Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2991. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 10)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 10)


4/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Chấp hai tay lại như dưới đây:
Tay trái bắt Ấn-Tý (Bắt ấn tý nghĩa là: bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón tay áp út) rồi nắm lại. Kế đó, bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái (tay mặt) xỏ vô giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái.
Để hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá rồi quì xuống đưa hai tay lên trán như trước mà niệm ''Nam-mô Phật''; đưa qua bên trái niệm ''Nam-mô Pháp''; đưa qua bên mặt niệm ''Nam-mô Tăng'', rồi để ngay ngực mà niệm:


.... Khi lạy thì 2 bàn tay trải ra và hai ngón cái phải gác tréo nhau.
@@@
PHÂN TÍCH.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo in lần đầu năm 1936.
Chúng tôi không có đầy đủ bản in các năm để đối chiếu lời dạy về Ấn Tý. Nhưng các bản kinh in năm 1968, 1974 và 1975 lời dạy về Ấn Tý đều giống nhau. 
Theo lời dạy trong kinh thì bàn tay trái và bàn tay phải theo thứ tự trong & ngoài (bàn tay mặt áp ngoài).
Các thao tác như sau:
Thứ nhất: ngón cái bàn tay trái chỉ ngay cung Tý rồi nắm lại.
Thứ hai: bàn tay mặt áp ngoài.
Thứ ba: ngón cái bàn tay phải xỏ ngay cung Dần (xỏ vô giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái).
Thứ tư: khi lạy thì 2 bàn tay trải ra và hai ngón cái phải gác tréo nhau.
&&&
Về khoản 02 ngón tay gác chéo nhau ông Lễ Sanh Thái Quý Thanh cho biết trong khi ông học Hạnh Đường có người thỉnh giáo Ngài Bảo Đạo: tay tả là dương, tay hữu là âm. Gác 02 ngón tay như vậy là để âm lên trên dương, như vậy có phải là âm thạnh dương suy hay không? Ngài khen câu hỏi rất hay nhưng không trả lời.
Theo thiển nghĩ khi lạy thì 2 bàn tay trải ra và hai ngón cái phải gác tréo nhau theo thứ tự trên dưới: ngón cái tay phải (âm) trên ngón cái tay trái (dương) như vậy tượng cho quẻ Địa Thiên Thái.
Theo dịch lý quẻ Thái có 03 hào âm ở trên và 03 hào dương ở dưới; khí âm nặng vốn ở dưới thông thương nhau được nên lên trên và khí dương vốn nhẹ nên ở trên thông thương nhau được nên xuống dưới. Sự thông thương như vậy tạo nên sự chuyển hóa lẫn nhau nên dịch lý cho đó là tốt (THÁI).  Cũng như trong một tổ chức mà trên (thượng tầng) và dưới (hạ tầng) có sự trao đổi mới thông hiểu nhau được. Còn như khí dương ở trên không xuống dưới được và khí âm không lên trên được thì là BĨ. Vì trên dưới không thông nhau là bế tắc.
5/- Các văn bản khác của Hội Thánh.
(con tiep)