Trang

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

1050. LẬP TRƯỜNG TRUNG LẬP (tt).

BNS THÔNG LIÊN 67.
PHẦN HAI:
TRUNG LẬP TẠM THỜI & TRUNG LẬP VĨNH VIỄN.
(Chính sách trung lập và qui chế trung lập).
(tt TL 66).
Hai chữ trung lập vẫn thường bị các thế lực chính trị hiếu chiến cố ý làm cho sai lệch ý nghĩa thực của nó để phục vụ cho quyền lợi của họ. Sự cố ý làm sai nằm ở chổ giải thích sai lệch thực nghĩa trung lập rồi tuyên truyền làm cho người dân hiểu theo hướng lệch đó, chờ đến khi tình hình thực tế thuận tiện thì họ xóa luôn hai chữ trung lập. Đối với họ thì trung lập chỉ là một giai đoạn trong quá trình tiến chiếm.
Một thí dụ điển hình là chính phủ miền Bắc đã lập ra Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (để tiến chiếm Việt Nam Cộng Hòa) đã là con đẻ của cộng sản thì chắc chắn phải là cộng sản, nhưng để đánh lừa mọi người họ dùng chiêu bài trung lập hóa cho MTGPMN. Ngay từ đầu người có ý thức  đã không tin và sau 30-4-1975 thì MTGPMN lập tức giao hết cho cộng sản quyết định.

Trong bài phỏng vấn của RFI với GS Vũ Quốc Thúc có đoạn liên quan đến trung lập tạm thời và vĩnh viễn như sau:
Chính sách trung lập là chính sách có tính chất giai đoạn, mà bất cứ chính quyền nào cũng có thể áp dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào…. Cái chính sách này là chính sách giai đoạn, nước nào cũng thi hành được. Nhưng không nên lẫn lộn nó với cái mà tôi đề nghị, tức là quy chế trung lập theo quốc tế công pháp. Nó có tính chất lâu dài, nếu không muốn nói là vĩnh viễn.
1- Chánh sách trung lập (trung lập sách):
Về nguyên tắc bất cứ quốc gia nào cũng có thể tự mình tuyên bố theo chính sách trung lập. Do vậy tự quốc gia đó có quyền tuyên bố chấm dứt trung lập khi tình thế thay đổi. Đó là chính sách trung lập.
Nó tự nơi quốc gia khởi phát và thi hành nhưng chưa được sự đảm bảo của quốc tế. Do vậy họ cũng chưa có nghĩa vụ để thi hành đầy đủ các qui định của quốc tế về trung lập.
Thái Lan là một quốc gia điển hình cho chính sách trung lập.
Trong thế kỷ 19 trước làn sóng tìm thuộc địa của các cường quốc phương Tây. Thái Lan đã khôn khéo ngoại giao với tất cả các nước, không kỳ thị nước nào, không cấm đoán tôn giáo nào, không bế quan tỏa cảng…
Với nước Pháp họ điều đình để giao trả lãnh thổ Lào và Miên mà họ đã chiếm. Với Anh quốc họ sẳn sàng trả lại nhiều vùng đất thuộc Mã Lai. Họ không hề từ chối nhà truyền giáo đến từ Pháp, Mỹ… hay các chuyên gia kỷ thuật đến từ Anh…nhờ vậy mà Thái Lan giử được chủ quyền để canh tân và phát triển. Thái lan biết vận dụng linh hoạt sự trung lập giữa 03 cường quốc Anh, Pháp, Mỹ nên thoát khỏi sự đô hộ của Tây Phương trong thế kỷ 19 (trong khi Ấn Độ, Miến Điện đến Mã Lai, Việt Nam và Trung Hoa…đều bị đô hộ).
Nhật là nước thân thiện và gần gủi với Thái Lan trong canh tân và phát triển nhưng Thái Lan vẫn không gia nhập vào khối Đại Đông Á. Nhờ vậy mà họ thoát khỏi đại họa thời đệ nhị thế chiến.
Thập niên 1950 trước sự quyết tâm làm chủ bán đảo Đông Dương và Triều Tiên của cộng sản (Nga, Tàu) Thái Lan đã từ bỏ chính sách trung lập để gia nhập và chiến đấu trong Khối Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á (SEATO) cùng với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn và Phi Luật Tân. Thái Lan đã đem quân tham chiến trong chiến tranh Hàn Quốc (1950) và chiến tranh Việt Nam (1955).
Thái Lan tự nguyện chọn đường lối trung lập và khi cần họ đã tự nguyện chấm dứt nó. Quốc tế không cam kết gì nên cũng không có ràng buộc gì.
2- Quy chế trung lập (Trung lập chế).
Có thể nêu 02 nguyên tắc cơ bản:
-         Quốc gia đó tự nguyện công bố lập trường trung lập.
-         Được quốc tế công nhận bằng một hiệp ước rõ ràng.
Như vậy quy chế trung lập có điều kiện, có biện pháp và qui chế rõ ràng được thế giới nhìn nhận theo công pháp quốc tế. Nó mang tính hai chiều giữa nước có quy chế trung lập và các nước khác.
Về nguyên tắc thì công pháp quốc tế hiện nay không mang tính cưỡng chế bắt buộc như đối nội nên từng quốc gia theo quy chế trung lập có thể giải thích khác nhau. Nhìn chung quốc gia theo quy chế trung lập có những nghĩa vụ phải thực thi và quyền lợi mà quốc tế phải công nhận (thường là 02 diện: quân sự và kinh tế). Có thể liệt kê vài nguyên tắc được quốc tế công nhận như sau:
2.1- Trong thời bình.
Quốc gia theo quy chế trung lập vĩnh viễn có quyền:
- Cũng cố quốc phòng tăng cường lực lượng quân sự để bảo vệ độc lập và lãnh thổ (kể cả thời chiến).
- Cam kết không được gây chiến với bất cứ quốc gia nào khác.
- Không được liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào khác.
- Về kinh tế không được giúp cho quốc gia khác tăng cường lực lượng quân sự.
2.2 Trong thời chiến.
* Nghĩa vụ của quốc gia có quy chế trung lập đối với các nước:
- Khi có chiến tranh phải vô tư, không được đứng về một phe tham chiến nào. Phải bảo vệ lãnh thổ, hải phận, không phận… không được để cho một bên lâm chiến nào lập căn cứ quân sự hay vận chuyển khí tài chiến tranh...
- Được quyền duy trì sự mua bán hàng hóa dân sự bình thường, trao đổi kinh tế dân dụng với các quốc gia lâm chiến và không được phân biệt, kỳ thị.
* Nghĩa vụ của các nước đối với quốc gia có quy chế trung lập.
 Các quốc gia lâm chiến phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của họ.
Nước tham chiến (và các nước liên đới) không được trưng dụng công dân, không được trưng thu tài sản công dân của nước theo quy chế trung lập đang sinh sống ở các nước sở tại. Nếu vi phạm phải bồi thường theo thời giá.
Quốc gia lâm chiến có quyền kiểm tra xe cộ, thương thuyền… các phương tiện vận chuyển của quốc gia theo quy chế trung lập để bảo đảm quyền lợi của mình… nếu có sự buôn lậu hay làm lợi cho một phe lâm chiến khác thì họ có quyền tịch thu.

***: TRUNG LẬP HÓA.
Khi có một vùng đất hay một vùng biển nào xãy ra tranh chấp mà các nước tham gia đều thấy không thể độc chiếm được thì các bên thỏa thuận nhau để trung lập hóa nó. Dĩ nhiên khi tình hình thay đổi (thường là tương quan lực lượng) sự trung hóa cũng sẳn sàng thay đổi (do quyền lợi của các bên liên quan)
Thí dụ như hiệp ước trung lập hóa kinh đào Suez (ở Ai Cập) ký năm 1988 ở Constantinople.
Thụy Sĩ, Thụy Điển, là những quốc gia có quy chế trung lập lâu đời điển hình.
Áo là quốc gia có quy chế trung lập sau đệ nhị thế chiến.
Hiện nay Ukraina đang tiến hành pháp lý để tiến đến quy chế trung lập vĩnh viễn… đều là những trường hợp để cho những người quan tâm đến vấn đề trung lập của Việt Nam nghiền ngẫm.
Riêng với người theo Đạo Cao Đài thì cho dù trong trường hợp nào chúng ta cũng khắc ghi ý chí của tôn sư Hộ Pháp về tiền đồ của Việt Nam: TRUNG LẬP.
Trung lập mà tôn sư tha thiết ở đây chắc chắn là trung lập vĩnh viễn cho đất nước chữ S./.
HẾT.
@@@

Nguyễn Thị Lợi:
Lợi không ích kỷ lợi Trời ban,
Phải tính trí kia xử vẹn toàn.
Cứu khổ trợ nguy âm chất chuộc,
Dầu không ngôi báu cũng giang san.

Thâu