Trang

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

1035. TRA KHẢO VẬT CHỨNG.

TRA KHẢO VẬT CHỨNG.
Thưa quí bạn đồng sanh.
Với 02 bài viết trên chúng tôi đã cung cấp qui củ (compa và êke) để quí hiền tự nhận định thủ bút ngày 10/01/2016 là bút phê hay lưu niệm. Chúng tôi xin phép stop ở đây.
Tiếp đây là bổn phận của Tôi đối với các em hậu tấn.

Các em thân mến.
Các em cần biết rằng Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh đã đi từ phẩm Đạo hữu lên đến phẩm Đầu Sư và cầm giềng mối Cửu Trùng Đài. Tiền bối đã như vậy thì trong tương lai, từ các em cũng sẽ có những nhân tố là rường cột cầm giềng mối đạo cũng không chi rằng lạ. Cho nên các em phải học hỏi, tra cứu  không ngừng để khi vào vai các em thực hiện tốt. Bút phê hay lưu niệm là một trường hợp rất tốt để chúng ta cùng nhau thực hành cách tra khảo vật chứng.
1/- Hoàn cảnh nhị vị viết bút phê.
a/- Thời gian có bút phê.
Trước đó hơn một tháng KNS đã có đem thỉnh giáo đến trình với Ngài Q. CQHTĐ. Đồng thời cũng có gởi hiền huynh Sĩ tải Phùng Văn Phan một bộ nhờ thông tin đến quí chức sắc xem để có ý kiến chung.
Một thời gian sau kiểm tra lại mới rõ là hiền huynh Truyền Trạng Quản VPHTĐ và hiền huynh Truyền Trạng Nguyễn Cẩm Luân (Thống quản Tam Cung kiêm phụ trách Quản Văn Phòng) đều không biết, không nhận được thông tin gì về các Thỉnh Giáo, Tường Trình của KNS từ hiền huynh Sĩ Tải Phan. Do vậy KNS mới chuyển cho nhị vị Truyền Trạng mổi người một bộ...
Khi KNS đến Thỉnh Giáo lần thứ hai thì hiền huynh Truyền Trạng Quản Văn Phòng đã xem xong và nắm rõ nội dung, cũng như đã có ý kiến trả lời cho nên vui vẽ viết thủ bút vào trang 05 của Tờ Tường Trình. Đồng thời hiền huynh vui lòng cho ghi âm... Chúng tôi rất xúc động khi nghe những ý kiến, tâm tình hiền huynh thố lộ trong file ghi âm và thấy nó hoàn toàn phù hợp với thủ bút....
Liền đó KNS đem thủ bút đến trình Ngài Q CQHTĐ. Ngài xem xong và nhận xét đã đủ ý nên ký kế một bên. File ghi âm cuộc trò chuyện rất thân mật đầy đủ tâm tình của đàn anh đối với đàn em...
b/- Trách nhiệm và tâm trạng khi viết thủ bút.
Với Tờ Tường Trình thì nhị vị Quản Văn Phòng và Q. CQHTĐ có bút phê là đúng trách nhiệm của chức sắc hành đạo.  Khi viết nhị vị hoàn toàn tự do; không có một áp lực nào, tâm lý rất vui vẽ cỡi mở và thân mật.
Như vậy bút phê  hoàn toàn có đầy đủ giá trị.
2/- Hoàn cảnh nhị vị ra Tâm Thư.
Chúng tôi không có mặt và cũng không được nhị vị gởi tin báo cho biết CÓ Tâm Thư. Chỉ biết qua thông tin trên internet.
Chúng tôi không dám suy đoán (hay kết luận) nhị vị có chịu sức ép nào không, nhưng nội dung Tâm thư không phù hợp với HÌNH THỨC bút phê, không phù hợp với file ghi âm.
Chúng tôi khẳng định và trình chánh rằng bút phê viết trong hoàn cảnh tự do và nhị vị đã có thời gian để phân tích, cân nhắc Tờ Tường Trình trước khi hạ bút. Còn Tâm Thư chúng tôi không biết viết trong hoàn cảnh nào? Có ai chứng kiến?
Tại Việt Nam nhiều người bị công an mời về đồn vì những chuyện không đâu rồi chết trong đó, trước khi chết viết thư là tự nguyện về đồn và treo cổ bằng dây sạt điện thoại... Tin được không?
Ông Huỳnh Văn Nén trãi qua bao nhiêu phiên Tòa chứng cứ đầy đủ với cả hai vụ án giết người... cuối cùng là ông bị oan trong cả 02 vụ án... xã hội Việt Nam ngày nay nhiều việc đúng qui định, qui trình nhưng sự thật là rất quái gỡ như vậy...  các em nên cảnh giác mà xem xét cho cẩn thận...
Nước cộng sản láng giềng với Đảng ta mấy hôm nay báo chí đưa tin ông Lý Ba chủ nhân nhà xuất bản ở Hồng Kong và mấy nhân viên bị mất tích... Dân chúng tập trung biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền phải làm rõ... Mấy hôm sau truyền hình Trung Cộng đưa tin mấy vị nầy tự nguyện đến Bắc Kinh làm việc... và hôm Chủ nhật (17/01/2016), ông Gui Minhai, một cổ đông khác của Mighty Current mất tích từ tháng 10/2015 ở Thái Lan đã xuất hiện trên truyền hình China TV của Trung Quốc để “thú tội lái xe khi say rượu gây thương tích từ 12 năm trước”.
Tóm lại: bút phê là vật chứng tại hiện trường và phù hợp với thẩm quyền, năng lực và nhị vị viết trong tự do nên là căn bản. Tâm thư là vật chứng có sau (vật chứng từ nhân chứng). Nếu nó không phù hợp với vật chứng gốc thì cần phải nghi ngờ... Trong bất cứ trường hợp nào nó cũng không thể xóa bỏ, hay làm lệch hướng được giá trị vật chứng ban đầu, hành vi ban đầu....
3/- Xử thế theo luật công bằng.
Đức Khổng Tử dạy: Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân (điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người). Điều gì mình không muốn (dĩ nhiên là điều xấu) thì đừng nên làm điều xấu cho người. Đó là Luật công bằng thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Đạo Cao Đài dạy: Mình muốn nên đạo thì phải lo cho người nên đạo trước. Điều gì mình muốn (dĩ nhiên là điều tốt) thì phải làm điều tốt ấy cho người trước. Đó là Luật công bằng thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Đối chiếu ta thấy:
Luật công bằng thời Nhị kỳ là KHÔNG làm điều xấu cho người khác.
Luật công bằng thời Tam kỳ là PHẢI làm điều tốt cho người khác.
Thánh lịnh 257 là điều tốt cho đạo.
Nhị vị đã thể hiện sự kỳ vọng KNS thực hiện Thánh Lịnh 257 thành công (giúp KNS nên đạo)... Nhị vị đã cư xử đúng theo Luật công bằng của Đạo Cao Đài. Đó là lòng trung thành với đạo.
KNS cũng sẽ theo luật công bằng của Đức Chí Tôn dạy mà lấy lòng trung với đạo để đối xử lại với nhị vị:  làm đúng với bút phê (để nhị vị nên đạo của bậc đàn anh). Đó là luật công bằng trong phép xử thế, là lòng trung với đạo và đặc biệt là giử nghĩa với bạn đồng môn.
Buộc yêu thương bạn đồng môn,
Nghĩa nhân vẹn giử xác hồn trăm năm...
Cái nghĩa cái nhân của bạn đồng môn không những ở cõi thế nầy mà còn tính đến cõi thiêng liêng.  Cái nghĩa nhân phù hợp với lẽ đạo nên là đại nghĩa.
Chúng ta học và thực hành gương hành đạo của tiền nhân nên định hướng đi theo khuôn thước của Đạo. Điển hình như Kinh Tắm Thánh dạy:
...Chốn hồng-trần quen lằn gió bụi,
Cảnh phù-ba may rủi cũng duyên.
Đã gan dốc kiếm diệu-huyền,
Sanh sanh là phận, hiền hiền là công.
Đừng thối chí ngã lòng trở gót,
Để cho đời chua xót tình thương.
Trăm năm thọ khảo vĩnh-trường,
Thuận căn thuận mạng, đôi đường cao thăng.
Kinh Tắm Thánh trong thể pháp dùng để đọc khi hành pháp cho trẻ em...
Nhưng trong ý nghĩa nâng cao chúng ta nên hiểu thêm đó là Kinh dạy về ý nghĩa và nhiệm vụ chúng ta (nhơn phẩm) khi đến thế gian nầy (xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh). Nên phải tự chủ rèn luyện thân, tâm. Về thể xác kinh dạy cho biết cái quí giá của xác thân nên phải có ý thức để giử cho thanh sạch (Xin gìn giử Thánh hình thanh sạch). Về tinh thần kinh dạy phải vững chãi trong thuận cảnh và nghịch cảnh (Cảnh phù ba may rủi cũng duyên), hun đúc tinh thần mạnh mẽ (Đã gan dốc kiếm diệu huyền) trên đường học đạo và hành đạo.
Sự huyền diệu không đâu xa đó chính là từ bộ não, từ trái tim mà có (Phép thương yêu cũng học nơi Thầy). Sự huyền diệu chính là phép mầu. Phép mầu của Thượng Đế là SỰ THƯƠNG YÊU, cho nên Thầy mới có danh Đại Từ Phụ, là Đấng Đại Từ Bi, là khối thương yêu vô tận... nên dù Đạo trong thời kỳ nào cũng lấy từ bi làm gốc: Phép mầu hai chữ từ bi. Ngài Hồ Bảo Đạo nhơn danh Qu. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài dạy rõ: ...Đạo Cao Đài có luật độc nhất và duy nhất là thương yêu và đoàn kết với nhau... (xem bài số 1024 trên blog).
Muốn học được sự thương yêu phải để lòng (trái tim) và trí (bộ não) vào nền chánh giáo của Thầy mà tìm hiểu học hỏi (Xem Kinh Nhập Học)....
Học được bao nhiêu đem ra thi thố thì cũng từ trái tim, khối óc mà ra... Bộ não và trái tim học được sự thương yêu đến cấp độ nào thì phép mầu được thể hiện ở cấp độ đó (theo thứ bậc ngũ chi).
Đức Hộ Pháp vẫn thường dạy hễ trung với đạo thì tự nó đã có nghĩa trong đó. Nó cũng giống như lấy cái lớn trang trãi cho cái nhỏ thì cái nhỏ ắt xong. Còn như lấy cái nhỏ trang trãi cho cái lớn thì có cố gắng cách mấy cũng hoài công.
Chúng ta nên theo lời dạy Tôn sư và giáo lý đạo khi xử thế...
4/- Luận cổ soi kim (Cổ hà? Kim hà?).
Cổ học Tinh Hoa viết chuyện Thầy Tăng Sâm:
Thầy Tăng Sâm bừa cỏ ruộng dưa, lỡ tay làm đứt mất ít rễ. Cha là Tăng Tích giận, cầm gậy đánh vào lưng. Tăng Sâm đau quá, ngã gục xuống điếng đi một lúc mới hồi lại.
Khi về nhà, liền đến thưa với cha rằng: “Lúc nãy con có tội, để đến nỗi cha phải đánh, làm đau tay cha, thực là con lỗi đạo”.
Nói xong, lùi xuống vừa gẫy đàn vừa hát, có ý để cha nghe tiếng, biết cho rằng mình không còn đau đớn gì nữa.
Đức Khổng Tử nghe thấy chuyện, bảo học trò cấm cửa không cho Tăng Sâm vào học nữa. Tăng Sâm rất đau khổ và tự nghĩ mình vô tội, mượn bạn lại hỏi vì cớ gì mà Ngài cấm cửa???
Đức Khổng Tử nói: “Ngày trước ông Thuấn phụng sự cha là Cổ Tẩu, lúc cha sai khiến gì, thì ở luôn bên cạnh; lúc cha giận dữ muốn giết thì lánh xa; cha đánh bằng roi vọt thì cam chịu; đánh bằng gậy gộc thì chạy trốn. Thế cho nên ông Cổ Tẩu không mang tiếng là bất từ. Nay Sâm thờ cha liều mình để chìu cơn giận đến nỗi ngất đi. Giá như cha đánh quá tay mà chết mất, thì có phải là làm cho cha mắc tội không, tội bất hiếu còn gì to hơn nữa.”
Tăng Sâm nghe lại chuyện, biết lỗi, đến tạ tội với Đức Khổng Tử.
Đức Khổng Tử đã dạy Thầy Tăng Sâm đại hiếu, đại nghĩa. Theo đó mà hiểu thì đâu phải nhứt nhứt làm theo ý bậc trưởng thượng mới là hiếu nghĩa. Phải cân nhắc, suy xét xem có phù hợp với đạo lý (chân, thiện, mỹ) hay không?
Phải phân tích nội dung, hoàn cảnh của Bút phê và Tâm thư rồi xử thế theo luật công bằng thì con đường sáng mới hiện ra: Làm theo bút phê để tiếp tục xây dựng đạo. Có  vậy KNS mới không thất phận và giử trung nghĩa với nhị vị.
Còn trong Đạo Cao Đài Đức Hộ Pháp có dạy về việc quan điểm của Thầy Đức Lý Giáo Tông trái ngược nhau. Thầy dạy:... …khởi đầu lập “Luật tu” gọi là “Tịnh Thất Luật”, kế nữa lập “Luật Trị” gọi là “Ðạo Pháp Luật”, ba là lập “Luật Ðời” gọi là “Thế Luật”…
Đức Lý nhận định Thầy vì từ bi mà dạy vậy nhưng đời hạ ngươn phải lập: Đạo Pháp, Thế Luật, Tịnh Thất. Nghĩa là phải tự trị mình, trị tổ chức mình trước rồi mới có các việc khác....
Thầy và Đức Lý dạy hai cách làm khác nhau... Đức Hộ Pháp ở giữa không biết nghe theo ai cứ thơ thẩn trong rừng thiên nhiên... cuối cùng Đức Chí Tôn về cơ (rất buồn) và dạy làm theo Đức Lý cho nên Tân Luật ban hành ngày 01/06/1927 có thứ tự: Đạo Pháp (32 điều), Thế Luật (24 điều), Tịnh Thất (08 điều). Đức Lý có dạy:... Lão lấy cặp nhãn thiêng liêng thay cho cặp nhãn của Thầy… thì Tân Luật là một thí dụ điển hình.
Thầy và Đức Lý Giáo Tông có quan điểm không giống nhau nhưng cũng đều xuất phát tình TÌNH THƯƠNG mà thôi. Tình thương của Thầy là không phạt bất cứ đứa con nào (dù ngỗ nghịch cách mấy nên mới gọi là Đại Từ Phụ)... Tình Thương của Lý Giáo Tông là phải răn trị cho đàn em sợ mà giử mình rồi nên danh, nên phận...
5/- Quan sát văn bút và dư luận để nhận ra chân tướng các thành phần.
Kinh Thánh dạy:... hãy nhơn bông trái của họ mà biết họ...
Tiền nhân có dạy: Văn tức là người.  
Người Đạo Cao Đài trong buổi Hội Thánh Anh bị cốt (không cầm quyền hành chánh tôn giáo) thì có nhiều diện: xây dựng đạo; phe nhóm nên ganh ghét, nói dèm và phá đạo... tất cả đều thể hiện qua văn bút hay ngôn từ của họ... Ta hãy nhơn bông trái của họ mà hiểu họ như Kinh Thánh đã dạy.
a/- Xây dựng đạo thì nhìn vào mặt tích cực tìm ra những điểm căn bản (cho dù là nhỏ nhất) để vãn hồi bản sắc trong lành của đạo. Vận dụng mọi nguồn lực, trí tuệ để hiệp nhau thực hiện Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp. Xây dựng cho được chiến lược thích hợp để phục hồi cơ đạo trong hoàn cảnh Hội Thánh Anh bị cốt.
b/- Phe nhóm thì cứ nói dèm, ...không thể tổ chức được Đại Hội Nhơn Sanh vì KNS không đoàn kết... Họ mượn danh từ đoàn kết để che dấu việc chính họ là thủ phạm tạo ra sự việc mất đoàn kết. Che dấu việc chính họ là đầu dây mối nhợ đã tạo ra sự chia rẽ. Chính họ đã chống lưng và bao che cho đám gian dối, xão trá (giới thiệu ra cho đồng đạo hãi ngoại). Đến khi số người nầy phản loạn chơn truyền xưng danh đại diện cho Giáo Hội Cao Đài chơn truyền mà họ không dám lên tiếng.... vẫn kêu KNS đoàn kết với bọn phản loạn chơn truyền. Họ coi cái ta của họ lớn quá, nên nhứt định không nhận lỗi. Họ tuyên bố: không để mất đứa em nào hết.... (sự thật một đứa là ăn cắp, đứa kia bị ăn cắp thì họ bỏ qua...kêu đứa bị ăn cắp đến xin đoàn kết với đứa ăn cấp???).
Thưa với quý vị Thầy đến độ các bậc đại căn xuống thế qui tụ làm Hội Thánh buổi đầu... Vậy mà Thầy than nhiều người đã đi theo Chúa Quỉ... Nay các vị muốn giỏi hơn ông Trời chăng??? Xin các vị nên sửa đổi kẻo đến khi nhắm mắt xuôi tay thì đã muộn...
Đặc biệt là họ không dám ra mặt phủ nhận Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp nhưng cứ yêu cầu phải có Hội Thánh mới đủ quyền mở Đại Hội Nhơn Sanh. Như vậy chính họ đã diệt đạo. Bởi Hội Thánh Anh đã bị cốt thì làm sao có? Chính vì tiên liệu Hội Thánh Anh có lúc bị cốt nên Đức Hộ Pháp mới ra Thánh lịnh 257. Giờ họ xưng danh trung thành với Đức Hộ Pháp mà sở hành thì nghịch với Thánh Lịnh 257... thiệt ngộ...
c/- Tay sai phá đạo.
Bọn nầy rất phức tạp về nguồn gốc, nguyên nhân nhưng đã cam kết với chính quyền nên cứ nhìn cách hành xử của họ là nhận diện được (trừ những người vô minh). Họ mượn lớp áo theo chơn truyền để phá đạo dưới nhiều hình thức. Với đủ loại bút danh và tên ma... (nên không bao giờ cung cấp số điện thoại để kiểm chứng...).Lớp thì chưởi mắng KNS, lớp thì kêu gào cúi đầu trước Tâm Thư... phát huy tối đa ý thức nô lệ và tinh thần nô lệ... như quan Thầy của họ đã áp đặc cho xã hội Việt Nam... bọn nầy đem lễ nghĩa ra che đậy cái vô liêm sĩ, cái sự thật là họ đã phản đạo...
Họ luôn luôn tạo sự chia rẽ mọi lúc, mọi nơi...
Thí dụ như tung hô những người chống Đạo Lịnh 01/1979 là trung thành đạo. Tuyên truyền Đạo Lịnh 01/1979 là diệt đạo... Để cho người đạo chống Hội Thánh và người đạo với người đạo chống nhau chia rẽ nhau... Từ đó không nhìn thấy sự thật là Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 và Quyết Nghị ngày 13/12/1978 mới là thủ phạm diệt đạo. Đó là điều  đáng tủi hổ của người Đạo Cao Đài....
Nước cờ tạo mâu thuẩn ban đầu (rất kín) rồi tạo ra mâu thuẩn kế tiếp (rất hở) để từ đó phát sinh những mâu thuẩn kế tiếp (lộ thiên) và cuối cùng là triệt tiêu mọi năng lực đối tượng thì người cộng sản là cao thủ. Cho nên vô số người đạo tâm, trí thức mắc bẫy và đang diệt đạo mà không hay...
Hãy nhìn Nguyễn Quốc Dũng và những gì trên trang web của y đang thể hiện thì biết ngay nước cờ nầy.
Hiện nay đã có một doanh nhân từ miền Trung vào vai Nguyễn Quốc Dũng mới đang bày binh bố trận tại Việt Nam tới Campuchia và hãi ngoại.... chúng tôi đang thu thập các bằng cớ để trình ra trước công luận...
Kết luận:
Đạo Cao Đài dạy thương yêu và đoàn kết để phụng sự vạn linh trong hòa bình, dân chủ, tự do. Đó là những giá trị căn bản và phổ quát của nhân loại. Các em lấy đó làm qui củ để soi rọi văn bút liên quan đến bút phê và tâm thư thì sẽ nhận ra từng diện rất rõ ràng. Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền. Các em cứ tìm cách vận dụng pháp luật vào công việc thì đủ sức để chuyển họa vi phước.
Từ việc phân tích, tìm hiểu hôm nay chúng tôi hy vọng các em ứng dụng sau nầy cho đáng với câu: Học một biết mười... của Bà Bát Nương Diêu Trì Cung đã dạy.

Thân mến. 
Dương Xuân Lương.