Hội Nghị ĐNÁ Về Tự Do Tôn Giáo: Có tiếng nói Việt Nam.
Mở đầu nỗ lực toàn khu vực
để bảo vệ và phát huy tự do tôn giáo và niềm tin
Mạch Sống, ngày 22
tháng 1, 2016
Hôm nay, ban tổ chức
của Hội Nghị về Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á công bố bản
tuyên ngôn của hội nghị. Có hai cộng đồng tôn giáo đến từ Việt Nam
trong số các tổ chức ký tên vào bản tuyên ngôn.
Tổ chức tại Bangkok
ngày 30 tháng 9 và 1 tháng 10 vừa qua ở Bangkok, Thái Lan, đây là hội nghị
cấp vùng ở ĐNÁ đầu tiên về tự do tôn giáo, do sáng kiến của Báo
Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế hay Niềm Tin.
Bản tuyên ngôn nói
đến các thử thách và cơ hội trong một vùng đang trải qua nhiều đổi
thay, đặc biệt là với sự hình thành của Cộng Đồng ASEAN; do đó cần
thiết một nỗ lực quy mô để tận khai thác các cơ hội mới và đối phó
với các thử thách nhằm phát huy tự do tôn giáo và niềm tin trong
toàn khu vực.
“Tự do tôn giáo hay
niềm tin là một nhân quyền bất khả phân, bất khả xâm phạm, bao gồm quyền
có hay không có tôn giáo hay niềm tin, thay đổi niềm tin, không bị ép buộc và
tự do thể hiện tôn giáo hay niềm tin,” Bản Tuyên Ngôn khẳng định.
Các thành viên tham
dự cũng khẳng định rằng tự do tôn giáo liên đới mật thiết với các
quyền con người căn bản khác: “Để cho tự do tôn giáo hay niềm tin được thụ hưởng một cách
trọn vẹn, những nhân quyền khác cũng phải được tôn trọng, đặc biệt là
nguyên tắc không phân biệt đối xử và các tự do diễn đạt, hội họp, lập hội, di
chuyển, và quyền thụ hưởng giáo dục.”
Giải thích lý do
công bố bản Tuyên Ngôn vào thời điểm này, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng
Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nói:
“Chúng tôi muốn
phối hợp kết quả của Hội Nghị ở ĐNÁ với các nỗ lực vận động
Quốc Hội Hoa Kỳ và quốc tế của năm 2016.”
Theo
Ts. Thắng, nội trong vài tuần tới đây sẽ có nhiều tin tức về nỗ lực
vận động rộng lớn cho tự do tôn giáo ở Việt Nam.
“Ở
Hoa Kỳ, chúng tôi đang phối hợp với nhiều tổ chức tầm vóc để vận
động Quốc Hội đòi hỏi Hành Pháp áp dụng những biện pháp chế tài
sẵn có trong luật đối với Việt Nam và đồng thời đề ra những biện
pháp chế tài bổ sung thông qua các đạo luật mới về nhân quyền,” Ông giải thích.
Còn ở tầm vóc
quốc tế, theo Ts. Thắng cho biết, BPSOS đang phối hợp với nhiều tổ
chức nhân quyền và tôn giáo để nới rộng thành quả của Hội Nghị ở
Bangkok lên tầm vóc toàn Á Châu.
Một mục tiêu quan
trọng của Hội Nghị ở Bangkok vừa qua là tạo sự đoàn kết giữa các
tổ chức và nhân vật tranh đấu cho tự do tôn giáo trong toàn khu vực.
Tín đồ Cao Đài tham gia Hội Nghị, Bangkok ngày 01/10/2015 (ảnh ICJ).
(1: BBT Blog).
“Nếu
một hay nhiều tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào ở bất kỳ quốc gia
nào mà bị đàn áp thì lập tức tất cả những tổ chức ký tên trong
bản tuyên bố chung sẽ đồng loạt lên tiếng và can thiệp cho các nạn
nhân”, Ts. Thắng giải
thích. “Tinh thần đoàn kết ấy là thành quả nhãn tiền của hội
nghị.”
Trong
bản tuyên bố chung có chữ ký của hai cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam
là Ân Đàn Đại Đạo, một hệ phái Phật Giáo, và Khối Nhơn Sanh Đạo Cao
Đài.
Theo ban tổ chức cho
biết, hội nghị còn có ngày 29 tháng 9 dành riêng cho một số tổ chức
xã hội dân sự và tổ chức tôn giáo, trong khi 2 ngày sau đó thì mở ra
cho đại diện của một số toà đại sứ và giới chức chính quyền tham
gia. Nhiều phái đoàn tôn
giáo người Việt chỉ tham gia ngày 29 tháng 9, gồm có 1 mục sư Tin
Lành người Việt, 4 mục sư và 1 tín đồ Tin Lành người Tây Nguyên, 1
tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo, 3 đồng bào Hmong theo đạo Tin Lành, và 3
vị sư và 1 Phật tử gốc Khmer Krom.
“Vì lý do an toàn
cho những người này, chúng tôi đã không để tên họ vào bản Tuyên Ngôn
được phổ biến,” Ts. Thắng nói.
“Nhưng họ và cộng đồng tôn giáo của họ là một phần của Hội Nghị,
mà tinh thần và chủ trương được thể hiện qua bản Tuyên Ngôn.”
Theo nội dung bản
Tuyên Ngôn, tinh thần và chủ trương của các thành phần tham dự gồm có
“tăng cường sự hợp
tác toàn cầu và toàn vùng bằng cách hoạt động xuyên qua các ranh giới địa
lý, quốc gia, chủng tộc, sắc tộc, chính trị và tôn giáo”; và “bày tỏ và
hành động trong sự đoàn kết với các cá nhân và các cộng đồng đang hứng
chịu bạo lực, sự đàn áp, sự phân biệt đối xử, sự sách nhiễu, sự cách
ly ra lề, hay những vi phạm nhân quyền khác bởi vì tôn giáo hay niềm tin
của họ.”
Ông Vũ Quốc Dụng, Giám Đốc Điều Hành
tổ chức VETO!, đến từ Đức, Bangkok ngày 30/09/2015 (ảnh ICJ)
Ban tổ chức Hội
Nghị gồm ba tổ chức có hoạt động ở tầm vóc quốc tế: Hội Đồng
Quốc Tế của Các Luật Gia (ICJ) có trụ sở ở Geneva và văn phòng khu
vực tại nhiều nơi trên thế giới, Diễn Đàn Á Châu về Nhân Quyền và
Phát Triển (Forum-Asia) có trụ sở ở Bangkok, Thái Lan và văn phòng
đại diện ở Geneva, và Boat People SOS (BPSOS) có trụ sở ở vùng Thủ Đô
Hoa Kỳ và cơ sở hoạt động ở Đông Nam Á.
Bản Tuyên Ngôn, tiếng Anh: http://icj.wpengine.netdna-cdn.com/wp-content/uploads/2016/01/South-East-Asia-Declration-Freedom-of-religion-Advocacy-2016-ENG.pdf
Bản Tuyên Ngôn, tiếng Việt: http://dvov.org/wp-content/uploads/2014/07/Tuyen-Ngon-Hoi-Nghi-Tu-Do-Ton-Giao-Bangkok-Tha%CC%81i-Lan.pdf
Bài liên quan:
“Sự hội nhập toàn vùng
đang mở ra cơ hội cho tự do tôn giáo” – Phát biểu khai mạc Hội Nghị của
TS Nguyễn Đình Thắng
Tiếng nói tôn giáo
độc lập đã cất lên ở diễn đàn khu vực – rồi sao nữa?
Đại diện các tôn
giáo ở Việt Nam tham gia diễn đàn ĐNÁ
CHÚ THÍCH.
(1:BBT Blog): Ông
Phó Trị Sự Nguyễn Văn Thiệt (Bình Dương) tham dự Hội Nghị và đã ký tên vào tuyên bố chung
(cùng với 04 thành viên khác có mặt). Bản tuyên bố chung nầy đã được báo trước
là sẽ gởi đến chính quyền Việt Nam nên
các thành viên tham dự có quyền ký hay không ký.
Các thành KNS Đạo
Cao Đài đã ký tên mạnh mẽ thể hiện sự tin tưởng vào lẽ phải mình đang làm.
Ông Tá quan Công An Đặng
Phát Thành Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Bình Dương biết được việc Ông Thiệt và Bà
Lương Thị Nở (Phú Chánh) đi tham dự Hội Nghị Thái Lan nên sau đó ra tay đàn áp.
Lần thứ nhất: Ông Thiệt
sang Campuchia làm công quả đưa bửu tượng Đức Hộ Pháp ra vị trí thì Tá Quan Công
An Thành đến nhờ công an cửa khẩu Mộc Bài giử lại câu giờ đến 20 giờ đêm (đóng
cửa khẩu) mới cho ra khỏi đồn công an...
Lần thứ hai: Ông
Thiệt và bà Lương Thị Nở đi Campuchia dự lễ An Vị Bửu Tượng Đức Hộ Pháp thì có
lịnh CẤM XUẤT CẢNH THEO YÊU CẦU CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG.
Sau đó mời hai vị
nầy lên công an gây khó dễ nhiều lần... và đe dọa công việc mưu sinh của hai
người Đạo Cao Đài đi dự Hội Nghị Tôn Giáo ở Thái Lan trên đây.
Tá quan Thành đã vi
phạm quyền đi lại của công dân, quyền tự do tôn giáo, quyền mưu cầu hạnh phúc...
Cho nên chúng tôi đã tập hợp các sự vi phạm của Tá quan nầy nghị đưa vào danh sách viên
chức vi phạm nhân quyền... để áp dụng luật chế tài nhân quyền đối với ông Đặng
Phát Thành.
Chúng ta không ngăn
chận được cường quyền nhưng chúng ta có cách thức tranh đấu để những ác nhân
nầy phải chịu hậu quả do những ác hành của họ tạo ra... kể cả vợ con họ cũng
phải chịu hậu quả từ ác hành của họ...
Những tội lỗi trong
bóng tối sẽ được phơi bày ra ánh sáng... xã hội văn minh, nhân văn sẽ có cách
giải quyết thích hợp với ác hành của họ. Đó là luật công bằng của tạo hóa.