TÔI KHÔNG ĐỒNG Ý. BBT. BLOG.
CSGT được
trưng dụng điện thoại: Ý bạn thế nào?
(PLO)- Quy định CSGT được
trưng dụng phương tiện liên lạc trong Thông tư 01/2016 của Bộ Công an đang gây
tranh cãi trong dư luận.
Thông tư
01 này chính thức có hiệu lực từ ngày 15-2, sẽ thay thế cho Thông tư 65/2012
hiện hành song việc trao cho CSGT quyền được trưng dụng tài sản của người dân
đang gây nhiều lo ngại và tranh cãi.
CSGT
dừng xe xử lý kiểm tra vi phạm giao thông. Ảnh: MP
Theo khoản
6 Điều 5 của Thông tư 01/2016 (do Bộ Công an ban hành), CSGT có quyền: “Trưng dụng
các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các loại
phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều
khiển, sử dụng phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.
Có
thể trưng dụng cả điện thoại trong túi?
Các loại
tài sản có khả năng bị trưng dụng khá rộng. Đó có thể là chiếc xe, máy quay
film, máy chụp ảnh, camera hành trình, thậm chí kể cả chiếc điện thoại trong
túi quần hay cái máy tính bảng trong túi xách cũng có thể bị trưng dụng.
Tuy vậy,
quy trình thực hiện việc trưng dụng hoàn toàn không được nêu ra một cách rõ
ràng. Chính điều này càng làm nhiều người lo lắng.
Đại diện
Cục CSGT (C67), Bộ Công an đã giải thích với Pháp Luật TP.HCM là
CSGT có căn cứ và thẩm quyền thực hiện quyền trưng dụng đã nêu.
Cụ thể,
theo khoản 15 Điều 15 Luật CAND 2014 (có hiệu lực ngày 1-7-2015), quy định công
an có quyền huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông,
phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện theo quy định.
“Trong
các tình huống cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc
để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy thì
CSGT có quyền trưng dụng” - Trung tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền,
phổ biến pháp luật C67, nhấn mạnh.
Chỉ
bộ trưởng, chủ tịch tỉnh mới có quyền
Luật
Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 (có hiệu lực từ 1-1-2009) đã quy định khá rõ
về nguyên tắc chỉ được trưng mua trong “trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia” (Điều 4).
Cụ thể
hơn, Điều 5 của luật này nêu rõ về điều kiện trưng mua là khi Nhà nước có nhu cầu
sử dụng tài sản khi đất nước chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
(theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp);
an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa (theo quy định của pháp luật về an ninh
quốc gia) hay phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai,
dịch bệnh gây ra trên diện rộng...
Luật này
yêu cầu việc trưng dụng tài sản nói trên phải được thực hiện theo quy trình
nghiêm ngặt và chỉ có Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Quốc phòng, Công an, GTVT,
NN&PTNT, Y tế, Công Thương và chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền quyết
định trưng dụng tài sản.
Vì
sao dư luận lo ngại và băn khoăn?
Quy định
nói trên của Thông tư 01/2016 của Bộ Công an đã gây nhiều lo ngại trong dư luận.
Thứ
nhất là về thẩm quyền. Luật Công an nhân dân, Thông tư 01/2016 quy định cho chiến sĩ
công an, trong đó có lực lượng CSGT đang thi hành nhiệm vụ trên đường có quyền
trưng dụng tài sản của dân liệu có “chỏi’ với quy định trong Luật Trưng mua,
trưng dụng khi luật này quy định thẩm quyền trưng dụng thuộc về cấp bộ trưởng
và chủ tịch tỉnh?
Thứ
hai là về các trường hợp được trưng dụng. Luật Trưng mua, trưng dụng tài
sản chỉ cho phép Nhà nước được trưng dụng tài sản của tổ chức, cá nhân trong những
trường hợp rất đặc biệt như tình trạng chiến tranh, thiên tai địch họa… Nhiều
người nêu câu hỏi, CSGT với nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông là chủ yếu
thì có cần thiết phải trao quyền này cho các anh khi mà hệ lụy của nó thì quá
nhiều như vậy?
Thứ
ba là về trình tự thủ tục trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện liên lạc
của CSGT. Thông tư là văn bản hướng dẫn dưới luật chi tiết nhất rồi, thế nhưng
trong văn bản nói trên, trình tự thủ tục trưng dụng không hề được quy định, hướng
dẫn, giải thích. Nhiều người thắc mắc không biết CSGT sẽ thực hiện quyền này
theo quy trình, thủ tục như thế nào để có thể giám sát kiểm tra?
Thứ
tư, trưng dụng phương tiện liên lạc và quyền bí mật đời tư. Cái điện thoại ngày xưa chỉ nghe và nói chứ
cái điện thoại di động bây giờ là cả một “kho” dữ liệu về nhân thân, từ hình ảnh,
video, tin nhắn đến các ứng dụng về công việc, lịch trình, sức khỏe, thói quen,
hành vi... đều nằm trong điện thoại. Nó không còn đơn giản là một tài sản vật
chất nữa! Nói trưng dụng một phát là cầm đi luôn, dân biết tính sao?
***
Còn có những
lo ngại thứ n xung quanh quy định cho phép CSGT có quyền trưng dụng phương tiện
liên lạc của người dân.
PLO kính
mời bạn đọc bày tỏ suy nghĩ, lo ngại, băn khoăn, thắc mắc của mình về vấn đề
này. Bạn đọc cũng có thể bày tỏ quan điểm của mình bằng việc bỏ phiếu trong phần
bình chọn ngay trong bài. PLO trân trọng cám ơn các ý kiến bạn đọc tham gia và
sẽ tổng hợp đăng tải nhằm chuyển đến các cơ quan chức năng thêm nhiều thông tin
để có hướng xử lý thích hợp.
PLO