Trang

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024

4934. CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI NHƠN SANH 2025.

 Ngày 31-3-2024 Khối Nhơn Sanh và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã công bố CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI NHƠN SANH 2025. BBT đăng: bản pdf, bản vi tính để phục vụ quý bạn đọc.

Thỉnh cầu một Thánh Thất Đạo Cao Đài nhận công quả: Mở hội luận để đi đến thống nhất.



1/- Bản PDF.

https://drive.google.com/file/d/1lzhWT2FFcmHfnap-ucrbdhStgS7wlksV/view?pli=1

 

2/- Bản vi tính (44 trang).



 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết thử Thiên-thơ với nét trần,
Hầu sau bền giữ nghiệp Hồng-Quân.
Chuyển-luân thế-sự đưa Kinh-Thánh,
Trừ diệt tà-gian múa bút Thần.
Kìa lóng non Kỳ reo tiếng phụng,
Nầy xem nước Lỗ biến hình lân.
Công-danh nước Việt tay đành nắm,
Mưa mốc dân-sanh gắng gội nhuần.

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2)

 

 

 

 

 

 

 

 

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

LỜI THỈNH CẦU.
“Xây dựng chương trình mở Đại Hội Nhơn Sanh thời Hội Thánh bị cốt”

Kính bạch Hội Thánh.

Kính Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015.

Kính quý Chức sắc Thiên phong.

Kính quý Chức việc và quý Đồng đạo.

Hội Nhơn Sanh là một hội trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh của đạo. Hai hội bên trên là Hội Hội Thánh và Thượng Hội. Mỗi hội đều có thể thức riêng, về nhân sự, về cách thảo luận, cách biểu quyết … Cả ba hội hiệp lại là Quyền Vạn Linh của đạo. Đạo Cao Đài có Quyền Vạn Linh (là quyền ba hội) nhưng không có Hội Vạn Linh là do cách phân quyền ấy. Theo pháp luật đạo thì Hội Nhơn Sanh do Hội Thánh triệu tập và Thượng Chánh Phối Sư chủ tọa. Nhưng Hội Thánh Cao Đài bị cốt từ năm 1983 thì làm sao ra công văn triệu tập? Thượng Chánh Phối Sư đã quy vị thì làm sao chủ tọa?

Đạo lý xưa nay: có khi biến có khi thường, nếu người Đạo Cao Đài lập năm 1926 không hiểu mà cứ khư khư với suy nghĩ phải có Hội Thánh triệu tập, phải có Thượng Chánh Phối Sư … mới được mở Đại Hội Nhơn Sanh thì có phải là tự mình diệt đạo?

Biến sự hiện nay là gì? Là Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983.

Khi Hội Thánh bị cốt thì hành đạo như thế nào? Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã dự liệu trường hợp Hội Thánh bị cốt nên ban hành Thánh Lịnh 257 ngày 9-2-Đinh Dậu (10-3-1957) (1). Chúng Tiểu đệ, muội xin trích văn:

... thì dầu cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nhảy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Cao Đài chẳng hề dứt tuyệt.

Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo...

... Nói cho cùng nước:  Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt đi nữa thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.

Phải triệt để tuân y và thi hành THÁNH LỊNH nầy.

Thánh lịnh dạy quyền trên bị cốt thì Bàn Trị Sự và Tín Đồ có đủ quyền công cử nhân sự cầm quyền thay thế, nghĩa là có đủ quyền mở Đại Hội Nhơn Sanh để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo. Thánh lịnh dạy công cử người cầm quyền, không dạy công cử lên phẩm Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư … Cần hiểu đúng rằng quyền trên bị cốt thì dưới công cử nhân sự cầm quyền, không công cử lên phẩm chức sắc mới phù hợp với Pháp Chánh Truyền, mới không rơi vào bàng môn tả đạo.

Khi Hội Thánh bị cốt thì quyền Hội Thánh thế nào? Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải trang sau cùng có dạy: Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh.

Lời dạy rất rõ ràng: còn một mặt Tín Đồ thì Quyền Hội Thánh vẫn còn.

Quyền Hội Thánh là gì? Là kinh sách Hội Thánh đã ban hành về pháp luật, giáo lý, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, các cấp hành chánh đạo, cơ cấu tổ chức, lễ nghi, công văn hành chánh ... Chỉ thiếu một thành tố duy nhất: nhân sự cầm quyền hành hành chánh trong cơ cấu tổ chức.

Quyền hành chánh tôn giáo là gì? Hành chánh của Đạo Cao Đài có 5 cấp Hương Đạo, Tộc Đạo, Châu Đạo, Trấn Đạo và Trung Ương. Mở Đại Hội Nhơn Sanh theo Thánh Lịnh 257 là để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo các cấp ấy. Chức việc hay Tín Đồ có bi-trí-dũng thì được công cử chứ không riêng gì chức sắc.

Thực tế hiện nay thế nào? Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015 là một pháp lý quan trọng. Đa phần chức sắc thiên phong đã mãn phần, số còn lại cũng cao tuổi nên rất khó khăn trong việc hành đạo. Do vậy theo Thánh Lịnh 257 thì Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, Tín Đồ đều có thể ứng cử hay được đề cử để Đại Hội Nhơn Sanh công cử cầm quyền hành chánh tôn giáo.

Tổ tiên ta dạy: Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. (Đất nước hưng thịnh hay suy vong người thấp kém nhất vẫn có trách nhiệm). Hội Thánh Cao Đài bị cốt thì Tín đồ Cao Đài có nghĩa vụ khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài, đó là phép thử cho bi-trí-dũng của mọi Tín Đồ.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1 dạy:

Cung trương chim đỡ thế nào đang,
Mất phước ôn nhu ấy mất nhàn.
Quyền biến dù dùng khi buổi ngặt,
Dằn lòng nhớ tránh kế mưu gian.

Khi thợ săn trương cung thì con chim đã lâm vào tình thế hiểm nghèo, Cho dù lâm vào tình thế hiểm nghèo vẫn phải giữ lấy đạo tâm làm chủ khi hành xử. Ngộ biến phải tùng quyền để bảo toàn sanh mạng và hành đạo nhưng không được gian dối. Tóm lại: Thánh ngôn dạy người đạo quyền biến để hành đạo, nhưng không cho phép gian dối.

Khi Hội Thánh bị cốt người Đạo Cao Đài 1926 đã có phao cứu sinh là Thánh Lịnh 257 nên chúng ta căn cứ vào đó để hành đạo, để mở Đại Hội Nhơn Sanh, thiết tưởng môn đệ Đức Cao Đài chưa đến nước ngặt. Tài nguyên và môi trường để khôi phục Hội Thánh Cao Đài đã có, người đạo làm bài thi như thế nào là do sự thức giác để hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài theo lời minh thệ.

Khối Nhơn Sanh và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ thỉnh cầu quý Hương Đạo, Tộc Đạo, … quý tổ chức, cá nhân tranh đấu cho quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài 1926 vui lòng công bố Chương trình Mở Đại Hội Nhơn Sanh theo Thánh Lịnh 257 để dâng lên Cơ Quan Hiệp Thiên Đài và đồng đạo xem xét, thảo luận để bổ túc cho nhau và đi đến quyết định chung. Do phải căn cứ vào pháp luật đạo và Thánh Lịnh 257 để tiến đến quyết định chung nên chúng Tiểu đệ muội đề nghị:

1/- Thời hạn công bố đến hết tháng 4-2024. Công bố qua internet như: trang Web, Blog, Facebook, báo chí, …

2/- Đầu tháng 5-2024 sẽ tiến hành thảo luận qua Gotomeeting hay Zoom về các chương trình đã được công bố. Các phiên thảo luận được ghi âm đầy đủ để chịu trách nhiệm về mặt đạo và đời. Thỉnh cầu Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tham gia và tiến hành lập Ban Công Quả 257 tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh.

Chúng Tiểu đệ, muội thỉnh cầu sự hiệp đồng của toàn đạo.

Phần chúng Tiểu đệ, muội sẽ công bố trong tháng 3-2024 để dâng lên Cơ Quan Hiệp Thiên Đài và quý vị xem xét, góp ý bổ sung.

Nay kính.

Địa chỉ liên lạc: Email: khoinhonsanh@gmail.com.

Ngày 23 tháng 12 năm Quý Mão (2-2-2024).

Trưởng Ban Chấp Hành KNS

(Đã ký)

CTS Trần Quốc Tiến                                                                         
Whatsapp: +84 938 222 409

Phó Trưởng Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ.

(Đã ký)

CTS Lương Thị Nở.
Whatsapp: +84 909 801 198

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Thị Ngần:

Ngần ngại từ đây hết hỏi đon,
Thân mình dầu tuyệt Ðạo không mòn.
Phải duyên kêu khách ngoài ngàn dặm,
Lỡ hội đừng mong buổi cúi lòn.

Thâu

(Đạo Sử Q 2)

 

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

LỜI THƯA TRƯỚC.
“Đại Hội Nhơn Sanh 2025 để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh”

Kính bạch Hội Thánh.

Kính Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015.

Kính quý Chức sắc Thiên phong.

Kính quý Chức việc và quý Đồng đạo.

Đức Chí Tôn dạy năm 1927: Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay. (Đạo Sử Q.2. T.226).

Theo Đạo Sử thì lời dạy trên đây trong bài dạy về xây dựng Thánh Thất mà ngày nay là Tòa Thánh Tây Ninh. Như vậy chữ Chùa chính là Tòa Thánh Tây Ninh hiện nay.

Lời dạy ấy đã chỉ rõ kẻ có quyền lực rất lớn sẽ ngăn chặn đạo Đạo Thầy (nhưng không ngăn được). Kẻ có quyền ấy sẽ: đóng cửa Tòa Thánh. Thầy dạy môn đệ phải tuân theo mạng lịnh kẻ có quyền ấy (không chống lại) và kiên nhẫn để các sắc con cái của Thầy đến mở cửa Chùa.

Hiện trạng của Đạo Cao Đài hiện nay là Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983, Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015 cũng đã xác định chi phái 1997 ra đời tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chi phái 1997 chiếm dụng danh hiệu của đạo, chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh và hầu hết các Thánh Thất, Điện Thờ ở các địa phương. Kẻ có quyền lực đã ngăn cản đạo Thầy và chiếm Tòa Thánh Tây Ninh là cội nguồn của đạo nên môn đệ Cao Đài không có nơi thực hiện niềm tin tôn giáo theo chánh giáo của Đức Chí Tôn chính là đóng cửa Tòa Thánh. Thầy cũng chỉ rõ nhân sự mở cửa chùa là các sắc con cái Thầy (không riêng gì người Đạo Cao Đài).

Các sắc con cái Thầy là ai? Đức Chí Tôn dạy dù cho con người khác nhau về màu da sắc tóc, ngôn ngữ, chính kiến, về đức tin tôn giáo … nhưng giống nhau trong tiếng khóc, tiếng cười, được sinh ra theo cùng một qui luật nên là con chung của Thượng Đế. Dù xưa hay nay, Âu hay Á … thì Trời vẫn cầm số mạng nhân loại cho nên cả nhân loại chính là các sắc con cái của Thầy.

Vậy làm sao các sắc con cái Thầy biết cửa chùa bị đóng? Làm sao cho các sắc con cái Thầy đến mở cửa chùa? Chính người đạo phải biết bản sắc trong lành của Đạo Cao Đài, phải căn cứ vào pháp luật đạo để biết chi phái 1997 đóng cửa Tòa Thánh và chứng minh sự thật về bản chất của chi phái 1997 với các sắc con cái của Thầy. Nếu hiểu chữ đợi chừng nào theo nghĩa không làm gì hết, không nói gì hết thì làm sao các sắc con cái của Thầy biết để mở cửa? Khi chính nạn nhân ở trong phòng kín mà còn im lặng thì làm sao các sắc con cái của Thầy biết? Cho nên chữ đợi chừng nào có nghĩa là người đạo phải hiểu đúng sự việc, làm hết sức mình, làm đúng việc và đúng cách để các sắc con cái của Thầy hiểu được sự thật về bản sắc trong lành của đạo và bản chất thật sự của chi phái 1997. Chính người đạo phải có phương pháp để hiểu, để tâm đắc sự thật và có phương pháp trình bày sự thật đó với các sắc con cái của Thầy.

Chính quyền thực dân Pháp cho rằng Đạo Cao Đài lập ra là để chống họ, do vậy lớp thì ngăn chặn, lớp thì bắt giam … mục đích là diệt đạo. Năm 1931, Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) có dịp sang Pháp, Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt mới viết thư, kèm theo các tài liệu giao cho Ngài Thượng Vinh Thanh trao cho các chính khách Pháp mà Ngài quen biết khi còn trong quan trường. Nhờ vậy các vị chính khách ấy hiểu được sự thật về Đạo Cao Đài và trình bày với chính phủ Pháp, yêu cầu chính quyền thuộc địa chấm dứt việc đàn áp Đạo Cao Đài. Đó là cái gương sáng về quốc tế vận.

Trong trào lưu tấn hóa của nhân loại thì quyền tự do tôn giáo rất quan trọng, những cuộc thế chiến đã qua chính là do sự vi phạm quyền tự do tôn giáo, cho nên rất nhiều hiền nhân quân tử, rất nhiều tổ chức lập ra (trong đó có Liên Hiệp Quốc) để bảo vệ và thúc đẩy quyền tự do do tôn giáo, xây dựng và bảo vệ hòa bình thế giới. Thực tế là các quốc gia văn minh, dân chủ và hùng cường trên thế giới hiện nay đều tôn trọng quyền tự do tôn giáo.

Ngày nay chi phái 1997 chiếm Tòa Thánh, Hội Thánh bị cốt thì hậu tấn cũng theo sự chỉ dẫn của Thầy, noi gương tiền bối thỉnh cầu các sắc con cái Thầy đến mở cửa chùa. Nếu thỉnh cầu các sắc con cái Thầy đến mở cửa chùa mà môn đệ Thầy không trình bày được bản sắc trong lành của đạo là một tôn giáo pháp quyền để xây dựng nhân quyền, không trình bày được bửu pháp nhân quyền của đạo thì chưa tròn bổn phận, chưa đền đáp ân tình cho các sắc con cái của Thầy. Cho nên người Đạo Cao Đài phải giới thiệu, phải trình bày cho được bửu pháp nhân quyền của đạo để các vị thấy rằng Đạo Cao Đài mở ra thời kỳ Đạo-Đời hòa nhập, Đạo-Đời tương đắc để tạo thời cải thế.

Bửu pháp nhân quyền của Đạo Cao Đài chính là Ba Hội lập Quyền Vạn Linh kể từ dưới lên là Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội, ba hội quan hệ nhau theo thế tam phân đỉnh túc. Cả ba Hội đều căn cứ vào luật nền là Luật Lệ Chung Các Hội và Nội Luật mỗi hội. Hội Nhơn Sanh là một Hội trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh nên mới có pháp lý đạo, từ việc có pháp lý trong đạo thì những quyết định của Hội Nhơn Sanh mới có giá trị trong đạo.

Thánh Thư 01 (1957) của Đức Hộ Pháp: Còn theo sự dự tính của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho chư vị Đại Thiên Phong thì: Hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền thì cả chức sắc Thiên Phong hội cùng nhau định cử. Ngày 14-10-2015 Chức sắc Hiệp Thiên Đài theo lời dạy ấy về văn phòng Hiệp Thiên Đài công cử Ngài Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt làm Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, Truyền Trạng Trần Anh Dũng Quản Văn Phòng Hiệp Thiên Đài …. Ngày 10-01-2016 Truyền Trạng Trần Anh Dũng có bút phê về Đại Hội Nhơn Sanh:  Tôi có nhã ý Khối Nhơn Sanh cần tập hợp đồng đạo nhiều hơn nữa để tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh đúng ý nghĩa để phục vụ đạo pháp đại đạo. Rất mong và nhiệt liệt ủng hộ. Ngài Cải Trạng cũng có phê kiến bên cạnh. (4)

Trong qui luật của tạo hóa, vạn vật phải có đủ âm dương mới luân chuyển hóa sanh thì nền Đạo Cao Đài cũng nằm trong nguyên lý nhất nguyên đa cực của tạo hóa. Khi mở đạo chính Đức Chí Tôn chọn ra Giáo Tông, Hộ Pháp và các chức sắc Đại Thiên phong để lập ra Hội Thánh Cao Đài. Đó là Hội Thánh do Thiên Thượng lập ra.

Đức Chí Tôn lập Hội Thánh Cao Đài để làm gì? Xin thưa rằng để xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh, hệ thống kinh sách và pháp luật đạo, cơ cấu tổ chức tôn giáo, cách thức tuyển chọn nhân sự hành đạo … nghĩa là xây dựng thể pháp của đạo. Đức Chí Tôn dạy (2-1927): … Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn-toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi;

Đạo có thể pháp và bí pháp, lời dạy ấy có nghĩa là Tòa Thánh Tây Ninh có cả thể pháp và bí pháp toàn diện, từ bách khoa xã hội học đến bí ẩn siêu hình học, từ cá nhân cho đến tôn giáo và xã hội cũng như mở ra thời kỳ Thiên-Nhân hiệp nhất, Đạo-Đời hòa nhập, … Tòa Thánh Tây Ninh có đủ tài nguyên và môi trường để nhân loại khai thác và phụng sự theo luật tấn hóa, luân chuyển hóa sanh để lập vị cho chính mình theo luật cung cầu.

Nhiều vị làm công quả kể lại, khi xây dựng Tòa Thánh Tây Ninh Đức Hộ Pháp thường đến chỉ dẫn. Ngài dạy: khi xây dựng xong Tòa Thánh Bần Đạo sẽ rút dàn trò ra. Dàn trò là thiết bị của công thợ dùng để đứng hay đi lại trên cao khi xây dựng, là nơi đặt để các công cụ, vật liệu khi xây dựng, thậm chí thức ăn, nước uống cho công thợ. Đặc biệt là làm khuôn khi đổ bê tông và chống đỡ cho đến khi hệ thống bê tông ấy có đủ độ cứng. Dàn trò rất đa dụng, có nhiều chức năng, không có dàn trò thì công thợ không thể xây dựng được tòa nhà, xây dựng xong thì phải dọn dẹp dàn trò để sử dụng tòa nhà. Đó là nghĩa đen của dàn trò. Như vậy nghĩa bóng trong câu trên là gì?

Nghĩa bóng của lời dạy ấy phải chăng là chỉ 2 giai đoạn của đạo: xây dựng thể pháp và sử dụng thể pháp; và thành phần nhân sự trong 2 giai đoạn ấy?

Giai đoạn một (Thiên ý và Nhân tâm): Thầy chọn nhân sự để lập ra Hội Thánh và chỉ dạy xây dựng thể pháp. Khi thể pháp đã xong thì Thầy rút dàn trò ấy ra để chuyển sang giai đoạn sử dụng thể pháp. Hội Thánh Cao Đài xin ngưng cơ bút cầu phong cầu thăng ngày 31-1-1978 là bắt đầu rút dàn trò là thực hiện công thức cuối cùng trong Di Lặc Chơn Kinh: Giải Thể Phật. Xong nhiệm vụ rồi thì Giải Thể Phật theo nghĩa vãng.

Giai đoạn 2 (Nhơn tâm và Thiên ý): Hậu tấn thấy được kho chí bửu trong thể pháp thì phải bảo toàn và giới thiệu ra với chúng sanh. Hậu tấn phải bắt đầu từ công thức mà Hội Thánh do Thiên Thượng lập ra đã làm: Giải Thể Phật theo nghĩa lai. Nghĩa là căn cứ vào thể pháp để giải thích, trình bày cách thức, phương pháp xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài để dâng lên cho Thiên Thượng. Hậu tấn tâm đắc được thể pháp (đắc pháp) thì tùy vào duyên để lập vị cho chính mình nơi cõi thế. Giai đoạn 2 là sử dụng thể pháp, bắt đầu bằng việc vận dụng Thánh Lịnh 257 để hành đạo, và đó cũng là chìa khóa để mở Đại Hội Nhơn Sanh và Cơ quan Hiệp Thiên Đài cũng đã có bút phê: Rất mong và nhiệt liệt ủng hộ Đại Hội Nhơn Sanh.

Chương trình Đại Hội Nhơn Sanh có 04 phân khúc: chuẩn bị, khai mạc, tiến hành, lập Hội Ngánh Thường Xuyên và bế mạc.

Nếu người Đạo Cao Đài trọn tin vào nền chánh giáo của Đức Chí Tôn thì mỗi khi có biến sự phải căn cứ vào Thiên Thơ của đạo (thể pháp) để tìm phương giải quyết. Trong Thiên Thơ có đủ binh thư chiến pháp (pháp luật đạo) và kinh thư chiến lược (là triết lý của đạo) để giải quyết. Người thiếu đức tin không căn cứ vào thể pháp, tự tung tự tác theo sự chủ quan nên ra ngoài pháp lý đạo, ấy là những vị không tâm đắc được thể pháp tôn giáo.

Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài năm 1926 là lập một nền văn minh mới cho nhân loại. Trình chánh một nền văn minh mới giữa nhiều nền văn minh có trước đó thì hẳn nhiên nền chánh giáo do Đức Chí Tôn lập ra phải có những điểm đặc sắc trong buổi năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà càn khôn dĩ tận thức.

Đại Hội Nhơn Sanh thể hiện tự do trong đạo đức; dân chủ có nhân quyền nên chính là một trong những sự đặc sắc ấy. Đại Hội Nhơn Sanh 2025 để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo tại Tòa Thánh Tây Ninh, đó là bước căn bản để khôi phục Hội Thánh.

Việc đạo là việc chung. Chúng tiểu đệ muội thỉnh cầu một Thánh Thất của Đạo Cao Đài 1926 nhận công quả mở hội luận về Chương trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025; công cử Ban Công Quả 257 để chuẩn bị các việc cho Đại Hội. Theo luật công bình Thánh Thất nào thông báo nhận công quả trước sẽ được lãnh trách nhiệm. Thánh Thất thông báo sau sẽ phối hợp để công việc được tốt đẹp.

Nay kính.

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI NHƠN SANH 2025
“Thời Hội Thánh bị cốt, Thánh Lịnh 257 là chìa khóa vạn năng”.

Có 04 phân khúc:

Phân khúc 1: Chuẩn bị Đại Hội Nhơn Sanh, bao gồm các vấn nạn về pháp lý.

Phân khúc 2: Thủ tục Lễ khai mạc.

Phân khúc 3: Tiến hành Đại Hội.

Phân khúc 4: Lập Hội Nghánh thường xuyên và bế mạc.

Phần trả lời các câu hỏi thường sẽ có 02 phần: tóm lược để nắm ý chính và dẫn chứng pháp lý để biết tường tận. Thỉnh thoảng có liên hệ đến triết lý hay ẩn ngôn để vấn đề được sâu sắc và phong phú hơn.

Về kết cấu chúng tiểu đệ, muội học theo Đạo Luật Mậu Dần (1938). Theo đó Chương Hành Chánh có 17 điều, rút điều 10 và 11 ra làm Chương Phước Thiện, rút Điều 15 làm Chương Phổ Tế, rút Điều 15 làm Chương Tòa Đạo.

Chương trình Đại Hội Nhơn Sanh dụng phân khúc một làm chủ, các phân khúc hai, ba, bốn rút một số điều từ phân khúc một. Phân khúc một là pháp lý và chuẩn bị cho ĐHNS nên bao trùm cả 3 phân khúc sau đó.

Đi sâu vào Luật Lệ Chung Các Hội và Hội Nhơn Sanh nội luật kết hợp với Thánh Lịnh 257 và thực tế đạo sự có rất nhiều điều phải làm trước khi mở Đại Hội Nhơn Sanh 2025. Những công việc đó đòi hỏi phải có Ban Công Quả Hồ Sơ Đại Hội Nhơn Sanh 2025 nói tắt là Ban Công Quả 257.

Đạo Cao Đài dụng Nho Tông Chuyển Thế nên Ban Công Quả 257 cũng phải minh bạch điều kiện tham gia và trách nhiệm.

Tục ngữ có câu: Việc hôm nay chớ để ngày mai. Theo đó khi thông báo tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025 thì trong hồ sơ đã có thông tin về công nghiệp hành đạo, khả năng chuyên môn cũng như tình nguyện công quả trong Đại Hội. Do vậy Ban Công Quả 257 căn cứ vào đó để tuyển chọn và công bố. Thực hành các quyền trong đạo là công chánh, thời Hội Thánh bị cốt thì quyền công chánh càng phải áp dụng triệt để mới trừ diệt nạn thao túng tâm lý người đạo, thao túng pháp luật đạo. Đó là cách áp dụng câu 40 trong Phật Mẫu Chơn Kinh: Diệt hình tà pháp cường khai Đại Đồng. Theo đó nhiệm vụ của Ban Công Quả 257 là vô cùng cần thiết và quan trọng. Kinh Nhập Hội câu 17-20 dạy:

Đại Từ Phụ ra ơn dìu đẫn,
Diệt trí phàm hờn giận ghét ganh,
Để tâm dưới ánh Chí Linh
Soi tường chơn lý chỉ rành chánh văn

Chúng Tiểu đệ muội theo bút phê của Hiệp Thiên Đài kính dâng bản thảo Chương Trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025 đến quý đồng đạo. Cầu nguyện ơn trên phò trợ để một Thánh Thất Đạo Cao Đài 1926 lấy chương trình nầy phối hợp với chương trình của cá nhân, tổ chức khác và mở hội luận để tạo một chương trình chung.

Nay kính.

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

 

 



 

Sơ đồ Đại Hội Nhơn Sanh 2025

 

 

 

 

 

 

 

 

Châu Thị Huê.

Huê đào từ trở sắc tươi cười,
Chẳng giữ gìn duyên kẻ một nơi.
Thương chẳng ai cầu thương hóa ghét,
Lời hay chẳng nạp, chẳng nên lời.

Thâu

(Đạo Sử Q 2)

 

PHÂN KHÚC MỘT
“Pháp lý & chuẩn bị Đại Hội Nhơn Sanh 2025”

Câu số 1.

Căn cứ pháp lý nào để mở Đại Hội Nhơn Sanh?

Hồi đáp.

Xin trình bày pháp lý về 3 diện: tôn giáo, quốc gia và quốc tế.

Tôn giáo: có 4 căn cứ: Pháp Chánh Truyền Chú Giải; Thánh Lịnh 257 ngày 11/01/Đinh Dậu (10/2/1957); Thánh Thư 01, HP/HN ngày 20/02/Đinh Dậu (21-3-1957); bút phê ngày 01-12-Ất Mùi (10-01-2016) của Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập (2015).

Quốc gia: Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo tại Điều 5 và 6; Quyết định 124 ngày 4-6-1980, Quyết định 191 ngày 1-7-1980 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh và thực tế tôn giáo tại Việt Nam.

Quốc tế: Phù hợp với Điều 18, Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà chính phủ Việt Nam ký kết và có nghĩa vụ thực hiện.

Đặc biệt là phán quyết ngày 16-8-2023 của Tòa án Dallas, Texas, Hoa Kỳ về ông Nguyễn Thành Tám và chi phái 1997.

Dẫn chứng:

I/- Về tôn giáo.

Có 4 căn cứ: Pháp Chánh Truyền Chú Giải, Thánh Lịnh 257 ngày 11/01/Đinh Dậu (10/2/1957), Thánh Thư 01. HP/HN ngày 20/02/Đinh Dậu (21-3-1957) và bút phê ngày 01-12-Ất Mùi (10-01-2016) của Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập (2015).

1/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải.

Pháp Chánh Truyền Chú Giải trang 94, bản in 1972: Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh.

Lời dạy rất rõ ràng: còn một mặt Tín Đồ thì Quyền Hội Thánh vẫn còn.

Quyền Hội Thánh là gì? Là kinh sách Hội Thánh đã ban hành về pháp luật, giáo lý, lễ nghi, công văn hành chánh; cơ cấu tổ chức; và nhân sự hành đạo. Hội Thánh bị cốt nhưng quyền Hội Thánh vẫn còn nên người đạo vẫn căn cứ vào kinh sách ban hành, căn cứ vào Thánh Lịnh 257 để hành đạo; chỉ thiếu một thành tố duy nhất là nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo. 

Tín đồ là gì? Là người có Sớ Cầu Đạo, giữ câu Minh thệ. Cho dù Hội Thánh cầm quyền hành chánh hay ra lịnh cho tổ chức, cá nhân nào cầm quyền thế cho Hội Thánh mà có đủ pháp lý, thì người đạo vẫn tuân mạng. Thậm chí Hội Thánh bị cốt vẫn phải giữ gìn Lời Minh thệ.

2/- Thánh Lịnh 257.

Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng lập ngày 11/01/Đinh Dậu (10/2/1957).

2.1/- Thánh Lịnh (TL) 257 còn hiệu lực hay không?

Đức Hộ Pháp cầm quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài để lập TL 257 thì không một quyền nào trong hành chánh tôn giáo được phép cải sửa hay hủy bỏ. Muốn cải sửa hay hủy bỏ TL 257 phải qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh rồi đến Quyền Chí Tôn tại thế (là Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại) và Hội Thánh phải trình ra nơi Cung Đạo trong một đàn cơ để chính Đức Hộ Pháp hay các Đấng Thiêng Liêng quyết định sửa đổi hay hủy bỏ. 

Ngày 31-1-1978 Hội Thánh ngưng cơ bút mà không hề có sự cải sửa hay hủy bỏ TL 257. Vậy TL 257 còn đầy đủ giá trị trong nền đạo. Những ý kiến nói rằng TL 257 chỉ áp dụng cho thời kỳ Ngô Đình Diệm nên ngày nay không còn giá trị là thiếu hiểu hoặc phản loạn chơn truyền.

2.2/- Tìm hiểu vài nội dung chính yếu của TL 257.

Xin trích dẫn vài điểm chính yếu như sau:

2.2.1/- Vậy thì dù cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.

Về thể pháp Hội Thánh Cao Đài là hình thể hữu vi của Đức Chí Tôn nên là gốc của đạo. Năm 1979 Hội Thánh Cao Đài ra Đạo Lịnh 01 giải thể hành chánh đạo 05 cấp (Điều 1) và lập ra hành chánh đạo 02 cấp (Điều 2), tại Điều 2 Hội Thánh cũng lập ra Hội Đồng Chưởng Quản DUY NHẤT tại Tòa Thánh Tây Ninh để điều hành đạo sự từ trung ương đến địa phương.

Năm 1983 Ngài Thái Hiểu Thanh lập ra Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài (8 chữ). Hội Thánh Cao Đài không có một công văn nào cho phép hay dạy lập ra Hội Đồng Quản Lý, nên về pháp lý đã bị đứt gãy tại đây.

Đến năm 1989 Hội Đồng Quản Lý xin với nhà nước đổi tên thành Hội Đồng Chưởng Quản; và nhà nước ra Quyết Định số 88 (14-9-1989) đổi tên thành Hội Đồng Chưởng Quản và cấp cho con dấu Hội Đồng Chưởng Quản để điều hành đạo sự trong huyện Hòa Thành (Tây Ninh) mà thôi.

Đến năm 1997 Hội Đồng Chưởng Quản của nhà nước lập năm 1989 xin pháp nhân để lập ra chi phái 1997 tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chi phái 1997 mạo nhận danh hiệu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ), chiếm dụng Tòa Thánh Tây Ninh và hầu hết các Thánh Thất, Điện Thờ. Từ 1997 đến 2024 chi phái 1997 đã có 4 hiến chương nhưng hoàn toàn không có tư cách thừa kế pháp lý của Hội Thánh Cao Đài.

Tóm lược pháp lý trên để hiểu là cội đạo bị cốt từ năm 1983, cho nên TL 257 đương nhiên được áp dụng. Chức sắc, Bàn Trị Sự (Hội Thánh Em) và Tín đồ căn cứ vào TL 257 và các kinh sách, công văn của Hội Thánh đã ban hành để hành đạo. Đó là ý nghĩa câu: Đó đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.

2.2.2/- Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo....

Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải, các Đạo Nghị Định và công văn của Hội Thánh ban hành thì mỗi phẩm bậc thiên phong đều gắn liền với trách nhiệm, quyền hạn. Thí dụ phẩm Lễ Sanh cầm quyền Đầu Tộc Đạo, phẩm Giáo Hữu cầm quyền Khâm Châu Đạo, Giáo Sư cầm quyền Khâm Trấn Đạo, từ Phối Sư trở lên phải hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh … nghĩa là hiểu và phân biệt được chức phẩm và quyền hạn là điều căn bản để hiểu đoạn nầy. Khi quyền Đầu Tộc, Khâm Châu, Khâm Trấn ở địa phương và quyền các viện ở trung ương bị quỉ quyền truất phế thì bên dưới cứ tiếp tục tiến cử người cầm quyền Đầu Tộc, Khâm Châu, Khâm Trấn … chứ không phải công cử lên chức phẩm Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư …

Tại sao dạy tiếp tục cầm quyền mà không dạy tiếp tục chức phẩm?

Vì theo pháp luật đạo chức phẩm của chức sắc thiên phong phải qua cơ bút tại Cung Đạo, ngoài ra người đạo không nhìn nhận. Hội Thánh bị cốt thì cơ bút không có nên không công cử chức sắc được, chỉ nối tiếp về quyền hạn, trách nhiệm.

Lưu ý: Hội Thánh Cao Đài còn ngăn ngừa tà quyền cài người vào đạo qua cơ bút tại Cung Đạo cho nên ngày 31-1-1978 chính Hội Thánh Cao Đài đã dâng sớ lên Đức Chí Tôn xin ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng để bảo toàn giá trị chức sắc thiên phong, bảo toàn giá trị thiêng liêng của đạo. Đó là bi trí dũng là tầm nhìn của Hội Thánh vì tại thời điểm xin ngưng cơ bút chưa có bản án ngày 20-7-1978, chưa có Quyết nghị ngày 13-12-1978, chưa có Đạo Lịnh 01.

2.2.3/- Nói cho cùng Chức sắc thiên phong mà bị bắt hết đi nữa thì dưới này các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.

Hội Thánh Cao Đài cầm quyền hành chánh tôn giáo bao gồm Chức sắc thiên phong từ hàng phẩm Giáo Hữu trở lên. Chức sắc thiên phong bị bắt hết đồng nghĩa với Hội Thánh bị cốt. Hội Thánh bị cốt mà không có con đường tái lập lại Hội Thánh thì đạo bị diệt. TL 257 chỉ rõ con đường tái lập lại Hội Thánh: .... các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ....

Bàn Trị Sự và Tín Đồ là 02 thành phần được quyền công cử. Bàn Trị Sự là 01 vị Chánh Trị Sự, 01 vị Phó Trị Sự và 01 vị Thông Sự. Tín đồ là người có Sớ Cầu Đạo.

Cùng công cử có nghĩa là phải công khai, phải định rõ ngày giờ, địa điểm, cách thức tiến hành tùy theo địa phương hay trung ương. Cấp trung ương là Đại Hội Nhơn Sanh, theo Hội Nhơn Sanh Nội Luật thì đúng pháp lý là đầy đủ giá trị, không phụ thuộc vào số lượng nhân sự. “Binh quý hồ tinh, bất quý hồ đa”; những người do áp lực của tà quyền không tham gia công cử hay công cử chưa xong đã bỏ cuộc đều không ảnh hưởng đến pháp lý của Hội Nhơn Sanh (sẽ làm rõ trong phần trả lời các câu hỏi).

Nếu hiểu sai khoản cùng công cử là mở hội gì cũng được, mở ở đâu cũng được và tự đặt ra luật để hội và cử thì không có giá trị pháp lý gì trong đạo thậm chí gây ra sự mâu thuẫn và hỗn loạn. Đại Hội Nhơn Sanh là một Hội trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh mới có luật lệ để mở và những quyết định mới có pháp lý trong đạo. Khoản người thay thế cho họ là thay thế để cầm quyền như đoạn trên đã dạy, hiệp nhau công cử lên chức phẩm là sai với chính Thánh Lịnh 257 và phạm vào Pháp Chánh Truyền.

Tại sao Thánh Lịnh dạy … các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ…  mà không dạy đến thành phần chức sắc?

Bởi vì Thánh Lịnh 257 lập ra trên dự tính là chức sắc bị bắt cho đến bị bắt hết (bị cốt hết) nên tới Bàn Trị Sự và Tín đồ.

2.2.4/- Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh Lịnh nầy.

Khi Hội Thánh bị cốt là lúc Đức Chí Tôn cho quỉ quyền thử thách người đạo, trong buổi khảo dượt thì đương sự phải chịu nhiều cám dỗ của danh, lợi, quyền và áp lực từ quỉ quyền về bi trí dũng của người tu.

Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là Quyền Chí Tôn tại thế nên Ngài chỉ dạy cách thức cho người đạo giữ gìn đạo đức cũng như giá trị chức phẩm thiêng liêng, đứng vững trong cơ thử thách hiệp đồng nhau làm một bức trường thành không đi theo con đường đại ác. Thánh Lịnh 257 như hồng ân chan rưới để Đóng Địa ngục, mở tầng Thiên, Khai đường Cực Lạc, dẫn miền Tây phương (Câu 23-24 Kinh Giải Oan) cho người đạo khi Hội Thánh bị cốt.

Cuối TL 257 Ngài viết: Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh Lịnh nầy, ấy là lời dạy oai nghiêm và ân cần để hậu tấn lưu tâm tìm hiểu cho đúng việc và làm cho đúng cách.

Tóm lại: TL 257 dạy khi hết Chức sắc thiên phong (Hội Thánh bị cốt) thì Bàn Trị Sự và Tín Đồ mở Đại Hội Nhơn Sanh để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo, xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài xây dựng lại hình thể hữu vi của Đức Chí Tôn.

Trong thực trạng của Đạo Cao Đài hiện nay nếu bất cứ ai viện dẫn bất kỳ một lý do nào để phản đối việc mở Đại Hội Nhơn Sanh mà nên mở hội khác, tên gì cũng được trước đi, rồi sau hãy mở Đại Hội Nhơn Sanh thì phải có văn bản trả lời rõ ràng: Căn cứ vào pháp lý nào để mở? Mở ở đâu? Ai có quyền ra lịnh cho Bàn Trị Sự và Tín đồ vào họp? Ai có quyền quyết định thành phần nào có quyền dự họp? Các quyết định của hội nầy có pháp lý gì trong đạo? Có phải các vị muốn thao túng tâm lý người đạo, thao túng pháp luật đạo để thỏa mãn tham vọng riêng tư? Bất kỳ cá nhân nào cho dù không theo chi phái 1997 mà thần tượng một thế lực nào, một chức sắc nào rồi chấp nhận mở cái hội không có tên trong đạo là đã bị thao túng tâm lý, đó là hạng theo người chứ không phải theo đạo, thậm chí là phản đạo.

3/- Thánh Thư 01, HP/HN ngày 20/02/Đinh Dậu (21-3-1957). (2)

Xin trích đoạn sau: Còn theo sự dự tính của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho chư vị Đại Thiên Phong thì: Hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền thì cả chức sắc Thiên Phong hội cùng nhau định cử.

Nếu Đạo không may, cả chức sắc Thiên Phong bị bắt tù đày hết thì chừng ấy cả toàn thể tín đồ công cử nhau đặng cầm quyền của Đạo.

Thánh Lịnh 257 ban hành ngày 10-2-1957, Thánh Thư 01 ban hành ngày 21-3-1957 (sau hơn một tháng). Trích đoạn từ Thánh Thư 01 đã bổ sung và xác định việc phân tích những điểm quan trọng của TL 257 là đúng.

4/- Bút phê của Cơ quan Hiệp Thiên Đài.

Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983.

Ngày 02/09/Ất Mùi (14/10/2015), một số chức sắc Hiệp Thiên Đài tu tại gia (theo Đạo Lịnh 01/1979) đã họp nhau tại Văn phòng Hiệp Thiên Đài (Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh) để quyết định tái thủ trách nhiệm chức sắc HTĐ theo Pháp Chánh Truyền.

Việc công cử nầy có đúng pháp lý đạo hay không? Việc công cử nầy đúng với Thánh Lịnh 257 và Thánh Thư 01 (Còn theo sự dự tính của Bần Đạo về tuyển chọn kẻ cầm quyền thay thế cho chư vị Đại Thiên Phong thì: Hễ tuyển chọn hàng Thiên Phong cầm quyền thì cả chức sắc Thiên Phong hội cùng nhau định cử.)

Ngày 19-10-2015 lúc 14 giờ 20, phái đoàn Khối Nhơn Sanh (15 người) đến vấn an quý Chức săc. Khoản 10 phút sau có 30 trật tự của chi phái 1997 đến khủng bố.

Ngày 22-10-2015 chi phái 1997 đóng cửa văn phòng Hiệp Thiên Đài.

Ngày 10-01-2016, Trưởng Ban Chấp Hành Khối Nhơn Sanh Chánh Trị Sự Võ Văn Quang và 03 thành viên KNS đến Trí Giác Cung gởi TỜ TƯỜNG TRÌNH về việc KNS căn cứ vào TL 257 để mở Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27-5-2015. Hiền huynh Truyền Trạng Trần Anh Dũng xem và có bút phê tán thành. Đoàn KNS đến tư gia Trưởng huynh Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt đệ trình, Ngài xem và có phê kiến vào; nguyên văn như sau:

Hôm nay Khối Nhơn Sanh đến viếng an T.T Dũng và cho biết đã hoan nghinh Chức sắc HTĐ đã bày tỏ lập trường không đồng ý việc hành đạo của tập đoàn Nguyễn Thành Tám. Vậy Tôi có nhã ý Khối Nhơn Sanh cần tập hợp đồng đạo nhiều hơn nữa để Tổ chức Đại Hội Nhơn sanh đúng ý nghĩa để phục vụ đạo pháp đại đạo.

Rất mong và nhiệt liệt ủng hộ.

Cải Trạng H.T.Đ.

Ký tên

Nguyễn Minh Nhựt.

Ngày 10-1-2016.

TT Trần Anh Dũng.

Ký tên

Bút phê trên đây xác định căn cứ vào TL 257 mở Đại Hội Nhơn Sanh là đúng. Các vị động viên Khối Nhơn Sanh tập hợp đồng đạo nhiều hơn nữa. Đó là tâm huyết của Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015.

Lưu ý về hai môi trường pháp lý: Khi Hội Thánh chưa bị cốt, Ngài Thái Hiểu Thanh lập ra Hội Đồng Quản Lý là sai. Khi Hội Thánh bị cốt thì Thánh Lịnh 257 được áp dụng nên các Chức sắc Hiệp Thiên Đài công cử là đúng. 

II/- Quốc gia.

Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo (2016).

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm.

1/. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. (Hết trích)

Đại Hội Nhơn Sanh xuất phát từ Đạo Cao Đài 1926, và mở hội lần đầu năm 1931 tại Tòa Thánh Tây Ninh. Hiện nay hầu hết các tổ chức tôn giáo Cao Đài được nhà nước ban pháp nhân đã tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh nên đó là một sinh hoạt hợp pháp. Chi phái 1997 đã tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh và cán bộ vào ngồi trong đó. Ngày nay người Đạo Cao Đài 1926 mở Đại Hội Nhơn Sanh, bất kỳ ai cản trở, cấm đoán là phân biệt đối xử, là kỳ thị tôn giáo. Đó là hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 5.

Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.

1/. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2/. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

4/. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. (Hết trích)

Thế nào là địa điểm hợp pháp?

Luật Tín Ngưỡng, Tôn giáo (2016). Điều 2: Giải thích từ ngữ.

15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật. (Hết trích)

Quyết định 124 ngày 4-6-1980 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh

Điều 2: Những cơ sở tổ chức hành đạo Cao Đài Tây Ninh được tiếp tục hành đạo theo chánh sách tôn giáo của Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định gồm:

Trong nội ô:  Đền Thánh, Hậu điện, Đông lang, Tây lang. Đền Thờ Phật Mẫu, Hậu điện B.Â.T và nhà lễ viện Báo Ân Từ. Giáo Tông Đường. Hộ Pháp Đường. Trai đường hành chánh. (Hết trích.)

Quyết định 191, ngày 1-7-1980 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh.

Điều 1: … UBND Tỉnh chấp nhận để lại cho Đạo Cao Đài được sử dụng các cơ sở và một số máy móc, phương tiện dưới đây:

1/. Nhà Nữ Đầu Sư Đường.

2/- Nhà Nam Đầu Sư Đường.

3/- Nhà Tiếp tân (Trong vòng rào Giáo Tông đường).

4/- Văn phòng Chưởng quản Hiệp Thiên Đài.

5/- Nhà thuyền Bát Nhã.

6/- Nhà khách đình.

7/- Hậu điện, Đông lang, Tây lang của các Thánh thất ở các địa phương trong Tỉnh (cả Trí Giác cung).

8/- Cây ăn trái trong các cơ sở mà Hội Thánh quản lý thì được sử dụng, còn ở các khu vực khác, ban quản lý nội ô sẽ bàn bạc với Hội Thánh cụ thể sau và có báo cáo chính thức với Thường vụ Ủy Ban Tỉnh.

9/- Ban quản lý nội ô bàn cụ thể giao cho Hội đồng Chưởng quản một số máy móc và phương tiện cần thiết khác để Hội đồng Chưởng quản sử dụng. (Hết trích)

Như vậy người Đạo Cao Đài 1926 mở Đại Hội Nhơn Sanh tại các địa điểm trong Quyết Định 124 và Quyết Định 191 là những địa điểm phù hợp tại Điều 2 và Điều 6.

Trên thực tế năm 2015 phái đoàn Khối Nhơn Sanh đến Ban Tôn Giáo trung ương, Mặt Trận Tổ Quốc trung ương trình bày nguyện vọng mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh và Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh, không có nơi nào ra lịnh ngăn cấm.

III/- Quốc tế.

Chính phủ Việt Nam đã tham gia Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự & Chính Trị nên có nghĩa vụ thi hành, tôn trọng và bảo vệ Công ước.

Điều 18 Công ước về quyền tự do tôn giáo:

(1) Tất cả mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này phải bao gồm quyền tự do có hoặc thay đổi tôn giáo hay thế giới quan theo ý mình,

Và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay thế giới quan thông qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phụng và cử hành các nghi lễ cho riêng cá nhân mình hay cùng với tập thể, ở chốn công cộng hay chỗ riêng tư.

IV/- Pháp luật Hoa Kỳ có liên quan đến Việt Nam và chi phái 1997.

 Tháng 9/2023 Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến thăm Việt Nam và hai bên thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

1/- Phán quyết ngày 16-8-2023 của tòa án Dallas, TX, Hoa Kỳ.

Ngày 16-8-2023 Tòa án Dallas bang TX, Hoa Kỳ phán quyết ông Nguyễn Thành Tám và chi phái 1997 phạm vào luật RICO (Racketeer, Influenced and Corrupt Organization). Ngày 18-9-2023 ông Nguyễn Thành Tám có Đơn yêu cầu xét xử lại. Tòa không chấp nhận và bị đơn không kháng cáo nên bản án là chung quyết. Việt Nam và Hoa Kỳ là Đối tác chiến lược toàn diện (tháng 9/2023) nên phán quyết của Tòa án Dallas có liên quan đến Việt Nam.

2/- Chi phái 1997 cầu chứng độc quyền danh hiệu Đạo Cao Đài bị hủy bỏ.

Hiến chương 2007 của chi phái 1997, chương IV: Việc hành đạo ở nước ngoài. Điều 23: … phù hợp với pháp luật nước sở tại…, Điều 24: Thường xuyên báo cáo việc hành đạo của mình tại nước sở tại cho Hội ThánhBan Tôn Giáo chính phủ công nhận hiến chương của Cao đài Tây Ninh tại QĐ số 1068/TGCP-CĐ ngày 08-8-2008.

Năm 2011 chi phái 1997 bổ nhiệm ông Trần Quang Cảnh làm đại diện ở hải ngoại. Năm 2012 Trần Quang Cảnh lập Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại và đăng ký Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại (Caodai Overseas Missionary) với tiểu bang California.

Năm 2014, tổ chức này cầu chứng độc quyền danh xưng DAI DAO TAM KY PHO DO TOA THANH TAY NINH (Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Toà Thánh Tây Ninh) làm thương hiệu riêng. Năm 2015, Cơ Quan Quản Lý Các Bằng Phát Minh và Thương Hiệu (USPTO) thuộc Bộ Thương Mại của Hoa Kỳ cấp Giấy phép thương hiệu tạm thời cho tổ chức của Ông Cảnh.

Năm 2018 người Đạo Cao Đài 1926 Yêu cầu Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hủy bỏ Giấy phép thương hiệu tạm thời. Khi đối chất theo luật định ông Trần Quang Cảnh không hề có mặt. Năm 2019 Bộ Thương Mại hủy tắt Giấy phép thương hiệu tạm thời (không cần mở cuộc xét xử).

2/- Danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL).

Trong lịch sử tháng 9/2004, Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ John Hanford tuyên bố Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Tháng 11-2006 Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách CPC, cũng trong tháng 11/2006 Tổng thống Mỹ G. Bush thăm Việt Nam.

Năm 2006 Hoa Kỳ chưa biết chi phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài 1926. Cho đến tháng 5/2021 trong báo cáo về tự do tôn giáo quốc tế, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi Phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.

Năm 2023 Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo. Danh sách SWL là danh sách theo dõi đặc biệt, kề cận danh sách CPC là danh sách cần quan tâm đặc biệt.

Cổng thông tin Bộ Nội Vụ - Việt Nam cho biết: tháng 10/2023, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, phụ trách Ban Tôn giáo Chính phủ, đã dẫn đầu phái đoàn sang Hoa Kỳ làm việc 9 ngày, trong đó có gặp gỡ quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm vận động để bộ này đưa Việt Nam ra khỏi “danh sách theo dõi đặc biệt – SWL”. Chi phái 1997 có văn phòng đại diện tại Mỹ nhưng trong chuyến đi nầy không có đại diện của chi phái 1997 mà có đại diện của một chi phái Cao Đài khác.

Tháng 1/2024 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn giữ Việt Nam trong danh sách SWL.

Phán quyết của Tòa án Dallas, Đại diện chi phái 1997 đăng ký với tiểu bang California, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cấp Giấy phép thương hiệu tạm thời và hủy bỏ, Việt Nam có trong “danh sách theo dõi đặc biệt - SWL và Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng đến Mỹ vận động ra khỏi danh sách là những căn cứ cho thấy luật pháp Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến Việt Nam.

IV/- Kết luận.

Hội Thánh Cao Đài là hình thể hữu vi của Thầy. Quyền Vạn-linh do ba hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội. Có quyền của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thì hình thể hữu vi của Thầy mới trọn vẹn, ngọn cờ cứu khổ của đạo mới đủ sức xoay cơ chuyển thế.

Năm 1957 Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế khi ban hành Thánh Lịnh 257 và Thánh Thư 01. Người Đạo Cao Đài căn cứ vào đó để mở Đại Hội Nhơn Sanh là một Hội có trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Đại Hội Nhơn Sanh là pháp lý của đạo, là bài thi để khôi phục hình thể hữu vi của Đức Chí Tôn.

@@@

 

 

Dìu-dắt tìm ra lối lạ-lùng,
Bóng trời xúm-xít đỡ nương chung.
Dài đường chớ ngán con Kỳ-Ký,
Ngược gió đừng nao cánh Hộc-Hồng.
Nhướng mắt tua dò theo kẻ trí,
Thìn lòng khá gắng đắp nền công.
Sen tàn cúc nở qua ngày tháng,
Nhặt bước đường hoa đến cội tùng.

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2)

 

 

 

 

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

Câu số 2.

Không có lịnh mở Đại Hội Nhơn Sanh của Hội Thánh, không có Thượng Chánh Phối Sư, không có Nữ Chánh Phối Sư, không có Trấn Đạo, Châu Đạo, Tộc Đạo để tuyển chọn Nghị viên, Phái viên thì làm sao mở Đại Hội Nhơn Sanh?

Hồi đáp.

Thánh Lịnh 257 dạy Hội Thánh bị cốt, chức sắc Thiên phong không còn thì Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng nhau công cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo. Thánh lịnh 257 ban quyền đầy đủ như trình bày ở câu một; sau đây chỉ là phần minh họa thực tế để nhận diện thêm chân tướng sự việc và nhân sự.

Hiện nay Hội Thánh bị cốt thì làm sao ra lịnh triệu tập? Yêu cầu phải có Hội Thánh mới được phép mở Đại Hội Nhơn Sanh vậy phải chăng các vị đang nuôi mộng chính tay quý vị lập ra Hội Thánh? Có phải quý vị đang chối bỏ lời dạy trong Thánh Lịnh 257: … Vậy thì dù cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt…

Thượng Chánh Phối Sư, Nữ Chánh Phối Sư mãn phần … Các vị đòi hỏi phải có các phẩm trên mới được phép mở Đại Hội Nhơn Sanh vậy có phải các vị đã có dự định thay quyền thiêng liêng để phong các phẩm trên? Hay là các vị định mở Hội Mít, Hội Xoài chi đó rồi phong phẩm Thượng Chánh Phối Sư, Nữ Chánh Phối Sư rồi mới mở được Đại Hội Nhơn Sanh?

Trong nước Trấn Đạo, Châu Đạo không còn, chỉ một vài nơi còn giữ được Tộc Đạo. Hải ngoại được tự do hành đạo nhưng không thống nhất được với nhau, không bị cấm đoán mà không làm được thì do đâu? Trong hoàn cảnh như thế mà đòi hỏi phải có Hội Thánh, phải có Thượng Chánh Phối Sư phải có Nữ Chánh Phối Sư là những yếu tố khác với Thánh Lịnh 257 dạy: … Nói cho cùng nước:  Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt  đi nữa thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ … có phải quý vị là muốn thao túng pháp luật đạo để chính tay quý vị chọn Thượng Chánh Phối Sư, Nữ Chánh Phối Sư rồi mới mở Đại Hội Nhơn Sanh chăng?

Họ chối bỏ pháp lý của Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015, chối bỏ bút phê ngày 10-01-2016 của Quản Văn Phòng, Truyền Trạng Trần Anh Dũng và phê kiến của Q Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, Cải Trạng Nguyễn Minh Nhựt:  Tôi có nhã ý Khối Nhơn Sanh cần tập hợp đồng đạo nhiều hơn nữa để tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh đúng ý nghĩa để phục vụ đạo pháp đại đạo. Rất mong và nhiệt liệt ủng hộ thì ta cũng nên tự hỏi họ là ai? Chính quyền hiện nay chưa có một công văn nào phủ nhận Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015 mà họ đã phủ nhận thì họ là ai?

Họ đã chối bỏ Thánh Lịnh 257, chối bỏ thực trạng, chối bỏ Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015 có phải là mượn danh bảo thủ chơn truyền để thao túng pháp luật đạo? Bàn Trị Sự và Tín đồ có nên chờ lịnh, chờ ý kiến của kẻ tiếp tay với tà quyền để diệt đạo chăng? Còn như chủ trương mở một Hội nào khác với Đại Hội Nhơn Sanh thì căn cứ vào luật nào để mở? Vận động mở một cái hội không có tên trong đạo, Hội Thánh Cao Đài chưa từng mở có phải là thao túng pháp luật đạo, thao túng tâm lý người đạo để sai khiến Bàn Trị Sự, sai khiến Tín đồ phá hoại đạo hay không?

@@@

 

 

Câu số 3.

Không có Thượng Chánh Phối Sư, không có Nữ Chánh Phối Sư thì ai chủ tọa Đại Hội Nhơn Sanh?

Hồi đáp.

Đại Hội Nhơn Sanh chi phối bởi 02 bộ luật: Luật Lệ Chung Các Hội (18 điều, không phân chương) và Hội Nhơn Sanh Nội Luật (16 điều, 3 chương).

Luật Lệ Chung Các Hội, Điều 10. Buổi nhóm.

Mỗi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trễ. Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở hội không kể số Nghị viên nhiều ít.

Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì Phó Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu cũ hơn hết hoặc tuổi tác lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng. Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.

Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trễ thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu cũ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng. Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.

Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị phần phạt có định trong các nội luật.

Trước tiên cần hiểu đúng chức phẩm và quyền hành trong Chánh Trị Đạo. Thượng Chánh Phối Sư hay Nữ Chánh Phối Sư là chức. Nghị trưởng, Phó Nghị Trưởng trong Đại Hội Nhơn Sanh là quyền. Điều luật trên đây cho thế quyền trong Đại Hội Nhơn Sanh chứ không cho thế chức. Như vậy một vị Nam sẽ thay quyền Nghị Trưởng và một vị Nữ sẽ thay quyền Phó Nghị Trưởng trong buổi hội. Về nguyên tắc thời Hội Thánh chưa bị cốt thì Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng đã xác định trước khi mở Đại Hội Nhơn Sanh.

Đại Hội Nhơn Sanh 2025 vào thời Hội Thánh bị cốt cũng phải theo bài bản: biết trước ai là Nghị Trưởng, ai là Phó Nghị Trưởng; đó là học theo cách hành chánh của Hội Thánh (không để cho tà quyền thao túng và lũng đoạn). Do vậy Ban Công Quả 257 sẽ căn cứ vào Tờ khai hành đạo rồi áp dụng phép điền thế trên đây để công bố Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng cũng như nhân sự điền thế.

Điều luật trên cũng qui định: không kể số Nghị viên nhiều ít … cứ đến giờ là mở hội không vì lý do vắng mặt Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng hay số Nghị viên.

Điều luật điền thế thể hiện tính pháp quyền, không lệ thuộc vào cá nhân và tôn trọng nhân sự hành đạo của Đạo Cao Đài. Những tính toán khống chế nhân sự lãnh đạo cũng không thể cản trở Đại Hội Nhơn Sanh. Khi tà quyền hiểu rằng có khốngơ chế nhân sự lãnh đạo cũng không ngăn được ĐHNS, mà còn gây ra sự bất bình vì vi phạm quyền tự do tôn giáo thì họ phải cân nhắc, nên qui định điền thế còn có tác dụng bảo vệ nhân sự lãnh đạo. Đặc biệt là khi Hội Thánh bị cốt thì điều luật trợ giúp người đạo thi hành Thánh Lịnh 257 trong khuôn viên pháp luật đạo, không cho bất cứ ai có cơ hội thao túng nền đạo. Phép điền thế thể hiện triết lý và phương cách lập quyền cho nhân loại rất rõ ràng.

@@@

 

 

Câu số 4.

Thành phần nào có đủ pháp lý tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025?

Hồi đáp.

Khi Hội Thánh bị cốt thì căn cứ vào Thánh Lịnh 257 để hành đạo. Thánh Lịnh 257 giao quyền cho Bàn Trị Sự và Tín đồ hiệp nhau công cử nhân sự quyền hành chánh tôn giáo (cầm giềng mối đạo). Nhưng khi tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025 là thực thi chánh trị đạo nên vẫn phải tuân y Đạo Nghị Định 20 do Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp lập ngày 14-10-Quí Dậu (DL: 1-12-1933) qui định về điều kiện dự Hội Nhơn Sanh. (3)

Trường hợp Chức việc.

Điều thứ nhứt: Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, tuy là được trọn quyền dự Hội Nhơn Sanh, nhưng nếu không trường trai giữ giới thì mất quyền ấy.

Phân tích theo điều kiện ắt có và đủ thì các phẩm Lễ Sanh và Chức việc là ắt có và cần thêm 2 điều kiện nữa mới đủ. Điều kiện đủ 1: trường trai; điều kiện dủ 2: được công cử để trở thành đại biểu Hội Nhơn Sanh.

Trường hợp Tín đồ.

Điều thứ nhì: Tín đồ trường trai giữ giới ít nữa trên 2 năm mới đặng quyền dự cử và công cử Phái viên Hội Nhơn Sanh.

Ghi chú: Đạo Lịnh 009, ngày 10-8-1978 của văn phòng Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài do Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa Q Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài và nhị vị Đầu Sư Thượng Sáng Thanh và Ngọc Nhượn Thanh ban hành có dạy: Chức sắc từ Lễ Sanh trở lên phải trường chay. Chức việc và Đạo Hữu giữ thập trai hoặc trường trai.

Tóm lại: Luật đạo không buộc Chức việc và Đạo Hữu trường trai, nhưng muốn tham gia Chánh Trị Đạo (được công cử đại biểu) phải theo Đạo Nghị Định 20.

Áp dụng theo Thánh Lịnh 257 và thực tế hiện nay thì các Chức việc trường trai, Tín đồ trường trai có đủ quyền lập hồ sơ làm Đại biểu trong Đại Hội Nhơn Sanh. Xin xem thêm mục lập hồ sơ như thế nào.

@@@

Câu số 5.

Hồ sơ tham dự bao gồm những gì? Gởi cho ai?

Hồi đáp.

Hiện nay Hội Thánh bị cốt, Thánh Lịnh 257 là pháp lý để mở ĐHNS, nhưng khi mở thì cũng phải chấp hành đúng pháp luật đạo. Căn cứ vào Điều 13 Hội Nhơn Sanh Nội Luật và trang 18, 19 quyển Chánh Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa (tái bản năm 1974) với thời đại internet xin đề nghị:

 -/- Địa phương nào có Bàn Trị Sự hay Tộc Đạo thì hành chánh đạo nơi đó lập hồ sơ. Trường hợp Bàn Trị Sự hay Tộc Đạo chối bỏ trách nhiệm mở Đại Hội Nhơn Sanh thì người đạo có đủ quyền tự lập hồ sơ cho mình. Nếu không có Bàn Trị Sự thì người đạo cũng tự lập hồ sơ. Dù diện nào cũng gởi về Ban Công Quả Hồ Sơ Đại Hội Nhơn Sanh 2025 nói tắt là Ban Công Quả 257.

Hồ sơ Đại Biểu Đại Hội Nhơn Sanh (đề nghị).

1/- Sớ Cầu Đạo theo mẫu Hội Thánh (có ảnh càng tốt).

2/- Tờ khai hành đạo.

3/- Thông Báo tham dự Đại Hội Nhơn Sanh (có ảnh 4x6).

4/- Tờ xác nhận trường trai.

5/- Tờ đồng ý của người phối ngẫu.

6/- Giấy hồi báo Ban Công Quả là nhận được hồ sơ.

@@@

Câu số 6.

Phải có bao nhiêu Bàn Trị Sự và Tín Đồ mới mở được Đại Hội Nhơn Sanh?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội. Ðiều Thứ Bảy: Số Nghị viên.

Kỳ nhóm lệ: Dầu số Nghị viên hiện diện bao nhiêu hội cũng cứ nhóm và lời bàn định cũng có giá trị như khi nhóm đều đủ vậy.

Kỳ nhóm ngoại lệ: Số Nghị viên phải được phân nửa cái số chung và thêm một vị nữa nếu chẳng đủ số định trên đây thì Nghị trưởng đình lại và cho Quyền Chí Tôn hay hoặc là huỷ bỏ quyền hội hay là trừng trị cách nào tuỳ ý. Còn Hội cũng cứ việc hội như số Hội viên đều đủ

Theo điều số 7 trên đây cho dù nhóm lệ hay ngoại lệ ĐHNS không phụ thuộc vào tỷ lệ nghị viên dự hội. Luật qui định trừng trị những người vô cớ bỏ họp rất nghiêm khắc để trừ diệt căn bệnh nan y: cậy quyền và vô trách nhiệm. Điều luật nầy thể hiện lời dạy trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải:  … Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh.

Vậy thì Đại Hội Nhơn Sanh thời Hội Thánh bị cốt là một bài thi về bi trí dũng cho Bàn Trị Sự và Tín đồ nên cũng không phụ thuộc vào số người về dự họp. Những người giữ đạo bằng lỗ miệng, không dám hành đạo lại mang căn bệnh làm thầy đời, lấy ý riêng của họ đưa hết yêu cầu nầy sang yêu cầu khác sẽ không dám tham dự sao lại phải phụ thuộc vào họ? Những người hành đạo xưng là bảo thủ chơn truyền mà không tôn trọng pháp luật, mượn tiếng không theo chi phái 1997 để chà đạp Pháp Chánh Truyền, chối bỏ Đại Hội Nhơn Sanh thời Hội Thánh bị cốt thì có nên trông cậy chi nơi họ hay không? Lại có thành phần không theo chi phái 1997, luôn miệng kêu gào phải có Hội Thánh, chỉ có Hội Thánh mới có quyền mở Đại Hội Nhơn Sanh thì sao lại phải lệ thuộc vào những kẻ ấy?

Tóm lại: Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh … Nhân sự về dự hội có đủ pháp lý đạo là có quyền của Thầy ban cho, là đủ quyền mở ĐHNS chỉ có tà quái mới dám phủ nhận.

Câu số 7.

Thành phần dự thính như thế nào?

Hồi đáp.

Điều 13 Nội Luật Hội Nhơn Sanh có dạy: Cả Lễ Sanh Chức Việc và Phái Viên không đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thong thả đến Toà Thánh nhập hội nhưng được dự thính mà thôi, nơi Hội có sắp đặt chỗ ngồi cho chư vị được dự thính. Muốn tỏ ý kiến chi cho Hội thì do nơi Chư Nghị viên ở Tỉnh Ðạo của mình mà thôi. (Hết trích).

Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền, cho dù Hội Thánh bị cốt nhưng luật đạo vẫn phải thi hành: Đại Hội Nhơn Sanh phải sắp đặt chỗ ngồi cho người dự thính. Cần xác định rằng người dự thính cũng muốn ủng hộ cho Đại Hội Nhơn Sanh được thành công, do vậy để xác định thiện chí và giá trị của mình, người dự thính vui lòng gởi ảnh chụp Sớ Cầu Đạo (để xác định là người đạo) và Thông báo đến dự thính để tiện việc sắp xếp chỗ ngồi.

Hồ sơ dự thính.

1/- Sớ Cầu Đạo theo mẫu Hội Thánh Cao Đài (có ảnh càng tốt).

2/- Thông báo đến dự thính (có kèm ảnh để Ban Công Quả nhận diện và sắp xếp).

3/- Ban Công Quả có bổn phận hồi đáp về số ghế ngồi. Đạo không tư vị, nên ai Thông báo trước sẽ ngồi trước. Trong buổi hội nếu đến trễ quá 15 phút mà không báo trước thì không được vào dự thính buổi hội đó.

Mở rộng: Ban Công Quả 257 sẽ thông báo rộng rãi và mời các tổ chức quốc tế, các nhà báo đến dự nên cũng sẽ có khu vực cho quan khách và khu tác nghiệp của báo chí. Do vậy Ban Công Quả 257 sẽ nhận và trả lời các vấn đề thường thức hay làm cầu nối để việc thông tin được kịp thời, chính xác, đầy đủ và thiết thực.

Việc dự thính cũng sẽ mở rộng qua internet. Nhân sự muốn dự thính qua internet cũng làm hồ sơ dự thính bình thường và ghi thêm (Dự thính qua internet). Ban Công Quả 257 có thể kết nối với Nghị viên chính thức theo sự đồng ý đôi bên.

@@@

Câu số 8. Lễ khai mạc Đại Hội Nhơn Sanh 2025 thế nào? Xem phân khúc 2.

Câu số 9. Luật định nội dung họp, nghị trình họp như thế nào? Xem phân khúc 2.

@@@

Câu số 10. Nghi thức trước mỗi buổi hội thế nào? Xem phân khúc 3.

Câu số 11. Luật định trước khi thảo luận phải làm gì? Xem phân khúc 3.

Câu số 12. Phận sự, quyền thảo luận, quyền bỏ thăm, quyền rung chuông của Nghị Trưởng như thế nào? Xem phân khúc 3.

Câu số 13. Phận sự Phó Nghị trưởng là gì? Xem phân khúc 3.

Câu số 14. Phận sự Từ Hàn, có bao nhiêu vị trong Ban Từ Hàn? Xem phân khúc 3.

Câu số 15. Khi nào thì Ban Từ Hàn hoàn thành vi bằng? Xem phân khúc 3.

Câu số 16. Phát biểu trong Đại Hội Nhơn Sanh như thế nào? Xem phân khúc 3.

Câu số 17. Cách hỏi ý kiến trong Đại Hội Nhơn Sanh thế nào? Xem phân khúc 3.

@@@

Câu số 18.

Luật định việc ăn mặc trong Đại Hội Nhơn Sanh như thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội Điều 11: Tư cách Nghị viên.

Nghị viên nếu là Chức Sắc hay Chức Việc thì phải mặc Thiên Phục hay Ðạo Phục. Còn Tín đồ thì phải mặc y phục thường cho trang hoàng sạch sẽ, phải bạch y theo hạng Phái viên của Hội Thánh ban cho.

Cả Nghị viên đều phải thủ lễ nghĩa chung với nhau. Ngồi trên ghế mình phải ngay thẳng không nên dựa nghiêng dựa ngữa hoặc xếp bằng hoặc co chơn lên vén ống quần mà gãi. Không nên hút thuốc ăn trầu, phải ngồi một chỗ chờ cho đến khi Hội giải tán.

Lưu ý: Qui định mặc thiên phục hay đạo phục là trong Đại Hội Nhơn Sanh, nhưng sau khi Đại Hội Nhơn Sanh xong thì có Hội Ngánh thường xuyên (Thượng Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng trong ĐHNS) là Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng của Hội Ngánh thường xuyên (Điều 14 Hội Nhơn Sanh Nội Luật). Khi nhóm Hội Nghánh thường xuyên thì không phải mặc thiên phục (Điều 15 Luật Lệ Chung Các Hội).

@@@

Câu số 19.

Đại Hội Nhơn Sanh mở tại đâu?

Hồi đáp.

Cần hiểu đúng: Hội Nhơn Sanh là một trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh nên có Luật Lệ Chung Các Hội và Hội Nhơn Sanh Nội Luật. Từ Hội Nhơn Sanh mới có Đại Hội Nhơn Sanh, trên thực tế thì cả hai là một.

Luật Lệ Chung Các Hội, Điều 13 qui định: Đại Hội tại Tòa Thánh. Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh. Hai Hội nầy nhóm tại nhà nhóm trong Tòa Thánh.

Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Chương thứ nhứt: Về Đại Hội tại Tòa Thánh. Tại Điều 14 Nội Luật viết Đại Hội Nhơn Sanh.

Theo các trích dẫn trên, Đại Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Hội Thánh mở trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh chứ không phải trong Nội Điện Đền Thánh. (Chi phái 1997 mở Đại Hội Hội Thánh trong Nội Điện Đền Thánh là sai về địa điểm.)

@@@

 

 

Câu số 20.

Dây Sắc Lịnh giữ trật tự trong Đại Hội Nhơn Sanh 2025 như thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Điều 13 qui định: Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh Phái Ngọc lãnh cai quản Ty ấy mặc thiên phục, buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên Ðài.

Áp dụng 1: Trường hợp không có Lễ Sanh Phái Ngọc thì làm sao?

Không có Lễ Sanh phái Ngọc thì phái khác thay thế, hết Lễ Sanh thì đến Thông Sự thay thế (vì Thông Sự chuyên về pháp luật), không có Thông Sự thì Chức việc khác thay thế, không có Chức việc nào thế thì đến Đạo Hữu đảm nhận.

Áp dụng 2: Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải chỉ có các phẩm: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và các vị Thời Quân có Dây Sắc Lịnh. Nay các vị đã về thiêng liêng vị thì đâu ai có quyền ban Dây Sắc Lịnh?

Trong luật ghi lãnh Dây Sắc Lịnh của Hiệp Thiên Đài, nay các vị đã về thiêng liêng vị hết thì tự may Dây Sắc Lịnh đem lại Hiệp Thiên Đài cầu nguyện, xong thì người được chọn sẽ làm lễ nhận Dây Sắc Lịnh để hành đạo. Khi mãn buổi hội thì đem lại tại vị trí cũ, đến buổi hội sau thì đến đảnh lễ và buộc Dây Sắc Lịnh để hành đạo.

Dây Sắc Lịnh thỉnh từ Hiệp Thiên Đài nghĩa là thỉnh từ Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài là Đức Hộ Pháp nên thả mối theo chi Pháp (ở giữa).

Lưu ý 1: Theo Điều 15, Luật Lệ Chung Các Hội, sau Đại Hội Nhơn Sanh có Hội Nhơn Sanh Thường Xuyên (cũng như thường trực của Đại Hội Nhơn Sanh) nhóm tại nhà nhóm. Nhưng không phải rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến, cũng không mặc thiên phục, không dùng đến Dây Sắc Lịnh nhưng vẫn có người giữ trật tự.

Lưu ý 2: Ban Công Quả 257 cũng phải tuyển chọn nhân sự vào Ban Trật Tự để có người hợp tác với vị phụ trách trật tự trên đây.

@@@

Câu 21.

Dây Sắc Lịnh của Chức sắc Hiệp Thiên Đài bảo thủ luật lệ trong Đại Hội Nhơn Sanh 2025 làm sao?

Hồi đáp.

Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Điều thứ 3: Một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đến chứng kiến và bảo thủ Luật Lệ không cho Hội phạm đến. (Hết trích).

Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015 là một pháp lý quan trọng của đạo, người biết tôn trọng pháp luật đạo phải tôn trọng pháp lý ấy. Cơ quan HTĐ đã thông báo cho đồng đạo biết rằng chi phái 1997 hiện do ông Nguyễn Thành Tám lãnh đạo đang chiếm Tòa Thánh Tây Ninh. Kinh sách dạy: Nhứt vi u ám tất giai văn nên mọi việc phải gởi văn bản hay công văn đến Cơ Quan Hiệp Thiên Đài cho minh bạch, ấy là làm theo lời dạy của Thầy.

Áp dụng 1: Khi Hội Thánh cầm quyền thì do Hội Thánh bổ nhiệm. Khi Hội Thánh bị cốt và Cơ quan Hiệp Thiên Đài tái lập (2015) thì Ban Công Quả 257 phải có công văn gởi đến Cơ Quan HTĐ thỉnh cầu các vị đảm đương phận sự. Các vị chức sắc hiện tiền có đảm nhận nhiệm vụ hay không cũng phải có công văn cho biết. Sẽ xảy ra 02 trường hợp.

Thứ nhứt: Nếu các vị đảm đương phận sự thì quyền quyết định thuộc về các vị.

Thứ hai: Nếu các vị không nhận trách nhiệm thì ĐHNS sẽ cử nhân sự thay thế tương tự như trường hợp Dây Sắc Lịnh giữ trật tự trong ĐHNS.

@@@

Câu 22.

Đại Hội Nhơn Sanh 2025 cần đạt được những gì?

Hồi đáp.

Hội Thánh bị cốt năm 1983. Năm 2015 Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập có công văn xác định: Ông Nguyễn Thành Tám làm đầu chi phái 1997 đang chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, các Thánh Thất, Điện Thờ của Đạo Cao Đài 1926, và đã gởi đến chính phủ. Chính các vị cũng có bút phê mở ĐHNS để phục vụ đạo pháp. ĐHNS 2025 rất quan trọng.

Về xã hội: Phân biệt vàng thật với đồ xi mạ. Chi phái 1997 chiếm Tòa Thánh Tây Ninh rồi mở Đại Hội Nhơn Sanh với thành phần ô hợp (không trường trai). Ngày nay người Đạo Cao Đài 1926 giới thiệu Đại Hội Nhơn Sanh theo đúng pháp luật đạo (chỉ có thành phần trường trai) để giới thiệu hàng thật khác với hàng xi mạ. Ấy là cách tỏ lòng biết ơn với các sắc con cái Thầy đến mở cửa Tòa Thánh.

Về tín ngưỡng: Thực hiện tiên tri của Đức Chí Tôn dạy năm 1927: Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.

Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập ra một tôn giáo pháp quyền, tổ chức theo triết lý QUỐC ĐẠO, Đạo lập quyền cho nhân loại nên khi Hội Thánh bị cốt người đạo vẫn căn cứ vào pháp luật đạo để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh đạo, khôi phục nền đạo.

Mục tiêu cần đạt trong ĐHNS là:

1/- Truyền bá sâu rộng luật lệ của Đạo về Đại Hội Nhơn Sanh để đồng đạo biết và thực hiện quyền mình theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải: … Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh.

2/- Trọng tâm là công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo tại trung ương.

3/- Thành lập Hội ngánh thường xuyên theo Điều 14, Hội Nhơn Sanh Nội Luật. 

@@@

 Câu 23. Lễ bế mạc Đại Hội Nhơn Sanh 2025 và lập Hội nghánh thường xuyên như thế nào? Xem phân khúc 4.

@@@

Câu 24.

Tại sao phải lập Ban Công Quả Hồ Sơ Đại Hội Nhơn Sanh 2025 nói tắt là Ban Công Quả 257.

Hồi đáp.

Về Ban Công Quả 257 có 3 phần cần minh bạch: Tại sao phải có Ban Công Quả 257, nhiệm vụ và nhân sự tham gia, và cách thức thành lập.

Trường công quả của Thầy lập ra có pháp luật phân minh; pháp của đạo là phân quyền và dùng luật để kiểm soát việc thực hiện quyền đã giao.

I/- Tại sao phải lập Ban Công Quả 257?

Khi Hội Thánh chưa bị cốt thì Hội Thánh triệu tập Đại Hội Nhơn Sanh. Từ nhân sự phụ trách, tuyển chọn Nghị viên, Phái viên cho đến chương trình. Địa phương cũng lên chương trình, phái đoàn về dự theo đó trình bày. Kể cả những điều quan trọng như xin hủy bỏ hay đề xuất việc chi cũng phải gởi về để Hội Thánh biết và sắp xếp. Nghĩa là mọi việc đều phải chuẩn bị chu đáo để khi mở Đại Hội Nhơn Sanh thì chỉ bàn tính trong nghị trình.

Hiện nay Hội Thánh bị cốt, nhưng Pháp Chánh Truyền Chú Giải dạy rất rõ ràng: … Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh. Cho nên cách hành chánh của Hội Thánh, các điều luật qui định cũng phải được thực hành cả về hình thức lẫn nội dung. 

Do vậy trước khi tiến hành Đại Hội Nhơn Sanh 2025 thì cũng phải có nghị trình để Đại Hội căn cứ vào đó thảo luận. Nếu bước vào Đại Hội Nhơn Sanh 2025 mà không có nghị trình thì đó là một đoàn người ô hợp chứ không phải có tổ chức, mà một đoàn người ô hợp thì sẽ bị thao túng, bị lũng đoạn làm trò cười cho xã hội và để lại cái gương bề tắc cho hậu tấn. Do vậy cần phải có Ban Công Quả 257 để lo hồ sơ và lo những công việc theo chương trình đề ra.

II/- Nhiệm vụ và nhân sự Ban Công Quả 257.

1/- Nhiệm vụ của Ban Công Quả Hồ Sơ Đại Hội Nhơn Sanh 2025 nói tắt là Ban Công Quả 257 là thu nhận hồ sơ tham gia Đại Hội Nhơn Sanh 2025. Thi hành các việc trong Luật Lệ Chung Các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật và Chương trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025 giao cho để lên nghị trình cho Đại Hội Nhơn sanh 2025. Nghĩa là chuẩn bị mọi việc cho Đại Hội Nhơn Sanh 2025 thể hiện tính tổ chức, tổ chức và tổ chức của một tôn giáo pháp quyền. Cập nhật việc hành đạo hàng tuần qua fb: Ban Công Quả 257.

2/- Nhân sự tham gia: phải có Sớ Cầu Đạo theo mẫu của Hội Thánh.

3/- Theo Điều 12 Tân Luật, Tín đồ có 2 bực hạ thừa và thượng thừa. Trưởng, Phó, Thư ký, Thủ bổn … là diện trường trai. Thành viên thường thuộc diện thập trai.

4/- Tình nguyện tham gia vào Ban Công Quả 257 hay được đề cử và ưng thuận. Sau đó được công cử chính thức trong một phiên họp qua internet và phiên họp công cử đó phải thông báo trước ít nhất 30 ngày.

5/- Khi đắc cử phải cam kết hành đạo trong chương trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025, không dùng danh nghĩa Ban Công Quả 257 trong bất cứ trường hợp nào. Trong khi hành đạo nếu có việc bất khả kháng phải ngưng công quả thì phải có Đơn Xin Nghỉ.

6/- Ban Công Quả 257 họp một lần mỗi tuần. Thành viên nào vắng mặt phải báo tin trước, nếu vắng mặt trong ba tuần liên tiếp mà không báo tin thì coi như phế phận và phải công bố người phế phận ấy. Khi cần biểu quyết thì tính theo tỷ lệ quá bán.

7/- Phải lập fb tên Ban Công Quả 257, một tuần Ban Công Quả 257 cập nhật việc hành đạo một lần vào 11 giờ sáng thứ Ba (tính theo giờ Việt Nam). Nội dung cập nhật phải cụ thể công việc tuần qua và dự tính làm gì trong tuần tới. Nhân sự nào vắng mặt không họp. Lập một email chung cho Ban Công Quả 257 các thành viên Ban Công Quả 257 liên lạc qua email nầy.

8/- Khi Đại Hội Nhơn Sanh 2025 họp được buổi đầu tiên thì Ban Công Quả 257 hoàn thành nhiệm vụ và đương nhiên giải tán.

III/- Cách thành lập Ban Công Quả 257.

Quyền của đạo là công chánh, nhân sự trong Ban Công Quả 257 cũng phải công chánh về mọi phương diện từ cách được công cử cũng như khi hành đạo và khi giải tán.

Cuối tháng 4-2024 là thời hạn để cá nhân hay tổ chức trong Đạo Cao Đài 1926 công bố Chương Trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025.

Tháng 5-2024 bắt đầu hội luận về chương trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025.

Chúng tiểu đệ muội thỉnh cầu một Thánh Thất Đạo Cao Đài 1926 nhận công quả mở hội luận qua internet. Trong quá trình thảo luận đó có mục thành lập Ban Công Quả 257. Như vậy Ban Công Quả 257 là do toàn thể các vị tham dự hội luận công cử. Bất cứ ai có Sớ Cầu Đạo đều có quyền ứng cử hay được giới thiệu. Sau đó sẽ công cử. Tất cả đều công khai.

@@@

 

 

 

 

 

 

Nguồn đào lạc lối ấy duyên may,
Gặp Đạo nương theo bước dặm dài.
Nắng hạ héo khô vườn bá tánh,
Dắt nhau tìm núp bóng Cao-Đài
.

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2)

 

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

 

 

 

 

PHÂN KHÚC HAI:
Lễ khai mạc Đại Hội Nhơn Sanh 2025

Thời Hội Thánh cầm quyền hành chánh, Đại Hội Nhơn Sanh được chuẩn bị rất chu đáo, mọi việc đều diễn ra trong khuôn khổ định trước. Hội Thánh căn cứ vào chương trình địa phương gởi về để lập nghị trình. Đại Hội thảo luận cho đến hết nghị trình (Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần “1974” làm việc hơn hai tháng). Đại Hội Nhơn Sanh 2025 vào thời Hội Thánh bị cốt chúng tiểu đệ muội cũng học theo đó để xây dựng chương trình. Phân khúc 2 bao gồm Lễ khai mạc và điều luật qui định cần chuẩn bị trước khi vào họp.

Câu số 8.

Lễ khai mạc Đại Hội Nhơn Sanh 2025 thế nào?

Hồi đáp.

Lễ khai mạc qui định tại Luật Lệ Chung Các Hội. Ðiều Thứ Mười Ba: Ðại Hội tại Toà Thánh, Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh.

Hai Hội nầy nhóm tại nhà nhóm trong Toà Thánh.

Lễ khai mạc: Trước giờ mở hội thì Nghị trưởng phái vài Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến dự lễ.

Khi Nhị vị Ðại Thiên Phong nầy đến thì Lễ viện cho lịnh nhạc trổi tiếp mừng. Chánh Phó Nghị trưởng, Chức sắc Hiệp Thiên Ðài và Nội chánh Nam Nữ ra tại cửa đón rước. Cả Hội viên đồng đứng dậy chờ cho Nhị vị an toạ mới ngồi sau. Giáo Tông ngồi ghế Chủ toạ bên tay mặt thì Hộ Pháp, bên tay trái thì Nghị trưởng.

Giáo Tông đọc bài diễn văn khai hội. Hộ Pháp chú giải những luật pháp mà hội không hiểu rõ. Kế đó Nghị Trưởng đọc bài diễn văn chương trình buổi nhóm.

Khi Nhị vị Ðại Thiên Phong về; Chánh; Phó Nghị trưởng và Chức sắc đồng đưa ra đến cửa còn Hội viên cũng đứng dậy như khi hai vị Ðại Thiên Phong đến.

Ty cảnh sát tuần phòng ở ngoài hầu giử.

Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh Phái Ngọc lãnh cai quản Ty ấy mặc thiên phục, buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên Ðài.

Lúc nhóm Hội Thánh thì một Giáo Hữu Phái Ngọc cai quản Ty ấy; mặc thiên phục buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên Ðài. (Mổi 2 giờ đồng hồ đổi phiên canh). (Hết trích).

Áp dụng cho Đại Hội Nhơn Sanh 2025.

Đại Hội Nhơn Sanh 2025 mở trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh là đúng luật định. (Nội Ô Tòa Thánh có diện tích 96 hecta, có hàng rào bao quanh, không phải trong Nội điện Đền Thánh.) Quyết định 124 và 191 (năm 1980) của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh giao cho Đạo Cao Đài 1926 nhiều cơ sở trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Đại Hội mở tại một trong những địa điểm trong hai quyết định trên là phù hợp.

1/- Luật định: Trước giờ mở hội thì Nghị trưởng phái vài Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến dự lễ …

Khi Hội Thánh chưa bị cốt, Đại Hội Nhơn Sanh đã có Nghị trưởng và Phó Nghị Trưởng nên khi vào hội thì Nghị trưởng phái Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp.

Thời Hội Thánh bị cốt thì Ban Công Quả 257 cũng noi theo cách hành chánh ấy nên sẽ căn cứ vào hồ sơ tham dự Đại Hội Nhơn Sanh để lên danh sách Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng và danh sách điền thế; danh sách nầy phải công bố theo quyền công chánh.  Như vậy vào Lễ khai mạc thì có sẵn nhân sự đến Giáo Tông Đường, Hộ Pháp Đường rước bửu ảnh đến dự lễ khai mạc Đại Hội Nhơn Sanh. (Dĩ nhiên cũng căn cứ vào hồ sơ để phân công nhân sự đi rước bửu ảnh.)

Lưu ý: Sau khi bế mạc Đại Hội Nhơn Sanh thì Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng và Ban Từ Hàn cũng nằm trong Hội Ngánh Thường Xuyên.

2/- Luật định: Khi Nhị vị Ðại Thiên Phong nầy đến thì Lễ viện cho lịnh nhạc trổi tiếp mừng. Chánh Phó Nghị trưởng, Chức sắc Hiệp Thiên Ðài và Nội chánh Nam Nữ ra tại cửa đón rước…

Như vậy Ban Công Quả 257 cũng thỉnh cầu các vị có chuyên môn lo phần nhạc trổi tiếp mừng … gồm các bài bản nào và công bố. Phần thực hiện có 2 phương án: Nhân sự nhạc lễ có đủ mặt thì tiến hành bình thường; nếu không đủ nhân sự vì bất cứ lý do gì thì phát băng ghi âm hay chiếu video.  

3/- Luật định: Giáo Tông đọc bài diễn văn khai hội. Hộ Pháp chú giải những luật pháp mà hội không hiểu rõ. Kế đó Nghị Trưởng đọc bài diễn văn chương trình buổi nhóm…

Ban Công Quả 257 sẽ chọn và công bố một đoạn hay một bài của Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt để ghi âm và phát ra. Phần của Hộ Pháp cũng như vậy. Bài chọn sẽ được công bố và lắng nghe góp ý trước khi ghi âm. Người đọc ghi âm nầy là phái Nam và thuộc diện trường trai.

Bài diễn văn của Nghị Trưởng giải quyết thế nào? Bình thường thì Nghị trưởng soạn và đọc, nhưng Đại Hội Nhơn Sanh 2025 rất đặc biệt nên phải dự phòng mọi bất trắc. Do vậy Ban Công Quả 257 cũng nên soạn trước và công bố diễn văn của Nghị trưởng để bất cứ ai nắm quyền Nghị trưởng cũng không bị trở ngại.

4/- Luật định: Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh Phái Ngọc lãnh cai quản Ty ấy mặc thiên phục, buộc giây sắc lịnh Tam Sắc Ðạo của Hiệp Thiên Ðài ban cho trong lúc Hội nhóm khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho Hiệp Thiên Ðài.

Ban Công Quả 257 căn cứ vào hồ sơ đăng ký tham dự Đại Hội Nhơn Sanh 2025 để công bố nhân sự phụ trách trật tự khi hội và danh sách điền thế. Khi đến giờ hội thì Nghị trưởng mời vị phụ trách đến kỉnh lễ và nhận Dây Sắc Lịnh. Theo thiển ý chúng tiểu đệ muội là khi thỉnh bửu ảnh Đức Hộ Pháp đến dự lễ thì có một cái khay để Dây Sắc Lịnh trước bửu ảnh. Sau khi phát bài diễn văn của Đức Hộ Pháp thì toàn hội cầu xin Đức Hộ Pháp trấn thần vào Dây Sắc Lịnh. Xong rồi mời vị phụ trách đảnh lễ để đeo Dây Sắc Lịnh vào hành đạo. Dây Sắc Lịnh chỉ dùng cho trật tự trong Đại Hội Nhơn Sanh, hết giờ hội mỗi buổi phải để vào khay trong nhà hội. Ban Công Quả 257 cũng tuyển chọn công quả vào Ban Trật Tự Đại Hội Nhơn Sanh 2025. Thành phần này cũng được huấn luyện như các vị Bảo Thể về hạnh kiểm và chuyên môn.

Cách nầy cũng áp dụng cho Dây Sắc Lịnh của vị thay mặt Hiệp Thiên Đài quan sát về pháp luật đạo trong Đại Hội Nhơn Sanh.

Cả hai Dây Sắc Lịnh (trật tự và pháp luật) được trấn thần bởi Đức Hộ Pháp cho nên khi mãn hội phải đưa về Hộ Pháp Đường lưu giữ. Vị nào công quả may hai Dây Sắc Lịnh trên đây cũng phải diện trường trai.

@@@

Câu số 9.

Luật định nội dung họp và nghị trình họp như thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Ba: Phận sự Nghị trưởng.

Trong hội nhóm Nghị trưởng hay là Chủ toạ đem các vấn đề sắp đặc có thứ tự trong chương trình cho Nghị viên bàn luận. Nghị viên không đặng bàn tính việc gì khác hơn là vấn đề đang tranh luận cho tới vấn đề “tạp vụ”.

Nghị trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị viên thông hiểu, rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận chẳng nên cải lẫy điều chi với Nghị viên và chờ khi bàn cải rồi thì kết luận những ý kiến của chư Nghị viên và cho hiểu rõ mà công nhận hay là huỷ bỏ.

 Theo luật định trên đây trước khi vào hội phải có nội dung và nghị trình, khi hội thì theo đó để tiến hành. Nghị trưởng điều hành để thảo luận theo thứ tự có trong chương trình, (luật không cho phép bàn tính việc chi khác với chương trình đã công bố). Như vậy Ban Công Quả 257 cũng phải lên nghị trình cho từng phần, từng mục tiêu và công bố.

Cách công bố nghị trình cũng theo cách Hội Thánh kiểm duyệt Bán Nguyệt San Thông Tin (chia nhỏ công việc, công bố từng phần), đồng đạo căn cứ vào đó có đề nghị hay yêu cầu để thống nhất từng phần và hoàn chỉnh toàn bộ; sau đó phải gởi đến các vị tham dự và công bố trước khi mở Đại Hội Nhơn Sanh.

@@@

 

 

Sáng đường nhờ có bóng trời soi,
Đạo-đức để tâm chớ đổi dời.
Công-quả thìn lòng sau hưởng phước,
Dặm dài đừng nệ bước xa-xôi.

***

Gìn-giữ về sau mối đạo mầu,
Nương theo bước trước gắng tìm châu.
Thuyền chờ bến tục buồm truơng sẵn,
Đưa đến nguồn trong rửa bợn sầu.

(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2)

 

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

 

PHÂN KHÚC BA:
“Tiến hành buổi hội.”

Luật lệ Chung Các Hội và Hội Nhơn Sanh Nội Luật qui định về cách thực hiện một buổi hội.

Câu số 10.

Nghi thức trước mỗi buổi hội thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội: Ðiều Thứ Nhứt: Lễ trước lúc mở hội.

Khi Nghị Trưởng vào hội lại ghế Chủ toạ thì chư Nghị viên phải đứng dậy thủ lễ với người chờ người ngồi trước rồi chư Nghị viên mới ngồi sau.

Khi cả thảy ngồi xuống thì Nghị trưởng đứng dậy trước, rồi cả thảy đứng dậy sau và phải giữ vẽ nghiêm trang. Ðoạn tay bắt ấn tý lấy dấu và mặc niệm năm câu chú và cầu khẩn Ðức Chí Tôn bố trí chung rồi cả Hội đọc Kinh Nhập Hội. Khi đọc rồi niệm câu chú của Ðại Từ Phụ.

Ðoạn chờ cho Nghị trưởng ngồi rồi chư Nghị viên mới ngồi sau.

Luật định rõ như vậy, cứ theo đó thi hành.

Lưu ý 1: mặc niệm nghĩa là im lặng (không có âm thanh), niệm là đọc lên (có âm thanh). Vậy …tay bắt ấn tý lấy dấu và mặc niệm năm câu chú và cầu khẩn Ðức Chí Tôn bố trí chung …có nghĩa là tự mỗi người niệm 05 câu chú và cầu nguyện chứ không phải đọc lên. Khi mặc niệm xong thì cả hội đọc Kinh Nhập Hội, khi đọc rồi thì niệm câu chú của Thầy.

Lưu ý 2: Luật Lệ Chung Các Hội, Điều 11: Trước khi giải tán thì Hội Trưởng và Nghị viên đồng đứng dậy như trước khi nhập hội và tụng kinh Kinh Bãi Hội. Ðoạn lấy dấu niệm câu chú của Ðại Từ Phụ rồi xá ba xá mà lui ra cho có hàng ngủ thứ tự.

@@@

Câu số 11.

Luật định trước khi thảo luận phải làm gì?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Nhì: Mở Hội.

Khi đâu đó ngồi xong xã êm tịnh thì Nghị trưởng rung một tiếng chuông cho chư Nghị viên nghe đặng lẳng lặng. Rồi Nghị trưởng mở hội bảo Từ Hàng đọc tờ vi bằng nhóm kỳ trước. Thoản như cả Nghị viên có đọc tờ vi bằng ấy rồi thì Nghị trưởng hỏi Nghị viên tờ vi bằng ấy đặt ra có y theo lời đã bàn định chăng và cả Nghị viên đều công nhận hết chăng.

Nếu có điều chi mà cả Hội định phải sửa đổi vì không y theo lời đã bàn định thì Nghị trưởng cho lịnh Từ hàng lập tức sửa lại liền và cho biết luôn sự kết quả các lời bàn định trong tờ vi bằng ấy.

Kế đó đem các vấn đề trong chương trình bửa nhóm mà bàn định.

Trước giờ thảo luận thì đọc hay quan sát vi bằng kỳ trước xem có đúng hết chưa. Nếu chưa đúng thì chỉnh sửa cho đúng rồi mới thảo luận, nghĩa là làm việc cuốn chiếu từng phần, điều nào đã xong thì không quay trở lại. Dĩ nhiên điều sau đó không được trái ngược với vi bằng có trước đó.

@@@

Câu số 12.

Phận sự, quyền thảo luận, quyền bỏ thăm, quyền rung chuông của Nghị Trưởng như thế nào?

Hồi đáp.

Xin trả lời từng phần:

1/- Nhiệm vụ Nghị Trưởng.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Ba: Phận sự Nghị trưởng.

Trong hội nhóm Nghị trưởng hay là Chủ toạ đem các vấn đề sắp đặc có thứ tự trong chương trình cho Nghị viên bàn luận.

Nghị viên không đặng bàn tính việc gì khác hơn là vấn đề đang tranh luận cho tới vấn đề “tạp vụ”.

Nghị trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị viên thông hiểu, rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận chẳng nên cải lẫy điều chi với Nghị viên và chờ khi bàn cải rồi thì kết luận những ý kiến của chư Nghị viên và cho hiểu rõ mà công nhận hay là huỷ bỏ.

Nhận xét: Nghị trưởng có nhiệm vụ xướng đề tài theo thứ tự để cả hội thảo luận. Nghị trưởng điều hành nhưng không tham gia bàn luận hay cải lẫy với nghị viên; chờ Nghị viên bàn cãi rồi kết luận các ý kiến, toàn hội quyết định công nhận hay hủy bỏ.

2/- Nghị Trưởng bỏ thăm như thế nào?

Luật Lệ Chung Các Hội, Điều thứ sáu: Cách bỏ thăm.

Việc bỏ thăm có hai cách:

a- Khi việc cần yếu trọng hệ thì phải bỏ thăm kín.

b- Khi việc thường thì bỏ thăm dơ tay.

Những việc chi bàn tính nếu được phân nữa số thăm của cả Nghị viên hiện diện thêm một lá nữa thì việc ấy được công nhận. Thoản như số thăm đồng nhau Nghị trưởng bỏ thăm bên nào thì lời bàn định bên ấy được công nhận.

Nếu một phần năm (1/5) Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm kín thì Nghị trưởng cho lịnh y theo.

Nhận xét: Đại Hội Nhơn Sanh bỏ thăm theo tỷ lệ quá bán (50% + 1 thăm) là việc được công nhận hay không công nhận; trong trường hợp này Nghị trưởng không bỏ thăm. Khi tỷ lệ 50% = 50% thì Nghị trưởng mới bỏ thăm. Thăm Nghị trưởng bên nào thì bên đó được công nhận. Đại Hội Nhơn Sanh không bao giờ bỏ thăm hai lần cho cùng một vấn đề.

3/- Quyền rung chuông của Nghị trưởng.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Nhì: Mở Hội.

Khi đâu đó ngồi xong xã êm tịnh thì Nghị trưởng rung một tiếng chuông cho chư Nghị viên nghe đặng lẳng lặng.

Rung chuông bắt đầu mỗi buổi hội: mỗi khi buổi hội đều đọc Kinh Nhập Hội, xong cả hội ngồi xuống thì Nghị trưởng phải rung chuông để bắt đầu kiểm tra vi bằng hay thảo luận.

Rung chuông trong buổi hội: Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Mười Một: 

… Nếu vị nào làm mất cách lịch sự giữa Hội thì Nghị trưởng rung chuông, xin vị ấy giử phép lịch sự. Khi Nghị viên đương nói mà nổi giận, làm điều vô lễ thì Nghị trưởng rung chuông ngăn lại đặng khuyên giải.

Nếu chẳng khứng nghe thì Nghị trưởng hỏi ý kiến của cả Nghị viên khác, như phần đông đồng ý kiến thì Nghị trưởng mời ra khỏi hội.

Thoảng như cường ngạnh thì Nghị trưởng rung chuông ngưng bàn tính chừng 5 phút trở lại; đệ vị ấy ra Ban nội trị; chừng yên rồi thì rung chuông nhóm lại.

Khi một Nghị viên đang bàn luận thì người khác ngồi nghe chẳng nên xen vô làm đứt đoạn. Nghị trưởng sẽ rung chuông chỉ trách người nào làm mất phép lịch sự ấy.

Trong khi thảo luận Nghị trưởng có 05 trường hợp để rung chuông.

@@@

Câu số 13.

Phận sự Phó Nghị trưởng là gì?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội. Ðiều Thứ Tư: Phận sự Phó Nghị trưởng.

Phó Nghị trưởng giúp Nghị trưởng về việc ban hành các lời bàn định. Trước khi mời nhóm hội chung trí với Nghị trưởng lập chương trình và khi Nghị trưởng vắng mặt vì bận việc, hoặc phải hành đạo phương xa, hoặc khi đau ốm thì Phó Nghị trưởng đủ quyền thay thế.

Lưu ý: Phó Nghị trưởng trong Đại Hội Nhơn Sanh cũng là Phó Nghị trưởng trong Hội Ngánh Thường Xuyên.

@@@

 

 

 

Câu số 14.

Phận sự Từ Hàn và có bao nhiêu vị trong Ban Từ Hàn?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Năm: Phận sự Từ Hàn.

Từ Hàn giúp Nghị trưởng lập chương trình, thiệp mời, lập vi bằng và lo các giấy tờ trong văn phòng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng.

Khi hội nhóm lúc Nghị viên bàn tính thì chăm chỉ biên các lời bàn tính, rồi chừng bãi hội lập vi bằng và tờ sao lục các lời bàn tính. Từ Hàng được chọn lựa người phụ sự đặng giúp mình trong việc giấy tờ.

Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Điều thứ nhứt qui định có 06 vị Từ Hàn. Một Nghị viên Nam và một Nghị viên Nữ: Từ Hàn. Hai Nghị viên Nam và hai Nghị viên Nữ: Phó Từ Hàn.

Lưu ý: Ban Từ Hàn trong Đại Hội Nhơn Sanh cũng là Ban Từ Hàn trong Hội Ngánh Thường Xuyên.

@@@

Câu số 15.

Khi nào thì Ban Từ Hàn hoàn thành vi bằng?

Hồi đáp.

Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Ðiều Thứ Mười:

Nội trong 20 ngày sau khi Hội nhóm thì Từ hàn phải lập vi bằng cho rồi trong đó Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng, Từ Hàn Nam Nữ và một Chức sắc Hiệp Thiên Ðài ký tên vào.

Vi bằng nầy phải lập 5 bổn. Một bổn gởi cho Thượng Hội. Hai bổn cho Hội Thánh. Một bổn cho Hiệp Thiên Ðài. Một bổn giữ lưu chiếu. Khi Hội Thánh và Thượng Hội gởi lại cho Thượng Chánh Phối Sư ba bổn đã công nhận hay là bắt bẻ khoản nào thì Thượng Chánh Phối Sư giữ lưu chiếu một bổn và gởi ngay cho Nữ và Ngọc Chánh Phối Sư mỗi vị một bổn đặng lo liệu cách thi hành.

Nhận xét và đề nghị: Năm 1934 vi tính chưa ra đời, Hội Thánh còn rất nghèo, việc lập vi bằng bị hạn chế. Nay internet ra đời lập vi bằng một bổn có thể coppy ra rất nhiều bổn y như bản gốc. Hơn nữa hiện nay Hội Thánh bị cốt, Thượng Hội cũng không có. Cho nên những gì Đại Hội Nhơn Sanh 2025 quyết định thì đã có pháp lý để thi hành. Do vậy chúng tiểu đệ, muội đề nghị công khai vi bằng ra cho đồng đạo biết để giúp đỡ và kiểm soát. Đó là cách thực thi quyền công chánh trong đạo.

@@@
Đạo Sử Q 2. Trần Văn Thàng:

Thàng lòng từ bớt phép tinh ma,
Trời Phật không thông với lũ tà.
Khá mượn gươm Tiên bình thế tục,
Ðưa thuyền Bác Nhã khỏi võng la.

 

Câu số 16.

Phát biểu trong Đại Hội Nhơn Sanh như thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Chín: Quyền bàn tính.

Mỗi Hội viên được quyền nói thông thả song phải thủ lễ nghĩa, giữ hạnh khiêm cung lấy lời tao nhã êm thuận chẳng nên nóng nãy và lớn tiếng mà làm cho mất vẽ ôn hoà của Hội. Mỗi khi muốn nói phải đưa tay xin phép rồi chờ Nghị trưởng phân theo thứ tự cho phép mới được nói. Chừng được phép nói, khi nhóm Ðại Hội nếu số Nghị viên trên hai mươi người thì phải đứng dậy nói.

Trong một cái vấn đề đem ra bàn luận thì Nghị viên được phép nói ba lần mà thôi, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút.

Nghị viên nào có xin trước y theo điều thứ tám đã buộc thì được quyền đem việc mình muốn xin sửa cải, hoặc mình muốn tra vấn, ra nói một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nửa thì được nói thêm hai lần nửa, mổi lần 10 phút đồng hồ. Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lược xin phép nói thì Nghị trưởng định cho người chức lớn hoặc như đồng chức nhau thì người tuổi tác lớn nói trước rồi kế cho đến hết người xin một lược.

Lưu ý: Khi phát biểu thì người lớn trước, người nhỏ sau. Ngược lại khi phải hỏi ý kiến thì bắt đầu từ người nhỏ lên đến Phó Nghị trưởng như điều 12 sau đây.

@@@

Câu số 17.

Cách hỏi ý kiến trong Đại Hội Nhơn Sanh như thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Mười Hai: Hỏi ý kiến Nghị viên.

Khi có điều chi cần phải hỏi ý kiến từ Nghị viên thì Nghị trưởng phải hỏi trước hết vị nào nhỏ chức hơn, hoặc khi đồng chức thì vị nào nhỏ tuổi hơn hết, cứ như vậy cho đến Phó Nghị trưởng.

@@@

Võ Văn Ðoan:

Ðoan chánh khen ưa xử sự rành,
Nay ta cũng dụng cải khôn lanh.
Phong làm Giáo Hữu lo truyền Ðạo,
Dạy dỗ nhơn sanh một dạ lành.

Tường, Sơn quì mỗi người 5 nhang.

                                                         Đạo Sử Q 2.       

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

PHÂN KHÚC BỐN
“Hội ngánh thường xuyên & Bế mạc.”

Câu 23.

Lập Hội nghánh thường xuyên và bế mạc Đại Hội Nhơn Sanh thế nào?

Hồi đáp.

Luật Lệ Chung Các Hội và Hội Nhơn Sanh Nội Luật có qui định về Hội nghánh thường xuyên. Theo luật định thì Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng; Từ Hàng, Phó Từ Hàng trong Đại Hội Nhơn Sanh giữ nguyên nhiệm vụ trong Hội ngánh thường xuyên.

Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Ðiều Thứ Mười Bốn:

Lập một Hội ngánh thường xuyên đặng bàn tính các điều thường ngoại chương trình với việc trọng hệ cần yếu xảy ra thình lình nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hoặc Chức Sắc nào mà Hội Thánh cho quyền thông công với Chánh Phủ. Thượng và Nữ Chánh Phối Sư cũng làm Chánh, Phó Nghị Trưởng.

Từ hàn Chánh Phó Nam Nữ cũng lãnh y phận sự. Nghị viên thì sắp đặc y như sau đây:

Cũng có mặt một hoặc vài Chức Sắc Nội Chánh tuỳ theo việc bàn tính và một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.

Một năm nhóm ba kỳ (4 tháng một kỳ).

Nhóm kỳ thứ nhất: Mùng 06-4.

Nhóm kỳ nhì: 13- 8.

Nhóm Kỳ ba: 13-11.

(Phải đến trước bửa Hội 01 ngày.)

Khi có việc trọng hệ gấp rút thì Nghị trưởng được quyền gởi điện tín mời nhóm nhưng mà một năm không quá hai lần. Ðiện tín mời nhóm gởi ba ngày trước bửa nhóm.

Nội trong 10 ngày sau khi nhóm Hội thì lập vi bằng và làm y như nhóm Ðại Hội.

Chánh Phó Nghị trưởng, Từ Hàng Nam Nữ với một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài ký tên tờ vi bằng.

Lúc Ðại Hội Nhơn Sanh thường lệ trước khi giải tán thì chư Nghị viên các Tỉnh Nam kỳ (Nam và Nữ riêng nhau) phải phái mỗi Tỉnh một vị đặng thay mặt nơi Hội thường xuyên cho Tỉnh của mình.

Toàn các nước Lân Bang cũng đồng quyền y như phép công cử nơi Việt Quốc mà sắp đặc những Phái viên về nhập Ðại Hội Nhơn Sanh và Thượng Hội theo như Luật Lệ sở định nầy.

Nghị viên Nam-Nữ phải đồng một số.

Luật Lệ Chung Các Hội, Ðiều Thứ Mười Lăm:

Hội Nhơn Sanh thường xuyên và Hội Thánh thường xuyên cũng nhóm tại nhà nhóm, nhưng không có lễ nhạc rước đưa Giáo Tông và Hộ Pháp vì hai vị nầy không cần đến nhóm Hội.

Ty Cảnh sát tuần phòng cũng canh giử nhưng không mặc Thiên phục và đạo phục với dây sắc lịnh.

Kết họp cả hai điều luật trên đây:

1/- Hội Nhơn Sanh Nội Luật viết: Hội ngánh thường xuyên của Đại Hội Nhơn Sanh; Luật Lệ Chung Các Hội viết Hội Nhơn Sanh thường xuyên. Hai danh từ khác nhau, vậy cần xác định là một hội hay hai hội? Theo cách sắp xếp nhân sự thì đây là một hội. (Lưu ý là Luật Lệ Chung Các Hội, Điều 14, qui định Đại Hội Nhơn Sanh có 4 ngánh: Phái Thái, Phái Thượng, Phái Ngọc và Phái Nữ để làm việc trong Đại Hội. Còn Hội ngánh thường xuyên làm việc sau khi Đại Hội bế mạc).

2/- Trước khi bế mạc Đại Hội Nhơn Sanh phải lập ra Hội ngánh thường xuyên của Hội Nhơn Sanh.

3/- Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng Hội ngánh thường xuyên cũng chính là Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng trong Đại Hội Nhơn Sanh.

4/- Chánh Phó Từ Hành (06 vị) trong Hội ngánh thường xuyên cũng chính là Chánh Phó Từ Hàng trong Đại Hội Nhơn Sanh.

5/- Về Nghị viên Hội ngánh thường xuyên. Chữ Tỉnh đạo trong luật (1934) tương đương với Trấn Đạo. Hiện nay Hội Thánh bị cốt nên khi Hội luận sẽ có quyết định chung.

6/- Nhiệm vụ, thời gian, địa điểm nhóm họp … đã được qui định rõ.

Đức Lý Giáo Tông, (TNHT Q2 ngày 1-8-1931): … trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình oai dõng thì chẳng hề thắng đặng …

Theo đó pháp luật đạo về Đại Hội Nhơn Sanh từ A đến Z và sau Z đã được sắp dặt rất đầy đủ.

@@@

Dương Văn Trọng:

Trọng câu nhơn nghĩa bỏ tiền tài,
Thế sự như người cũng ít ai.
Một đức đủ nên Trang Tử trước,
Nên hiền đâu dụng cũng nhơn tài.

Đạo Sử Q 2.

 

 

 

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.

 

1/- Thánh Lịnh 257.




Thái Văn Danh:

Danh hư đáng trọng cũng đôi khi,
Chưa phải cân đai chịu lạy quì.
Cái phẩm Thiêng Liêng so phẩm tục,
Cũng như vàng thiệt với đồ xi.

Ðặng Văn Ngọc:

Ngọc ngà chưa quí đến mua lòng,
Có Ðạo phải gìn kiếm chút công.
Chưa rảnh nợ đời còn bận bịu,
Muốn toan thoát tục tính sao xong.

Toàn thâu.

Đạo Sử Q 2

 

2/- Thánh Thư 01.




TT

 



 

Nguyễn Thị Cầu:

Cầu may đâu dễ đặng gần Trời,
Biết Ðạo mới tìm đặng trúng nơi.
Vạn kiếp xưa còn lo lắm nỗi,
Xác tiêu hồn luyện chẳng nên dời.

Thâu hết.

Đạo Sử Q 2.

 

 

 

 

 

3/- Đạo Nghị Định 20.


 


Thị Vững:

Vững vàng ráng bén cội nhơn nhà,
Trời Ðất dầu qua Ðạo chẳng qua.
Nỗi thưởng mắt phàm chưa dễ thấu,
Chẳng gần thì ắt cũng chờ xa.

Thâu.

Đạo Sử Q 2.

 

 

4/- Bút phê Quản Văn Phòng và Q Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài (10-01-2016).



Phan Thị Chanh:

Chanh ranh làm rộn đến người mời,
Chẳng biết phận mình chịu tả tơi.
Mặc ấm ăn cao bằng ý muốn,
Lão khuyên nghe Ðạo một đôi lời.

Thâu hết.

Ðinh Thị Ðuổi:

Ðuổi xô cửa Phạm chẳng từng quen,
Chẳng nễ ai sang, chẳng bỏ hèn.
Lấp ló như người mang tội trộm,
Ta không nỡ để đến nhiều phen.

Thâu (Đạo Sử Q 2).

 

 

MỤC LỤC

Trang bìa.

Lời thỉnh cầu, trang 3.

Lời thưa trước, trang 6.

Chương trình Đại Hội Nhơn Sanh 2025, trang 9.

Sơ đồ ĐHNS 2025, trang 10.

Phân khúc 1. Pháp lý & chuẩn bị ĐHNS, 24 điều, trang 11.

Câu 1. Pháp lý mở ĐHNS, trang 11.

Câu 2. Không có Hội Thánh, Thượng Chánh Phối Sư, Nữ Chánh Phối Sư, Trấn Đạo, Châu Đạo, Tộc Đạo … thì làm sao mở ĐHNS, trang 19.

Câu 3. Phép điền thế Nghị trưởng, Phó Nghị trưởng trong ĐHNS, trang 20.

Câu 4. Thành phần tham dự ĐHNS, trang 21.

Câu 5. Hồ sơ tham dự ĐHNS, trang 21.

Câu 6. Số lượng người tham dự ĐHNS, trang 22.

Câu 7. Dự thính trong ĐHNS, trang 23.

Câu 8. Lễ khai mạc ĐNHS 2025, trang 23. Xem phân khúc 2.

Câu 9. Nội dung và nghị trình họp, trang 23. Xem phân khúc 2.

Câu 10. Nghi thức trước mỗi buổi họp, trang 23. Xem phân khúc 3.

Câu 11. Trước khi thảo luận làm gì, trang 23. Xem phân khúc 3.

Câu 12. Phận sự Nghị trưởng, trang 23. Xem phân khúc 3.

Câu 13. Phận sự Phó Nghị trưởng, trang 23. Xem phân khúc 3.

Câu 14. Phận sự Từ Hàn, trang 24. Xem phân khúc 3.

Câu 15. Thời gian hoàn thành vi bằng, trang 24. Xem phân khúc 3.

Câu 16. Phát biểu trong ĐHNS, trang 24. Xem phân khúc 3.

Câu 17. Cách hỏi ý kiến trong ĐHNS, trang 24. Xem phân khúc 3.

Câu 18. Cách ăn mặc trong ĐHNS, trang 24.

Câu 19. Địa điểm mở ĐHNS, trang 24.

Câu 20. Dây sắc lịnh giữ trật tự trong ĐHNS, trang 25.

Câu 21. Sây sắc lịnh của Hiệp Thiên Đài trong ĐHNS, trang 25.

Câu 22. Mục tiêu ĐHNS 2025, trang 26.

Câu 23. Hội ngánh thường xuyên và bế mạc ĐHNS, trang 26. Xem phân khúc 4.

Câu 24. Ban Công Quả 257, trang 27.

Phân khúc 2. Lễ khai mạc ĐHNS, trang 29.

Câu 8. Lễ khai mạc ĐNHS 2025, trang 29.

Câu 9. Nội dung và nghị trình họp, trang 31

Phân khúc 3. Tiến hành ĐHNS, trang 32.

Câu 10. Nghi thức trước mỗi buổi họp, trang 32.

Câu 11. Trước khi thảo luận làm gì, trang 32.

Câu 12. Phận sự Nghị trưởng, trang 33.

Câu 13. Phận sự Phó Nghị trưởng, trang 34.

Câu 14. Phận sự Từ Hàn, trang 35.

Câu 15. Thời gian hoàn thành vi bằng, trang 35.

Câu 16. Phát biểu trong ĐHNS, trang 36.

Câu 17. Cách hỏi ý kiến trong ĐHNS, trang 36.

Phân khúc 4. Hội ngánh thường xuyên và bế mạc, trang 37.

Câu 23.  Lập Hội ngánh thường xuyên và bế mạc ĐHNS, trang 37.

Thánh Lịnh 257, trang 39.

Thánh Thư 01, trang 40.

Đạo Nghị Định 20, trang 42.

Bút phê Hiệp Thiên Đài, trang 43.

Mục lục, trang 44.

 

Bản thảo để hội luận và đi đến thống nhất.