Trang

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

1007. CHƠN TRUYỀN CỦA CHÍ TÔN ĐẠI KỴ GIAN DỐI...

THẾ NÀO LÀ BÚT PHÊ & LƯU NIỆM.
Bài 02.
Bài viết nầy có chủ đích rất đơn giản và minh bạch là cung cấp thông tin từ vật chứng để đồng đạo hiểu chính xác thế nào là bút phê, thế nào là lưu niệm trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài lập năm 1926. Chúng tôi không đặc vấn đề tranh luận hay trích điểm, đã phá bất cứ một cá nhân hay tập thể nào nhưng nhứt định đi cho tới tận cùng của sự thật về hình thức của bút phê và lưu niệm.

Tại sao không tranh luận hay đã kích?
Bởi vì Huấn Lịnh 638 là khuôn thước để bậc chức sắc cho đến tín đồ đều phải thi hành. Thứ nữa ngày nay Hội Thánh Cao Đài không cầm quyền hành chánh tôn giáo cho nên có tranh luận, có đối đầu (như một số điều trong Luật lệ 03 Hội lập Quyền Vạn Linh cho phép) thì lấy quyền gì để phân định đúng sai?
Cách thức hành xử của Hội Thánh Cao Đài rất minh bạch nên mọi việc đều có bút phê hay văn bản trả lời; cách trả lời cũng mạnh mẽ, rõ ràng đen trắng chớ không bao giờ hàng hai, hàng ba, hàng tư... để ai hiểu sao cũng được rồi đưa đến cảnh hổn loạn. Hiện tại đạo lâm vào cảnh trong Kinh thánh dạy: Khi Babilon sụp đổ thì không còn hòn đá nào trên hòn đá nào. Vậy mọi sự tranh luận đều là vô ích và rất nguy hiểm cho sự thật. (1).
Trong hoàn cảnh đó chúng tôi chủ trương: Lấy văn bản Hội Thánh làm gốc để cung cấp vật chứng và thông tin giúp người đạo có sự hiểu biết chân chính: theo đạo chớ đừng theo người. Từ những kiến thức chắc chắn đó tự quí vị sẽ nhận định lẽ đúng sai. Điều nầy rất quan trọng và là kim chỉ nam của chúng tôi trên đường hành đạo trong thời kỳ Hội Thánh không cầm quyền hành chánh. Chúng tôi cũng không thuyết phục những ý kiến khác mình hay đối đầu nhau mà tìm cách hiệp tác với nhau để đi đến sự thật là chính. Nhìn thấy sự thật được hiểu đúng và được tôn trọng là niềm vui cho người học đạo và hành đạo...
Điển hình như khi các giới chức chính quyền nhiều địa phương đến nơi người theo Đạo Cao Đài hành lễ thượng tượng yêu cầu: phải báo trước 15 ngày và chờ ý kiến của Ủy Ban Xã mới được hành lễ thượng tượng...  (theo đúng nghị định 92 của chính phủ)... Người đạo tại nơi thượng tượng đã nhận lỗi trước bao nhiêu đồng đạo... và hứa sẽ chấp hành...
Khi biết tin chúng tôi lập tức cung cấp thông tin rằng Nghị định 92 áp dụng cho việc đăng ký TỔ CHỨC TÔN GIÁO (là cấp trung ương của một tôn giáo khi xin đăng ký). Nghị định 92 không áp dụng cho việc hành lễ thượng tượng tại tư gia. Đem nghị định 92 áp dụng cho Lễ thượng tượng là sai đối tượng và nội dung.
Thứ nữa Đạo Lịnh 01/1979 qui định người Đạo Cao Đài được quyền hành đạo theo giáo pháp chơn truyền. Lễ thượng tượng tại tư gia thuộc về giáo pháp chơn truyền cho nên không cần xin phép.
Lần đối đầu kế đó với các viên chức chính quyền, đồng đạo đã vận dụng và các viên chức bỏ chạy lập tức (Trừ quái khí roi thần chớp nháng). Kết quả là ngày nay không một viên chức địa phương nào còn đem nghị định 92 để áp dụng cho Lễ Thượng tượng tại tư gia. (xem phụ lục phim đính kèm).
Ngày 10/01/2016 HH Truyền Trạng Trần Anh Dũng (Quản văn phòng Hiệp Thiên Đài) có thủ bút về Tờ Tường Trình của Khối Nhơn Sanh và đồng đạo. Sau đó Ngài Cải trạng Nguyễn Minh Nhựt (tự Trân) Qu. Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài ký ngang với HH Truyền trạng (bên tay trái thủ bút).
VẬT CHỨNG VỚI 02 CHỮ KÝ NGANG NHAU TẠI TRANG 05. 

Tập thể Khối Nhơn Sanh hiểu đó là bút phê (hay lời phê), nhị vị chức sắc HTĐ cho đó là lưu niệm.
Muốn minh bạch về hình thức thủ bút trên là bút phê hay lưu niệm (chưa cần đi vào phân tích nội dung thủ bút) phải căn cứ vào nguyên tắc thế nào là bút phê và thế nào là lưu niệm trong tôn giáo và xã hội. Có vậy mới góp phần vãn hồi bản sắc trong lành của đạo. Nó cũng giống như có cây compa (QUI), có êke (CỦ) trong tay thì người bình thường cũng có thể xác định được hình tròn, góc vuông....
1/- Nguyên tắc bút phê:
Trong hành chánh tôn giáo khi có một văn bản như: Thỉnh giáo, Thỉnh ý, Tường trình... gởi đến thượng cấp thông thường có 02 cách giải quyết:
./- Viết ý kiến trả lời hay giải quyết ngay vào văn bản; đó là bút phê hay lời phê. Trong bút phê có thể cấp dưới ký rồi cấp trên duyệt y.
./- Ra một văn bản riêng trả lời nội dung văn bản gởi đến theo qui định... đó là ra  công văn trả lời hay giải quyết...
Lời phê hay công văn.... bắt nguồn từ một văn bản cần thượng quyền có ý kiến hay chỉ đạo cách giải quyết nên có giá trị trong hành chánh tôn giáo.
2/- Nguyên tắc lưu niệm.
Đó là khi có sự gặp gở thảo luận, hội kiến mà không nhứt thiết phải có văn bản gởi trước đó mà một bên hay nhiều bên muốn lưu niệm thì xin viết lưu niệm.
Thông thường lưu niệm viết trên một cuốn sổ hay một tờ giấy riêng (bởi nó không có văn thư làm nền cho cuộc thảo luận...). Một cuốn sổ hay một trang lưu niệm có thể có nhiều người cùng viết và ký. Quan sát các lưu niệm ta thấy: A viết thì A ký, B viết thì B ký. Chúng tôi chưa từng thấy một lưu niệm nào của A viết và ký rồi sau đó B ký kế một bên hay ký phía dưới.  
Lưu niệm không có giá trị trong hành chánh tôn giáo mà mang giá trị xã giao, tham khảo và tư cách đạo đức trong đối nhân xử thế.
3/- Theo vật chứng tại TỜ TƯỜNG TRÌNH lần 02 thì thủ bút của nhị vị Truyền trạng và Cải Trạng là bút phê hay lưu niệm?
Ngày 10/01/2016 thành viên Khối Nhơn Sanh đến gặp HH Truyền Trạng Trần Anh Dũng Quản văn phòng HTĐ tại Trí Giác Cung để gởi TỜ TƯỜNG TRÌNH  dài 04 trang (gởi lần thứ hai).  Sau khi trao đổi HH viết ngay vào trang thứ 05 của TỜ TƯỜNG TRÌNH. (HH còn cho phép ghi âm cuộc thảo luận nầy).
 Sau đó các thành viên KNS đến tư gia Ngài Cải Trạng trình và Ngài đã ký bên trái của thủ bút do HH Truyền trạng viết. Ngài Cải trạng đã ký tên bên góc trái và ngang với chữ ký HH truyền trạng như văn bản đã thể hiện.
Tờ Tường Trình lần 02 (là vật chứng) đã thể hiện:
./- Căn cứ vào hình thức của thủ bút đủ để xác định đó là bút phê.
/- Chuyển thể thủ bút từ bút phê sang lưu niệm là sai với sự thật trong tôn giáo lẫn xã hội.
Còn tiếp:
Tra khảo vật chứng hay Những hệ quả từ vật chứng.
Việt Nam ngày 10/12/Ất Mùi. (19/01/2016)
Đạo Hữu Dương Xuân Lương.


(1): Lưu ý rằng ngày 14/10/2015 Chức sắc Hiệp Thiên Đài họp tại văn phòng công cử nhân sự cầm quyền HTĐ thì đó là Thượng quyền của người đạo “là chức sắc HTĐ hành đạo” nhưng vẫn chưa đủ pháp lý để gọi đó là Hội Thánh Cao Đài. Vì còn thiếu Cửu Trùng Đài nên chưa đủ để hiểu đó là thánh thể Đức Chí Tôn.
Thứ nữa Thánh Lịnh 54 ngày 20-05-1956 của Đức Hộ Pháp dạy rõ: không còn Hội Thánh HTĐ nữa nghiêm cấm lợi dụng danh nghĩa Hội Thánh HTĐ...chỉ còn chức sắc HTĐ hành đạo mà thôi... Chúng tôi không biết có Thánh Lịnh nào hủy bỏ Thánh Lịnh 54 của Đức Hộ Pháp và phục hồi lại Hội Thánh HTĐ hay chưa? Quí vị nào có thông tin cung cấp dùm chúng tôi xin thành thật cảm ơn)

ĐÍNH KÈM THÁNH LỊNH. 


HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỒ:54/HP.HN
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
      (Tam Thập Nhứt Niên).
       Tòa Thánh Tây Ninh.
HỘ PHÁP
CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI
HIỆP THIÊN VÀ CỬU TRÙNG.
- Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền.
- Nghĩ vì theo chơn pháp, dùng cho danh từ Hội Thánh Hiệp Thiên Đài là khi có đủ mặt Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân và cả Chức Việc từ Luật Sự đến Tiếp Dẫn Đạo Nhơn hiệp đồng hội nghị mới gọi là Hội Thánh.
- Nghĩ vì Chức sắc đã hy sinh phế đời hành đạo từ thử đến giờ, chỉ trong địa vị phân quyền của Pháp Chánh và Hiến Pháp, thi hành phận sự với phẩm vị và chức vụ của mình mà thôi.
Trong cả Chức sắc Đại Thiên Phong ấy từ trước chỉ có: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Tiếp Đạo, Bảo Đạo, Tiếp Pháp, Bảo Thế và Hiến Pháp sau nầy đã phế đời hành đạo, còn bao nhiêu chưa hề đảm đương quyền hành phận sự. Còn Khai Đạo đã nghỉ phép hơn sáu tháng nay mà chưa phúc sự cho Bần Đạo hay biết tái lãnh phận sự hay chăng?
- Nghĩ vì trong Hội Thánh Hiệp Thiên Đài chỉ còn có Hiến Pháp, Tiếp Pháp và Tiếp Đạo ở tại Tòa Thánh mà thôi.
Nên:
THÁNH LỊNH.
- Điều thứ nhất: Không còn quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh nữa, chỉ còn Chức Sắc Thiên Phong tùy phẩm vị quyền hành mình hành đạo mà thôi.
- Điều thứ nhì: Thoảng có điều chi khẩn cấp buộc phải dùng quyền hành Hội Thánh Hiệp Thiên Đài thì cầu lịnh Hộ Pháp triệu tập đủ mặt Chức Sắc Thiên Phong từ trước, phải có mặt hội nghị thì quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài mới có giá trị. Trái ngược lại, không còn một ai lợi dụng danh từ Hội Thánh Hiệp Thiên Đài nữa.
- Điều thứ ba: Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Hội Thánh Phước Thiện và các Tịnh Thất, Phạm Môn triệt để thi hành Thánh Lịnh nầy.
Sau khi ban hành xong, các cơ quan phải phúc trình cho Bần Đạo rõ chi tiết thực hành.
Ngày 14 tháng 4 năm Bính Thân.
(DL 20/05/1956).
HỘ PHÁP
PHẠM CÔNG TẮC.
(Ấn Ký)


THÁNH LỊNH LIÊN QUAN.
HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỐ: 58/HP.HN
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
      (Tam Thập Nhứt Niên).
  TÒA THÁNH TÂY NINH.
HỘ-PHÁP
CHƯỞNG-QUẢN NHỊ HỮU-HÌNH-ĐÀI
HIỆP-THIÊN và CỬU-TRÙNG
Chiếu y Tân-Luật và Pháp-Chánh-Truyền ban quyền hành cho Giáo-Tông và Hộ-Pháp..
Chiếu y Đạo-Luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu-Dần (15-2-1938)  giao quyền thống-nhứt Chánh-Trị-Đạo cho Hộ-Pháp nắm giữ cho đến ngày có Đầu-Sư chánh vị.
Chiếu y Thánh-Huấn số: 64/HP.HN ngày 20 tháng 3 năm Bính-Thân (DL; 30-4-1956) cho Hiến-Pháp nói trên.
NÊN:                                     
THÁNH – LỊNH
ĐIỀU THỨ NHỨT:
Ủy-quyền cho Hiến-Pháp Trương Hữu Đức thay mặt Bần-Đạo chăm nom mọi việc hành động của Hội-Thánh Hành-Chánh và Phước-Thiện chỉ dẫn dìu dắt Chức-Sắc Thiên-Phong Nam Nữ Lưỡng-Phái Hành-Đạo đúng theo chơn-truyền luật pháp của Đạo. Mọi hành vi bất hợp pháp Người đặng trọn quyền phúc-sự cho Bần-Đạo định đoạt.
ĐIỀU THỨ NHÌ:
Tiếp-Pháp Chưởng-Quản Bộ-Pháp-Chánh Thái, Thượng, Ngọc Chánh Phối-Sư và Chơn-Nhơn Chưởng-Quản Phước-Thiện tùy nhiệm vụ lãnh thi hành Thánh-Lịnh nầy./.
Lập tại Kiêm-Biên, ngày 19-04-Bính-Thân
(DL: 28-5-1956)
HỘ - PHÁP

(Ấn Ký)


VIÊN CHỨC NẦY DÙNG NGHỊ ĐỊNH 92 RẤT SAI TRÁI....



TT