Trang

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2015

595. NHƯ VẦY MỚI ĐÁNG LÀ VĂN MINH...

Tù nhân xuất dương lai thành quốc...
Sấm Trạng Trình.
Top of Form
Bottom of Form
Chúng ta đang có cơ hội giải thoát cho tất cả tù nhân lương tâm
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 8, 2015
Chiến dịch “Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam”, khởi động tháng 7 năm 2013, đề ra lộ trình vớinhững mốc điểm cụ thể để đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm:
đầu tháng 9 khởi đầu lộ trình bằng đợt trả tự do cho một số tương đối lớn TNLT, cuối tháng 12 trả tự do cho tất cả TNLT theo danh sách được phối kiểm, và cuối tháng 4 sang năm trả tự do cho các TNLT theo danh sách bổ túc. Lộ trình này căn cứ vào một số yếu tố:
(1) Hoa Kỳ phải quả quyết đòi Việt Nam trả tự do cho TNLT nếu muốn tham gia TPP.
(2) Việt Nam hiểu rằng giam giữ TNLT sẽ “lợi bất cập hại”.
(3) Vấn đề TNLT sẽ không tiếp diễn trong tương lai.
Cần sự tiếp tay
Để thúc đẩy lộ trình ấy, chúng tôi sẽ cần sự tiếp tay của đồng bào ở trong và ngoài nước trong một số việc cụ thể.
http://www.machsongmedia.com/images/stories/alan%20lowenthal%20small.jpg
DB Alan Lowenthal tuyên b kết nghĩa với MS Nguyễn Công Chính, Quốc Hội Hoa Kỳ, 16/07/2014
Trước hết là thông tin về TNLT. Chúng tôi cố gắng lập danh sách TNLT cho đầy đủ. Điều này không đơn giản vì nguyên tắc của chúng tôi là phải liên lạc trc tiếp vi thân nhân của tng TNLT để phối kiểm thông tin, ch không thể lượm lặt thông tin t internet. Việc phối kiểm này đặc biệt khó khăn đối vi các TNLT ngui dân tộc bản địa như Tây Nguyên, Hmong và Khmer Krom. Các trường hp TNLT mà chúng tôi đã phối kiểm:
Chúng tôi mong nhận được thông tin về nhng TNLT khác, kèm vi cách thức để liên lạc vi thân nhân của họ. Xin gi thông tin cho cô Xuân Phương: elisephuong.ho@bpsos.org.
Kế đến chúng tôi cần thêm các cá nhân tình nguyện "kết nghĩa" vi TNLT. Nhiệm vụ chính của người kết nghĩa là liên lạc thường xuyên vi thân nhân của TNLT để rồi báo cho chúng tôi mỗi khi có cuộc chuyển trại hay có diễn tiến mới để cập nhật hồ sơ. Một số người "kết nghĩa" cũng đã hỗ tr tài chánh cho TNLT, tuỳ theo khả năng riêng. Nhng ai muốn tình nguyện "kết nghĩa" vi TNLT, xin liên lạc vi cô Xuân Phương:
Việc th ba là nhng ai có căn bản về luật thì xin giúp các TNLT thc hiện hồ sơ "giám đốc thẩm" để yêu cầu Toà Án Nhân Dân Tối Cao xét lại vụ án vì các vi phạm so với Hiến Pháp mới hay các sai sót trong thủ tục tố tụng. Trong thi gian qua chúng tôi đã khuyến khích hay hỗ tr cho vài chục TNLT để thc hiện giám đốc thẩm. Các hồ sơ giám đốc thẩm này t chúng sẽ không đến đâu. Tuy nhiên quốc tế, đặc biệt là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, theo dõi cách x lý của chính quyền Việt Nam trong bối cảnh nhng ha hẹn về cải tổ luật hình s và tố tụng hình s.
Nếu nhiều người dồn sức để làm đúng việc, đúng cách và đúng thời điểm, chúng ta có thể kỳ vọng đưa tất cả TNLT Việt Nam thoát cảnh tù đày trong một tương lai gần. Dưới đây, chúng tôi giải thích công việc, cách thức và thời điểm.
Công việc
Chính quyền Việt Nam đang mong hưởng lợi từ việc tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là cơ hội để đòi hỏi Việt Nam nhượng bộ về nhân quyền, kể cả trả tự do cho tất cả TNLT. Hành Pháp Hoa Kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đối với Việt Nam nhưng chủ đích của họ khi đàm phán TPP là phát triển mậu dịch chứ không là phát huy nhân quyền. Các hình thức tuyệt thực, biểu tình, thắp nến, gởi thỉnh nguyện thư, và các hoạt động mang tính cách biểu tượng khác không đe doạ đến quyền lợi của chính quyền Việt Nam và cũng không thay đổi được thái độ của Hành Pháp Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, Quốc Hội Hoa Kỳ, ở một chừng mực nhất định, có thể ép Hành Pháp thay đổi thái độ và đồng thời đe doạ đến quyền lợi của Việt Nam. Quốc Hội có thể dùng quyền lập pháp để cài điều kiện nhân quyền trực tiếp vào tiến trình đàm phán TPP và Hành Pháp bắt buộc phải tuân thủ. Đấy là những điều kiện mang tính cách ràng buộc pháp lý.
Đồng thời, một số nhà lập pháp có thể dùng ảnh hưởng của mình lên kết quả biểu quyết TPP để yêu cầu Hành Pháp thoả đáng một số đòi hỏi về nhân quyền. Cách này không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng có hiệu quả khi mà Tổng Thống Obama đang cần từng lá phiếu ủng hộ cho TPP trong Quốc Hội. Mới đây, Luật về Quyền Đàm Phán Nhanh (Fast Track Authority), vốn làm tiền đề cho TPP, được Hạ Viện thông qua chỉ với đúng 1 phiếu đa số; nghĩa là chỉ một dân biểu xoay chiều, cục diện TPP có thể thay đổi hoàn toàn. Sự lên tiếng mạnh mẽ của một số nhà lập pháp trong lúc này chính là thông điệp đe doạ đến tiến trình tham gia TPP của Việt Nam.
Do tác động từ 2 phía kể trên, càng muốn Việt Nam tham gia TPP thì Hành Pháp Hoa Kỳ lại càng phải cứng rắn với họ về nhân quyền.
Vận động sự can thiệp của Quốc Hội Hoa Kỳ là cần thiết và là cách duy nhất để Việt Nam phải cân nhắc lợi và hại khi quyết định về TNLT. Nếu nhận thấy tiếp tục giam giữ TNLT hại nhiều hơn lợi, họ sẽ biết phải làm gì.
Cách thức
Qua con đường lập pháp, chúng tôi vận động cài điều kiện nhân quyền trực tiếp vào tiến trình đàm phán TPP.  Tháng 6 vừa qua Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Luật về Quyền Đàm Phán Nhanh, và Tổng Thống Obama đã ký ban hành. Luật này cho phép Hành Pháp hoàn tất cuộc đàm phán TPP nhưng phải đặt tự do tôn giáo và quyền lao động làm mục tiêu trong đàm phán. Muốn đáp ứng các điều kiện này, Việt Nam không những phải cam kết mà còn phải luật hoá các cam kết và xoá bỏ những điều mang tính cách đàn áp trong luật hình sự. Ngày 7 tháng 7 vừa qua tại Hà Nội, Ngoại Trưởng John Kerry công khai khẳng định điểm này.
Các điều kiện nhân quyền này ứng dụng trong tương lai, khi TPP hiệu lực. Nếu Việt Nam chấp nhận thì tình trạng TNLT sẽ giảm nhiều trong tương lai, nếu chưa chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên những điều kiện này không áp dụng cho các TNLT hiện nay vì đó là vấn đề tồn đọng từ quá khứ.
Để bước vòng qua sự bất cập này, chúng tôi trình bày vấn đề tự do cho TNLT như là phép thử về mức thực tâm của chính quyền Việt Nam khi cam kết sẽ tôn trọng nhân quyền khi tham gia TPP. Muốn qua phép thử, thì không thể tiếp tục giam gi Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng khi đã cam kết tôn trọng quyền lao động, không thể tiếp tục giam gi LM Nguyễn Văn Lý, MS Nguyễn Công Chính... khi đã cam kết tôn trọng tự do tôn giáo; không thể lờ đi các hồ sơ “giám đốc thẩm” khi đã cam kết cải tổ luật hình sự và tố tụng hình sự. Bằng không, chính Hành Pháp Hoa Kỳ sẽ khó thuyết phục Quốc Hội là Việt Nam thực tâm khi cam kết, dù là trong lĩnh vực nhân quyền hay trong mậu dịch.
Và sẽ khó hơn nữa để thuyết phục các nhà lập pháp đã “kết nghĩa” với TNLT Việt Nam. Chương trình “kết nghĩa” là phần chính của chiến dịch “Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam” mà chúng tôi triển khai vào tháng 7 năm 2013. Qua đó chúng tôi kêu gọi các dân biểu và thượng nghị sĩ Hoa Kỳ “kết nghĩa” với từng TNLT Việt Nam trong một danh sách ngắn (20 người). Khi kết nghĩa, các nhà lập pháp cam kết sẽ bằng mọi cách tranh đấu để họ được trả tự do vô điều kiện. Do đó sẽ rất khó cho họ ủng hộ Việt Nam vào TPP khi mà các TNLT được kết nghĩa vẫn bị cầm tù. Những vị dân biểu và thượng nghị sĩ này đang đóng vai trò chủ lực để đòi Việt Nam trả tự do cho tất cả TNLT trước khi Quốc Hội biểu quyết TPP.
Làm sao dùng danh sách ngắn mà có thể đòi tự do cho tất cả TNLT? Mỗi khi một TNLT trong danh sách ngắn được trả tự do, chúng tôi lập tức điền thế bằng một TNLT khác. Chẳng hạn, sau khi Anh Nguyễn Tiến Trung được trả tự do, DB Alan Lowenthal chuyển sang kết nghĩa với MS Nguyễn Công Chính; hoặc sau khi Cô Đỗ Thị Minh Hạnh được tự do thì DB Chris Van Hollen đã quay ra kết nghĩa với Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng. Như vậy, Việt Nam sẽ không thể nào tranh thủ được sự ủng hộ của các nhà lập pháp này cho đến khi không còn một TNLT nào nữa để điền thế.
Thời điểm
Toàn bộ kế hoạch kể trên tựu chung là dùng thế để đòi tự do cho tất cả TNLT. Thường khi dùng thế thì phải đi đường vòng, nghĩa là phải có phương án hành động với nhiều giai đoạn, nhiều bước, nhiều mặt nhưng liền lạc với nhau để đạt cùng mục tiêu. Nó đòi hỏi hành động phải phù hợp với từng thời kỳ.
Trong giai đoạn từ 2013 đến gần đây, chúng tôi tập trung vận động Quốc Hội cài các điều kiện nhân quyền vào tiến trình đàm phán TPP, và âm thầm vận động các dân biểu và thượng nghị sĩ kết nghĩa với một số TNLT tiêu biểu. Gần đây hơn chúng tôi bắt đầu khuyến khích và có khi hỗ trợ cho một số TNLT thực hiện hồ sơ “giám đốc thẩm”.
Giai đoạn từ đây đến cuối tháng 4 sang năm là thời kỳ để áp lực chính quyền Việt Nam, qua Hành Pháp Hoa Kỳ, để họ chấp nhận một lộ trình rõ rệt cho việc trả tự do cho tất cả TNLT. Lộ trình này gồm 3 mốc điểm: Đầu tháng 9, khi Quốc Hội Hoa Kỳ tái nhóm họp, là thời điểm lý tưởng để Việt Nam chứng tỏ thiện chí bằng đợt đầu trả tự do cho TNLT; trước cuối năm, mốc điểm hoàn tất đàm phán TPP, thì các hồ sơ TNLT đã phối kiểm phải được trả tự do; trước tháng 5, 2016, thời điểm để Quốc Hội biểu quyết TPP, thì những hồ sơ TNLT bổ túc cũng sẽ phải được trả tự do.
Theo đó lịch trình đó, chúng tôi sẽ cần danh sách TNLT đầy đủ và được phối kiểm trước cuối năm nay. Chúng tôi không muốn bỏ xót một hồ sơ TNLT nào và rất cần sự tiếp tay của đồng bào trong và ngoài nước. Chúng tôi cũng cần nhiều người chia nhau theo dõi tình cảnh của từng TNLT một, giúp chúng tôi cập nhật hồ sơ khi có bất kỳ diễn tiến đáng kể nào. Kế hoạch rộng lớn và phức hợp như trình bày ở trên chỉ thành tựu được khi có sự góp sức của nhiều người.
Dĩ nhiên tình thế có thể sẽ thay đổi và chúng tôi sẽ phải điều chỉnh ít nhiều về lộ trình, mốc điểm và phương cách. Nếu có thay đổi chúng tôi sẽ câp nhật để tất cả những ai quan tâm đến TNLT có thể cùng nhau hợp tác hoặc phối hợp hành động. Làm đúng việc, đúng cách và đúng thời điểm sẽ tăng triển vọng để các TNLT sớm được tự do.
Bài liên quan:
Tự do cho tù nhân lương tâm trước tháng 5, 2016
TNS Bill Cassidy “kết nghĩa” với TNLT Bùi Thị Minh Hằng
Nhiều nghị sĩ Hoa Kỳ đòi tự do cho TNLT Việt Nam