Trang

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

626. KNS NHẬN ĐỊNH SÁCH TIẾN SĨ TRẦN THU DUNG.


KHỐI NHƠN SANH TIẾP TỤC 
LÀM RÕ  SỰ TÙY TIỆN CỦA TS TRẦN THU DUNG.
BÀI 01.
Ngày 31/07/2015 Việt Nam Thời Báo có đăng bài: Sách Đạo Cao Đài & Victor Hugo: cẩu thả, tùy tiện trong nhận định sự kiện, nhân vật, giáo lý.
Đó là bài Khối Nhơn Sanh (KNS) nêu lên những điều sai trái cốt yếu và chỉ ra chổ thiếu trung thực của tác giả khi viết về Đạo Cao Đài và Đức Hộ Pháp.

Chúng tôi tin rằng tác giả có đọc bài đó (ít nhất thì cũng được bằng hữu báo cho biết) nhưng đến nay chúng tôi chưa nhận được một phản hồi nào từ tác giả.
Cuốn sách còn nhiều điều áp đặc rất tùy tiện nên chúng tôi tiếp tục làm rõ để lẽ thật của đạo được sáng tỏ. Đồng thời tạo điều kiện cho tác giả hay những người quan tâm phản biện hầu đi đến tận cùng của sự thật. KNS không thích độc thoại, nhưng chấp nhận độc thoại khi tác giả thiếu trách nhiệm về tác phẩm của họ. Bởi điều quan trọng hơn là cung cấp thông tin cho người đạo và hiền nhân quân tử hiểu chính xác hơn về Đạo Cao Đài.
Tác giả viết tại trang 46 dòng 07: ...Đạo Cao Đài nhấn mạnh sự bình đẳng Nam Nữ, tuy nhiên Nữ giới lại bị Đấng Chí Tôn qui định không được phép lên ngôi vị Chưởng Pháp, Giáo Tông. Vì theo Đạo Cao Đài quan niệm âm thịnh dương suy, đạo sẽ bị hủy diệt. Đức Cao Đài thương phái Nữ, không muốn họ gánh nặng sự đời, không giao phẩm vị cao nhất...
Trang 48:... hạn chế của Đạo Cao Đài vẫn chưa bình đẳng hoàn toàn đối với phụ nữ. phụ nữ vẫn phải đứng sau nam giới hai bậc cao nhất. Lý do Thầy thương phụ nữ vất vả chỉ là sự ngụy biện, vì sợ phụ nữ nắm quyền cao hơn, chỉ huy đàn ông...
I/- Đạo Cao Đài dạy bình quyền, không dạy bình đẳng.
Tác giả đã tùy tiện gán hai chữ bình đẳng (Nam, Nữ) để phê phán Đạo Cao Đài. Nó giống như việc tự ý dán nhãn, chụp mũ đối tượng để phê phán. Hành vi dán nhãn, chụp mũ nầy là vô tình hay cố ý cũng đã phạm vào điều tối kỵ trong tác phẩm nghiên cứu: Phê bình điều mà đối tượng không có.
Chúng tôi khẳng định giáo lý ĐĐTKPĐ dạy bình quyền chớ chẳng hề dạy bình đẳng.
Bình quyền là gì?
Bình quyền là toàn cả nhân loại đều có quyền sống, có quyền học tập để phụng sự (theo lẽ Bác Ái – Công Bằng). Tất cả đều được bảo đảm rằng công quả do mình tạo ra, không ai có thể ăn cắp được. Không ai phải chịu tội về việc mình không làm hay không can dự vào. Còn tội lỗi mình đã làm dù có che dấu được thế gian nhưng không thể che dấu được trước cán cân công bình của thiêng liêng:
...Muôn đức ngàn lành không sót một,
Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần....
 Dù Nam hay Nữ đều có đủ quyền thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) như nhau. Cho dù là Nam hay Nữ cũng cùng chịu chung một khuôn luật hể có công thì thưởng, có tội phải răn trừng.
Dù Nam hay Nữ đều là con chung của Thượng Đế nhưng hình hài của Nam, Nữ khác nhau nên khả năng tất nhiên là khác nhau.
Về đẳng cấp.
Đức Cao Đài dạy bát hồn: vật chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn và phật hồn. Đó là 08 đẳng cấp từ trong nguyên lý.  Trong bát hồn đều có thọ nhận điểm linh quang của Thượng Đế ban cho. Nhưng tùy theo đẳng cấp mà thụ nhận (nhiều ít, lớn nhỏ) chớ chẳng phải bằng nhau. Nó có thứ tự lớp lang đâu thể cào bằng các đẳng cấp; đâu thể hô hào là bình đẳng hầu bày trò dối thế.
Ngay như nhơn phẩm, tiền nhân đã chia làm 03 phẩm: Thượng phẩm chi nhơn (bất giáo nhi thiện: không cần giáo dục họ đã lành), trung phẩm chi nhơn (hữu giáo nhi thiện: có dạy có lành), hạ phẩm chi nhơn (giáo nhi bất thiện: có dạy cũng không lành) thì làm sao cào bằng? Làm sao phá bỏ thực tế hiển nhiên cho vừa lòng mấy nhà lý luận suông mà bất chấp thực tế???
Đạo Đức Kinh được cả Đông Tây nhìn nhận là cái túi khôn của nhân loại cũng chia ra làm Thượng Sĩ (văn đạo; cẩn nhi hành chi: vừa nghe nói đạo đã kính cẩn làm theo), Trung Sĩ (văn đạo nhược tồn nhược vong: nghe đạo lúc làm theo, lúc không), Hạ Sĩ (văn đạo; đại tiếu chi: nghe nói tới đạo thì cười lớn cho là chuyện viễn vông, không thực...) vậy làm sao cào bằng? Còn trong nhơn loại Đạo Đức Kinh cũng có đến ba cách gọi: Quân, Vương, Nhơn đó chính là các đẳng cấp thì làm sao cào bằng?
Đẳng cấp có 02 diện là do tạo hóa tạo ra và do con người tạo ra.
Do tạo hóa tạo ra là giới tính, là trí thông minh trong mổi con người. Nó có căn cội từ vô lượng kiếp tích tụ lại để nên hình. Ngành giải phẩu thẩm mỹ ngày nay có thể thay đổi giới tính bên ngoài nhưng không thể thay đổi được căn cội. Khoa học có thể giải phẩu để phái Nam thành phái Nữ ở bề ngoài nhưng không thể làm cho người Nữ trong khoa giải phẩu sanh đẻ như phụ nữ tự nhiên được.
Về xã hội nó tùy thuộc vào nổ lực của cá nhân (nhân duyên) và tài nguyên, môi trường cá nhân đó đang sống (trợ duyên) để tự tạo nên đẳng cấp cho bản thân và tập thể hay xã hội...
Bóng đá là trò chơi chung cho mọi người nhưng tùy vào sự tập luyện mà mổi người chơi có đẳng cấp khác nhau. Sự khác nhau nầy còn thể hiện ở phái tính. Bóng đá Nữ không thể tranh cúp chung với bóng đá Nam.... Để phái Nữ có một thế giới riêng cho họ chơi bóng là công bằng; gộp chung lại với phái Nam để tranh cúp là bất công, là vô lý... Một trò chơi còn có qui định thể hiện sự tôn trọng đẳng cấp như vậy thì huống chi là tôn giáo (tôn nghiêm và giáo dục). Xin lưu ý rằng chúng tôi luận về đẳng cấp không luận về giai cấp.
Kinh dịch quẻ Càn viết: Kiền đạo biến hóa, các chánh tánh mạng bảo hợp thái hòa (Đạo Trời biến hóa giúp vật nào được nên đúng tính đúng mệnh vật nấy). Điều nầy thể hiện sự tôn trọng thứ bậc, đẳng cấp để phát triễn trong hài hòa, tương hòa để tồn tại, còn tương tranh sẽ dẫn đến loại trừ và tiêu diệt nhau...
Ai có đi nghe hòa nhạc đều biết là có nhiều nhạc cụ được phối hợp nhau theo khuôn luật; có nhạc trưởng để điều khiển nhạc công trỗi nhạc. Những âm thanh trong buổi hòa nhạc đó hài hòa, cộng hưởng nhau để tạo nên âm điệu trầm bổng, du dương hay cuồng nộ... làm cho người nghe có được cung bậc cảm xúc khác nhau...
Tóm lại đẳng cấp là điều có thật (theo tự nhiên hay xã hội) nên Đạo tôn trọng sự thật đó không hô hào xóa bỏ đẳng cấp (bình đẳng) để lừa mị chúng sanh. Mọi người đều có đủ quyền hoàn thiện bản thân hay tổ chức của mình theo luật tiến hóa và phụng sự. Nhưng theo pháp công bình thì mọi đẳng cấp đều có đủ quyền phấn đấu để vươn lên đẳng cấp bậc trên.
Đạo Cao Đài dạy bình quyền để tiến lên trong trật tự chớ chẳng hề dạy bình đẳng để tạo ra sự rối loạn và lừa mị vạn linh sanh chúng.

(còn tiếp: Tại sao phái Nữ không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông?)