Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2989. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 8)


 ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 8)


2/- ĐỨC HỘ PHÁP DẠY CÁCH BẮT ẤN TÝ. (1947).
Bần Đạo nhắc lại, người tín đồ Cao Đài luôn luôn nằm lòng lời minh thệ, đó là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của mình. Phải ghi tâm mới giử được sự thương yêu bạn đồng môn; và chúng sanh là con chung của Đức Chí Tôn để khỏi bị thất thệ mà mình đã hứa: “Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài...”. Cúng lạy phải tuân thủ tuyết đối thực hành nghiêm chỉnh và hoàn chỉnh: “Đàn không nghiêm thì Thầy không giáng”.
Chí Tôn đã dạy: Bắt ấn tý “khi bái lễ hai tay con chấp lại, song phải để tay trái ấn tý, tay mặt ngữa ra nằm dưới, tay trái ấn tý chụp lên trên


Nghĩa là đầu ngón cái tay trái điểm vào gốc ngón áp út (cung Tý) nắm chặt lại để khủyu ngón tay trái ấn vào gốc ngón tay giữa (cung Sửu) tay mặt ngữa ra đỡ bàn tay trái rồi nắm lại, ngón cái của tay mặt điểm vào gốc ngón trỏ của tay trái (cung Dần) nắm chặt lại, tức nhiên các ngón của tay mặt không che khuất gốc của ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái (tức ba cung Tý, Sửu và Dần). Ấn tý là thể hiện Đức Chí Tôn nắm trọn Tam Tài: Thiên, Địa, Nhơn. Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần. Nhớ giữ ấn tý nơi ngực cho chặt, mắt ngó ngay Thiên Nhãn ấy là phương pháp tịnh tâm. Thể pháp hoàn chỉnh mới mong tìm được bí pháp đó vậy. Khi bắt ấn Tý tức điểm đủ Tam Tài. Xá và lạy cũng thực hiện Tam Tài đến với bản thể của chúng ta ở thể pháp mà Kinh Phật Mẫu có câu:
“Lập Tam Tài định kiếp hòa căn,
Chuyển luân định phẩm cao thăng”
Vậy ấn tý tiêu biểu cho Tam Kỳ Phổ Độ để chư môn đệ của Thầy sử dụng khi bái lễ Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng. Nếu bắt ấn tý không đúng, để bàn tay phải (âm) khi nắm lại trùm phủ ba cung Tý, Sửu, Dần tức bao trùm Tam Tài: Thiên, Địa, Nhơn ở bàn tay trái (dương) là một điều sai lạc rất hệ trọng “Dương thạnh tất sanh, Âm thạnh tất tử” sẽ có ảnh hưởng đến nghiệp đạo.
Chí Tôn đã dạy: “Nơi lòng Thầy ngự hễ động Thầy hay” nên ấn Tý luôn ở nơi ngực, tuyệt đối không được thả xệ xuống bụng mà thất lễ.
Bần Đạo nhắc lại lần nữa, khi xá và lạy đều thể hiện kỉnh đủ Tam Tài Thiên Địa Nhơn. Đưa tay lên trán: Kỉnh Thiên; xá thẳng hết tay, đầu hơi cúi: Kỉnh Địa; đưa về nơi ngực: Kỉnh Nhơn.
Đức Chí Tôn đã dạy: “Thập Nhị Khai Thiên là Thầy. Chúa cả càn khôn thế giới, nắm trọn Thập Nhị Thời Thần vào tay, số 12 là số riêng của Thầy”.
Bái lễ Đức Chí Tôn thì ba lạy, mỗi lạy bốn gật, mỗi gật phải niệm danh Thầy “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
Còn làm lễ Đức Phật Mẫu cũng ba lạy, mỗi lạy ba gật, mỗi gật niệm “Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn”.
@@@
PHÂN TÍCH.
Việc đầu tiên cần xác định là văn bản trên đây có phải là của Đức Hộ Pháp hay không?
Chúng tôi có được văn bản nầy chung với một số văn bản khác từ một vị Lễ Sĩ. Nhưng nhiều người nêu nghi vấn và cho rằng đây là văn bản giả danh Đức Hộ Pháp vì không thấy ghi là dạy ở đâu... một số vị còn dẫn chứng câu coi chừng Hộ Pháp giả của Tôn Sư dặn dò rồi kết luận đây là văn bản không đáng tin cậy. Nếu Đức Hộ Pháp dạy như vậy cớ sao Hội Thánh không đem thi hành???
Chúng tôi đem văn bản trình với nhiều vị chức sắc còn theo chơn truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để thỉnh ý xem văn bản trên có đáng tin hay không?
Tất cả các vị đều xác định rằng căn cứ vào nội dung và cách hành văn thì văn bản trên là của Đức Hộ Pháp.  Trưởng huynh Thừa Sử Lê Quang Tấn khi còn sanh tiền cũng xác định đây là lời dạy của Đức Hộ Pháp và đề nghị phải phổ biến sâu rộng văn bản nầy.
Song điều quan trọng nhất là lời dạy trong văn bản trên đây phù hợp với lời dạy của Đức Chí Tôn nên chúng tôi tin chắc rằng văn bản trên là của Đức Hộ Pháp. Nghĩa là căn cứ vào nội dung nên chúng tôi tin rằng đây là lời dạy của Đức Hộ Pháp.  Do vậy chúng tôi xin phép phân tích.
Lời dạy trên đây đúng với bốn thao tác căn bản của Đức Chí Tôn và chỉ dẫn tường tận hơn.
Thứ nhứt: đầu ngón tay cái (của bàn tay trái) bấm vào cung Tý, khuỷu ngón cái ấn vào cung Sửu.
Thứ nhì: ngón cái của tay mặt điểm vào gốc ngón trỏ của tay trái (cung Dần) nắm chặt lại
Thứ ba: các ngón của tay mặt không che khuất gốc của ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái (tức ba cung Tý, Sửu và Dần).
Cách bắt ấn Tý của Đức Hộ Pháp dạy cũng theo thứ tự TRÊN & DƯỚI. Bên trên là 03 ngón trỏ, giữa và áp úp phải lộ ra không bị che khuất. Bên dưới là 04 ngón trỏ, giữa, áp út và ngón út của bàn tay mặt.
Bảy ngón tay chia ra 03 ngón ở trên và 04 ngón ở dưới cho ta hình ảnh của Thất Đầu Xà 03 đầu Hỉ, Lạc, Ái ở trên bên dưới là Nộ, Ái, Ố, Dục. Còn nói về dịch lý (3/4) ứng với quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp.
&&&
Lời dạy trên đây cũng chỉ ra sự tai hại nếu bắt Ấn Tý sai:
Nếu bắt ấn tý không đúng, để bàn tay phải (âm) khi nắm lại trùm phủ ba cung Tý, Sửu, Dần tức bao trùm Tam Tài: Thiên, Địa, Nhơn ở bàn tay trái (dương) là một điều sai lạc rất hệ trọng “Dương thạnh tất sanh, Âm thạnh tất tử” sẽ có ảnh hưởng đến nghiệp đạo.
&&&
Tóm lại: Văn bản của Đức Hộ Pháp chỉ ra cách bắt Ấn Tý đúng và chỉ ra cái tai hại của bắt Ấn Tý sai.
ẢNH MINH HỌA.


Bắt Ấn Tý như vầy thể hiện thứ tự trên & dưới và không che khuất gốc 03 ngón trỏ, giữa và áp út. Điều quan trọng là tay trái ở trên và tay mặt ở dưới (theo lời Thầy dạy).
03 ngón trên và 04 ngón dưới cho phép ta liên tưởng đến Thất Đầu Xà...
Bắt ấn Tý như vầy cũng không che khuất GỐC của 03 ngón trỏ giữa và áp út (Tý Sửu Dần) nhưng không thể hiện thứ tự trên & dưới (tay mặt không ngữa ra và tay trái không nằm trên) mà thể hiện thứ tự trong & ngoài.
Thực tế rất khó bắt ấn tý theo thứ tự trong & ngoài mà phủ luôn gốc 03 ngón trỏ, giữa và áp úp được.
LƯU Ý: chữ ĐÚNG & SAI là nơi văn bản của Đức Hộ Pháp chúng tôi không dám cải sửa. Phần chúng tôi đã thưa trước là nói khác nhau mà thôi (nhắc lại để khỏi phải tranh cãi hay chỉ trích nhau rất vô bổ).
VÌ SAO LỜI DẠY NẦY CÓ RẤT ÍT NGƯỜI BIẾT?
Tìm hiểu cuộc đời hành đạo của Đức Hộ Pháp khi còn mang xác phàm chúng ta thấy có 02 trường hợp:
./- Thấy sai Ngài chỉnh đốn ngay.
./- Thấy sai và cho biết cái sai mà không chỉnh đốn ngay lại dạy:
. Để đó ngày sau toàn đạo sẽ tính:
...Câu chú mà khi thượng sớ, chúng ta thường nghe đọc "TAM CHÂU BÁT BỘ HỘ PHÁP THIÊN TÔN". Thật sự thì như vầy "TAM THIÊN THẾ GIÁI HỘ PHÁP GIÁNG LÂM". Từ trước đến giờ, các bậc tiền bối của chúng ta đã để như nói trên nên không thể sửa cải được, phải để y như vậy....
(LTĐ Ðền Thánh, đêm 14-02- Mậu Tý - dl. 24-03-1948).
@@@
Theo đây thì có sai nhưng Ngài không sửa, dạy cứ để y vậy nhưng nếu để y vậy thì người đời phê bình rằng TU LÀ SỬA mà quí vị thấy sai tại sao không sửa...? thì mới trả lời sao?
. Trường hợp chờ có tướng lễ ra đời sẽ chỉnh đốn.
Như trường hợp lạy Phật Mẫu khi dâng Tam Bữu. Đức Hộ Pháp lạy tổng cộng cho 03 bữu là 09 lạy (mỗi lần cúi lạy 03 gật).
Bà Nữ Chánh Phối Sư lạy tổng cộng cho 03 bữu là 27 lạy (mỗi bữu cúi lạy 03 lần, mỗi lần 03 gật).
Khi có người thỉnh giáo Ngài trả lời: ...cứ làm theo cách 27 lạy chờ sau nầy tướng lễ ra đời sẽ định....
(Chúng tôi hiểu tướng lễ là các văn bản chính thức của Hội Thánh ra đời chớ không phải là một người nào mang xác phàm gánh trách nhiệm làm Tướng Lễ. Bởi vì hành chánh tôn giáo có vị Tiếp Lễ Nhạc Quân nhưng vị đó chưa phải là tướng lễ.
Quyển QUAN HÔN TANG LỄ của Hội Thánh ban hành (1976) mới là tướng lễ của Đạo.
Hội Thánh nhìn nhận quyển QUAN HÔN TANG LỄ còn thiếu sót... nên nhân sự tôn giáo thỉnh giáo một số vấn đề Ngài Ngọc Đầu Sư và Hồ Bảo Đạo có bút phê rằng chờ khi chỉnh đốn quyển QUAN HÔN TANG LỄ sẽ giải quyết...(lời thỉnh giáo về việc bắt Ấn Tý khi cầu siêu như thế nào của Q Tiếp Lễ Nhạc Quân là một bằng chứng).
. Khuyên nhơn sanh tìm hiểu để hành x đúng mức quyền của mình. Diễn văn ngày 15-8-Quí Dậu (04-10-1933).
Bần đạo xin tỏ rằng: Duy bậc phẩm hèn của Đạo mới dày công nghiệp với Chí Tôn, còn có công nghiệp thì có đủ quyền hành, có quyền hành thì có tự do ngôn luận. Cũng vì chư Đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên Phong lộng phép. (Xin chư Đạo hữu lưỡng phái đọc luật cho thường, rồi kiếm hiểu).
Tóm lại cách dạy của Ngài làm cho Tín đồ không đặng ỷ lại rằng: Các việc đúng sai đã có Hộ Pháp hay Hội Thánh lo hết rồi, mình không phải lo đến hay thắc mắc chi... ĐHP vẫn để khoản trống cho con cái Chí Tôn tìm hiểu và thể hiện khi thực thi tam lập.
Đức Chí Tôn không hề bồng ẩm con cái vào bất cứ một địa vị nào mà để cho nhân loại tự lập thân danh với đời với đạo thì Đức Hộ Pháp cũng đi trong khuôn viên ấy. Ngài chỉ đường dẫn lối cho Tín đồ lập vị mình nhưng Ngài không thể làm thay. Đó là pháp công bình.