Bàn tròn đa tôn giáo: một mô hình hữu hiệu.
Không chỉ đúng việc mà còn phải đúng
cách
Ts. Nguyễn Đình
Thắng
Ngày 26 tháng 1,
2016
Có
3 yếu tố tối cần thiết cho hoạt động xã hội dân sự. Đó là: tổ
chức, tổ chức và tổ chức.
Nếu
không có tổ chức thì không có xã hội dân sự. Và nếu không có đông
các tổ chức phát triển về quy củ và quy mô thì xã hội dân sự mãi
mãi èo uột.
Theo
tôi, “bàn tròn đa tôn giáo” là một mô hình tổ chức có cơ hội phát
triển ở Việt Nam và ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.
Bàn tròn đa tôn giáo
Từ
nhiều năm qua, BPSOS tham gia “bàn tròn đa tôn giáo” mà tiếng Anh là
“multi-faith roundtable” gồm nhiều tổ chức với tầm hoạt động quốc gia
hay quốc tế.
“Bàn
tròn đa tôn giáo” có nhiều lợi thế so với “hội đồng liên tôn” vì nó
tránh được sự lấn cấn về tính chính danh, tránh tình trạng độc
chiếm và loại trừ, và dễ quy tụ và phát triển.
Một
hội đồng liên tôn, để chính danh, đòi hỏi 2 yếu tố.
Trước hết, danh xưng “hội đồng” ngụ ý là người tham gia phải có
sự uỷ nhiệm hay bổ nhiệm chính thức của một tổ chức tôn giáo hay
một cơ quan thẩm quyền. Kế đến, chữ “liên tôn” ngụ ý có sự liên minh chính thức giữa
các tôn giáo. Để đạt cả 2 yếu tố này thì phải qua những thủ tục
nhiêu khê và mất thời gian vì không những nội bộ mỗi tôn giáo phải
chính thức chỉ định người tham giao vào hội đồng, mà giữa các tôn
giáo lại còn phải hoàn tất các cuộc thương thảo về liên minh. Nếu theo đúng quy trình để bảo đảm tính
chính thức và chính danh thì phải mất nhiều năm mà chưa chắc đã
xong.
Đó
là chưa kể nếu một tôn giáo có nhiều hệ phái độc lập thì phải xử
sự ra sao? Nếu mở rộng cho mọi hệ phái cùng tham gia thì sẽ dẫn đến
tình trạng tôn giáo với nhiều hệ phái lại có nhiều tiếng nói hơn
là tôn giáo với ít hệ phái. Còn như quyết định mỗi tôn giáo chỉ một hệ phái đại
diện thì lấy tiêu chuẩn nào để chọn? Và dù chọn hệ phái nào thì
vẫn vi phạm nguyên tắc “bao hàm” – tức là phải tôn trọng và chấp
nhận các hệ phái khác tôn chỉ và niềm tin với mình – theo đúng tinh
thần và tiêu chuẩn quốc tế về tự do tôn giáo và niềm tin.
Hơn
nữa, “bàn tròn” là một hình thức rộng mở để đón nhận cả những tổ
chức không tôn giáo nhưng quan tâm đến tự do tôn giáo. Trong bàn tròn đa tôn giáo kể trên, có
không ít những tổ chức nhân quyền không thuộc tôn giáo nào, như là
BPSOS. Có cả một văn phòng luật tư nhân tham gia. Hình thức tổ chức
này huy động được sự tham gia của ngày càng đông các nhóm đa dạng và
nhờ đó có được ảnh hưởng đáng kể lên chính sách của Hành Pháp và
Lập Pháp Hoa Kỳ.
Cách sinh hoạt
Nó
được gọi là “bàn tròn” vì mọi thành phần tham gia đều ngang nhau,
không ai trên, không ai dưới. Một thư ký đoàn được chỉ định để phối hợp các buổi
họp 3 tháng một lần, ghi chép biên bản, và chuyển thông tin cập nhật
cho các thành viên.
Thành
viên của bàn tròn bao gồm những tổ chức quan tâm đến tự do tôn giáo
và niềm tin. Trong đó có những tổ chức tôn giáo, có các hệ phái
khác nhau của cùng một tôn giáo, có những tổ chức nhân quyền quan tâm
đến tự do tôn giáo. Vì có sự tham gia lẫn lộn của nhiều tôn giáo nên
bàn tròn này được gọi là “đa tôn giáo”. Để trở thành thành viên thì
một tổ chức phải có sự đề cử của một thành viên hiện hữu.
Cứ
3 tháng bàn tròn lại nhóm họp trong Quốc Hội. Chi phí do các thành
viên tuỳ khả năng tình nguyện đóng góp. Buổi họp gồm 2 phần. Phần
đầu là họp giữa các
thành viên với nhau. Phần sau là họp với các giới chức Bộ Ngoại Giao, nhân viên Quốc
Hội, giới chức Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế... Các
thành viên nào muốn phát biểu thì phải ghi tên trước và cho biết đề
tài. Mỗi người chỉ có từ 2 đến 3 phút phát biểu. Qua đó các thành
viên cập nhật cho mọi người những sinh hoạt, diễn tiến hay sự kiện
mà mình quan tâm.
Giữa
các buổi họp định kỳ ấy, thành viên nào có việc cần các thành viên
khác yểm trợ thì báo cho thư ký đoàn biết – thư ký đoàn sẽ chuyển
lời kêu gọi đến các thành viên khác. Chẳng hạn, đã có nhiều lần tôi
kêu gọi các tổ chức tham gia bàn tròn cùng đứng tên để vận động
Quốc Hội, Toà Bạch Ốc hay Bộ Ngoại Giao về tình trạng vi phạm tự do
tôn giáo ở Việt Nam.
Mỗi
năm, các thành viên của “bàn tròn đa tôn giáo” hợp sức nhau tổ chức
một buổi sinh hoạt lớn ở Quốc Hội Hoa Kỳ, có trao giải thưởng cho
những nhân vật đóng góp nhiều cho tự do tôn giáo như Nữ Ngoại Trưởng
Hillary Clinton, Nữ Ngoại Trưởng Madeleine Albright, Dân Biểu Frank Wolf...
Phát triển mô hình
Ngày
30 tháng 9 và 1 tháng 10 vừa qua, BPSOS đồng tổ chức Hội Nghị Tự Do
Tôn Giáo hay Niềm Tin ở Đông Nam Á tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Hội nghị này chính là một bàn tròn đa
tôn giáo. Nhờ vậy mà trong
thời gian tương đối ngắn ban tổ chức đã huy động được sự tham gia của
nhiều tổ chức nhân quyền và nhiều cộng đồng tôn giáo ở khắp Đông Nam
Á, kể cả Việt Nam, ngồi lại với nhau. Hội nghị ấy có sự tham gia
của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Tự Do Tôn Giáo hay Tín Ngưỡng.
Chúng
tôi đang trong tiến trình thúc đẩy để bàn tròn này tiếp tục hoạt
động nhằm phát huy thành quả của hội nghị. Song song, chúng tôi cũng
đang phối hợp với một số tổ chức quốc tế có tầm vóc để phổ biến
mô hình “bàn tròn đa tôn giáo” đến các vùng và các quốc gia khác
nhau ở toàn Á Châu.
Tôi
mong rằng sẽ sớm có một “bàn tròn đa tôn giáo” ở Việt Nam. Nó phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh
ở Việt Nam hiện nay; nó thích hợp với tinh thần không loại trừ, không
phân biệt đối xử theo tiêu chuẩn về tự do tôn giáo và niềm tin của
LHQ; nó dễ huy động nhiều thành phần đa dạng tham gia; và nó có
nhiều cơ hội quy tụ và phát triển để tăng ảnh hưởng.
Bài liên quan:
Đại
diện các tôn giáo ở Việt Nam tham gia diễn đàn ĐNÁ
Tiếng
nói tôn giáo độc lập đã cất lên ở diễn đàn khu vực – rồi sao?
Giá
Nào Phải Trả Cho Tự Do Tôn Giáo?