ân tứ do Q Chí Tôn tại thế
phong Dương Văn Y vào hàng phẩm Lễ Sanh Phái Ngọc hàm phong.
Thánh Lịnh nầy
đọc trước linh sàng trước khi di linh cửu.
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
|
@@@
*3/-
Trường hợp ông Đỗ Công Khanh (khi cha còn tại thế).
Phúc trình số 329/PT ngày 23-12-Nhâm Thìn (07-11-1952).
Của Thánh Vệ Trưởng dâng lên Đức Hộ Pháp kèm theo tờ của Thiếu Tá
Khanh xin nhường chức Lễ Sanh lại cho thân phụ là cựu Chánh Trị Sự Đỗ Văn Cầm
73 tuổi xin được ân phong hàm phong.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Phê y và cho Q Ngọc Chánh Phối Sư lập Thánh Lịnh ân phong cho cụ anh
Đỗ Văn Cầm vào hàng phẩm Lễ Sanh Phái Ngọc (hàm phong) còn Thiếu Tá Khanh chỉ
còn là 1 vị Tín Đồ mà thôi.
Bần Đạo còn để lời khen lòng hiếu thảo của Khanh đáng ghi vào nơi Đạo
Sử
HỘ PHÁP
(Ấn Ký).
|
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo bài Kinh Cầu Tổ
Phụ Đã Qui Liễu câu 17 đến 20 dạy:
Kìa lố bóng hồng ân bao phủ,
Cả thế gian đầy đủ đạo mầu.
Cả thế gian đầy đủ đạo mầu.
Âm-dương đôi nẻo như nhau,
Cửu Huyền Thất Tổ giữ câu thọ-trì.
Là
dạy dù cho thế gian hay miền âm cảnh đều có Đạo, có hồng ân của Chí Tôn bao
phủ. Cả hai nơi đều có con đường (Đạo) cho người biết hối ngộ, tu sửa hưởng được
ân lành của Đạo. Dương gian âm cảnh
đồng nhất lý là ĐỀU CÓ Đạo mầu, có hồng ân Thầy bao phủ...
Bọn
lừa đảo kinh văn giải thích: ĂN XÀI NHƯ NHAU... Người trần ăn thịt, cá, dùng
tiền, nhà lầu, xe hơi... thì người chết cũng thế nên đem thịt, cá, tiền âm phủ,
xe hơi... cúng vái rồi đốt cho người chết dùng.
Thậm
chí bày trò THUÊ heo quay đem cúng vái ông bà (hay Trời, Phật...). Người THUÊ
đem heo quay vào rồi mướn bọn chuyên môn vái mướn giải oan cho ông bà, cha
mẹ... chưa tàn nén hương thì họ đã khiêng heo quay xuống để cho người khác thuê
tiếp. Một cái xác con heo quay mà bọn lừa đảo kinh văn kết hợp với hạng kinh
doanh tôn giáo làm cho quay cuồng xã hội như thế. Lạ là không thấy tôn giáo nào
ở Việt Nam lên tiếng chính thức tẩy chay. Các tôn giáo được cộng sản cho phép
hoạt động thì ĂN XÔI CHÙA NÊN NGẬM MIỆNG. Chín chi phái Cao Đài vì hưởng lộc
cộng sản, LIÊN HIỆP với chính trị nên cũng im lặng.
Đạo
và Đời liên hiệp nhau làm cho xã hội đảo điên rồi biểu sao đạo đức xã hội không
xuống cấp. Một xã hội băng hoại như thế nếu không dụng Nho Tông để khai hóa
(giúp người đời hiểu được đúng sai bằng nghị luận theo khuôn thước đạo đức
chuẩn thằng) thì dùng cái chi? Dụng khuôn thước đạo đức để dung hòa cá nhân với
cá nhân; cá nhân và xã ước cùng đi vào đạo lý nhau. Đó là chuyển thế.
Tóm
lại trong biển trần khổ (hay gặp khổ cảnh) phải nhờ ánh sáng của Đạo, lần chân
trên đường đạo đức để an lạc.
2.4/- Câu 4:
Cũng như nương viết của chàng Hồ.
(Còn tiếp).