Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2990. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 9)

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 9)

3/- Kinh Tứ Thời Nhựt Tụng dạy về Ấn Tý (trang 49 & 50).
... Nay Đấng Chí Tôn giáng cơ tiếp điển mở Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hiệp đủ Phật, Tiên, Thánh là kỳ kiết quả độ đủ 92 ức nguyên nhân về nơi nguyên thỉ. Có câu sách Thiên Địa tuần hườn châu nhi phục thỉ, tam giáo qui nguyên, chấp tay hoa sen đã thành trái quả bên tay trái thuộc dương, ngón cái là mẫu chỉ, ngón trỏ là thực chỉ, ngón giữa là trung chỉ, ngón út là tiểu chỉ còn một ngón không tên là vô danh chỉ. Sách có câu vô danh thiên địa chi thỉ là trước khi Trời Đất chưa khai thì một khí không không sau định hội Tý mới mở trời nên chữ Tý ở tại gốc ngón tay vô danh. Khi mở Trời rồi mới có hữu danh vạn vật chi mẫu, muôn vật có hình chất đều thọ nơi mẫu mới hóa sanh. Nay đến hội Tam Kỳ kiết quả, độ hết cả quần linh về cõi Niết Bàn, chẳng để một điểm chơn linh ở miền Đông Độ. 

2989. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 8)


 ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 8)


2/- ĐỨC HỘ PHÁP DẠY CÁCH BẮT ẤN TÝ. (1947).
Bần Đạo nhắc lại, người tín đồ Cao Đài luôn luôn nằm lòng lời minh thệ, đó là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của mình. Phải ghi tâm mới giử được sự thương yêu bạn đồng môn; và chúng sanh là con chung của Đức Chí Tôn để khỏi bị thất thệ mà mình đã hứa: “Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài...”. Cúng lạy phải tuân thủ tuyết đối thực hành nghiêm chỉnh và hoàn chỉnh: “Đàn không nghiêm thì Thầy không giáng”.
Chí Tôn đã dạy: Bắt ấn tý “khi bái lễ hai tay con chấp lại, song phải để tay trái ấn tý, tay mặt ngữa ra nằm dưới, tay trái ấn tý chụp lên trên

2988. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 7)



PHẦN HAI:
PHÁP LÝ & THỰC TẾ.
“Về bắt Ấn Tý”

Tìm hiểu, nhận xét và phân tích những lời dạy về bắt Ấn Tý chúng tôi nhận thấy có hai cách khác nhau. Cụ thể là cách bắt Ấn Tý của Thầy và Đức Hộ Pháp giống nhau. Cách dạy bắt Ấn Tý của Hội Thánh KHÁC VỚI cách dạy bắt Ấn Tý của Thầy và Đức Hộ Pháp.
Lưu ý là chúng tôi phân tích thấy khác nhau thì nói khác chớ chẳng dám nói là Hội Thánh sai.
 Đây là tiểu phẩm biên khảo nên việc đầu tiên là trích nguyên văn. Kế đó là phân tích và đối chiếu.
Việc trích văn không nhứt thiết phải theo thứ tự thời gian mà căn cứ vào nội dung ở vào diện (trên dưới hay trong ngoài) để việc tìm hiểu được thuận lợi.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

2987 CƠ BÚT PHẢI TẠI CUNG ĐẠO.

Đức Hộ Pháp dạy: Chúng ta không biết thọ mạng lịnh chi của Đức Thanh Sơn. Nếu Ngài không giáng cơ công khai nơi Cung Đạo Đền Thánh trước Thánh Thể Đức Chí Tôn thì ta không nhìn nhận Minh Trước Đàn.

Hiện nay cơ bút liên quan đến Đạo Cao Đài tràn lan, nhất là cơ từ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh của điệp viên cộng sản bí danh U4 tên Đinh Văn Đệ. Ông Đệ được cơ của ông phong thánh danh Thiên Vương Tinh (thuộc diện Đầu Sư). Đồng tử của ông Đệ là một Nam một Nữ và tuyên bố đồng tử ăn cá thịt bình thường... Họ đến trước Thánh Thất Cao Đài ở Mỹ (bang Cali) và chỉ lên Thiên nhãn nói rằng: Ai mà nghi họ là có trội với Đức Chí Tôn. BBT cung cấp lời phê của Đức Hộ Pháp để người đạo có hiểu biết về cơ bút, đừng để cho tà quái dẫn đi. 



LP 119/- V.V Trung Uý Tường xin phần đất thổ cư ở từ trước đến giờ chưa có đơn xin và tại nhà nầy kêu là Minh Trước Đàn để cho Sĩ quan cầu cơ học hỏi từ Trung Uý đổ xuống.

LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:

2986.PHƯỚC THIỆN XIN CẦU CƠ...

Hiện nay cơ bút liên quan đến Đạo Cao Đài tràn lan, nhất là cơ từ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh của điệp viên cộng sản bí danh U4 tên Đinh Văn Đệ. Ông Đệ được cơ của ông phong thánh danh Thiên Vương Tinh (thuộc diện Đầu Sư). Đồng tử của ông Đệ là một Nam một Nữ và tuyên bố đồng tử ăn cá thịt bình thường... Họ đến trước Thánh Thất Cao Đài ở Mỹ (bang Cali) và chỉ lên Thiên nhãn nói rằng: Ai mà nghi họ là có trội với Đức Chí Tôn. BBT cung cấp lời phê của Đức Hộ Pháp để người đạo có hiểu biết về cơ bút, đừng để cho tà quái dẫn đi.


LP. 05/- Mấy người thơ ký của Phước Thiện xin Đức Hộ Pháp cầu cơ làm phép.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

2985. ĐIỆP VIÊN U4 SẮP THÀNH TIÊN

Điệp viên U4 ĐINH VĂN ĐỆ (Thiên Vương Tinh) là đầu tàu đánh phá Tòa Thánh Tây Ninh. Năm 2008 Ban Thông Tin Khối Nhơn Sanh đã đăng bài nầy trên trang chonphapcaodai. Nay nghe tin điệp viên U4 sắp thành tiên nên đăng lại. Vì hể ông Đệ chết là sẽ có đàn cơ do đồng tử MỘT NAM, MỘT NỮ KHÔNG CẦN ĂN CHAY, phò cho tiên ông đệ về cơ. BBT Blog.

SỰ PHẢN NGHỊCH CỦA CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ 171B CỐNG QUỲNH SAIGON.

Ngày nay một số Chi Phái ở Việt Nam được chính phủ cấp pháp nhân hoạt động tôn giáo. (trong khi cái gốc là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì bị chính phủ xóa bỏ và cấm đoán).
Các vị Chi Phái họp sức nhau lập nên trang web caodaivn.com để quảng bá chi phái đó là việc của các vị.
Điều chúng tôi nêu ra là hành vi hạ bệ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

2984. CHÂU TRI VỀ CƠ BÚT NĂM 1929.

Cơ bút đã lập đạo thì cơ bút cũng có thể diệt đạo. Năm 1929 Hội Thánh đã nghiêm cấm cơ bút nghinh ngang để ngừa quỉ ma nhập cơ dụ dỗ người đạo. Vậy mà lắm người vẫn lầm tin. 
Đặc biệt là Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh hể có ai theo họ mà chết thì lập tức có đàn cơ về báo tin đã thành tiên. Mấy tay cán bộ cộng sản giết người không gớm tay vừa chết cũng thành tiên. BBT đoán chắc là khi tay điệp viên U4 ĐINH VĂN ĐỆ chết sẽ có đàn cơ báo tin tay nầy đã thành tiên. BBT Blog.




VP                           
Nội Chánh.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Đệ Tam niên.
Tòa Thánh Tây Ninh.

                     CHÂU TRI.

Thái Chánh Phối Sư.

Q. Thượng Chánh Phối Sư.  
Ngọc Chánh Phối Sư.

2983: VẤN ĐỀ CHI PHÁI (BÀI NĂM 2008)

Năm 2008 Ban Thông Tin KNS có đăng bài nầy trên trang chonphapcaodai. nay đăng lại.
ĐĐTKPĐ có chi, có phái; nhưng không có chi phái.
BBT Blog KNS.



VẤN ĐỀ CHI PHÁI.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có Chi, có Phái là điều có thực.
Chi và Phái nằm trong chơn truyền.
Những Chi nằm trong chơn truyền là Chi Pháp, Chi Đạo, Chi Thế của Hiệp Thiên Đài.

2982. PHÚC TRÌNH NĂM 2008.

Ngày 22/7/2008 Khối Nhơn Sanh đã đi đến Hà Nội để yêu cầu Trung Ương giải quyết việc Chi phái 1997 chiếm Tòa Thánh Tây Ninh của người Đạo Cao Đài 1926.
Sau chuyến đi đó ngày 10/8/2008 đồng đạo đã cử CTS Hứa Phi làm Trưởng Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh. Ngày 15/8/Mậu Tý Ông Phi vắng mặt tại nơi tranh đấu.
Đến ngày 14/12/2008 KNS đã họp lại để giải tán Ban Đại Diện. 

BBT Blog KNS.


Phúc trình của nhơn sanh đi Hà Nội 22-7-2008.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Bát Thập Tam Niên.
TÒA THÁNH TÂY NINH.

PHÚC TRÌNH.
“Nhơn Sanh gặp Ban Tôn Giáo- Hà Nội”.

1- CỘI NGUỒN CỦA CHUYẾN ĐI. (Phần chìm của tảng băng).
Đức Chí Tôn dùng huyền diệu cơ bút lập nên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay nói tắc là Đạo Cao Đài.
Ngày 23-8- Bính Dần (1926) có TỜ KHAI ĐẠO với chính phủ Pháp.
Ngày 15-10- Bính Dần (1926) tổ chức LỄ KHAI ĐẠO ở Gò Kén.
Sau lễ Khai Đạo Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền, dạy lập Tân Luật, và lập nên Hội Thánh Cao Đài từ 1926.
Hội Thánh lập thêm Đạo Luật và các luật lệ khác để điều hành cơ đạo. Gọi chung là Luật Hội Thánh.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2019

2981. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 6.

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013).
Đừng tin những gì Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo 171b Cống Quỳnh viết mà hãy đối chiếu diều họ viết với sự thật. Họ do cộng sản lập ra mà cộng sản chủ trương vô sản, Đạo chủ trương hữu sản nên họ luôn luôn tìm cách hạ bệ Tòa Thánh Tây Ninh.
Dương Xuân Lương 2019.

.
2.4/- Câu 4: Cũng như nương viết của chàng Hồ.

Đức Hộ Pháp xác định Hồ là Đổng Hồ (không phải Hồ Chí Minh hay một Hồ nào khác).
Đổng Hồ là một nhân vật thời Đông Châu. Bộ Đông Châu Liệt Quốc lưu hành là thành quả của nhiều người. Khởi đầu dĩ nhiên là những câu chuyện truyền miệng. Ông Dư Thiệu Ngư  biên soạn ra khoảng niên hiệu Gia Tĩnh (triều Minh) với tên Liệt quốc chí truyện. Thời Minh mạt Ông Phùng Mộng Long cải biên thành bộ Tân liệt quốc chí. Đến thời Thanh ông Sái Nguyên Phóng  cải biên thành Đông Chu liệt quốc chí có 108 hồi như đang lưu hành.
Đông Chu Liệt Quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 400 năm (thế kỷ III, IV, V, VI trước Công Nguyên) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc.

2980. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 5.

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013)


2.3/- Câu 3: Mượn thế đặng toan phương giác thế,
Thiễn nghĩ đây là câu rất hàm súc... Mượn thế có mấy cách hiểu:
Cách một: Mượn thế là mượn những điều như thế (trong Phong Thần rất mờ hồ mà vẫn có phần thật và cuộc đời Tô Đông Pha tài hoa, lịch lãm mà vẫn va vấp) để dồi mài kiêu khí và mê tín của khách trần.
Cách hai: Mượn thế là mượn thế gian (là biển trần khổ) với đầy đủ diện mạo, mùi vị và góc cạnh của nó để làm đề thi tấn hóa cho khách trần đi từ bến mê sang bờ giác (đáo bĩ ngạn) khi trải bước trên đường luân hồi.

2979. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 4.

ẤN TÝ BIÊN NIÊN. 2013. tt 4.


2.2/- Câu hai: Giữa biển ai từng gặp lão Tô.
Theo Đức Hộ Pháp giảng thì Tô là Tô Đông Pha và cho biết vắn tắt ý nghĩa câu trên (theo nghĩa chữ biển là đại dương). Nhưng chính Đức Hộ Pháp dạy rằng mỗi khi thuyết Đạo Ngài đều để khoản trống cho con cái Chí Tôn tìm hiểu.
Do vậy chúng tôi xin trình bày thêm diện chữ biển là biển trần khổ. Từ đó liên hệ đến 03 cảnh ngộ đầy trớ trêu (bi hài) của Tô Đông Pha để hiểu nghĩa câu hai. Nghĩa là trong cuộc đời (biển trần khổ) ai đã từng sống qua, trãi qua (hay hiểu) cảnh ngộ mà họ Tô từng nếm trãi. Trong 03 cảnh ngộ chúng tôi chọn có 02 cảnh ngộ do chính ông là tác nhân, tự suy nghĩ của mình làm mình vấp (chủ quan) và 01 cảnh thời thế tạo ra (khách quan). Từ chủ quan và khách quan để lại bài học cho hậu thế.

2978. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) tt 3.

Bài viết từ 2013 nay đăng lại. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc nên cẩn thận.
Dương Xuân Lương.


2/- CHẮC LỌC.
Phát xuất từ bài thi:
Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
Giữa biển ai từng gặp lão Tô.
Mượn thế đặng toan phương giác thế,
Cũng như nương viết của chàng Hồ.
@@@
2.1/- Câu một: Phong Thần đừng tưởng chuyện mờ hồ,
Phong thần là chuyện có khá nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
2.1.1/- Truyện Phong Thần trong văn học.

2977. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013). tt 2.

Trong xã hội có quyền tự do ngôn luận thì ai cũng có quyền bày tỏ ý kiến của mình về một vấn đề nào đó. Việc lên án hay OK Nho giáo cũng là điều bình thường. Nó như một món ăn ai thích thì dùng ai không thích thì dẹp bỏ và nặng lời thì cũng có sao. Chúng ta tin vào Đức Chí Tôn thì đường hoàng làm sáng tỏ NHO TÔNG CHUYỂN trước công luận. Xã hội có đủ sáng suốt để biết lẽ hay ở đâu. Chí ít thì ai còn theo Đạo Cao Đài ắt hẳn còn tin vào NHO TÔNG CHUYỂN THẾ. 
Dương Xuân Lương.


1.2/- Ai bắt tội Ngài?
Bắt tội Ngài là những hôn quân, loạn thần tặc tử những hạng ác nhân, bất đức trong xã hội. Bắt tội Ngài là những kẽ ngu dốt lại ra mặt lãnh đạo về tư tưởng, văn hóa hay xã hội. Là những người thừa kế mà không nhận ra cái tinh túy của Nho Giáo để dung hòa với Tây Phương Khoa Học lại chủ trương đoạn tuyệt với Nho Giáo để chạy theo khoa học một cách mù quáng. Họ đã bảo hoàng hơn vua khi không biết rằng chính các nhà khoa học Tây phương đã kêu gào thảm thiết rằng: Khoa học không có lương tâm chỉ là sự băng hoại của tâm hồn. Họ không biết rằng thế kỷ thứ 18 Quốc Ấn nước Mỹ (1782) đã để CON MẮT trên Kim Tự Tháp. 

2976. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013), tt 1.

Sáu năm về trước (2013) khi  Tàu cộng lợi dụng Đức Khổng Tử như một quyền lục để mở học viện Khổng Tử ra nhiều nước, chúng tôi đã biết rằng sự gian dối của họ sớm bại lộ. Ngày nay Viện Khổng Tử đã bị tẩy chay...  Hiện nay (2019) nhiều người đang lên án Nho Giáo nhưng chúng tôi lại tin vào lời Đức Chí Tôn dạy: NHO TÔNG CHUYỂN THẾ và đã góp phần trình bày lý do trên Blog nầy.
Dương Xuân Lương.


PHẦN MỘT:
QUAN ĐIỂM SỬ CAO ĐÀI GIÁO.
“Biên niên & chắc lọc”.

Tiểu phẩm ở vào diện biên khảo nên phải căn cứ vào sử liệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà thể hiện. Đề cập đến sử liệu về Ấn Tý tất nhiên liên quan đến quan điểm sử của Đạo.
Quan điểm sử đạo do ai dạy, ở đâu? có nội dung như thế nào?
Thiễn nghĩ quan điểm sử do Đức Chí Tôn dạy. Dạy trong cổ pháp và thi văn. Phân tích và tìm hiểu chúng tôi thấy có 02 tiêu chuẩn: BIÊN NIÊN & CHẮC LỌC. Từ đó cung cấp một sản phẩm có những nhân tố tích cực giúp người đọc nhận thức được bến mê và bờ giác.
1/- BIÊN NIÊN.

2975. ẤN TÝ BIÊN NIÊN 2013. LỜI THƯA TRƯỚC..


Năm 2013 Tôi có họp với một số đồng đạo thảo luận và biên soạn quyển ẤN TÝ BIÊN NIÊN, (dùng tên chung Nguyễn Phúc Thành) có gởi đến một số trang web. Nay có một số bạn đọc yêu cầu nên tôi xin đăng trên bog KNS.
Dương Xuân Lương.

ẤN TÝ BIÊN NIÊN.


LỜI THƯA TRƯỚC.

Vào dịp Trung Thu năm Quí Tỵ (2013) một số người theo chánh giáo chơn truyền ĐĐTKPĐ mở cuộc thảo luận về đề tài: BẮT ẤN TÝ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG?
Mới nghe báo đề tài nhiều người đã nhận xét rằng: Đạo khai từ năm 1926 biết bao thế hệ đã bắt Ấn Tý rồi... Nếu đặc vấn đề tìm hiểu ý nghĩa việc bắt Ấn Tý thì còn dễ nghe. Đằng nầy nêu vấn đề bắt sao mới đúng nghe phản cảm quá.
Thế nhưng đi sâu vào pháp lý tôn giáo và thực tế chúng tôi đành chấp nhận là có 02 cách bắt Ấn Tý khác nhau; xuất phát từ 04 văn bản với đầy đủ tính pháp lý tôn giáo trong đó. Đó là một sự thật sờ sờ trước mắt không có cách chi chối bỏ được. Nói cụ thể thì:
./-  Cách của Đức Chí Tôn và Đức Hộ Pháp giống nhau; theo thứ tự trên & dưới.
./- Cách Hội Thánh dạy trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo và Thông Tri số 05 của Văn Phòng Ngọc Chánh Phối Sư ngày 06-02-Tân Hợi (02-03-1971) thì lại theo thứ tự trong & ngoài.
Ngày nay Hội Thánh ĐĐTKPĐ không cầm quyền hành chánh trong tôn giáo. Hội Thánh không có nơi làm việc vì cơ ngơi đã bị chi phái Hội Đồng Chưởng Quản lập năm 1997 chiếm mất. Do vậy mà người đạo muốn thỉnh giáo Hội Thánh chơn truyền để đi đến việc bắt Ấn Tý thống nhất cũng không thể được. Cơn địa chấn mang tên Ấn Tý muốn minh lý rốt ráo và đi đến thống nhất thiết tưởng phải chờ ngày cơ đạo phục hồi rồi đưa ra cho 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh bàn tính và quyết định.
@@@

Tập biên khảo có 02 phần và 02 phụ lục. Phần một: Quan Điểm Sử Cao Đài Giáo. Phần hai: Pháp lý và thực tế về Ấn Tý. Phụ lục 1: Đức Hộ Pháp bắt ấn khi cúng Đại Đàn. Phụ Lục 2: Lý Thường Kiệt phá Tống.
Tập sách nầy Hội Thánh ĐĐTKPĐ chưa kiểm duyệt nên rất có thể có sai sót trong đó. Chúng tôi kính mong quí đồng đạo đón nhận nó trong tinh thần hòa bình chung sống trước khi kết luận đúng hay sai.
Nay kính.


2974. LỘN GAN LÊN ĐẦU.


LỘN GAN LÊN ĐẦU.

Tiền nhân có nhận xét: 
Miếng ăn là miếng tồi tàn, 
Mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.
Miếng ăn ở đây không phải là miếng ăn bình thường để nuôi sống cơ thể. Mà là miếng ăn của bọn tham nhũng, bọn có chức quyền tranh nhau nhau hút máu dân lành.
Miếng ăn như ông Nguyễn Đức Chung mất ăn trong vụ bơm nước sông Hồng vào Hồ Tây rồi Từ Hồ Tây bơm vào sông Tô Lịch để bớt ô nhiễm. Đang lên kế hoạch ăn ngon lành bổng dưng bị mất miếng ăn cho nên ông Chung lộn gan lên đầu.

Xem bài báo của ông Lưu Trọng Văn với số tiền ông Chung định ăn giờ khó nuốt nên lộn gan lên đầu.

2973. NGHỀ LÀM QUAN


NGHỀ LÀM QUAN.

Ông Nguyễn Dức Chung là một diển hình của nghề làm quan chức trong chế độ cộng sản: làm quan chức là để kiếm tiền, kiếm tiền và kiếm tiền thế thôi.
Bài viết của ông Ngô Trường An rất dể hiểu... 
Xin mời cùng đọc để hiểu thêm về quan chức cộng sản. Từ đó người dân Việt Nam nhận định rõ thêm rằng: Cần phải làm gì để sửa đổi số phận của chính mình.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

2972. ĐỨC HỘ PHÁP KỂ LẠI: BÀI THI DỊ HỢM...


Đây là đoạn chính Đức Hộ Pháp kể lại buổi đầu Ngài tiếp xúc với cơ bút. Nó dường như không giống với những gì mà chúng ta đọc về tiểu sử của Ngài. 
Nguyên văn:


Rút bài Thuyết Ðạo của Ðức Hộ Pháp
Tại Ðền Thánh đêm 17-8-Quí Tỵ (1953)

Ðêm nay là ngày Vía của Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Ðức Giáo Tông chúng ta lấy làm hân hạnh nhờ ơn Ðức Chí Tôn ban cho chúng ta một người Anh Cả Thiêng Liêng hiển linh quyền năng vô đối, Bần Ðạo nhớ lại hồi buổi ban sơ mới khai Ðạo, thật ra Bần Ðạo không có đức tin gì hết, không có tin đến nước Ðại Từ Phụ tức cười. 

2971. TÌNH THƯƠNG CỦA ĐẠI TỪ PHỤ.

Đây là bài thi Thầy ban cho Ngài Trương văn Động.

Trương Văn Ðộng:
Ba đào ngọn nước với nguồn sông,
Như một cây trôi ở giữa dòng.
Thấy vậy thương tình cho kẻ vớt,
Ðem về làm c
a với làm song.
Thâu.

Thầy sẽ trọng dụng, khá học Ðạo.


2970: TAY SAI HỌC BÀI VẮT CHANH BỎ VỎ

Tay sai lớn hay nhỏ, xưa hay nay đều làm theo lợi ích của ông chủ. Khi chủ thấy còn phù hợp thì xài, khi chủ thấy không còn phù hợp nữa thì vất bỏ để tìm con cờ khác, Tay sai tuy có quyền trước mắt, nhưng đó là quyền của chủ cho pháp, chứ không phải quyền theo pháp định. Tay sai miếng chanh khi đã hết nước thì phải bị vất bỏ. Đã đến lúc chế độ độc tài Bắc Kinh phải vất miếng chanh Carrie Lam... BBT Blog


Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

2969. THƯ ĐỨC HỘ PHÁP TRẢ LỜI NGÀI TƯƠNG (1935).

Đọc thư nầy chúng ta nhận định được rằng: TÔN GIÁO CAO ĐÀI LÀ MỘT TÔN GIÁO PHÁP QUYỀN. Đạo dùng luật trị người. Chấm dứt cảnh Người trị Người. Đạo hành xử theo pháp luật chứ không vị nễ cá nhân nào. Không màng rằng đối tượng bị thi hành luật nhiều hay ít. Ít mà mà đúng luật vẫn ok, nhiều mà sai luật cũng không giá trị chi. Người nhập môn đã phải thề gìn luật lệ Cao Đài. Từ phẩm chức việc cho đến chức sắc khi cầm quyền hành chánh đề phải thề: VÔ TƯ HÀNH ĐẠO, CHẲNG ĐẶNG TƯ VỊ...  BBT Blog.

Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 17 ra ngày 3/5/2010.


Tòa Thánh Tây Ninh, Le 27 Janvier 1935.
HỘ PHÁP.

Cùng vị Thượng Tương Thanh Thánh Thất Bến Tre.
Kính Đạo Huynh;
Bần Đạo có được bức thơ số 10 đề ngày 15-Janvier 1935 của Đạo Huynh nói về việc nhóm Vạn Linh tại Tòa Thánh ngày 08-01- và định cho Bần Đạo phải trả lời nội bửa mai ngày 18-01-1935.

2968: THƯ NGÀI THƯỢNG TƯƠNG THANH (1935)

Đọc thư Ngài Tương năm 1935 ta nhận thấy Ngài đã làm đầy đủ việc mà Ngài không đồng ý và khuyên Ngài Thái Ca Nhựt đừng làm (xem bài số (2964). Đó là sự trái chiều với chính Ngài Tương. Cũng theo thư nầy Ngài viết Tòa Thánh Tây Ninh là của toàn đạo, là tài sản chung của đạo. Nhưng sang thời Đệ Nhị Cộng Hòa con của Ngài Tương đã đứng kiện Hội Thánh Cao Đài để đòi Tòa Thánh và đất đai... Ấy là sự trái chiều của con Ngài Tương với chính Ngài Tương.

Bài đăng trên BNS THÔNG LIÊN số 17 ngày 3/5/2010.


ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Thánh Thất                        (Đệ Cửu Niên).
Bình Hòa Gia Định
N:10.                            Gia Định Ngày 15-01-1935.
THƯỢNG ĐẦU SƯ
Gởi cho: ĐỨC HỘ PHÁP TÒA THÁNH TÂY NINH.
Kính ĐỨC HỘ PHÁP.
Tôi gởi theo đây một bản Châu Tri số 09 của Ban Chỉnh Đạo, gởi mời toàn Đạo từ Chức Sắc Thiên Phong tới Tín Đồ, nhóm Hội Vạn Linh tại Thánh Thất An Hội (Bến Tre) mà chọn cử một Vị để cẩm giềng mối Đạo và nhứt định sự hiệp về Tòa Thánh Tây Ninh mà làm việc,

2967. THƯ NGÀI TIẾP THẾ LÊ THẾ VĨNH

Ngài Tiếp Thế là một ký giả. khi mới mở đạo Ngài tò mò đến quan sát và được ban cho bài thi: Một viết với thân giữa diễn đàn, Bằng xua trước giặc vạn binh lang. Nước nhà ví biết thân là trọng, Dạy dỗ sao cho đặng mỡ mang.... 


Bài đăng từ BNS THÔNG LIÊN số 17 ngày 3/5/2010.

                                              ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Hiệp Thiên Đài            (Đệ Bát Niên)
N:09 
Tòa Thánh, Le 10 Novembre 1933. (23-09- Quí Dậu)
Lê Tiếp Thế kính cùng chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ và chư Đao Hữu Lưỡng Phái.
Kính cùng chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ.
Ngày 12-Septembre Đạo Hữu Lê Bá Trang và cựu Quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài bị ngưng quyền ngày 26-Juillet-1933 có ra Châu Tri số 146 nói can dự đến Tệ Đệ và toàn nền chính trị của Đạo.

2966. HANG Ổ CỘNG SẢN ĐỘI LỐP CAO ĐÀI.

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo sau 30/4/1975 đổi tên thành Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo  đã tự thú rằng họ là tổ chức của cộng sản lập ra. Họ đã trự khai:

Xin lược ghi tiếp theo đây một số thành tích đáng kể  nhứt của Điệp-viên bí danh U4 (Thành-viên của Cơ-quan Phổ-Thông Giáo-Lý), từ 1967 tới ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975 được Cách-Mạng từng bước hướng dẫn đi sâu và leo cao trong lòng địch với những chức-vụ bình-phong quan trọng để có “điều-kiện hợp pháp” nắm vững tình hình và làm nhiệm vụ được giao.  


Tài liệu từ BNS THÔNG LIÊN số 17 ra ngày 3/5/2010.

THAM LUẬN CỦA CƠ QUAN

PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO.

Trong cuộc hội thảo chi phái và các tổ chức Cao Đài tại Toà Thánh Ngọc Sắc, Hội Thánh Minh Chơn Đạo.

              ( Ngày 21, 22 tháng 11/2004 (10, 11 tháng 10 Giáp Thân)

                                                   &          &         &

I. Đôi lời giới thiệu cơ quan PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO:

Được thành lập đầu năm At Tỵ (1966) CQPTGLĐĐ được Đức Chí Tôn xác định: “Cơ quan PTGL không phải là một Chi Phái, cũng không phải là của một cá nhân nào hay đoàn thể nào, mà phải là toàn toàn đạo, một nhịp cầu nói liên tình huynh đệ, một điện đài thâu và phát những động năng thúc đẩy cho sự  thống nhất giáo lý tức là tinh thần vậy, để các con sẽ gặp nhau, qui nguyên ở vị trí duy nhứt trí có hành theo chánh pháp của Đại Đạo“.

Vì CQ PTGL không phải là một chi phái, nên Đức Chí Tôn dạy:

2965: NỖI LÒNG NGÀI NGỌC TRANG THANH (1932)

Ngài Trang dạy rằng: Nếu Đạo Hữu nào còn mê tín theo người nữa thì sau rồi dầu có ăn năn cũng muộn và trễ bước đường công quả.
Sử liệu từ BNS THÔNG LIÊN số 17 ra ngày 03/5/2010.


ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
(Đệ Thất Niên).
Tòa Thánh Tây Ninh.

Le 3-Novembre-1932. (06-10-Nhâm Thân)

NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ KIÊM CHỦ TRƯỞNG
CHỨC SẮC NAM PHÁI.

Gởi cho Chư Đầu Họ, Tỉnh và Quận Đạo.
Hiền Hữu!
Xin Hiền Hữu đọc bức thơ sao lục dưới đây của ông Thượng Tương Thanh Chánh Phối Sư gởi cho ông Thái Ca Thanh ở Mỷ Tho hồi tâm đặng có trở lại đường chánh giáo.
Các ý kiến tỏ ra trong thơ ấy đều hạp với ý kiến của Tôi, nên khuyên Hiền Hữu đọc lại cho rõ, hiểu cho chắc chắn rằng những việc của ông Thái Ca Thanh bác bỏ ra hồi trước đến giờ gánh sự rắc rối cho nền Đạo.

2964: NỖI LÒNG NGÀI THƯỢNG TƯƠNG THANH (1932).

Tâm sự Ngài Thượng Tương Thanh là sử liệu rất hiếm 
BBT Blog.

Sử liệu từ BNS THÔNG LIÊN số 02 ngày 03/5/2010.
  

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ,

Tòa Thánh Tây Ninh.

CHÁNH PHỐI SƯ THƯỢNG TƯƠNG THANH.
Gởi cho ông Thái Ca Thanh ở Cầu Vỹ. Mỹ Tho.

HIỀN HUYNH.
Kính thăm Anh và để ít lời thành thật mong cho Anh vui đọc và để ý vào.
Tôi có tiếp được xấp Thánh Ngôn Hậu Giang của Anh gởi và một cái Thơ Mời hội nơi Thánh Thất Mỷ Tho ngày 15-10 tới đây. Tôi có đọc kỷ và cũng có đọc lại các Thánh Giáo, Thánh Ngôn Anh gởi mấy lần trước, Tôi thấy rõ là một cuộc khảo do nơi Tam Trấn để cho Tà Thần mượn tên cám dỗ.
Trong 03 cái bệnh lớn của con người là tham, sân, si.
Nếu bậc cầm đuốc dẩn đường mà không trừ hết, còn một, hai cũng phải bị vướng. Anh đọc kỷ các Thánh Ngôn của cơ bút Hậu Giang từ khi ban sơ tới bây giờ, Tôi chắc Anh cũng thấy rõ cái hư thiệt ở trong cũng như Tôi vậy.

2963. TRÍCH VĂN VỀ CHI PHÁI....

Đinh Văn Đệ (Thiên Vương Tinh) là chỉ huy của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý rất kỵ với các Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp. Ông ta từng viết trong phần mật của Ban Quản Trị trang web caodaivn.com hay TUỔI TRẺ ĐẠI ĐẠO rằng văn bút của Đức Hộ Pháp không phù hợp với CQPTG. Đây là những điều mà những kẻ mượn danh Cao Đài phải khiếp sợ.
BBT Blog 



LỜI ĐỨC HỘ PHÁP:

“Về Chi Phái & Quân Đội Cao Đài”

BNS THÔNG LIÊN số 17, ra ngày 03/5/2010.

*.1- … như nạn Cao Đài đã bị tấn tuồng không có gì hết mà sanh ra phản Đạo, lập ra chi phái giết Đạo…. (Lời Thuyết Đạo Q 3 trang 53 dòng 14-15- bản in 1974).

*2- … Mấy người biết chi phái ấy là gì không? Là những kẻ chạy non.

Bần Đạo muốn nói những kẻ đó đã chạy mình cầm lại sao đặng, chạy đi đâu thì chạy. Họ tạo ra chi phái, họ nói quả quyết: Ông Trời ở đây không phải là Ông Trời của họ. Họ nhứt định tạo một ông Trời riêng…. (Lời Thuyết Đạo Q 3 trang 38 bản in 1974).


2962. BI KỊCH CỦA CHÚNG TA...



Thương nhau như thế bằng mười phụ nhau.
(Kiều, Nguyễn Du).
Ông Nguyễn Khắc Tiến Tùng giảng dạy về Khoa học Tôn giáo và Lịch sử tôn giáo tại Đại học Leipzig, CHLB Đức,Chúng ta đã không có dịp giới thiệu diện mạo thật của Đạo Cao Đài: xây dựng nền văn minh mới với Giáo Sư Tùng. 
Tiếc cho Giáo Sư Tùng & buồn cho chúng ta.




THẢO LUẬN VỚI GIÁO SƯ

NGUYỄN KHẮC TIẾN TÙNG. 
Bán Nguyệt San Thông Liên 
Số 17 ra ngày 03/5/2010.

Kính Giáo Sư.
Tôi vào google.vn gõ chữ Cao Đài. Một số trang web hiện lên trong đó có trang web Thiên Lý Bửu Tòa.  Trong đó có bài:
CAO ĐÀI: CHI PHÁI HAY TRUYỀN THỐNG của Giáo Sư viết.
@@@
Xin phép rút ra một số đoạn chủ yếu cho tiện thảo luận.
Ngay từ đầu GS viết: Tuy tôi không theo đạo Cao Đài…
Và sau đó GS nhắc lại: Như đã kể, chính tôi không là người bổn đạo…

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

2961: TẠI SAO THÁI TỬ BỎ TÒA THÁNH?



TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Vấn.

Về Tượng Tượng Thái-Tử Tất-Đat-Đa ở trước cửa Đền-Thánh.
Một số văn bút giải thích rằng Tòa Thánh không có pháp gì nên Thái Tử phải đi tầm pháp. Cho nên một số cơ bút bên Cơ quan phổ thông giáo lý 171/b Cống Quỳnh (SaiGon) như Đạt Tường giải thích rằng: Hoa trái không ở gốc mà ở cành lá. Nghĩa là pháp do các chi phái nắm giử chứ Tòa Thánh Tây Ninh không có pháp.
Tô Văn Minh (Gia Định).
Hồi đáp.
Xin cảm ơn bạn đã tín nhiệm và gởi câu hỏi. Chúng tôi xin hồi đáp như sau:
Về cách tìm hiểu Đạo Cao Đài chúng tôi đã có trình bày rằng phải hiểu trên thể pháp trước.
Thể pháp là gì?
Thể pháp là phần hữu hình nhìn thấy được như: công trình kiến trúc  (bao gồm phương hướng, hình dáng, màu sắc), cách thức bố trí nguồn máy nhân sự hay hành chánh tôn giáo, kinh, sách, nghi lễ trong tôn giáo nhằm thể hiện triết lý của tôn giáo về vũ trụ, nhân sinh hay xã hội.
Theo đó muốn hiểu đúng về ý nghĩa Tượng Thái Tử Tất Đạt Đa phải gắn vào thể pháp liên quan.

2960. BẠCH NGỌC KINH VÔ VI.



ĐI TÌM ĐỀN THÁNH VÔ VI.
“Thể pháp ẩn tàng bí pháp”.
BNS Thông Liên 02 (2009).
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Đạo Cao Đài) thì mổi thể pháp đều ẩn tàng bí pháp.
Thể pháp là hữu hình nhìn thấy được. Còn bí pháp là vô hình không thấy được nhưng có thể cảm nhận, lý hội hay mặc khải được. Cho dù là thể pháp hay bí pháp thì cũng tùy vào sự nổ lực học hỏi và cái “duyên” riêng của mổi người. 
Cũng như không ai thấy được Đấng Tạo Hóa nhưng việc làm của Đấng Tạo Hóa thì con người cảm nhận được hay thấy được. Những ý tưởng trong bộ não là vô hình nhưng khi những ý tưởng đó được thể hiện ra thì người ta thấy được (hữu hình).
Đạo Cao Đài có Đền Thánh hữu hình vậy thì có Đền Thánh vô vi hay không?
Hy vọng phần trình bày sau đây sẽ làm rõ phần nào câu hỏi nêu trên.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

2959. TIẾNG NÓI CAO ĐÀI 06.


Hội-Thánh-Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ xin giới thiệu video 06 chủ đề: Ý NGHĨA LỄ KHAI ĐẠO 1926 & ĐẠI ÂN XÁ.
Trân trọng.


2958. TẠI SAO DÙNG NHO TÔNG CHUYỂN THẾ?



TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Vấn
Tam giáo là: Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo. Vậy tại sao không dùng Phật tông hay Tiên tông chuyển thế mà lại dùng Nho Tông Chuyển Thế?
Hồi đáp.
Theo chúng tôi hiểu chữ giáo trong Phật giáo, Tiên giáo và Nho giáo là lời dạy của chư Phật, chư Tiên và chư Thánh (giáo là lời day; không hiểu theo nghĩa tôn giáo) và đều xuất phát từ một gốc mà ra. Gốc ấy là Đạo hay Đức Chí Tôn hay những danh xưng khác như Đức Chúa Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Phật A Di Đà… dù với danh xưng tụng nào cũng có nghĩa là dùng để chỉ Đấng tự hữu và hằng hữu đã tạo lập ra càn khôn vũ trụ (tài nguyên và môi trường sống) và bố trí càn khôn vạn vật sinh sống trên đó.
1/ Tại sao dùng Nho Tông Chuyển Thế.