Trang

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

4966. VẤN ĐỀ CHI PHÁI.

 Hiện nay Hội Thánh bị cốt. Căn cứ vào 09 Điều Kiện Qui Nhứt (1969); các vị chi phái có đủ quyền tự làm Sớ Cầu Đạo theo mẫu của Hội Thánh Cao Đài. Đó là quyền tự xác định mình là người Đạo Cao Đài. Khi đã xác định là người Đạo Cao Đài quý vị có quyền lập ra Bàn Trị Sự. Có quyền tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025 theo pháp luật đạo. BBT Blog KNS.


VẤN ĐỀ CHI PHÁI CAO ĐÀI.

Hiện nay nhà nước cộng sản Việt Nam rất muốn tạo sự chia rẻ giữa Đạo Cao Đài 1926 và các Chi nên dùng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chính sách thâm độc ấy. Đó là quỷ kế của tà quyền nên người có lòng với đạo cần phải biết sự thật của lịch sử để không bị mắc bẫy. Chúng tôi không kêu gọi quý vị tin vào bài viết nầy mà cung cấp sự thật để quý vị kiểm chứng những điều chúng tôi trình bày để tự quyết định.


Bản pdf.

https://drive.google.com/file/d/1Oi_4tnkPk8pHhd4s0ZIZ0CIhramGgPij/view?usp=sharing


BẢN VI TÍNH.

VẤN ĐỀ CHI PHÁI.

BBT Blog Khối Nhơn Sanh.

Hiện nay nhà nước cộng sản Việt Nam rất muốn tạo sự chia rẻ giữa Đạo Cao Đài 1926 và các Chi nên dùng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chính sách thâm độc ấy. Đó là quỷ kế của tà quyền nên người có lòng với đạo cần phải biết sự thật của lịch sử để không bị mắc bẫy. Chúng tôi không kêu gọi quý vị tin vào bài viết nầy mà cung cấp sự thật để quý vị kiểm chứng những điều chúng tôi trình bày để tự quyết định.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy: Mượn thế đặng toan phương giác thế, Cũng như nương viết của chàng Hồ. Ấy là lời khen tặng quan chép sử Đổng Hồ. Ông không chỉ ghi chép sự kiện mà nhìn sâu vào rồi liên kết lại và căn cứ vào đạo lý để nhận định, không tư vị, kiêng kỵ góp phần xây dựng chân-thiện-mỹ trong xã hội.

Các vị chức sắc Đại Thiên Phong tách ra lập thành chi phái từ năm 1931 trở đi. Có nhiều ngôn luận chủ yếu như: Hội Thánh hành đạo không đúng nên các vị chức sắc tách ra lập chi phái; thứ nữa là việc tách ra lập chi phái là do thiên ý của Đức Chí Tôn: Bửu tòa thơi thới trổ thêm hoa, Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà… Chúng tôi không tham gia vào trường ngôn luận ấy mà ghi lại sự kiện diễn ra, qua đó thể hiện Thầy và các Đấng Thiêng Liêng nhìn nhận việc hành đạo của Hội Thánh; thứ nữa là chính các vị tiền bối tách ra lập chi phái cũng tôn trọng và học theo Hội Thánh Cao Đài. Từ đó rút ra kết luận: Ngay khi các vị tiền bối tách ra Thầy đã sắp xếp để các chi phái phải quy nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh. Hiểu như vậy mới cảm nhận được Hồng oai, Hồng từ, Vô cực, Vô thượng của Đại Từ Phụ.

I/- Sự phát sinh chi phái:

Chúng tôi ghi nhận thực tế qua hai thời kỳ phát sinh chi phái về tôn giáo và xã hội. Về tôn giáo: thời kỳ đạo có cơ bút và thời kỳ đạo ngưng cơ bút; về xã hội là thời kỳ có tự do tôn giáo (không phải xin cho) và thời kỳ không có tự do tôn giáo (theo cơ chế xin cho).

1/- Thời kỳ có cơ bút (Có quyền tự do tôn giáo):

Năm 1926 Nam Kỳ là xứ thuộc địa nên các vị tiền bối khéo léo vận dụng quyền tự do tôn giáo để làm TỜ KHAI ĐẠO VỚI CHÍNH PHỦ PHÁP rồi truyền bá đạo (không phải xin cho).

Chính sách của thực dân Pháp là chia để trị. Chính sách ấy dĩ nhiên cũng áp dụng cho Đạo Cao Đài. Đức Hộ Pháp viết trong Thánh Thư hải ngoại số 13 ngày 29-4-1958: Khi mới mở Đạo thì mấy anh lớn đều do nơi trường quan lại của Pháp trong hàng Phủ và Đốc Phủ mà họ đang cầm quyền Chủ Quận hay là Phó Chủ Tỉnh. Vì cớ mà Pháp đã ra lịnh cho mấy anh ấy phải từ khước, không được hiệp tác cùng Anh Lê Văn Trung là tay nghịch hẳn cùng Pháp đã rõ ràng bằng cớ.

Pháp lại hứa cùng mấy anh lớn ấy rằng: Họ muốn theo Đạo Cao Đài thì tự do lập chi phái rồi họ sẽ được bảo vệ đặc biệt của Pháp. Còn theo Anh Lê Văn Trung thì họ sẽ bị khủng bố không cho họ làm quan lại của Pháp nữa.

Điều ấy mấy anh lớn cũng không phải đủ sợ, vì công danh quyền lợi của mình mà nhảy ra thành chi phái. Nhưng tới khi Pháp hâm rằng: Sẽ khủng bố đến con cái của họ đương du học tại Pháp, tiền cấp học bổng sẽ bị thu lại và không cho cha mẹ có phương thế gởi tiền sang nữa đặng tiếp tục sự học hành. Điều đó làm cho họ kinh khủng hơn hết.

Thật ra thì cả con cái của mấy anh đang du học tại Pháp và tương lai của chúng rất nên sáng lạng sẽ bị đổ vỡ vì sự trả thù của Pháp. Bởi cớ cho nên họ lén trở về hội đàm cùng Anh Quyền Giáo Tông liệu phương gỡ rối.

Buổi họp ấy có mặt Qua và chính mình Qua khuyên họ nên nghe lời Pháp lập chi phái dưới quyền bảo hộ của họ, miễn là Đạo đặng truyền bá là đủ.

Nguyên do lập chi phái là như thế.

Hôm nay Qua cầu xin mấy em khi hiểu rõ căn do nguy hiểm ấy rồi thì mấy em không nên phân phe chia phái, tránh làm tai hại cho kẻ nghịch Đạo lợi dụng mấy em hại lại Đạo. Phải tìm phương thống nhất cả khối đức tin của mấy em nơi Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu cùng các Đấng Thiêng Liêng thì Đạo mới đặng bền vững, bằng chẳng vậy, nếu mấy em còn chia rẽ nhau tức là mấy em tự mình diệt Đạo. 

Thời kỳ nầy có nhiều chi phái ra đời và tự do hoạt động mà chẳng cần xin phép ai. Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý 171/b Cống Quỳnh (do các điệp viên cộng sản lập ra để hoạt động thành) cho biết cộng sản dùng cơ bút để lập ra nhiều chi phải ủng hộ cộng sản.

2/- Thời kỳ ngưng cơ bút (Không có tự do tôn giáo):

Thời kỳ nầy Hội Thánh Cao Đài bị cốt và các chi phái được thành lập do sự sắp xếp và cho phép của nhà nước.

Nghị quyết 297 (11-11-1997), khoản 3 phần b: “Việc phong chức bổ nhiệm những người hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp nhận trước tùy theo phạm vi hoạt động tôn giáo của những người nầy trong một xã, huyện, tỉnh hoặc thành phố chấp thuận phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều tỉnh thì phải do Thủ Tướng quyết định”.

Hội Thánh Cao Đài bảo vệ giá trị thiêng liêng của đạo (không để nhà nước trên quyền Thượng Đế) nên xin ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng ngày 31-1-1978. Do vậy ngày 20-7-1978 nhà nước ra Bản án hoạt động phản cách mạng của một số tên phản động trong giới cầm đầu Giáo Phái Cao Đài Tây Ninh. Sau đó nhà nước ra lịnh cấm sử dụng cơ bút (Quyết nghị ngày 13-12-1978).

Hội Thánh Cao Đài ban hành Đạo Lịnh 01 (1-3-1979), lập Hội Đồng Chưởng Quản của Hội Thánh Cao Đài để diều hành đạo sự từ trung ương đến các địa phương (Điều 2).

Nhà nước ra Quyết định 124 (4-6-1980) và Quyết định 191 (1-7-1980) giao 11 (mười một) cơ sở trong Nội Ô Tòa Thánh và toàn bộ Thánh Thất, Điện Thờ cho Hội Đồng Chưởng Quản hành đạo. Năm 1983 nhà nước cốt ngang Hội Đồng Chưởng Quản, pháp lý đạo đứt gãy tại đây.

Năm 1983 nhà nước lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài, năm 1989 đổi tên thành Hội Đồng Chưởng Quản và công an cấp con dấu Hội Đồng Chưởng Quản để hành đạo trong huyện Hòa Thành, Tây Ninh.

Ngày 9-5-1997 Hội Đồng Chưởng Quản của nhà nước lập ra đi xin pháp nhân lập thành chi phái danh hiệu 10 chữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh. Hiện nay Ban Tôn Giáo cấp pháp nhân cho 10 chi phái Cao Đài và một pháp môn.

2.1/- Lập chi phái 1997 để giết Đạo Cao Đài. Nhà nước Việt Nam bao vây Tòa Thánh Tây Ninh để đạo tự chết nhưng Đạo Cao Đài vẫn tồn tại; nhà nước chuyển sang giai đoạn lập chi phái 1997 để làm công cụ diệt đạo.

Đăng ký độc quyền danh hiệu đạo:  Năm 2011 chi phái 1997 thâu phục Trần Quang Cảnh và bổ nhiệm đại diện chi phái 1997 hải ngoại. Ngày 19/7/2012 Trần Quang Cảnh đăng ký Caodai Overses Missionary với tiểu bang California. Ngày 08/8/2014 chi phái 1997 ra lịnh Trần Quang Cảnh đăng ký độc quyền danh hiệu DAI DAO TAM KY PHO DO TOA THANH TAY NINH với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ. Ngày 03/02/2015, USPTO cấp phép tạm thời. Ngày 18-5-2018 Khởi kiện yêu cầu hủy giấy phép tạm. Ngày 25/07/2019, Giấy phép tạm bị huỷ.

2.2/- Chi phái 1997 là tổ chức tội phạm theo luật RICO: Chi phái 1997 ăn cắp căn cước, ăn cướp Tòa Thánh Tây Ninh, các Thánh Thất, Điện Thờ và vi phạm quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài từ trong nước đến hải ngoại. Ngày 13-6-2019 các nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án Dallas, bang Texas, Hoa Kỳ. Ngày 07/8/2023 Tòa xét xử, đến ngày 16/3/2023 Tòa phán quyết ông Nguyễn Thành Tám và chi phái 1997 phạm tội theo luật RICO và bị phạt 200.000 USD. Ông Nguyễn Thành Tám xin xét xử lại, Tòa không chấp nhận, bị đơn không kháng cáo. Phán quyết ngày 16-8 của Toà Án là chung cuộc.

Tóm lại: thời có tự do tôn giáo, chi phái phát sinh để làm suy yếu Đạo Cao Đài; thời không có tự do tôn giáo chi phái lập ra để diệt Đạo Cao Đài.

II/- Tính chính danh của Hội Thánh Cao Đài.

Tính chính danh của Hội Thánh Cao Đài hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh đã được Đức Chí Tôn và các Đấng nhìn nhận nên mới ban cho Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, dạy lập ra các luật lệ về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, các phẩm Chức sắc Hiệp Thiên Đài từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Sĩ Tải. Đặc biệt là cầm tay chỉ việc để xây dựng Đền Thánh. Các vị tiền bối của chi phái cũng gián tiếp nhìn nhận nên lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo về xài, coppy các luật lệ về xài.

1/- Luật về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Quyền Vạn Linh (Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội) là một trong những đặc trưng của Đạo Cao Đài. Thầy dạy về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh ngày 23-12-1931.

Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh nhóm lần đầu: Hội Nhơn Sanh nhóm ngày 15-10- Tân Vì (24-11-1931). Hội Thánh nhóm ngày 16-18/ 11- Tân Vì (24- 26/ 12-1931). Thượng Hội nhóm ngày 27-28-29/ 11- Tân Vì (04-05-06/01-1932).

Ngày 22-01-Nhâm Thân (1932) Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp ký ban hành Nội Luật Thượng Hội.

Ngày 16-11-Giáp Tuất (22-12-1934) Đức Hộ Pháp Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng ký ban hành 03 luật: Luật Lệ Chung Các Hội; Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh. (Bản in: Thái Hoà Ấn Quán Long Thành- Tây Ninh. Bính Tý Niên 1936).

Các sự kiện cho thấy Thầy dạy mở Hội Nhơn Sanh trước sau đó mới dạy về ý nghĩa của Ba Hội, sau đó nữa mới có luật về ba hội. Các chi phái không có luật về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh mà coppy về xài, chứng tỏ các vị nhìn nhận tính chính danh của Hội Thánh Cao Đài qua hành động.

2/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Ngài Ngọc Trang Thanh, Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang tách ra từ 1931, đến 1933 thì Ngài Thượng Tương Thanh cũng tách ra lập Ban Chỉnh Đạo, lập Tòa Thánh tại Bến Tre.

Năm 1935 Đức Chí Tôn và các Đấng mới ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Thiêng liêng dạy Đức Hộ Pháp viết Kinh Giải Oan trong phần Thiên Đạo và mười bài trong Kinh Thế Đạo (có Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn chỉnh văn). Đó là chứng cứ Đức Chí Tôn nhìn nhận việc hành đạo của Đức Hộ Pháp và Hội Thánh Cao Đài. Phần các chi phái coppy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo về xài là nhìn nhận sự chính danh của Hội Thánh Cao Đài. Các vị thêm vào một số bài là vi phạm bản quyền Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

3/- Hiến pháp Chức sắc Hiệp Thiên Đài (1935). Cũng trong năm 1935 Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ lập ra các phẩm chức sắc Hiệp Thiên Đài từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Sĩ Tải. Các vị bên chi phái cũng coppy các phẩm ấy về xài.

4/- Đạo Luật Mậu Dần (1938). Năm 1937 Hội Thánh mở Hội Quyền Vạn Linh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Căn cứ vào nguyện ước của Hội Quyền Vạn Linh Hội Thánh lập ra Đạo Luật Mậu Dần (1938). Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế phê chuẩn Đạo Luật.

Đạo Luật Mậu Dần (1938) bố trí các cơ quan Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo và các vị bên chi phái coppy về xài.

5/- Công cuộc qui nhất (1964-1969). Đệ Nhị Cộng Hòa ban hành sắc luật 003/65 ngày 12/7/1965 cho phép Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hoạt động theo Hiến Chương ngày 21/1/1965.

Ngày 07/5/1964 (trước khi có hiến chương 1965) Ngài Trần Văn Quế Trưởng phái đoàn Đạo tâm ở Sài Gòn đã họp với Ngài Bảo Thế (Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài) và Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện tại Hiệp Thiên Đài để bàn việc THỐNG NHỨT CHI PHÁI VỀ PHƯƠNG DIỆN TINH THẦN. Quý vị đề xuất:

Khoản III. THỐNG NHỨT với danh từ duy nhứt là ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ thì phải có:

a/- Một TÒA THÁNH duy nhất tức là TÒA THÁNH TÂY NINH, còn ở các nơi khác thì không được gọi là Tòa Thánh.

b/- Một HỘI THÁNH duy nhất tại TÒA THÁNH TÂY NINH, cầm quyền Chưởng Quản toàn thể bổn Đạo.

Khoản IV. Phương pháp hành đạo phải tuân y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền. Còn về mặt tín ngưỡng thì y theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển và Tân Kinh.

Khoản V. Sau khi hiệp nhứt Hội Thánh phải chung trí bàn tính về việc Đạo theo tinh thần tập thể. Nếu gặp phải một vấn đề nào mà trí phàm không quyết đoán được thì mới thỉnh giáo nơi các Đấng Thiêng Liêng. Phò cơ thì do nơi chức sắc Hiệp Thiên Đài lập đạo từ buổi sơ khai. Còn cơ bút các nơi chỉ để học hỏi riêng, chớ không được đem ra ban hành.

Ngày 24-2-1969 Hội Thánh Cao Đài và các Chi thông qua 09 Điều Kiện Quy Nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh. Theo đó những điểm căn bản tại khoản III, khoản IV, khoản V được giữ nguyên nội dung. Bán Nguyệt San THÔNG TIN của Hội Thánh Cao Đài TTTN số 54 ra ngày 10/5/Nhâm Tý (20/6/1972) đăng thông tin Phái đạo Từ Vân (100 Thích Quảng Đức, Phú Nhuận, Saigon) qui nhứt về Tòa Thánh Tây Ninh. Hội Thánh Cao Đài tiếp nhận, đưa vào Châu Đạo Gia Định và thuyên bổ chức sắc đến hành đạo.

Các sự kiện trên diễn ra trong xã hội có tự do tôn giáo. Sau ngày 30/4/1975 Ban Tôn Giáo nhà nước Việt Nam cấp pháp nhân cho nhiều chi phái, trong đó có việc hậu thuẫn cho chi phái 1997 chiếm đoạt danh hiệu và cơ sở của Đạo Cao Đài 1926.

6/- Xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh. Đền Thánh là công trình kiến trúc theo bản vẽ của Thầy và Đức Lý Giáo Tông kéo dài từ 1927 đến 1955 mới khánh thành. Đó là bằng chứng Thầy và các Đấng nhìn nhận việc hành đạo của Đức Hộ Pháp nên mới cầm tay chỉ việc trong mấy chục năm. Ngày nay các chi cũng coppy về xài.

III/- Kết luận.

Đàn cơ tại Cung Đạo tại Đền Thánh đêm 17/10/Đinh Dậu (DL: 08/12/1957) Đức LÝ NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM có dạy: một đoạn như sau: “Chư Hiền Hữu Hiệp Thiên Đài về Đạo Nghị Định của Lão là phương pháp lúc trước để phổ độ Nhơn Sanh mà thôi. Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng, thì cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện được

Thứ nữa đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm mùng 10 tháng 4 năm Giáp Thìn (1964) có Đức Thượng Sanh, Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện Nam Nữ hầu đàn, Đức Hộ Pháp giáng dạy một khoản như vầy: “Vậy ngày giờ đã gần đến, nên Bần đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo ráng thế nào thống nhất Đạo cho được, mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc”

Đức Hộ Pháp dạy tại Đền Thánh đêm 1-7-Kỷ Sửu (1949): ... mấy em nhớ rằng Đền Thờ nầy là Đền Thờ chung của toàn con cái Đức Chí Tôn, không phải của riêng mấy em, tuy hữu công đào tạo nhưng không phải mấy em làm chủ, toàn con cái Đức Chí Tôn làm chủ, người ta về đừng có bạc đãi, khi rẻ mà mích lòng Đức Chí Tôn, trái ngược lại nam cũng vậy, nữ cũng vậy, lấy tình ái vô cực của Đức Chí Tôn, lấy hình ảnh Đại Từ Bi an ủi họ, nhường nơi ăn chỗ ở cho họ, đặng họ cứu vãng chúng sanh về phần hồn ấy là lời tâm huyết. 

Tại sao Đức Lý và Đức Hộ Pháp dạy như thế? Bởi vì thiêng liêng đã an bày công cuộc qui nhứt ngay từ năm 1934 như trình bày tóm lược các sự kiện bên trên. Ngày nay thêm một yếu tố rất quan trọng nữa xuất hiện là Hội Thánh Cao Đài bị cốt (1983), nên Thánh Lịnh 257 là chìa khóa để hành đạo và công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo. Con đường chính danh duy nhất để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh đạo là mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh.

Đại Hội Nhơn Sanh 2025 mở ra cánh cửa để các vị chi phái tự làm hồ sơ theo đề xuất của Ban Công Quả 257 để lập công quả với đạo. Năm 1949, Đức Hộ Pháp dạy: … mấy em nhớ rằng Đền Thờ nầy là Đền Thờ chung của toàn con cái Đức Chí Tôn, không phải của riêng mấy em, tuy hữu công đào tạo nhưng không phải mấy em làm chủ, toàn con cái Đức Chí Tôn làm chủ, người ta về đừng có bạc đãi khi rẻ mà mích lòng Đức Chí Tôn, … Quý vị quay về trong buổi Hội Thánh bị cốt thì tự làm hồ sơ và thông báo tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025 là có đủ quyền theo luật định. Khi quý vị có Sớ Cầu Đạo theo mẫu Hội Thánh thì quý vị là người Đạo Cao Đài, không ai có quyền cản trở công quả mở Đại Hội Nhơn Sanh của quý vị.

Người Đạo Cao Đài có quyền tự chủ làm Sớ Cầu Đạo theo mẫu của Hội Thánh Cao Đài tùy vào tình trạng ăn chay mà thông báo tham dự Đại Hội Nhơn Sanh theo diện Nghị viên hay Dự thính; nếu muốn lập công quả trước khi mở Đại Hội Nhơn Sanh thì tham gia vào Ban Công Quả 257.  

Kính bút.