Trang

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

3006. BÁT TIÊN TRẤN PHÁP TẠI BÁT QUÁI ĐÀI.



BÁT TIÊN TRẤN PHÁP  BÁT QUÁI ĐÀI.
Chúng tôi rất cảm ơn anh TVS đã gởi ảnh Bát Tiên và thảo luận để có kết quả nầy. 
Do anh đang bị tà quyền chiếu tướng nên tôi không tiện ghi đầy đủ danh tính để anh được an toàn. 
Rất thân mến.

Qua tìm hiểu thể pháp Bát Tiên trấn Bát Quái Đài chúng ta thấy rằng Đạo Cao Đài thừa kế tinh hoa đạo học của các thời kỳ trước, nhưng không bao giờ coppy đem về xài mà luôn luôn có sự bổ sung hay đưa ra cái mới. Bởi lẽ qua thời gian những tay buôn thần bán thánh thêm vào những điều dị đoan, làm cho nhân sinh nù mịt không nhìn ra con đường nào đã đưa các vị đến địa vị cao trọng như thế. Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng biết rõ hành trình và nhiệm vụ của Bát Tiên trong thời Tam Kỳ phổ độ nên chắc lọc cho phù hợp.
1/ Đại Tiên Hàn Tương Tử.


Trường hợp Đại Tiên Hàn Tương Tử là đặc biệt hơn hết. Lý do chúng tôi tìm kiếm văn bút trong các vị trước đây, và các vị có liên quan đến Đạo Cao Đài, không thấy bửu pháp nào tương ứng với Ngài (ống Tiêu). Do vậy khi đã tìm ra 07 vị trấn 07 cửa thì chúng tôi tin rằng Ngài trấn cung Càn.
2/ Đại Tiên Lữ Đồng Tân.
Trấn chánh Nam có 02 quyển sách, theo chúng tôi hiểu đó là 02 quyển Thiên thơ của ĐĐTKPĐ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển).
3/ Đại Tiên Tào Quốc Cựu.
Bửu pháp Ngài đưa lên rất giống bửu pháp ở cung Cấn, chí về màu sắc.

4/ Đại Tiên Hớn Chung Ly.
Theo chúng tôi đó là Long Tu Phiến, (như của Đức Cao Thượng phẩm).


5/ Đại Tiên Hà Tiên Cô.
Theo các văn bút trước đây thì Hà Tiên Cô có bửu pháp Bông sen, nhưng theo trên bức diềm có cây bút màu xanh phía sau. Căn cứ vào đó chúng tôi đưa vào bửu pháp thích hợp.

6/ Đại Tiên Lam Thể Hòa.
Bửu pháp Ngài cầm đưa lên rất giống Giỏ Hoa Lam.
7/ Đại Tiên Trương Quả Lão.
Bửu pháp Ngài cầm khá giống với bửu pháp tại cung Khôn.

8/ Đại Tiên Lý Thiết Quả.
Bửu pháp của Ngài là Hồ Lô. Bố trí tại chánh Tây.
./ Thể pháp qua Bát Tiên & một vài nhận xét
Trong Bát Tiên có 01 một vị là nữ.
Đối chiếu với 08 bức tranh ở Bao Lơn Đài trước Đền Thánh chúng ta cũng thấy có một vị nữ là Tây Thi.
Đối chiếu Bát Tiên với 08 vị chức sắc Cửu Trùng Đài vào hội Thượng Hội chúng ta cũng thấy có 01 vị nữ là Nữ Đầu Sư.
Theo nội luật Thượng Hội bên Hiệp Thiên Đài có 03 phẩm dự hội là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh. Theo thánh ngôn và Pháp Chánh Truyền chú giải thì ba phẩm trên không có qui định công cử nhân sự tiếp nối. Cho nên khi vào Thượng Hội chỉ có 08 phẩm của Cửu Trùng Đài (01 Giáo Tông, 03 Chưởng Pháp, 04 Đầu Sư) vào hội. Tám phẩm nầy chịu trách nhiệm cao nhất về sự thạnh suy của nền đạo.
./ Triều thiên khác với qui thiên.
Theo Thánh ngôn chúng ta thấy khi Chức sắc Hiệp Thiên Đài từ phẩm Thập Nhị Thời Quân đổ lên khi bỏ xác phàm thì vẫn tiếp tục nhiệm vụ nơi cõi thiêng liêng.  Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương chọn truyền nhân; Đức Thượng Phẩm vẫn tiếp tục Chưởng Quản Chi Đạo....
Riêng Đức Hộ Pháp khi về thiêng liêng vị thì nhiệm vụ của Ngài còn nhiều hơn khi mang xác phàm: Cầm quyền thang thưởng cho chức sắc Hiệp Thiên Đài và Phước Thiện. (Khi còn mang xác phàm việc phong thưởng ấy do Lý Giáo Tông đảm nhiệm. Do vậy trước đây Hội Thánh kỷ niệm Lễ Triều Thiên đối với Đức Hộ Pháp. Sau nầy nhiều người gọi là qui thiên. Như vậy cách nào đúng với ý nghĩa của Ngài khi bỏ xác phàm?
Chúng tôi nghĩ rằng chữ triều thiên mới chính xác. Còn qui thiên thì ai chẳng qui thiên. Cứ xem câu đối trên thuyền bát nhã:
Vạn sự viết vô nhục thể thổ sanh hoàn tại thổ.
Thiên niên tự hữu linh hồn thiên tứ phản hồi thiên.
Phản hồi thiên là qui thiên. Ai cũng qui thiên. Sao lại đánh đồng triều thiên với qui thiên?