Trang

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

3007. TRẢ LỜI BẠN ĐỌC: VỀ BÁT QUÁI ĐÀI.



VẤN:
Bát Quái Đài và bức diềm Bát Tiên là hai thể pháp khác nhau. Nếu căn cứ vào đó để hiểu vị trí của Bát Tiên ở Bát Quái Đài chúng tôi thấy chưa đáng tin.
Lê Nhật (Hà Nội).
HỒI ĐÁP.
Trước hết xin cảm ơn bạn Nhật đã quan tâm đến bài viết và có câu chất vấn để chúng tôi có dịp tìm hiểu và trình bày thêm.
Chúng tôi đã nhận xét rằng: Do nơi văn bút viết về Bát Tiên thời Nhị Kỳ Phổ Độ không giống với Bát Tiên thời Tam Kỳ Phổ Độ nên thiêng liêng đã chỉ dẫn cho Đức Hộ Pháp bố trí vị trí và các chi tiết liên hệ đến Bát Tiên cho hậu tấn tìm hiểu. (1). Chúng tôi xin trình thêm một vài cơ sở để cùng nhau tìm hiểu thêm:


Cách bố trí vị trí của Bát Tiên trong bức diềm và bửu pháp Bát Tiên tại Bát Quái Đài có những điểm đáng lưu ý như sau:
Bố trí Bát Tiên tại bức diềm chia làm hai hàng tạo thành một hình thang cân, cạnh đáy lớn bên dưới. 
Cạnh đáy lớn có 04 vị đều cưỡi thú, tính từ trái qua phải là Tào Quốc Cựu (mai huê lộc), Lý Thiết Quả (voi), Hớn Chung Ly (tứ bất tướng) và Trương Quả Lão (cưỡi lừa ngược). Lý Thiết Quả và Hớn Chung ly liền nhau bên trong.
Bửu pháp của hai ngài ở Bát Quái Đài bố trí theo trục Đông Tây (Vĩ tuyến). Hồ Lô của ngài Lý Thiết Quả ở chánh Tây (cung Đoài) và Long Tu Phiến của ngài Hớn Chung Ly ở chánh Đông (cung Chấn).
Cạnh đáy nhỏ bên trên có 04 vị cưỡi cầm. Tính từ phải qua trái: Lam Thể Hòa (phụng), Hàn Tương Tử (trỉ), Hà Tiên Cô (công), Lữ Đồng Tân (hạc). Đại Tiên Lam Thể Hòa và Lữ Đồng Tân đứng bìa.
Bửu pháp của hai ngài ở Bát Quái Đài bố trí theo trục Bắc Nam (Kinh tuyến). Giỏ Hoa Lam của Đại Tiên Lam Thể Hòa ở chánh Bắc (cung Ly) và Thư Hùng Kiếm của Đại Tiên Lữ Đồng Tân tại chánh Nam (cung Khảm).
Cách bố trí của Bát Tiên tại bức diềm có thứ lớp, hàng thú bên dưới, hàng cầm bên trên như thế không phải là ngẫu nhiên mà có những ý nghĩa sâu xa. Rồi bố trí hai vị ở trục Đông Tây liền nhau bên trong. Hai vị ở trục Đông Bắc đứng ở bìa (hàng trên và hai góc của tứ giác: Tân, Hòa, Quả, Cựu).
@@@
CT (1): Khi làm bức diềm bên phái Nam Đức Hộ Pháp có thỉnh ý Đức Lý rằng: bố trí Thất Hiền hay Thất Thánh? Và Đức Lý dạy rằng Thất Thánh thời Nhị Kỳ Phổ Độ (cơ Phong Thần) phù hợp với thời Tam Kỳ Phổ Độ (cơ Phong Thánh). Qua đó chúng ta thấy nhất nhất đều có sự chỉ dẫn của thiêng liêng.

Xem thêm:
http://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2019/12/3006-bat-tien-tran-phap-tai-bat-quai-ai.html