Trang

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2024

4943. CHIÊU NẦY RẤT HAY.

 

Apple bị thúc ép phải phản đối Việt Nam bắt giữ các nhà hoạt động môi trường

RFA
2024.04.11
Share
Apple bị thúc ép phải phản đối Việt Nam bắt giữ các nhà hoạt động môi trườngBốn nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng (ảnh trên, trái), Ngô Thị Tố Nhiên (trên, phải), Nguỵ Thị Khanh (dưới, trái) và Đặng Đình Bách
 RFA editted

Hơn 60 tổ chức nhân quyền quốc tế thúc giục công ty Apple phải có hành động đối với việc Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống đối với giới hoạt động chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, cho rằng họ nên cân nhắc vì Việt Nam đã trở thành trung tâm sản xuất quan trọng của nhà sản xuất iPhone.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/global-rights-groups-urge-apple-to-pressure-vietnam-regarding-imprisoning-environmental-activists-04112024062920.html

Trong thư ngỏ chung gửi cho công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ vào ngày 11/4, các tổ chức nhắc lại việc nhà nước độc đảng ở Hà Nội bắt giữ hoặc kết án tù sáu nhà hoạt động môi trường trong thời gian gần đây trong đó có luật gia Đặng Đình Bách, chuyên gia về năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên, khôi nguyên của giải thưởng danh giá về môi trường Goldman Nguỵ Thị Khanh, và học giả Quỹ Obama Hoàng Thị Minh Hồng.

Bức thư nhấn mạnh xu hướng đáng lo ngại của việc chính phủ sử dụng các điều luật mơ hồ để giam giữ những người ủng hộ môi trường với những cáo buộc vô căn cứ, cản trở tiến trình hướng tới các giải pháp năng lượng sạch mà Việt Nam đã cam kết vào tháng 12 năm 2022.

Chính phủ đã thông qua Tuyên bố Quan hệ Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) hồi năm 2022 và các đối tác quốc tế cam kết huy động số tiền ban đầu 15,5 tỷ USD giúp Hà Nội thực hiện chương trình này.

Trong khi đó, Việt Nam cũng cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại hội nghị COP 26 nhưng lại bắt giữ bà Ngô Thị Tố Nhiên - giám đốc điều hành của Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam một tổ chức tư vấn độc lập tập trung vào chính sách năng lượng xanh, vào ngày 15/9 năm ngoái với cáo buộc “chiếm đoạt tài liệu.”

Các tổ chức nhân quyền và môi trường chỉ ra nỗ lực hình sự hóa của Chính phủ Việt Nam liên quan đến việc tiếp cận thông tin về JETP, đi ngược lại các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và xã hội của dự án.

Vì Vit Nam hin là trung tâm sn xut quan trng nht ca Apple bên ngoài Trung Quc và đã cam kết đảm bo nhân quyn cũng như ‘công bng và công lý trong các gii pháp khí hu,’ chúng tôi tin rng quý vị có trách nhim phi cân nhc,” thư ngỏ viết tới ban giám đốc của Apple, một hãng công nghệ đang có các sản phẩm như iPad, AirPods và Apple Watch sản xuất tại Việt Nam.

Họ kêu gọi Apple tận dụng ảnh hưởng của mình thay vì trở thành người ngoài cuộc đồng lõa, vận động cho việc trả tự do cho các nhà lãnh đạo khí hậu bị bỏ tù oan, và đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của xã hội dân sự vào lời hứa của Việt Nam về quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và công bằng.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban Châu Á của Theo dõi Nhân quyền (HRW)- tổ chức có tham gia ký tên, phát biểu với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong tin nhắn ngày 11/4:

Apple và các nhà sn xut ln khác ca phương Tây đang gim ri ro cho chui cung ng ca họ bng cách chuyn từ Trung Quc sang Vit Nam cn nhn ra tình hình nhân quyở Vit Nam ti tệ đến mc nào.

Nhiu người hot động về biến đổi khí hu và lãnh đạo tổ chc phi chính phủ đang ở tù, công nhân bị cm thành lp công đoàn độc lp, và phong trào nhân quyn và dân chủ trên thc tế đã bị xóa s."

Đại diện của tổ chức phi chính phủ chuyên giám sát tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới cho rằng, "Nếu Apple không lên tiếng phn đối điu này thì họ đồng lõa và cn phi đối mt vi hu quả từ người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu.”

Trong khi đó, ông Michael Caster, Giám đốc Chương trình kỹ thuật số Châu Á của tổ chức Hiến chương 19 (Article 19) kêu gọi công ty của Hoa Kỳ không phạm phải sai lầm ở Việt Nam, như đã đồng lõa với chính quyền cộng sản Trung Quốc trong việc kiểm duyệt và giám sát.

Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

Apple nên nghiêm túc xem xét vic Vit Nam đàn áp các nhà hot động vì khí hu, các nhà báo độc lp và nhng người hot động khác, đồng thi xem xét sử dng đòn by kinh tế tim năng ca mình để công khai lên án nhng hành động đó.”

Theo danh sách nhà cung ứng toàn cầu năm 2022 của Apple, tập đoàn này hiện có 25 nhà cung ứng đang đặt nhà máy tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam để lắp ráp iPhone, iPad, đồng hồ, tai nghe, linh kiện khác...

Trong khi đó, Foxconn, công ty của Đài Loan là nhà thầu lớn nhất của Apple, từng bước thực hiện kế hoạch phân bổ sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam.

Trong cuộc gặp Giám đốc điều hành Tim Cook vào tháng 11/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kêu gọi Apple tăng cường đầu tư vào các tỉnh thành và cũng có thể tham gia vào phát triển và ứng dụng công nghệ 5G tại Việt Nam. 

Thư ngỏ của các tổ chức viết “Apple, mt công ty có tm quan trng ngày càng tăng đối vi nn kinh tế Vit Nam, đang ở mt vị trí đặc bit để đưa vn đề này lên hàng đầu” và “Chỉ nói rng quý vị ủng hộ các gii pháp khí hu và nhân quyn công bng và chính đáng là chưa đủ. Nhng cam kết ca quý vị đòi hi phi hành động và bây giờ là lúc để thc hin nó.”

"Tht vy, nếu không đưa ra tuyên bố công khai về vn đề này, quý vị có nguy cơ vi phm các chính sách về môi trường và nhân quyn ca chính mình, đồng thi làm mt tính hp pháp ca hot động tích cc ca Apple trong lĩnh vc này," các tổ chức nói.

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc của Dự án 88 (Project 88) thì thúc giục:

Apple, công ty tuyên bố quan tâm đến biến đổi khí hu và nhân quyn, không nên đầu tư thêm vào sn xut chuyên sâu ở Vit Nam trong khi quc gia thiếu ngun năng lượng sch và Chính phủ tiếp tc bỏ tù các nhà hot động khí hu vi cáo buc hình sự sai trái.”

Từ Đức, nhà văn Võ Thị Hảo, người thường xuyên lên tiếng phản đối Việt Nam đàn áp giới hoạt động, nói với RFA qua điện thoại:

Chính quyn Vit Nam đã bt giữ các nhà hot động môi trường, và đó là hoàn toàn là phi lý. Các nhà hot động môi trường đã bo vệ môi trường sng chung cho toàn đất nước và cho cả nhng người đã bt họ vào tù phi chu nhng bn án hết sc oan c.”

Bà kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện đồng thời bồi thường danh dự và tổn hại kinh tế cho những người bị tù oan, bị kết tội oan, trong đó có các nhà hoạt động môi trường.

Tuy nhiên, bà cho rằng đây là một thách thức đặt ra đối với Apple, công ty này sẽ phải lựa chọn một bên là dân chủ, nhân quyền còn bên kia là lợi ích kinh tế từ thị trường Việt Nam mang lại.

Mỹ là mt trong nhng nước mà đã tự đặt cho mình nhim vụ bo vệ tự do dân chủ không chỉ ở nước Mỹ mà là trên toàn cu thì Apple cũng có nhng nhim vụ như vy.

Mt hãng ln, mt đế chế kinh doanh thc sự có uy tín thì họ phi có nhng hành động để bo vệ môi trường và nhân quyn ti bt cứ đâu mà hãng ca họ đã đặt ti đó,” bà nói.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt Nam và Công ty Apple với đề nghị bình luận về thư ngỏ của 61 tổ chức nhân quyền quốc tế nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.