Bị đàn áp, người Việt tiếp tục đi tị nạn
Xin
đừng bỏ rơi đồng bào trong nguy khốn
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 23 tháng 8, 2015
Khoảng
một nghìn người Việt phải rời bỏ quê hương và đang lánh nạn ở Thái Lan do
bị đàn áp.
Phần
lớn họ đã tranh đấu đòi tự do, nhân quyền, dân chủ hay chống Trung Quốc.
Cuộc
sống của họ đầy bất trắc, khó khăn, và hiểm nguy.
BPSOS
là tổ chức duy nhất bảo vệ người tị nạn Việt ở Thái Lan và Malaysia.
Khi đang viết những giòng chữ này, tôi nhận
được tin vui từ anh T.S.: Anh vừa được LHQ công nhận tư cách tị nạn và vội
vàng báo cho tôi biết. Anh là Phật tử gốc Khmer ở Miền Tây, phải bỏ chạy khi chính
quyền bắt bớ hàng loạt các nhà sư và cả những Phật tử đứng lên bảo vệ
họ trước sự truy bức của chính quyền --
lý do duy nhất là các nhà sư này đã làm kiến nghị để xin chính quyền cho mở lớp dậy trẻ em ngôn ngữ và
văn hoá Khmer.
Hồ sơ của anh T.S. dai dẳng nhiều năm. Anh cùng với một số nhà sư và Phật tử phải di chuyển chỗ ở thường xuyên để không bị cảnh sát Thái bắt
và trục xuất, theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam. Năm ngoái cảnh sát Thái thực hiện cuộc bố ráp lớn; anh
T.S. và nhiều người trong nhóm phải
dời đi thật xa ra vùng ngoại ô Bangkok. Khi đến thăm họ ít lâu sau đó, tôi và
toán pháp lý của BPSOS không tìm được taxi nào chịu đi vì quá xa xôi; chúng tôi
phải đi thành 2 chặng – mỗi chặng một taxi
khác.
Trong mấy năm qua anh T.S. giúp chúng tôi theo
dõi tình trạng đàn áp tôn giáo nhắm vào cộng đồng Phật Giáo Khmer ở Miền Tây.
Anh cũng là người báo động cho toán luật sư BPSOS hoạt động ở Thái
Lan về các đồng bào gốc Khmer mới chạy
sang lánh nạn cộng sản.
Tuổi thơ tị nạn, Bangkok, Thái Lan (ảnh
BPSOS)
Đó
là cách chúng tôi tổ chức để giữ liên
lạc với khoảng một nghìn đồng bào đang lánh nạn ở Thái Lan. Họ sống
theo từng nhóm
nhỏ, rải rác ở những vùng ngoại thành của Bangkok hoặc các đô thị
khác. Mỗi nhóm có người giữ liên
lạc với toán luật sư của BPSOS. Nhờ hệ thống liên
lạc ấy, chúng tôi có được thông tin cập nhật để kịp thời can thiệp.
Từ đầu năm đến giờ chúng tôi nhận được nhiều tin
phấn khởi: khá
đông các đồng bào Việt, Khmer, Tây Nguyên, Hmong được cấp quy chế tị nạn, sau
những năm dài mòn mỏi đợi chờ. Chỉ riêng tháng 8 đã có thêm gần
20 người được hưởng quy chế tị nạn, nâng tổng số lên thành 370 đồng bào được
công nhận tư cách tị nạn kể từ ngày toán luật sư BPSOS bắt đầu hoạt động ở
Thái Lan. Trong
buổi họp
tháng 4 vừa rồi, vị luật sư trưởng của Cao Uỷ Tị Nạn LHQ (CUTN/LHQ) ở Thái Lan
cho tôi biết là 75% số hồ
sơ “kháng cáo” của BPSOS
thành công. Đây là một tỉ lệ thành công rất cao. Còn thế
nào là “kháng cáo” thì sẽ giải thích sau.
Thống kê của CUTN/LHQ cho biết hiện có 763 người Việt tị nạn ở Thái Lan. Tuy nhiên họ không tính kể khoảng vài
trăm người đã bị đóng hồ sơ, nghĩa là dứt khoát bị từ chối tư cách tị nạn. Tính cả họ thì số người
Việt lánh nạn ở Thái Lan khoảng trên dưới một nghìn.
Ai được xét quy chế tị nạn là cả một vấn đề
phức tạp, sẽ được giải thích sau. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng ngay cả những
người với hồ sơ bị đàn áp nặng nề và rõ rệt vẫn có thể bị khước từ tư cách tị
nạn. Họ hoàn toàn trong thế tiến thoái lưỡng nan: Không thể về nước và cũng
không thể đến một quốc gia khác định cư -- chỉ những ai có quy chế tị nạn
thì mới được đi định cư; tiếp tục sống vất vưởng ở Thái Lan thì sớm muộn
cũng bị bắt và bị tống giam về tội cư trú bất hợp pháp. Khi bị tong giam rồi
thì chỉ còn 2 con đường: ở vĩnh viên trong trại giam cho đến khi chấp nhận hồi
hương.
Họ
là những ai?
Số một nghìn người Việt kể trên là những người
bắt đầu bỏ nước ra đi kể từ năm 2007, do hậu
quả trực tiếp của cuộc đàn áp nổ ra vào tháng
3 năm 2007 và kéo dài đến nay. Thoạt tiên nạn nhân của sự đàn ápchạy qua Cambodia. Ở đây không còn an ninh
nữa khi công an bản xứ bắt đầu phối hợp với công an Việt Nam để truy nã
người tị nạn Việt Nam; họ lại
chạy tiếp sang Thái Lan và thậm
chí có người đến Malaysia và vài
quốc gia khác.
Đa phần trong số họ phải bỏ nước ra đi vì hiểm nguy cận
kề -- hoặc sắp bị bắt hoặc đã có giấy truy nã do hoạt
động chính trị hay tôn giáo, tổ chức nghiệp đoàn, chống Trung Quốc, mở các
trang blog, hay tố giác tệ trạng buôn
người. Cũng có những người tù chính trị, tôn giáo hay lương tâm vừa mãn hạn tù
thì phải bỏ nước ra đi để tránh sự quản chế. Có không ít các nhà sư Phật
Giáo Tiểu Thừa, các mục sư Tin Lành, các đồng bào Tây Nguyên hay Hmong hay
Khmer Krom; có khá đông những thanh niên Công Giáo thuộc giáo phận Vinh; có cả
những người thuộc các đảng chính trị, tổ chức lao động. Có cả một số người trẻ
trong nhóm của Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên. Và có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên: có một số cựu quân nhân và thương phế
binh Việt Nam Cộng Hoà, và một số
trường hợp người lai Mỹ-Việt.
Tôi chia xẻ câu chuyện nhỏ làm ví dụ điển
hình.
Ngày 3 tháng 8 vừa rồi, toán luật sư BPSOS ở
Thái Lan chuyển cho tôi lời nhắn của 2
gia đình vừa được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn:
"Chúng
tôi là những người thân
của nạn nhân bị công an giết chết còn sống sót lại, đã phải bỏ quê
hương thân yêu của mình
ra đi lánh nạn... Tôi rất mừng có ngày vui như ngày hôm nay là nhờ có sự can
thiệp giúp đỡ nhiệt tình của Luật Sư, không thể bỏ qua đó là em May nhân viên
phiên dịch hiện nay đã về nước Mỹ và trong đó có tiễn sỹ Nguyễn Đình Thắng giám
đốc điều hành văn phòng BPSOS đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian
qua. Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước lại cho Luật Sư cũng
như văn phòng BPSOS."
Hai gia đình này, lên đến chục người, thuộc
cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Đắk Nông. Họ đã bị đàn áp
một cách kinh hoàng. Tháng 4 năm 2013, anh H.V.P. và người anh ruột, vốn là
chấp sự trong hội thánh Tin Lành địa phương, bị công an bắt vì quyết tâm bảo vệ
đạo -- vợ của họ cũng bị bắt. Tại đồn công an người anh bị tra tấn đến chết --
anh H.V.P. nghe được tiếng gào thét của người anh trai ở phòng giam bên cạnh
trước khi tắt thở. Trước cái chết đau đớn ấy, đại gia đình của nạn nhân
làm đơn khiếu nại và yêu cầu chính quyền điều tra. Đầu năm 2014, công an bắt
một người em trai họ của anh H.V.P. vì bị tình nghi là tác giả của tờ đơn khiếu
nại. Sau 10 ngày giam giữ, công an đưa xác của người ấy về cho gia đình và cảnh
cáo rằng, ai còn dám kêu oan thì số phận sẽ tương tự. Sợ quá, đại gia đình mấy
chục người bỏ ruộng vườn quê quán, mạnh ai nấy chạy thoát thân rồi băng rừng
lội suối đến Thái Lan lánh nạn. Có gia đình đi lạc trong rừng 3 tháng mới đến
nơi.
Cuối năm ngoái tôi gặp họ ở Thái
Lan, nhưng không báo trước. Nỗi sợ hãi còn hằn trên nét mặt của mỗi người.
Tôi đã theo dõi hồ sơ này từ tháng 4, 2013, và cũng đã nói chuyện với một
số người trong đại gia đình của họ qua điện thoại trước đây nên khi gặp nhau
thì đôi bên cùng mừng vui và cảm động như những người quen thân lâu ngày nay
gặp lại.
Nhưng
niềm vui này mới chỉ đến với 2 gia đình. Những gia đình khác vẫn tiếp tục phập
phồng chờ đợi.
“Tị
nạn đô thị” -- trước đây làm gì có!
Không
như những người Việt đi tìm tự do
năm xưa, ngày nay đồng bào ra đi
lánh nạn không có trại tị nạn để nương náu, để được bảo vệ và cấp dưỡng bởi
LHQ. Họ phải sống rải ra ở những khu ngoại ô nghèo của các đô thị. Do đó họ
được mệnh danh là “người tị nạn đô thị” (urban refugees).
Họ phải tự bươn chải để kiếm sống, và có thể bị cảnh sát Thái bắt bất kỳ lúc nào. Họ
phải hạn chế đến tối thiểu việc ra khỏi nhà, ngoại trừ những lần đánh liều đi
kiếm sống, đi gặp luật sư hay đi phỏng vấn với CUTN/LHQ.
“Nhà”
của họ chỉ vỏn vẹn căn phòng chật hẹp trong những khu chung cư cũ kỹ và nhiều khi thiếu
vệ sinh. Để tránh hàng xóm người Thái phát hiện và báo cảnh sát, họ sống trong
thinh lặng. Người lớn và trẻ em
cả ngày quanh quẩn sau 4 bức tường và phải tuyệt đối không gây tiếng ồn. Mọi
cửa sổ trong phòng thường được che kín để không bị ai nhòm ngó. Không khí
tù túng và ngộp thở.
Những
lần đến Thái Lan tôi đều dành thời gian đi thăm những đồng bào “tị nạn đô thị”
ấy. Khi bước qua những cống rãnh sặc mùi, leo lên từng bậc thang xiêu vẹo, và rồi vào căn phòng chật
hẹp với cả chục người đang sống chen chúc, lòng tôi luôn quặn lại khi đối
chiếu với đời sống của người Việt nơi đất nước tự do. Cũng là con người, cùng
một giòng máu mà sao thân phận khác nhau đến vậy.
IDC
– cơn ác mộng của người tị nạn
Nỗi
lo sợ sâu thẳm và cận kề nhất của đồng bào tị nạn là bị cảnh sát Thái bắt và
đưa vào Trung Tâm Giam Giữ Di Dân
(Immigratation Detention Center, hay IDC), nơi dễ vào nhưng khó ra. Đời sống
trong IDC là đời sống nhà tù, có khi còn tệ hơn. Và ở IDC ngày nào thì ngày ấy còn rủi ro bị
bất ngờ dẫn độ.
Vì
Thái Lan không ký công ước LHQ về người
tị nạn, đối với họ tất cả người
tị nạn đều là di dân bất hợp
pháp và có thể bị tống giam để chờ trục xuất. Trong khi ấy, dù có quốc gia nào
khác nhận định cư thì cũng không
được dời khỏi Thái Lan nếu như chưa được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn. Và
ngay cả những người đã được
LHQ chính thức công nhận tư cách tị nạn vẫn có thể bị bắt, tống giam và
vẫn có thể bị dẫn độ.
Chỉ
vài tiếng sau khi anh Đặng Chí Hùng bị bắt và đưa vào IDC vào cuối năm
2013, toán luật sư của BPSOS bắt đầu làm việc ráo riết với CUTN/LHQ để vận
động họ gấp rút công nhận anh là người tị nạn và mở lối thoát theo con
đường định cư. CUTN/LHQ đã hoàn toàn hợp tác và nhanh chóng công nhận tư cách
tị nạn của anh, nhưng rồi do một bất cẩn từ hải ngoại, con đường định cư đã bị
khựng lại và rủi ro dẫn độ đột nhiên tăng lên. Lúc ấy chúng tôi phải thuê thêm
luật sư người Thái để làm việc trực tiếp với Bộ Nội Vụ Thái Lan nhằm đối
phó các toan tính dẫn độ theo yêu cầu của chính quyền Việt Nam. Toán luật sư
của BPSOS tuần nào cũng vào IDC gặp anh, nhằm bảo đảm rằng anh không
bị bất ngờ chuyển trại giam -- anh cũng có cách liên lạc với văn phòng BPSOS
bất kỳ lúc nào, giờ nào trong trường hợp khẩn cấp. Cuối cùng anh Đặng Chí Hùng
cũng đã thoát nạn và được đi định cư Canada. Chính bản thân anh đến nay vẫn
không biết những gì đã xảy ở hậu trường.
Trường
hợp của anh Đặng Chí Hùng không phải là duy nhất. Vài chục người Việt khác cũng
cùng cảnh ngộ nhưng it được ai biết đến. Phái đoàn luật sư BPSOS hầu như hàng
tuần đều vào IDC để thăm hỏi và tìm cách “tháo gỡ” cho họ. Chỉ riêng trong 2
tháng qua, đến gần hai chục người Việt đã bị bắt vào IDC, trong đó có hai
trường hợp thương phế binh VNCH (xem phần phụ đính).
Thăm
viếng một số đồng bào bị giam ở IDC, Bangkok, năm 2011
Điều
kiện sinh sống ở IDC tệ hơn nhà tù vì nó chỉ được thiết kế làm nơi tạm giam. Trên nguyên tắc
người bị bắt chỉ ở đó vài tuần trước
khi bị trục xuất. Nhưng
thực tế thì vào đó là ở nhiều năm,
có những người ở cả chục năm. IDC không có phương tiện và không đủ cơ sở cần thiết để giam người lâu như vậy.
Đủ
mọi thành phần hỗn tạp được lèn vào IDC. Vì hết sức chật chội, người ta phải ngủ ngồi. Có không ít trẻ em lớn lên trong môi trường ấy.
Một
số điểm dễ ngộ nhận
Trên
đây là chính sách của Thái Lan đối với người tị nạn đến từ Việt Nam hay từ bất
kỳ quốc gia nào -- ngoại trừ những người tị nạn đến từ Miến Điện thì được ở
trong các trại tị nạn dọc biên giới Thái-Miến chứ không phải chịu thân
phận “tị nạn đô thị”, nhưng vẫn phải được công nhận tư cách tị nạn bởi LHQ
thì mới có thể rời khỏi Thái Lan để định cư ở một quốc gia nào khác.
Gần
đây có một số người Việt ở Thái Lan đi định cư Canada theo đường bảo lãnh tư
nhân. Họ là những cựu thuyền nhân trốn trại khi xẩy ra cưỡng bách hồi
hương năm 1996. Chính sách của Thái Lan không xem họ là tị nạn nên không áp
dụng chính sách kể trên đối với họ, kể cả việc bắt giam vào IDC hay dẫn độ về
Việt Nam. Khi nói đến người tị nạn, tôi không nói đến thành phần này mà là số
một nghìn đồng bạo “tị nạn đô thị”, là những người đến Thái Lan lánh nạn kể từ
2007 do bị đàn áp vì hoạt động tôn giáo, chính trị, hay theo lương tâm.
Điểm
ngộ nhận thứ hai là gần đây có người đưa thông tin rất sai lệch về tình trạng
người Việt đang tị nạn ở Thái Lan, làm cho người đọc có thể hiểu lầm rằng nay
không còn người tị nạn mới đến trong khi số đồng bào đang ở Thái Lan
không cần giúp đỡ hoặc không còn cách nào để giúp cho họ. Thực ra số người
tị nạn đến từ Việt Nam vẫn tăng. Và điều trớ trêu là chính người đưa
tin, cuối năm 2012 vì bất cẩn đã làm cho 6 đồng bào bị cảnh sát bắt, trong
đó 4 người bị tống giam vào IDC. Toán luật sư của BPSOS phải cần
mẫn can thiệp cho từng người một, tốn kém biết bao công sức và tài chánh.
Chỉ cách đây vài tháng, nghĩa là hơn 3 năm sau, chúng tôi mới “gỡ” được cho
người cuối cùng thoát khỏi IDC sau khi được CUTN/LHQ công nhận tư cách tị nạn.
Người này đang chờ đi định cư ở một quốc gia tự do. Còn 3 người kia thì 2 người đã lên
đường định cư, trong đó có anh Siu A Nem và gia đình được đồng hương ở Toronto
tiếp đón nồng hậu khi vừa đặt chân đến Canada. Một người nữa, cựu quân nhân
VNCH, đã bị hồi hương nhưng sau lại trốn chạy được sang Thái Lan và giờ
đây đã được công nhận tư cách tị nạn và đang chờ định cư.
Cộng
đồng người Việt ở Toronto đón tiếp anh Siu A Nem và gia đình, ngày 24 tháng 7, 2014
Cuối
cùng , chủ trương “làm nhiều, nói ít” của chúng tôi cũng
có thể tạo cảm giác rằng chúng tôi ít hoạt động. Ưu tiên hang đầu của chúng tôi là
bảo vệ an toàn cho những đồng bào đang bị cực kỳ hiểm nguy. Ngay cả
khi đến thăm đồng bào, không bao giờ tôi báo trước, để tránh có kẻ theo dõi
mình mà truy ra nơi ẩn náu của họ. Chúng tôi không có quyền bất cẩn
để rồi gây hoạ cho đồng bào. Do đó chúng tôi chỉ có thể nói về những hồ sơ
“cũ”, nghĩa là sau khi họ đã định cư ở quốc gia khác và chỉ khi nào những người
thân thuộc hay cùng hoạt động với họ còn kẹt ở Thái Lan không bị liên luỵ.
=============================
Phụ
đính: Hai TPB/VNCH xin tị nạn ở Thái Lan
Có
một số cựu quân cán chính VNCH đang là “người tị nạn đô thị” ở Thái Lan, trong đó có 2 thương phế
binh. Cả hai đều trong hoàn cảnh
hết sức éo le và cần sự giúp đỡ cả về vật thể lẫn pháp lý.
TPB
Bùi Văn Quý:
Sinh
năm 1951. Binh nhì, Tiểu đoàn 38, Liên đoàn 5 Biệt Động Quân, bị bắt làm tù
binh ở trận Quảng Trị năm 1972. Trao đổi tù binh năm 1973. Cụt cánh tay phải,
chân đi không được. Đời sống khó khăn ở Việt Nam nên hai vợ chồng phải trốn qua
Thái Lan. Cả 2 được cấp giấy bảo vệ của CUTN/LHQ nhưng phải chờ nhiều năm mới
đến lượt phỏng vấn. Ngày 28 tháng 1 năm nay chú Quý và người bạn là cựu quân
cảnh VNCH đã bị cảnh sát Thái bắt. Do BPSOS cùng với Cao Uỷ Tị Nạn LHQ phối hợp
can thiệp, một tuần sau hai người được thả về sau khi đóng tiền phạt US $200
mỗi người. Đầu năm nay BPSOS báo cho
Cô Hạnh Nhơn biết về tình cảnh hết sức khốn khó của 2 vợ chồng chú Quý. Hội của
cô Hạnh Nhơn đã trích ra US$200 để giúp
đỡ. Nhân thể, hội cũng gửi thêm $200 để
giúp gia đình người quân cảnh kể
trên dù người này không là thương
phế binh.
Xui
xẻo, cách đây 2 tháng chú Quý và
vợ lại bị cảnh sát Thái bắt khi đang ăn xin trên đường phố Bangkok.
Lần này họ đưa 2 vợ chồng vào thẳng IDC. Người vợ chịu không thấu cảnh tù nên
đành chấp nhận hồi hương và được một mạnh thường quân giúp tiền vé máy bay và
tiền phạt nhập cảnh bất hợp pháp. Toán
luật sư BPSOS thường xuyên đến thăm chú Quý ở IDC và an ủi chú. Chú chỉ
có độc mỗi một bộ đồ trên người, không có bộ thứ hai để thay đổi. Sức khoẻ của
chú hiện sa sút do điều kiện sống khắc nghiệt và thiếu vệ sinh, thiếu dịch vụ y
tế trong IDC. E không sống sót nổi nếu bị giam lâu ngày, ý nguyện của chú giờ
đây là hồi hương để đoàn tụ với vợ ở Việt Nam. Chi phí để hồi hương khoảng 300
Mỹ kim. Ngoài ra chú Quý cũng cần được giúp đỡ về thực phẩm, thuốc men trong
thời gian còn ở trong trại giam IDC.
TPB
N. V. N. (Số
quân: 74/510/100)
Sinh
năm 1954. Nhập ngũ tháng 2 năm 1972. Tiểu đoàn 42, Liên Đoàn 4, Biệt Động Quân.
Bị chấn thương và phải cưa mất chân trái (cưa từ trên đùi, cao hơn đầu gối) vào
năm 1974 ở quận Tam Quan, tỉnh Quy Nhơn, vùng 2 chiến thuật. Vợ chồng chú
N.V.N. cùng 2 người con trốn sang Thái Lan tháng 8, năm 2010. Họ được CUTN/LHQ
công nhận tư cách tị nạn năm 2012.
Mặc
dù đối mặt với nguy cơ bị cảnh sát Thái bắt, chú N.V.N. vẫn hàng ngày đi bán
bong bóng ở lề đường Bangkok để nuôi gia đình cho đến khi sức khoẻ không cho
phép tiếp tục. Người con trai đầu phải thay chú kiếm sinh kế cho gia đình. Xui xẻo, tháng rồi anh ta bị cảnh sát Thái bắt và
tống giam vào IDC. Gia đình chú phải chạy vạy vay tiền thế chân trên US $1,400
để người con được tại ngoại. Sợ bị bắt, người con lớn không dám ra ngoài đi
kiếm kế sinh nhai. Gia đình chú N.V.N. do đó vô cùng túng thiếu. Mỗi tháng gia
đình 4 người phải trả tiền thuê phòng là US $100 và tiền ăn là US $175. Vì chú
N.V.N. bị phế tật nên được CUTN/LHQ trợ cấp nhưng cũng chỉ US
$50/tháng cho cả nhà, vẫn còn thiếu khoảng $225/tháng. Phái đoàn luật sư
BPSOS vẫn tiếp tục giúp cho gia đình chú sớm định cư. Mới đây họ được phái đoàn
Hoa Kỳ nhận, nhưng phải mất từ 5 đến 7 tháng nữa thì mới hoàn tất thủ tục định
cư.
Ghi
Chú: BPSOS
là tổ chức duy nhất có chương trình pháp lý để bảo vệ đồng bào tị nạn ở Thái
Lan. Từ 2007 đến giờ văn phòng pháp lý của BPSOS đã giúp tổng cộng 751
đồng bào ở Thái Lan và Malaysia về pháp lý, đời sống, y tế, bảo vệ và can thiệp
khi bị bắt, định cư… Trong số đó, gần 250 đồng bào đã lên đường định cư ở các
quốc gia Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và Úc. Toán pháp lý hiện có 3 luật sư, 1 thông
dịch viên, 1 quản trị hành chánh và 2 người giúp việc văn phòng và liên lạc
người tị nạn. Toàn bộ ngân sách cho hoạt động bảo vệ đồng bào này, khoảng US
$12,000/tháng, là do các nhà hảo tâm đóng góp chứ không hề có nguồn cấp khoản
nào khác. Chúng tôi rất cần sự yểm trợ của những ai yêu thương đồng bào và quan
tâm đến những người vì đấu tranh cho nhân quyền, tôn giáo, và dân chủ mà hiện
nay phải lánh nạn sang Thái Lan. Mọi đóng góp xin đề cho và gởi về:
BPSOS/Tị
Nạn
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041 USA
6066 Leesburg Pike, Suite 100
Falls Church, VA 22041 USA
Những
giúp đỡ riêng cho 2 trường hợp TPB/VNCH thì xin đề trong phần ghi chú (memo):
Bùi Văn Quý hay N.V.N.
Mọi
đóng góp đều được khai trừ thuế với chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ.
Các
bài kỳ sau:
Văn
phòng pháp lý của BPSOS -- chiếc phao cuối cùng cho đồng bào tị nạn
Tuổi
thơ tị nạn -- có tương lai nào cho các em?
Đóng
góp của “người tị nạn đô thị” cho cuộc tranh đấu nhân quyền và dân chủ