Posted by adminbasam on
20/01/2016
Vĩnh Liêm
19-1-2016
“Quần
đảo Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi
được…” (Thân Trọng Huề)
“Trận
hải chiến Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà
là nỗi đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam.” (Vĩnh Liêm)
Vào đầu tháng 12 năm
2007, tên Hoàng Sa và Trường Sa bỗng dưng lại được báo chí và mạng lưới tinh
học ở hải ngoại đồng loạt chú ý và loan tải vì được tin Trung Cộng thành lập
thành phố hành chánh Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý ba quần đảo nằm ở
Nam Hải, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngay sau
đó, tại Việt Nam, các sinh viên, thanh niên và văn nghệ sĩ đồng loạt tổ chức
các cuộc biểu tình (ngày 9 và 16-12-07) trước Tòa Ðại Sứ TC ở Hà Nội và Lãnh Sự
Quán TC ở Sài gòn để phản đối hành động chiếm đất của Trung Cộng. Trong khi đó,
tập đoàn lãnh đạo CSVN ở Hà Nội đều im thin thít một cách khó hiểu.
Bài viết này nhằm ghi
lại một số dữ kiện lịch sử có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa; đồng thời phơi
bày mưu đồ chiếm đất của Trung Cộng, cùng dã tâm bán nước của tập đoàn lãnh đạo
CSVN.
Mưu đồ và tham vọng
của Trung Cộng
Ðế quốc Trung Hoa từ
ngàn xưa cho tới nay (đế quốc Trung Cộng) vẫn chỉ là một: tham vọng bành trướng
lãnh thổ (xâm lược) hầu thống trị toàn thế giới. Trung Hoa đã liên tục theo
đuổi giấc mộng xâm lược từ mấy ngàn năm thì nay (19-1-1974) đã bị thế giới vạch
trần bộ mặt tham tàn khi trắng trợn xâm lăng lãnh thổ nước ta trên quần đảo
Hoàng Sa. Ðây không phải là lần đầu tiên đế quốc Trung Hoa xâm lăng lãnh thổ
Việt Nam, mà đế quốc này đã từng làm trong các triều đại Ngô, Lê, Lý, Trần, Hậu
Lê, Nguyễn, và Tây Sơn.
Qua trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974, chúng ta thắc mắc tự hỏi: Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa nhằm
mục đích gì? Có 4 giả thuyết: (1) bành trướng lãnh thổ; (2) có mỏ dầu tại Hoàng
Sa; (3) thực hiện giấc mộng “Nam tiến”; (4) kiểm soát đường chiến lược trên Nam
Hải (thủy trình quốc tế). Gom cả 4 giả thuyết này lại làm một thì mới giải
thích trọn vẹn tham vọng bành trướng và xâm lăng của Trung Cộng.
Trận hải chiến Hoàng
Sa
1. Diễn tiến trận thư hùng hải chiến lịch sử – Ngày 19-01-1974, báo chí, hệ thống
truyền thanh và truyền hình VNCH đồng loạt tường thuật về trận hải chiến lịch
sử tại quần đảo Hoàng Sa giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng. Trận thử
lửa đầy gian nguy này nhằm chống lại đế quốc Trung Cộng xâm lăng phần lãnh thổ
thân yêu của Việt Nam, nhưng chỉ có các chiến sĩ Hải Quân VNCH hào hùng bất
khuất lâm trận; trong khi đó, ngụy quyền Hà Nội và Hải Quân Bắc Việt đều lặng
im thin thít một cách hèn nhát.
Ngày 17-01-1974, 15
chiến sĩ Hải Quân VNCH thuộc Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16) cùng các
toán Người Nhái và Biệt Hải đã đổ bộ lên quần đảo Hoàng Sa vì được tin một số
quân Trung Cộng lén đóng trên đó. Các chiến sĩ Hải Quân VNCH cắm hết cờ trên
đảo và chờ lệnh. Lúc đó, phản lực cơ của TC gầm thét trên trời cao, và tàu của
TC xuất hiện ở ngoài biển khơi.
Ngày 19-01-1974, trận
thư hùng hải chiến bắt đầu. Khoảng 10 giờ sáng, các chiến hạm của TC bắt đầu
vây các chiếm hạm của Hải Quân VNCH. Cùng lúc đó, tàu TC đổ hàng chục Ðại Ðội
lên đảo và giao tranh với quân trú đóng phòng thủ của ta. Ðến khoảng 10 giờ 25
phút, tàu Hải Quân ta được lệnh nã hải pháo vào tàu của TC. Chỉ trong vòng 5
phút đầu, Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10) đã bắn trúng hầm máy của chiến hạm Trung
Cộng mang số 396 nên tàu bừng bừng bốc cháy. Tiếp theo đó, hàng loạt đạn hải pháo
khác của HQ.16, HQ.4 và HQ.5 đã bắn trúng tàu địch mang số 271, đài radar
bị gãy, mất tay lái, quay vòng vòng rồi lủi vào bãi san hô để tự hủy. Các thủy
thủ của tàu này phải nhảy xuống biển để đào thoát. Thêm một chiến hạm thứ hai
mang số 274 bị trúng đạn phát hỏa dữ dội. Rồi chiến hạm thứ tư (số 389) của
địch cũng bị chung số phận.
Bị thất bại nặng nề
trong màn đầu hải chiến nên quân Trung Cộng lồng lộn lên, lập tức tăng cường
thêm nhiều chiến hạm khác để gỡ gạc. Hai chiến hạm địch mang số 281 và 282 dồn
hết hỏa lực vào HQ.10 để trả thù. Chẳng may, HQ.10 bị trúng
đạn nơi phòng máy chánh nên tàu bị nghiêng sang hữu hạm. Hạm phó (HQ Ðại Úy
Nguyễn Thành Trí) bị thương nặng, một số chiến sĩ đã hy sinh. Nhưng Hạm Trưởng
(HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà) và thủy thủ đoàn còn lại không hề nao núng. Vừa tự
cứu thương, cứu hỏa, vừa dồn hỏa lực chống trả 2 chiến hạm địch (281, 282). Gần
tới màn kết thúc, một trái phá của địch bắn trúng đài chỉ huy HQ.10. Hạm
Trưởng Ngụy Văn Thà và HSI CK Ðinh Hoàng Mai bị thương nặng, chiến hạm bị liệt
máy và nghiêng tới mức nguy hiểm nên Hạm Trưởng Thà ra lệnh cho nhân viên đào
thoát trên 4 chiếc bè cứu cấp. Hạm Phó Trí xin ở lại nhưng không được Hạm
Trưởng Thà chấp thuận vì Hạm Phó phải đi với nhân viên. Chỉ có HSI Mai được ở
lại vì HSI Mai tha thiết muốn được noi gương Hạm Trưởng chết theo chiến hạm
Nhựt Tảo. Vì Hạm Phó Trí bị thương khá nặng nên ông đã kiệt sức trên bè, đành
phải thủy táng. Hai mươi hai thủy thủ còn lại đã được thương thuyền Hòa Lan
Skopionella cứu vớt 4 ngày sau đó.
Trận hải chiến kéo dài
hơn một tiếng đồng hồ. Ngoài một chiến hạm địch đã chìm sâu trong lòng biển
lạnh, còn ba chiếc khác đang ngùn ngụt bốc cháy phải ủi bãi và bị phá hủy sau
đó.
2. Thành phần tham
chiến
Về phía VNCH, lực
lượng tàu chiến Hải Quân tham chiến gồm có: Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ.4),
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16), Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ.5),
và Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10). Hỏa lực của ta gồm có: đại bác 20 ly, 40 ly,
57 ly, 76 ly và 127 ly.
Về phía TC, lực lượng
tàu chiến gồm có: Ngoài bốn chiếc tàu ngụy trang tàu đánh cá có trang bị vũ khí
và một tàu đổ quân, còn có các chiến hạm trang bị hỏa lực hùng hậu, có hỏa tiễn
và đại bác từ 100 ly đến 130 ly. Sáu chiến hạm sơn màu cứt ngựa mang số 271,
274, 281, 282, 389, 396. (Ghi Chú: Sau này tác giả mới được biết 271, 274, 281
và 282 là Hộ tống hạm Kronstadt; 389 và 396 là Trục lôi hạm; còn 4 tàu ngụy
trang tàu đánh cá là Phi tiễn đỉnh (Komar 133, 137, 139, 145).
Tổng kết tổn thất đôi
bên
1.
Hải
Quân Trung Cộng
a) Tổn thất chiến cụ: Kronstadt 274 bị chìm với toàn bộ sĩ quan tham mưu; Kronstadt 271 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương; Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng phải ủi bãi và sau đó bị phá hủy; 4 ngư thuyền (tức Phi tiễn đỉnh Komar 133, 137, 139, 145) chỡ quân bị chìm, không rõ thiệt hại về nhân mạng.
a) Tổn thất chiến cụ: Kronstadt 274 bị chìm với toàn bộ sĩ quan tham mưu; Kronstadt 271 bị hư hại nặng phải ủi bãi, sau đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương; Trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại nặng phải ủi bãi và sau đó bị phá hủy; 4 ngư thuyền (tức Phi tiễn đỉnh Komar 133, 137, 139, 145) chỡ quân bị chìm, không rõ thiệt hại về nhân mạng.
2.
b) Tổn thất nhân mạng:
24 sĩ quan tử thương (1 Ðô Ðốc + 7 Ðại Tá + 7 Trung Tá + 2 Thiếu Tá + 7 cấp Úy)
và hơn 100 HSQ và Ðoàn viên tử thương. Ðó là chưa kể số SQ, HSQ, ÐV bị thương
nặng nhẹ.
3.
Hải
Quân VNCH:
4.
a) Tổn thất chiến cụ: HQ.10 bị
chìm. HQ.4, HQ.5 và HQ.16 bị hư hại nhẹ.
b) Tổn thất nhân mạng: 32 SQ, HSQ và Ðoàn viên tử thương (trong đó có Th/Tá Thà và Ð/Úy Trí, Hạm Trưởng và Hạm Phó HQ.10) + 26 mất tích.
b) Tổn thất nhân mạng: 32 SQ, HSQ và Ðoàn viên tử thương (trong đó có Th/Tá Thà và Ð/Úy Trí, Hạm Trưởng và Hạm Phó HQ.10) + 26 mất tích.
Hoàng Sa và Chủ quyền
Việt Nam
1. Vị trí và địa thế –
Quần đảo Hoàng Sa (Paracels hay Paracel Islands) còn được gọï là Tây Sa. Hoàng
Sa, là bãi cát vàng, do Vua Gia Long đặt.
Theo tài liệu của Hải
Quân VNCH, Hoàng Sa là một dãy đảo nhỏ, gồm khoảng 130 đảo, nằm giữa kinh tuyến
111º – 113º Ð và vĩ tuyến 15º45 – 17۫º05 B, cách Ðà Nẵng khoảng 170-200 hải lý
(300-360 cây số về hướng ÐÐB), cách Sàigòn và Hải Phòng khoảng 400-500 hải lý
(720-900 cây số). Diện tích chung quanh quần đảo Hoàng Sa độ 10-11 cây số
vuông. Mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 27 độ C.
Hoàng Sa là một vị trí chiến lược, kiểm soát mọi sự lưu thông trong vùng biển
Nam Hải. Ðài khí tượng của VNCH đặt tại đảo Hoàng Sa (Pattle). Việc trấn giữ
đảo gồm 2 đại đội TQLC và lực lượng ÐPQ.
Quần đảo Hoàng Sa gồm
có 2 nhóm; khoảng cách giữa hai nhóm này khoảng 40 hải lý (75 cây số):
a) Nhóm Nguyệt Thiềm
(Group Croissant) – Nằm ở phía Tây
của quần đảo Hoàng Sa và gồm những đảo chính: Ðảo Hoàng Sa (Pattle), Ðảo Cam
Tuyền (Robert), Ðảo Vĩnh Lạc (Money), Ðảo Quang Hòa (Duncan), Ðảo Duy Mộng
(Drumond), Ðảo Tri Tôn (Triton), Ðảo Bạch Gui (Passu Keath), và Cồn quan sát
(Banc des observations).
b) Nhóm Tuyên Ðức
(Group Amphitrite) – Gồm các đảo quan
trọng: Ðảo Tây (Banc Ouest), Ðảo Trung (I. Milieu), Ðảo Cù Mộc (I. à Larbre),
Ðảo Bắc (I. Nord), Ðảo Nam (I. Sud), Ðảo Hòn Ðá (I. Rocheuse), Ðảo Phú Lâm (I.
Boisée), và Ðảo Linh Côn (I. Lincoln).
2. Nguồn Lợi Hoàng Sa – Quần đảo Hoàng Sa có 2 nguồn lợi lớn
là hải sản và khoáng sản.
a. Hải sản –
Ðủ loại: cá hồng, cá nục, cá đuối, cá mập, ốc tai tượng, trạch biển, rong biển,
hải âu…
b. Khoáng sản –
Khoáng sản của quần đảo Hoàng Sa là “phốt phát” (phosphate). Số lượng phốt phát
do các đảo cung cấp: Hoàng sa: từ 562 đến 960 ngàn tấn, Vĩnh Lạc: từ 787 đến 1
triệu 200 ngàn tấn, Cam Tuyền: từ 675 ngàn tấn đến 1 triệu 400 ngàn tấn, Duy
Mộng: từ 675 ngàn tấn trở lên (theo tài liệu của Tổng Nha Khoáng Chất và Công
Kỹ Nghệ VNCH năm 1973).
3. Hoàng Sa gắn liền
với lịch sử Việt Nam
Theo “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Ðôn (viết vào khoảng 1775-1776) thì tiền nhân ta đã mở mang kinh tế ở Hoàng Sa. Ông viết: “Năm 1638, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tấn đã tuyển ngư phủ hải đảo Lý Sơn (tức cù lao Ré, Quảng Ngãi) để thành lập đội Hoàng Sa”.
Theo “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Ðôn (viết vào khoảng 1775-1776) thì tiền nhân ta đã mở mang kinh tế ở Hoàng Sa. Ông viết: “Năm 1638, Hiền Vương Nguyễn Phúc Tấn đã tuyển ngư phủ hải đảo Lý Sơn (tức cù lao Ré, Quảng Ngãi) để thành lập đội Hoàng Sa”.
Từ thời Chiêm Thành
chưa sát nhập nước ta, người Chiêm Thành đã nhiều lần đi lấy hải sản ở Hoàng
Sa.
Ðời Vua Gia Long, ngài
đã đặt chân lên quần đảo Hoàng Sa năm 1802. Trong thời gian này, Việt Nam đã
thành lập công ty Hoàng Sa, gồm khoảng 70 thủy thủ, đi Hoàng Sa để tìm hải vật.
Ðến đời Vua Minh Mạng
(1820-1848), ngài đặc biệt chú ý đến Hoàng Sa. Trong cuốn “Hoàng Việt Ðịa Dư”
(ấn hành năm 1835) đã chứng minh chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa như sau: “Ở
phía Ðông Bắc xã An Ninh, Huyện Bình Sơn và ở ngoài biển khơi có một quần đảo
gồm có 130 đảo nhỏ. Những hòn đảo này cách nhau bằng một ngày thuyền hoặc vài
giờ thuyền. Dưới ven đảo đều có giếng nước ngọt. Ở giữa những mỏm đá người ta thấy
có một bãi cát vàng bao la nên đảo này mang tên là Hoàng Sa. Nơi đây có sóng
biển dữ dội.” Vua Minh Mạng đã sai đội hải thuyền chở gạch đá ra Hoàng Sa
dựng chùa “Phật Cổ Tự” và dựng tấm bia “Vạn Lý Ba Ðình” (nghĩa là
sóng êm nơi xa vạn lý) làm dấu tích. Theo “Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu”
thì Vua Minh Mạng đã thân chinh đến quần đảo Hoàng Sa năm 1836 để quan sát việc
đo đạc, xác định vị trí và lập họa đồ.
Từ năm 1920, các tàu
tuần tiểu của Nha Thương Chánh Ðông Dương luôn luôn tới lui quần đảo Hoàng Sa
để kiểm soát bọn buôn lậu vũ khí và á phiện.
Năm 1925, Hải Học Viện
Ðông Dương đã cử một phái đoàn thám hiểm khoa học đến quần đảo Hoàng Sa để
nghiên cứu khoáng sản tại đó.
Ngày 3-3-1925, ông
Thân Trọng Huề, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của triều đình Huế, đã xác nhận chủ
quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa bằng một văn thư, có đoạn như sau: “Quần đảo
Hoàng Sa luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”
Năm 1926, Ông Krempf,
Giám đốc Hải Học Viện Ðông Dương đã tới quần đảo Hoàng Sa để quan sát và năm
sau (tức 1927) ông phúc trình lên chính quyền bảo hộ về tài nguyên thiên nhiên
tại quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1931, Pháp gửi
binh sĩ đến trú đóng tại Hoàng Sa.
Năm 1932, Pháp thiết lập một ngọn hải đăng tại đảo Hoàng Sa.
Năm 1932, Pháp thiết lập một ngọn hải đăng tại đảo Hoàng Sa.
Trong thời kỳ Pháp
thuộc, Việt Nam đã có những cơ sở hành chánh tại quần đảo Hoàng Sa: Nghị Ðịnh
số 156-SC do Toàn Quyền Pháp tại Ðông Dương ký và ban hành ngày 15-6-1932 nhằm
thiết lập đại lý tại đảo Hoàng Sa và đặt trực thuộc tỉnh Thừa Thiên. Sau đó,
Hoàng Ðế Bảo Ðại đã ban hành Dụ số 10 ngày 30-3-1938.
Theo Giám Mục Tabert
trong quyển “Ðịa dư lịch sử cảnh trí và tôn giáo phong tục tập quán các dân
tộc” (xuất bản năm 1938) thì “… từ trên 34 năm rồi nhóm quần đảo
Tây Sa mà người An-Nam thường gọi là đảo Cát Vàng hay Hoàng Sa thực là hòn đảo
nhỏ bí hiểm, gồm những mỏm đá xen lẫn với các bãi cát mà những nhà hàng hải đều
kinh hãi, đã do người Nam Kỳ chiếm cứ.” Một đoạn khác, tác giả viết: “… nhưng
có điều chắc chắn là Hoàng Ðế Gia Long đã đặt đảo đó dưới quyền của nhà Vua, và
năm 1816, Hoàng Ðế đã long trọng trương lá cờ Nam Kỳ ở trên đảo.”
Ngày 5-5-1939, Toàn
Quyền Pháp tại Ðông Dương đã thiết lập 2 đơn vị hành chánh tại quần đảo Hoàng
Sa là đơn vị Croissant (Délégation du Croissant et dépendances) tại nhóm Nguyệt
Thiềm và đơn vị Amphitrite (Délégation de l’Amphitrite et dépendances) tại nhóm
Tuyên Ðức.
Năm 1947, Pháp thiết
lập đài vô tuyến tại đảo Hoàng Sa để bảo đảm an ninh thủy vận cho vùng Nam Hải.
Tháng 9 năm 1951, tại
hội nghị San Francisco (Hoa Kỳ), trưởng phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố trước 51
phái đoàn các quốc gia tham dự hội nghị, đại ý như sau: “Ðể cắt đứt mọi mầm
mống xích mích, chúng tôi xác nhận chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa mà bất cứ ở thời đại nào cũng vẫn thuộc lãnh thổ quốc gia Việt Nam”.
Kể từ năm 1956, Hải
Quân VNCH đã thường xuyên tổ chức các cuộc thám sát và thăm viếng quần đảo
Hoàng Sa. Các chiến hạm của Hải Quân VNCH đã thường xuyên chở các toán TQLC và
ÐPQ ra trấn giữ quần đảo Hoàng Sa và liên tục tiếp tế thực phẩm, quân dụng,
thuốc men cho các toán này.
Ngày 13-7-1961, Tổng
Thống VNCH đã ban hành Sắc Lệnh số 174-NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh
Quảng Nam và thành lập xã Ðịnh Hải, thuộc quận Hòa Vang, tại đảo này.
Ngày 21-10-1969, Thủ
Tướng Chính Phủ VNCH đã ban hành Nghị Ðịnh số 709-BNV-HC sát nhập xã Ðịnh Hải
vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.
Trung Cộng xâm phạm
chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa
Năm 1956, Trung Cộng
đã xâm chiếm hai hải đảo phía Bắc của quần đảo Hoàng Sa, đó là đảo Phú Lâm
(Boisée) và đảo Linh Côn (Lincoln), mà không gặp một trở ngại nào. Trước tiên,
chúng cho dân chài đến đánh cá vùng Hoàng Sa, rồi ghé lại các đảo này để nghỉ
ngơi. Thấy không có phản ứng của Việt Nam, chúng đưa quân đội đến chiếm đóng và
thiết lập các cơ sở và công sự phòng thủ. Riêng tại đảo Phú Lâm, chúng đặt cơ
sở thiên văn, đài truyền tin, và hệ thống điện lực. Mục đích chính của chúng là
khai thác phốt phát.
Ngày 4-9-1958, Trung
Cộng ra bản tuyên bố về hải phận của Trung Cộng, trong đó bao gồm hai quần đảo
Hoàng Sa (Paracel Islands), tiếng Tàu gọi là Xisha (Tây Sa) và Trường Sa
(Spratly Islands), tiếng Tàu gọi là Nansha (Nam Sa).
Năm 1959, Trung Cộng
âm mưu chiếm nốt các đảo ở phía nam quần đảo Hoàng Sa, tức nhóm Nguyệt Thiềm,
bằng cách áp dụng lại các kế hoạch năm 1956. Nhưng Hải Quân VNCH đã kịp thời
ngăn chặn âm mưu này và đã bắt giữ một số ngư phủ của Trung Cộng xâm nhập bất
hợp pháp hai đảo Quang Hòa (Duncan) và Duy Mộng (Drumond).
Ngày 11-1-1974, Bộ
Ngoại Giao Trung Cộng lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa của VNCH, ngang nhiên cho người và tàu bè xâm nhập vùng lãnh hải
chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), và Duy Mộng (Drumond)
thuộc quần đảo Hoàng Sa. Bọn người này đã dựng chòi và kéo cờ của Trung Cộng.
Tức nước thì vỡ bờ, ngày 19-1-1974 VNCH đã ra lệnh hải chiến với tàu Trung
Cộng, gọi là trận hải chiến Hoàng Sa.
Chứng liệu bán nước
của CSBV
Ngày 15-6-1956, Ngoại
Trưởng của CS Bắc Việt là Ung Văn Khiêm đã tuyên bố: “Hà Nội nhìn nhận
chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa
và Nam Sa”.
Ngày 14-9-1958, Phạm
Văn Ðồng, Thủ tướng Chính Phủ Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa (tức Bắc Việt) đã ký
văn thư gửi Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện (tức Thủ-tướng) của Nước Cộng hòa
Nhân dân Trung-hoa (tức Trung Cộng), tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của
Trung Cộng quyết định về hải phận của Trung Quốc (trong đó bao gồm cả Hoàng Sa
và Trường Sa của Việt Nam); đồng thời cam kết tôn trọng hải phận 12 hải lý của
Trung Cộng.
Kết luận
Mặc dù VC đã khép nép
nhúng nhường đàn anh vĩ đại Trung Cộng từ thập niên 50, nhưng đàn anh vĩ đại
Trung Cộng lúc nào cũng thèm khát và muốn chiếm hữu đàn em. Trận hải chiến
Hoàng Sa năm 1974, không chỉ là nỗi đau riêng cho nửa nước (VNCH), mà là nỗi
đau chung của toàn nước (dân tộc) Việt Nam. Ấy thế mà CSBV vẫn ngậm miệng làm
thinh! Rồi đến năm 1988, chẳng đặng đừng, VC cũng đã phải nướng hơn 70 đứa con
thân yêu của tổ quốc vì sự ngang ngược, trắng trợn và ngạo mạn của đàn anh vĩ
đại! Sự ngang ngược, trắng trợn, ngạo mạn và thách thức ấy vẫn kéo dài cho đến
ngày hôm nay mà tập đoàn cai trị CSVN vẫn bình chân như vạy! Khi sinh viên,
thanh niên, và trí thức biểu tình chống Trung Cộng chiếm đoạt hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa thì CSVN ra lệnh đàn áp và giải tán đám biểu tình, thể
theo lời yêu cầu (hay ra lệnh?) của đàn anh vĩ đại! Nếu không gọi chúng là bọn
HÈN NHÁT – KHIẾP NHƯỢC – BÁN NƯỚC thì phải dùng chữ nào cho thích hợp với thái
độ ươn hèn đó?
Người Việt ở trong
nước bây giờ (không phân biệt trình độ học vấn, địa vị, giàu nghèo, tuổi tác…)
nên noi gương ông Thân Trọng Huề, Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh của triều đình Huế,
lập lại lời nói khẳng khái và chắc nịch của ông: “Quần đảo Hoàng Sa (và
Trường Sa) luôn luôn thuộc về Việt Nam và đó là vấn đề không thể chối cãi được…”
Và hãy dán câu này trước cửa Quốc Hội và Phủ Thủ Tướng VC cùng Tòa Ðại Sứ của
TC ở Hà Nội để xem phản ứng của họ ra sao. Hãy can đảm lên! Các anh hùng hải chiến
Hoàng Sa sẵn sàng phù hộ cho các bạn.
(Ðức Phố, 27-12-2007)
Vĩnh
Liêm
Ghi chú: Hạm Trưởng Khu trục hạm Trần Khánh Dư
(HQ.4): HQ Trung Tá Vũ Hữu San; Hạm Trưởng Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ.16):
HQ Trung Tá Lê Văn Thư; Hạm Trưởng Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ.5): HQ
Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh; Hạm Trưởng Hộ tống hạm Nhựt Tảo (HQ.10): HQ Thiếu Tá
Ngụy Văn Thà (sau trận hải chiến ông được vinh thăng Cố Trung Tá; HQ Ðại Úy
Nguyễn Thành Trí (Hạm Phó) được vinh thăng Cố Thiếu Tá).