6433. Bà Nguyễn Thị Bình vẫn chưa nhận ra
những điều bất bình thường trong xã hội VN
Posted by adminbasam on
07/01/2016
7-1-2016
Nghe bà Nguyễn Thị Bình than vãn (trên báo chí) việc
nhà nước không biết trọng dụng và đãi ngộ nhân tài. Vấn đề là bà Bình là một
thành tố tạo nên bộ máy nhà nước này.
Bà Nguyễn Thị Bình. Ảnh: VOV
Lời tâm sự của bà Bình
cho thấy cái mô hình nhà nước (và xã hội) mà bà góp công lao xây dựng lên đã
thất bại hoàn toàn. Điều quan trọng là bà vẫn không thấy rằng nó đã thất bại.
Những ý kiến của (trong bài phỏng vấn) chỉ vá víu, như cố gắng hà hơi làm sống
dậy một thây ma đã chết.
Về vấn đề đãi ngộ.
Trong bất kỳ một quốc gia bình thường, với sự phát triển trung bình, không hề
hiện hữu một chính sách “đãi ngộ” đặc biệt cho một tầng lớp dân chúng nào đó.
Nhứt là khi lớp người đó là lớp “trí thức”. Bất kỳ chính sách “đãi ngộ” nào
(của nhà nước) cũng thể hiện việc bất công trong xã hội.
Ở các nước bình
thường, người ta đặc biệt chiếu cố, hay ưu tiên, cho một số người nào đó, vì lý
do họ già cả, tật nguyền, những người sinh ra vốn đã thua kém những con người
bình thường khác. Những giúp đỡ cho lớp người này chỉ nhằm tạo tình “liên đới”
và sự “công bằng” trong xã hội mà thôi.
Một xã hội bình thường
là một xã hội được xây dựng trên nền tảng “công bằng về quyền”.
Anh là “trí thức” và
tôi là “công nhân”, hai bên đều có “quyền” và “cơ hội” như nhau để tiến thân
trong xã hội.
Nếu nhà nước tạo ra
những cơ chế ưu đãi, chỉ dành cho lớp trí thức, hay chỉ dành cho một tầng lớp
dân chúng nào đó, thì nhà nước đã trở thành nhà nước của giai cấp.
Nhà nước XHCN là nhà
nước của giai cấp. Giai cấp đó là giai cấp vô sản. Sự đãi ngộ (của nhà nước VN)
trước dây chỉ dành cho giới vô sản. Những việc như “đãi ngộ”, “trọng dụng”… trở
thành “chính sách” của nhà nước (đặc quyền dành cho giai cấp vô sản). Những
thành phần khác của xã hội như “trí, phú, địa, hào”, thì mọi người VN ai cũng
biết số phận “đào tận gốc, trốc tận rễ” của họ ra sao.
Vấn đề là “quốc tế vô
sản” đã sụp đổ. Chủ nghĩa Marx-Lenin đã phá sản. CSVN mất chỗ dựa tư tưởng, dầu
vậy họ biện hộ rằng khối XHCN sụp đổ là do thực hiện không đúng định hướng của
Marx-Lenin. Họ vẽ vời ra cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”, mục đích không phải để “tiến lên XHCN”, mà để tồn tại (và giữ đặc quyền
đặc lợi). Đại khái là họ phải lùi một bước, chấp nhận những thành phần khác
(trí thức, tư sản… vốn là kẻ thù trước kia) là những thành phần cơ bản của xã
hội.
Bản chất của xã hội VN
đã là ưu tiên cho giai cấp vô sản. Cái nhập nhằng “kinh tế thị trường” làm nội
qui đảng CSVN thay đổi. Từ nay đảng viên CS được quyền “làm giàu”.
Sự ưu tiên cho giai
cấp vô sản bị lạm dụng. Nhóm nhỏ vô sản nắm quyền trước kia, nay lại được quyền
“làm giàu”. Có quyền lực trong tay thì tiền tài xếp hàng chạy vô túi. Ưu tiên
cho giai cấp vô sản bị lạm dụng, biến tướng thành sự ưu tiên cho giai cấp đảng
viên.
Vì vậy một người bằng
cấp (nước ngoài) đầy mình, khi về VN là không có đất dụng võ. Bởi vì họ không
thuộc giai cấp ưu tiên. Mà không phải chỉ có vậy.
Một cậu bé VN gần đây
trở thành một khoa học gia về không gian đại tài ở HK. Cậu này khi ở VN phải
đạp xích lô để sống.
Tức là, xã hội VN hiện
nay (do bà Bình góp công dựng lên) không phù hợp cho một sự phát triển bình
thường, như những quốc gia bình thường khác. Cây quít trồng ở đâu cũng ra trái
ngọt. Chỉ ở VN thì ra trái chua. Lỗi ở đâu? do VN hay do trái quít ?
Bà Chi Lan mới nói trên báo một câu (nghe được), đại
khái: “khi nói tới kinh tế thị trường thì không có cái gì định hướng nó hết”.
Bà Chi Lan đã thấy
được cái bất bình thường của xã hội VN. Còn bà Bình thì không thấy.