Trang

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

2978. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 3.

Bài viết từ 2013 nay đăng lại. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc nên cẩn thận.
Dương Xuân Lương.


2/- CHẮC LỌC.
Phát xuất từ bài thi:
Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
Giữa biển ai từng gặp lão Tô.
Mượn thế đặng toan phương giác thế,
Cũng như nương viết của chàng Hồ.
@@@
2.1/- Câu một: Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
Phong thần là chuyện có khá nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
2.1.1/- Truyện Phong Thần trong văn học.

Chuyện phong thần của Trung Hoa được lưu lại bằng tiểu thuyết chương hồi Phong Thần Diễn Nghĩa (Tác phẩm có 100 hồi, viết vào đời nhà Minh). Tác giả bộ Phong Thần là ai thì các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tranh luận. Có thuyết nói là Hứa Trọng Lâm, hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu (mất 1566), người Phủ Ứng Thiên huyện Trực Lệ biên soạn. Thuyết khác lại cho rằng do Lục Tây Tinh, hiệu Trường Canh (mất 1601), người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô viết.
Ông Lê Quý ĐônTrịnh Xuân Thụ khi làm sứ giả sang triều cống nhà Thanh năm 1762 đã chọn mua bộ Phong Thần mang về. Nhưng đến Quế Lâm thì bị giữ lại (Đây là bằng cớ cho thấy chánh quyền Trung Hoa không hề muốn nước Nam tiến bộ về mọi phương diện. Điều nầy cho thấy ý chí của nhà chánh trị trái hẳn với ý chí người viết nên tác phẩm. Văn hóa chân chính đem nhân loại đến gần nhau còn nhà chính trị thường lợi dụng văn hóa để tạo nên sự phân biệt trong cộng đồng nhân loại. Tinh thần Thiên hạ vi công của Nho Giáo đã bị triều đình chà đạp).
Đầu thế kỷ 20, tác phẩm Phong Thần được cụ Trần Phong Sắc dịch ra tiếng Việt. Sau đó Mộng Bình Sơn...
2.1.2/- Truyện Phong Thần liên quan đến ĐĐTKPĐ.
Từ khi nhân loại hiện sinh đã có 03 thời kỳ mở đạo: Nhứt Kỳ, Nhị Kỳ và Tam Kỳ. Ba thời kỳ mở đạo nhưng chỉ có 02 nguyên lý.
Nguyên lý của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ là Đạo đi từ vô vi đến hữu hình và Nhứt bản tán vạn thù.
Nguyên lý Tam Kỳ đi từ hữu hình đến vô vi và Vạn thù qui nhứt bản (phản tiền vi hậu).
Nên ĐĐTKPĐ có thể pháp (hữu hình) và bí pháp (vô vi).
Thể pháp qua kiến trúc Đền Thánh có 05 phần chính theo thứ tự: Nguyên Lý Đạo Pháp (Lầu Chuông, Lầu Trống), Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Cung Đạo và Bát Quái Đài (tính từ Tây sang Đông).
Phần Cung Đạo giáp với Bát Quái Đài trên trần nhà có 03 khuôn diềm. Khuôn giữa (Chánh Tây- Cung Đoài) bố trí Tam Giáo và Ngũ Chi. Bên phái Nữ bố trí Bát Tiên (Lý Ngưng Dương, Hớn Chung Ly, Lữ Đồng Tân, Trương Quả Lão, Tào Quốc Cựu, Lâm Thể Hòa, Hàn Tương Tử, Hà Tiên Cô). Bên phái Nam bố trí Thất Thánh (Lý Tịnh, Kim Tra, Mộc Tra, Na Tra, Vi Hộ, Dương Tiển và Lôi Chấn Tử).
Khuôn giữa bố trí Đức Khương Thượng (Tử Nha) cầm bảng Phong Thần (Thần Đạo), kế là Đức Chúa Jésu (Thánh Đạo), Đức Lý Thái Bạch (Tiên Đạo), Đức Thích Ca (Phật Đạo).
2.1.3/- Đàn cơ về tiền kiếp của Đức Hộ Pháp.
Trong Thất Thánh có Vi Hộ là một trong những tiền kiếp của Đức Hộ Pháp. Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ dạy trong đàn cơ tại Báo Ân Đường Kiêm Biên, ngày 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956). Hợi thời.
Phò loan: Hộ Pháp - Bảo Đạo.

THANH SƠN ÐẠO SĨ

Bần tăng xin chào Thiên Tôn, Chơn Quân và hiền đệ.
Thưa Thiên Tôn, có Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đến nhưng người lại nhượng cơ cho Bần tăng trước. Cười . . .
Nhiều điều Thiên Tôn hỏi thì Bần tăng khó trả lời đặng, duy Nguyệt Tâm đảm đương Thiên vụ, người hiểu biết rõ hơn Bần tăng, vậy Thiên Tôn nên hỏi nơi người.
Chỉ có về bài thi của Bần tăng có hơi huyền bí tiên tri, nên Bần tăng có thể giải đáp.
Thiên Tôn nhớ lại khi lập thành Phong Thần Bảng, những người đứng vào hàng Thất Thánh là ai?
Đức Hộ Pháp bạch: - Lý Thiên Vương, Kim Tra, Na Tra, Mộc Tra, Vi Hộ, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử.
- Phải, thì trước đầu kiếp vào nhà họ Vi, còn nay vào nhà họ Phạm. Điều ấy có chi khó hiểu mà  phỏng đoán. Tiên tri của Bần tăng đã hiểu và chỉ rõ, Việt Nam xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn chi không rõ rệt. Lại còn một điều trọng hệ hơn nữa là Di-Lạc giáng linh, thì  Thiên Tôn  đã  thấy rằng  tiên tri  vốn không sai sót. Còn lời thứ hai, Thiên Tôn hỏi Bần tăng thì xin Ngài vấn đáp với Nguyệt Tâm vì chính mình người đã truyền tin ấy.
Vui mừng hơn nữa là từ đây, thiên hạ đã hiểu rõ Thánh chất của Thiên Tôn và ngọn cờ cứu khổ sẽ cứu quốc cho giống nòi Việt Nam, rồi lan truyền cho toàn thế giới chung hưởng.
Bảo Đạo, có phải ta tri âm với nhau về điều ấy chăng?   Cười ...     THĂNG.
@@@
2.1.4/- Vi Hộ và Đức Hộ Pháp.
Trong chuyện Phong Thần diễn nghĩa. Vi Hộ xuất hiện vào hồi 59:
Ân Hồng giữa đường thâu Chánh Ðáng
Vũ khí Vi Hộ dùng là Gián Ma Xữ.
Tác giả chuyện Phong Thần viết: Vũ khí nầy như cây chày nện vải luyện phép rất hay, cầm trên tay thì nhẹ như bông, nhưng đánh nhằm người thì nặng như núi. Ðó là một vũ khí lợi hại phi thường.
Có bài thơ rằng:
Trong lò Bát Quái luyện hằng lâu,
Chày Gián Ma Xử rất nhiệm mầu.
Vi Hộ ngày sau thành Hộ Pháp,
Văn Huy nay gặp nát tan đầu.
@@@
Tác giả viết chuyện Phong Thần sống vào thế kỷ 16. Bối cảnh chuyện Phong Thần diễn ra trước tác giả khoản 2.400 năm. Và trước khi ĐĐTKPĐ tổ chức Lễ Khai Đạo hơn 03 thế kỷ. Nhưng chúng ta cũng tự hỏi vì sao tác giả viết rất đúng các chi tiết như:
. Vi Hộ ngày sau thành Hộ Pháp.
. Vũ khí của Vi Hộ là Gián Ma Xử.
Hai chi tiết trên hoàn toàn phù hợp với Đức Hộ Pháp.
Ngày 13-10-Giáp Ngọ nhân lễ vía Đức Quyền Giáo Tông. Đức Hộ Pháp làm bài thi kỷ niệm có câu:
Bầu linh gậy sắt ông an thế,
Chày Giáng Xử Ma tớ giúp đời...
[[[Quan sát cây Giáng Ma Xử của Đức Hộ Pháp ta thấy có 02 phần cán và thân. Cán có hình dạng như cán cây gươm. Phần thân có lóng (đốt) như cây tầm vông (hay mía) đầu hơi nhọn. Các hình chụp khi Đức Hộ Pháp hành pháp cho thấy có 10 (mười) lóng. Cộng với phần cán ra số 11 là số của Hộ Pháp). Tác giả Phong Thần viết: Vũ khí nầy như cây chày nện vải. Trên thực tế chính Đức Hộ Pháp gọi là cây hay chày. “dĩ nhiên chày đây khác với chày vồ của thợ mộc là một khúc gổ khoan một lổ ở giữa rồi tra cán vào, có hình dạng như chữ T dùng thay cho búa”]]]
Và còn một chi tiết kín đáo nhưng rất thú vị khác ở hồi 67:
Ðàn Kim Ðài, Tử Nha bái Tướng
Khương Thượng lãnh ấn nguyên nhung xuất binh phạt Trụ hưng Châu thì lạy Thầy là Nguyên Thỉ Thiên Tôn xin cho biết tiền trình...
Các vị khác cũng xin Thầy như vậy.
Phần Vi Hộ lạy Thầy là Đạo Hạnh Thiên Tôn xin cho biết việc đi chinh chiến thế nào. Vi Hộ được dạy:
Dẫu bao nhiêu bạn tu hành kỹ,
Chỉ một mình ngươi quả vị cao.
Về mặt hữu hình Ngài được thiên phong Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản HTĐ. Từ năm 1934 Ngài được công cử cầm luôn quyền Chưởng Quản CTĐ. Cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là nắm quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài để ứng hợp với Bài Kinh Đại Tường (câu 01 đến 04):
Hỗn Ngươn Thiên dưới quyền Giáo chủ.
Di Lạc đương thâu thủ phổ duyên.
Tái sanh sửa đổi chơn truyền,
Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong....
ĐHP phê từ TỜ XIN TRẢ CHỨC của Lễ Sanh Ngọc Giác Thanh:
Bần Đạo buồn cười mà để dấu hỏi coi ai dạy Giác mà nó ngoan đạo quá vậy. Đương chèo Thuyền Bát Nhã là một tên bạn chèo mà coi mình trọng hơn phẩm Lễ Sanh cũng là một điều hi hữu.
 Ừ phải nó chỉ biết nó theo khuôn thuyền tế độ ấy là vì biết chủ chiếc thuyền là Đức Di Lạc Vương Phật. Nên nó nghĩ: Thà làm tôi cho một vị Phật đặng đưa bước thiêng liêng sanh chúng cho các chơn hồn, hơn là làm tôi đòi cho vạn linh sanh chúng. Sáng suốt ấy chẳng phải xác thịt phàm của nó xúi biểu nó, mà là chơn linh phật tánh của nó đã nói nhỏ với nó...
@@@
Qua lời phê trên chúng ta biết rằng Đức Di Lặc là chủ khuôn thuyền bát nhã. Trong Bản Hát chèo thuyền Tổng Lái là chủ thuyền. Tổng Lái là hiện thân của Hộ Pháp.
@@@
Đức Hộ Pháp giảng rằng: Di Lặc ngự trên khối nguyên tử mà đến... Thực tế là năm 1941 Pháp bắt Đức Hộ Pháp đày sang Madagascar (Phi Châu). Mục đích của Pháp là đày cho chết bên đó (các văn bản hành chánh của thực dân Pháp thể hiện như vậy). Năm 1945 chánh phủ Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất Nhật để kết thúc đệ nhị thế chiến. Năm 1946 Pháp phải đưa Ngài từ Madagascar về Tòa Thánh. Đó chẳng phải Đức Di Lạc ngự trên nguyên tử hay sao?      
Tái sanh là phải đầu kiếp, thọ tinh cha huyết mẹ hưởng âm dương chi khí để nên hình. Phải mang xác phàm theo luật tam thể với tên Phạm Công Tắc. Cửu tuyền diệt vong là Đóng địa ngục mở tầng thiên (Phạm Hộ Pháp - Kinh Giải Oan - câu 23). Sửa đổi chơn truyền là sửa đổi nguyên lý của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ bằng nguyên lý của Tam Kỳ.
. Nhứt bản tán vạn thù sửa đổi thành Vạn thù qui nhứt bản.
. Ngày trước đi từ vô vi xuống hữu hình; Tam Kỳ đi từ hữu hình đến vô vi.
. Ngày trước là buổi buộc nên người tu phải nâng mình lên ngang với Thần, Thánh, Tiên, Phật nên tu thì nhiều mà thành thì ít; bởi phàm thể níu kéo. Tam kỳ Thầy cho DÂNG CÔNG ĐỔI VỊ bất luận lương hay giáo nếu biết thực thi Tam Lập (Lập Công, Lập Đức, Lập Ngôn) được nhân loại nhìn nhận thì Thầy nhìn nhận bằng cách đem phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật ban cho.
. Ngày trước gây tội tình phải đọa lạc. Tam Kỳ Thầy mở cơ Đại Ân Xá nên ngày 16-06-Ất Mùi. (03-08-1955) Đạo Núi Trần Ngọc Dương bịnh nặng làm Tờ Yêu Cầu Đức Hộ Pháp xá tội cho hết căn bịnh chướng.
ĐỨC HỘ PHÁP PHÊ: Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, khi đến độ Bần Đạo, Bần Đạo  có hỏi về phương tận độ các vong linh thì có nói quả quyết như vầy: Dầu cho có kẻ nào phạm tội dẫy đầy mặt đất mà khi hấp hối rồi chỉ kêu lấy danh ta thì cũng đặng siêu thoát.
Cho dù bị vào Phong Đô (Thanh Tịnh Đại Hải Chúng) vẫn có người đến PHỔ TẾ (Bà Thất Nương).
@@@
2.1.5/- Giáng linh và tái sanh.
Giáng linh Hộ Pháp Di Đà...
Về giáng linh Thầy dạy ngày 11 và 12 tháng 03 Bính Dần (22 &23- 04-1926):
.... Ngay chỗ bàn ngự của Thầy, phải để một cái ghế, trước ngôi ba vị Đầu-Sư, vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vầy:
"CỬU THIÊN CẢM ỨNG LÔI THINH PHỔ HOÁ THIÊN TÔN" lại vẽ thêm một lá buà "KIM QUANG TIÊN" để thông ngay ở giữa, ai ai ngó vào cũng đều thấy đặng.
Bàn Thầy giáng cơ thì để trước vọng Ngũ-Lôi, khi giáng cơ rồi thì dời đi cho trống chỗ đặng nhị vị Đầu-Sư quỳ mà thề.
Con lại để thêm một cái bàn giữa bên cửa sổ, đằng trước ngó vô.
Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó) biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường đội nón...
Cười.....
Đáng lẽ nó phải sấm khôi, giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.
Bắt nó đứng trên, ngó mặt ngay ngôi Giáo-Tông, lấy chín tấc vải điều đắp mặt nó lạị.
Lịch, con viết một lá phù (Giáng-Ma-Xữ) đưa cho nó cầm.
Các con, phải cho thanh tịnh kể từ ngày nay, diệt tận phàm tâm chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng. ...
.... Cả hết thảy Môn-Đệ phân làm ba ban, đều quỳ xuống biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ-Lôi đặng Thầy triệu nó đến rồi mới tới trước mặt Tắc đặng Thầy trục xuất chơn-thần nó ra: nhớ biểu Hậu, Đức xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ.
Rồi biểu hai vị Đầu-Sư xuống ngai, quỳ đến trước mặt Ngũ-Lôi, hai tay chấp trên đầu quì ngay bùa (Kim-Quang-Tiên) mà thề như vầy:
"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ, trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng làm trọn Thiên Đạo mà dìu dắt cả mấy em chúng tôi đều là môn đệ của Cao Đài Ngọc Đế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định chẳng dám chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ Lôi tru diệt."
Đến bàn Vi-Hộ Pháp cũng quỳ xuống,vái y vậy đều câu sau như vầy:
"Như ngày sau phạm Thiên-Điều, thề có Hộ-Pháp đọa Tam-đồ bất năng thoát tục".
(TNHT Q1 trang 16 & 17. Bản in 1973)
@@@
Như vậy tái sanh khác với giáng linh. Tái sanh là phải mang xác phàm. Mang xác phàm thì phải ở theo Luật Tam Thể. Có tái sanh rồi mới có giáng linh.
Giáng linh có nhiều bước chuẩn bị nhưng cuối cùng là: Thầy trục xuất chơn-thần của Phạm Công Tắc ra để đưa linh của Hộ Pháp Di Dà vào ngự trị trong xác phàm.
@@@
2.1.6/- Chắc lọc lẽ thật và mê tín (giữ chữ Hòa).
Đức Hộ Pháp dạy Thần Đạo thì là Trung Huê Phong Thần, Hi Lạp Phong Thần và Ai Cập Phong Thần, (Mythologie Chinoise, Grecque et E¨gyptienne).
Thầy dạy: Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ
Nghĩa là nó có phần thật và phần mê tín trong đó.
Ngày 15-08-Quí Dậu (04-10-1933) Đức Hộ Pháp giảng về Khương Thái Công: Ông Khương Thái Công gọi là Thái Công Vọng hay là Tử Nha, vâng lịnh đức Nguơn Thỉ Thiên Tôn ở Côn Lôn sơn cầm Phong Thần bảng đến giúp nên nghiệp nhà Châu, cũng vì nhơn mà khai minh chơn lý của quyền hành thưởng phạt thiêng liêng, giúp thế trị đặng thêm mỹ mãn. Tôn sùng trinh liệt, trừ khử nịnh tà, mượn tinh thần làm nhuệ khí đặng trừ tan ác nghiệt của xác thân.
Ấy là dụng quyền phép vô hình đặng điều khiển hành tàng mặt thế. Ngài giúp cho thế gian kinh nghiệm đủ cớ hiển nhiên rằng vạn ác đã đào tạo  của kiếp sống con người chẳng trốn tội khỏi nơi kiếp chết. Phép thưởng phạt thiêng liêng có đủ quyền năng cả xác cùng hồn, thế thì có trí tuệ của loài người, còn Đạo thì lại có Thần minh ám sát.
Triết lý Thần linh, nghĩa là quyền phép của lương tâm do đó mà lập thành căn bổn và năng lực vận hành hiện tượng của tư tưởng cùng tùng bổn nguyên thần pháp đặng nảy sanh.
Ôi!  Cũng vì cớ quả nhiên thật sự Bí pháp nầy đây mà đời chất chứa nhiều điều mê tín.
Tuy vân, chẳng phải chính mình Ngài làm chủ tạo phép huyền vi bí mật Phong Thần, song Ngài biết tùng lệnh thật hành những tư tưởng cao thượng của Đức Nguơn Thỉ Thiên Tôn, thì công ấy đủ làm đầu Thần giáo.
Đời khi ấy dường như bị phát bối ung thư chịu đau đớn sầu than chẳng xiết, mà Ngài lãnh đặng hoàn thuốc linh đơn thoa cho đặng lành lẽ tốt tươi mặt thế.
Ngài nhờ thấy bạo tàn Thương Trụ và thương đạo nhơn nghĩa của nhà Châu, vua Văn Vương và Võ Vương, giục khai bổn thiện, nên tuổi dầu cao, tác dầu lớn, mà dám chịu nhọc nhằn khổ cực, giúp đạo đức khử bạo tàn, thâu cơ nghiệp Thành Thang, cứu dân đen trong nước lửa. Tuy đôi bên: Thương - Châu khác giá, mà đối với bậc trung cang trí dõng vị quốc vong xu, Ngài vẫn giữ dạ vô tư, trong Thần vị, chỉ ngó mặt công phong phẩm tước. Dầu điều dị đoan mê tín trong Truyện Phong Thần dẫy đầy, nhưng ngó đến Bảng Phong Thần lẽ công chánh phải đành nhìn nhận thật.
@@@
Đêm 27-7-Mậu Tuất. (10-9-1958).
Hôm nay Bần Đạo giảng về Nhơn Sanh nhập vào trường thi.
Học thì phải có thi, thi mới biết giá trị của thí sinh dày công học tập chẳng uổng công phu.
Phẩm Thần Tiên cũng phải thi nếu không thi mở hội Phong Thần để làm gì?.
Đâu phải chuyện Phong Thần không có, có nên sử mới ghi lại đó.  Đó là mầu nhiệm của thời kỳ Trung Nguơn định vị.
Buổi Hạ Nguơn nầy mãnh liệt vô cùng khốc liệt, nên các cơ quan Đại Đồng Thế Giới phải nhập cuộc trường thi Phong Thánh. Bần Đạo quả quyết cho Nhơn Sanh tự thức giác, có nghĩa là cuối Hạ Nguơn Tam Chuyển, bắt đầu Nguơn Tứ Chuyển thì mở cửa cho cả thiên hạ nhập trường chung cuộc khảo thí.
Tín Đồ Cao Đài là thí sinh có trường lớp, có Thầy dạy hẳn hoi. Thế mà hôm nay Bần Đạo xem môn sinh quá tệ.
Bài vở Thánh Ngôn Thánh Giáo tiềm tàng nhưng không chịu nghiên cứu học thuật để làm Thánh làm Tiên; ngược lại theo học bóng chàng đồng cốt, sấm giảng bá vơ, cúi đầu lạy tà mị, đem tiền dưng cho kẻ lợi dụng mê tín ăn hưởng...
@@@
Tóm lại:
Trong chuyện phong thần có những điều thật lẫn lộn với hư cấu, phải chắc lọc ra. Nói đến chắc lọc là nói đến khả năng riêng của cá nhân và thời đại. Đó là nói về nguyên tắc còn thực tế trường của Thầy có 05 lớp (ngũ chi), bài của lớp nào thì vừa với trình độ lớp đó. Hiểu như vậy được thì thuận nhĩ nhau để HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.

2.2/- Câu hai: Giữa biển ai từng gặp lão Tô.
(còn tiếp).