Trang

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

546. THẦY TIÊN TRI:... CÁC SẮC CON CÁI THẦY ĐẾN....

MỞ CỬA CHÙA LÀ MỞ CỬA 
CHO NHÂN QUYỀN & TỰ DO TÔN GIÁO TẠI VN.
BBT blog
TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM  Việt Nam 
sẽ được thả tự do trước tháng 5 năm 2016?
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.

(VNTB) Các tù nhân lương tâm tại Việt Nam sẽ được thả tự do trước tháng 5 năm 2016? Quá trình trả tự do này được phát lộ qua ba mốc cụ thể là: vào đầu tháng 9/2015; cuối năm 2015 và cuối tháng 4/2016, theo Machsongmedia cho biết. 

Cụ thể, vào đầu tháng 9/2015, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ quay trở lại làm việc, và nghe giải trình về đàm phán TPP cũng như các vấn đề liên quan. Tổng thống Obama có thể trình bày với khối dân biểu, thượng nghị sĩ về vấn đề nhân quyền ở các nước có liên quan đến TPP như Việt Nam, trong đó hẳn sẽ đề cập đến việc Việt Nam sẽ trả tự do cho một lượng tù nhân lương tâm trong dịp Quốc Khánh 2 tháng 9.


Mốc thứ hai, là thời điểm hoàn tất đàm phán TPP, đây là thời điểm mà chính quyền Obama sẽ cho thấy kết quả của việc áp các điều kiện về mặt nhân quyền với Việt Nam khi gia nhập vào TPP, thong qua số lượng tù nhân lương tâm được trả tự do.
Mốc thứ ba sẽ rời vào khoảng thời gián cuối tháng 4 năm 2016, là thời điểm cuối mà Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ phải biểu quyết TPP, trước khi cuộc vận động tranh cử ở Hoa Kỳ bước vào giai đoạn “nóng”. Đây cũng là thời điểm mà Việt Nam chứng tỏ thiện chí của mình trong cam kết cải thiện nhân quyền khi gia nhập TPP.
Nhìn chung, sự dự đoán về các mốc này nằm trong khả năng có thể diễn ra, bởi Việt Nam đang đứng trong tư thế buộc phải trao đổi và cải thiện vấn đề nhân quyền để đổi lấy TPP và sự hữu hảo với Hoa Kỳ. Khi mà vấn đề Biển Đông khiến sự gia tăng hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ (nước dẫn đầu đàm phán hiệp định TPP) đi đến cần thiết và nền kinh tế thâm hụt thương mại ngày càng lớn với Trung Quốc khiến việc “gia nhập vào TPP” trở nên có giá trị hơn, đảm bảo chuyến thuyền TPP sẽ giải quyết tốt vấn đề an ninh đối ngoại và đối nội trong cùng một vế, và cũng bởi “trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất".
Vì vậy, dù vấn đề “nhân quyền” vẫn là một vấn đề mang tính trở ngại, khó khăn đối với hệ thống chính trị Việt Nam, thì nó phải chuyển biến từ việc “yêu cầu không can thiệp” sang ““đổi mới chính trị, tôn trọng nhân quyền”.
Đây là lý do vì sao mà trong cuộc họp báo vào ngày 28 tháng 7 vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius đã khẳng định: “VN sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn nếu muốn có được những lợi ích từ TPP.”
Việt Nam đã “lựa chọn”, dù có phần lưỡng lự. Riêng trong năm 2014, giai đoạn tiền quyết định TPP, Việt Nam đã tham gia tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR), chấp thuận 182 khuyến nghị, trong đó bao gồm: thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập; công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội dân sự; và mở rộng không gian hoạt động cho truyền thông phi nhà nước.
Tuy nhiên, sự lưỡng lự cũng thể hiện phần nào qua việc, chính quyền thả 12 tù nhân lương tâm, nhưng cũng có “ít nhất là 10 người đã bị kết án theo điều 258” theo tổ chức Quan sát nhân quyền thế giới cho biết.

Điều đấy cho thấy, nhà nước Việt Nam vẫn đề cao sự tính toán "thiệt - lợi", và coi các tù nhân lương tâm là món hàng hóa trao đổi. Do đó, sự hy vọng về việc, các tù nhân lương tâm thả hết trước tháng 5/2016 là điều cần thiết, nhưng sự cần thiết hơn là đấu tranh, giám sát xóa bỏ các điều luật mơ hồ như điều 258, 88 và tiến tới thực thi quyền lập hội, quyền biểu tình trong đời sống dân sự xã hội tại Việt Nam. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” trong thực thi nhân quyền và các cam kết nhân quyền của giới lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam.