Trang

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

578. HIỆN SINH LÀ TRANH ĐẤU...

Sống là tranh đấu,
Tranh đấu phải có phẩn đối
Xưa nay vẫn có...
BBT Blog
Người Việt cũng biết phản đối

Việt Nam Thời Báo.
11.8.15
Phương Thảo.
(VNTB) - Người dân đã không còn tin tưởng vào những điều mập mờ, đánh lận con đen của các cấp lãnh đạo nữa. Không ai còn có thể cam chịu một sự bất công vô lý diễn ra ngay tại một trong những cái tỉnh được cho là nghèo nhất nước Việt nam. Ngay cả một thành phố đóng góp cho ngân sách nhà nước đến hơn 226 ngàn tỷ cũng chỉ dám làm một cái tượng đài trị giá 7 tỷ đồng. Trong khi đó một tỉnh còn nhận gạo cứu đói lại dám chơi sang thì thử hỏi ai không bất bình.


 
Làn sóng phản đối lớn chưa từng có trên mạng xã hội một cách công khai về việc xây dựng tượng đài HCM sẽ làm tiêu tốn 1400 tỷ ngân sách nhà nước. Chỉ trong vòng vài ba ngày mà hết lãnh đạo này đến lãnh đạo khác của tỉnh Sơn la lại phải vừa vụng chèo vừa vụng chống để lên tiếng bảo lưu ý kiến xây dựng tượng đại nghìn tỷ, đến độ thủ tướng phải ra công văn hỏa tốc yêu cầu tỉnh ủy Sơn la phải giải trình về việc này. Sự cộng hưởng của tiếng nói các tầng lớp người Việt đã có tác động nhất định đến các tầng lớp quan chức vốn chỉ quen nghe nói xuôi mà chưa bao giờ va phải một số lượng người nói ngược nhiều đến như thế.

Quen thói nhét chữ vào miệng dân

Câu nói cửa miệng của các quan vẫn luôn là nguyện vọng của nhân dân dù không ai làm một cuộc khảo sát hay trưng cầu dân ý về việc xây dựng tượng lần này cũng như các công trình xây dựng tiền tỷ ở khắp nơi trên cả nước Việt nam. Quan cứ làm, và dân chỉ vỡ lẽ ra khi công trình lớn đã xây xong và các công trình riêng ăn theo của các quan chức phình lên theo cấp số bội nhân còn người dân cứ tiếp tục gánh món nợ công oằn trên lưng.

Tình cảm là thứ không thể cân đo đong đếm cũng được dùng để ngụy biện cho hành động vùng tay quá trán lần này ở Sơn la. Tình cảm của ai dành cho ai? Nếu nói là tình cảm, nguyện vọng của nhân dân đối với ông Hồ thì hãy hỏi xem bao nhiêu người dân sẵn lòng đóng góp tiền xây dựng tượng đài này? Nếu kêu gọi mọi người góp tiền công đức xây dựng chùa, tượng phật, chuông chùa hay nhà thờ có lẽ còn dễ hơn vạn lần kêu gọi tự nguyện đóng góp xây tượng Hồ Chí Minh.

“Không xây tượng là thiệt thòi cho chúng tôi” - chẳng hiểu thiệt thòi ở chỗ nào nếu không có tượng, đâu có người dân nào kêu than thiệt thòi khi họ không có tượng Phật hay tượng Chúa Giê-su để thờ phượng? Họ có khi chỉ cần một bức tranh nhỏ cũng đủ để cho ơn trên chứng giám lòng thành của họ. Cho nên chúng tôi mà ông chủ tịch tỉnh Sơn la nói ở đây không hề đại diện cho một tầng lớp dân chúng đông đảo người Việt nói chung hay đồng bào Sơn la nói riêng mà có lẽ chỉ là một nhóm các quan được ăn theo vào việc xây dựng tượng đài.

Biến ông Hồ thành tôn giáo

Gần đây nhiều nhà thờ mới đã đưa cả tượng ông Hồ Chí Minh vào thờ phượng chung với cả các vị Tam Phật, cũng hương khói nghi ngút và quỳ lạy xì sụp lại còn kháo nhau về sự linh thiêng. Không hiếm người cũng tự lập bàn thờ để hương khói tại gia. Vâng chuyện hương khói tại gia là nguyện vọng cá nhân, nhưng đưa ông Hồ vào các nơi thờ cúng cùng với các tượng đài các cỡ và cũng có cả hương khói, dâng hoa.



Quý vị quên mất một điều đó là tôn giáo không phải là điều ép buộc mà là sự tự nguyện, đến một lúc nào đó con người ta có được đức tin vào bề trên thì niềm tin ấy sẽ không bao giờ lung lay. Còn đức tin ép buộc thì sớm muộn gì con chiên hay đạo hữu cũng sẽ rời bỏ tôn giáo ấy mà đi tìm một thứ tôn giáo khắc phù hợp hơn. Ông Hồ không phải là biểu tượng tôn giáo, giờ lại được khoác lên chiếc áo thần thánh cùng với quyển kinh thánh “Tư tưởng Hồ Chí Mính” do Đảng Cộng Sản biên tập chỉ là một cái cớ để cho mọi người giữ niềm tin son sắt vào Đảng.