...Nữ phái là nguồn sống của nhân loại...
ĐHP. 18/08/Kỷ Sửu. (1949).
KHỐI NHƠN SANH TIẾP TỤC
LÀM RÕ SỰ TÙY TIỆN CỦA TS TRẦN THU
DUNG.
BÀI 02.
II/-
Tại sao phái Nữ không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông?
Đạo
Cao Đài thờ Chí Tôn là chủ của ngôi dương; thờ Phật Mẫu là chủ ngôi âm. Nên Đạo
Cao Đài theo nguyên lý của âm dương.
Pháp
Chánh Truyền chú giải:
....Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền
Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông.
Hộ Pháp để lời phân
phiền cùng Thầy như vầy: Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, Nam Nữ vốn
như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và
Giáo Tông, thì con e mất lẽ công bình chăng?
Thầy dạy: Thiên Địa
hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử. Cả Càn Khôn Thế Giái nhờ
Dương thạnh mới bền vững; cả chúng sanh sống bởi Dương quang, ngày nào mà Dương
quang đã tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn Khôn Thế Giái phải chịu trong
hắc ám, mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu Thầy cho Nữ Phái cầm quyền
Giáo Tông làm chủ nền Đạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương, nền Đạo ắt bị tiêu
tàn ám muội.
Hộ Pháp lại kêu nài
nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã đành, song quyền Chưởng
Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy:
"Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt
cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Đài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo Tông, thì lẽ
nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp con. Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt
thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ thương yêu binh vực thay Thầy
kẻo tội nghiệp!
@@@
Pháp
Chánh Truyền chú giải viết: ...truất
quyền Nữ Phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông
Vậy truất quyền là gì?
Theo
Việt Nam Tự Điển Hội Khai Trí Tiến Đức:
Truất
là hạ xuống, giáng xuống: Làm quan bị truất...
Chữ
truất quyền thể hiện đáng lẽ được lên nhưng do một nguyên do nào đó mà không
được. Nguyên do đó là gì?
Thiển
nghĩ Đạo căn cứ vào nguyên lý của âm dương mà truất quyền Nữ phái không đặng
lên phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông. Đó là hệ luận tất nhiên từ nguyên lý âm
dương rất minh bạch.
Trong
thể pháp tôn giáo thì Pháp Chánh Truyền Nữ phái do Đức Lý Giáo Tông lập. Chí
Tôn là cha, Đức Lý Giáo Tông là Anh Cả. Cho nên phẩm cao nhất của Cha lập cao
hơn phẩm cao nhất của Anh Cả lập cũng đã thể hiện tôn ti trật tự của đẳng cấp
(Cha và Anh Cả).
Theo
vi bằng Hội Nhơn Sanh năm Đinh Sửu (1937) tại trang 33 Đức Hộ Pháp dạy Đạo có 03 quyền: Quyền hành chánh (của Chánh
Phối Sư), Quyền Chánh Trị (của Đầu Sư), Quyền Chí Tôn (của Giáo Tông và Hộ Pháp
hiệp một). Như vậy nếu cho Nữ Phái lên đến Giáo Tông (hay Chưởng Pháp) thì
Quyền Chí Tôn tại thế đã có phần Âm. Điều nầy là trái với ý nghĩa ngôi dương
(theo nguyên lý âm dương).
Trong
tổ chức tôn giáo phần chức việc nơi Hương Đạo có Bàn Trị Sự Nữ song song với
Bàn Trị Sự Nam. Khi vào hàng phẩm chức sắc phái Nữ vẫn song hành với Nam phái lên
đến phẩm cao nhất là Đầu Sư.
Theo
hình học phẳng thì hai đường thẳng song song (trên cùng mặt phẳng) không có
điểm chung. Nhưng khi học đến hình học không gian thì hai đường thẳng song song
gặp nhau ở vô cực (mà đường kinh tuyến của trái đất là một ví dụ). Cả hai phải
phối hợp lại mới đủ sức để giải quyết thực tế trong nghiên cứu và đời sống.
Quyền
hành chánh, Quyền Chánh Trị của đạo như hình học phẳng (Nam Nữ song song nhau).
Nhưng khi đến Quyền Chí Tôn thì hai đường thẳng song song gặp nhau mà Chí Tôn
là Ngôi Dương nên Quyền Chí Tôn tại thế cũng không có phần âm (phái Nữ) trong
đó. Cả ba quyền: hành chánh, chánh trị và Chí Tôn hiệp lại mới đủ để hiểu là
thể pháp trong tôn giáo về tổ chức. Phối hợp và liên kết ba chiều: sâu, rộng và
cao như vậy để hiểu thì thể pháp của tôn giáo rất nhất quán. Lưu ý rằng trong
dương có âm, trong âm có dương là phần ẩn tàng (thuộc về bí pháp) nên chúng tôi
mới dùng chữ thể pháp tôn giáo.
Khi
dạy về chữ Phổ Độ Đức Cao Đài đã giải nghĩa rất rõ ràng:... Phổ là bày ra.
Độ là gì? Là cứu chúng sanh... Chúng sanh là gì? Chúng
sanh là toàn cả nhân loại chớ không phải là lựa chọn một phần người như ý phàm
các con tính rối.
Đạo
là con đường thì con đường đó dành cho cả nhơn loại, chớ chẳng riêng cho một
thành phần nào, hay một đẳng cấp nào. Đường của đạo được thiết kế như một xa lộ
thênh thang dành cho đủ loại phương tiện với những tốc độ khác nhau lưu hành mà
không bao giờ bị ùn tắc. Kể cả khi có một hay nhiều phương tiện bị hư hỏng giữa
chừng cũng không thể gây ra tắc nghẽn con đường đạo được mới đáng là đại đạo.
Nghĩa
là đường đạo phải đủ rộng, đủ chổ và có khuôn thước rất minh bạch cho chúng
sanh noi theo đó mà bước. Bảo đảm không để xãy ra ùn ứ trong mọi trường hợp.
Dịch
là sự biến hóa vô cùng tận của âm dương; nhưng biến hóa trong qui luật chớ
chẳng phải vô nguyên tắc. Qui luật biến hóa của âm dương được nói đến nhiều
nhất là Kinh dịch.
Kinh
dịch khởi thủy từ thời vua Phục Hy, đến Văn Vương, Châu Công, Khổng Tử... cho
đến hiện nay đều khác nhau. Nhưng vẫn có những nguyên lý bất biến trong đó.
Kinh
dịch do cụ Ngô Tất Tố dịch và chú giải, nhà xuất bản TP HCM phát hành năm 1991
trang 51 dòng 02 viết:.. việc của Đấng
thượng thiên không tiếng không hơi, cái thể của nó gọi là Dịch, cái lý của nó
gọi là Đạo, cái dụng của nó gọi là Thần...
Dòng
08 viết: ... Dương thường đầy, Âm thường
thiếu, cho nên mới không đồng đều nhau...
Dương thường đầy, Âm thường thiếu, cho nên mới không đồng
đều nhau...
chính là một trong những nguyên tắc bất biến trong các bộ Kinh Dịch qua mọi
thời đại...
Âm
thường thiếu hàm nghĩa là thỉnh thoảng vẫn có âm đầy, nhưng đó là những trường
hợp đặc biệt (không thường, không năng) nên không thể mạo hiểm giao đạo nghiệp
cho cái không thường, không năng...
Đó
không phải là xem thường phái Nữ mà chính là nhìn nhận cái giới hạn phải có để
bảo đảm giá trị phái Nữ.
Nhà
nghiên cứu viết:... Đức Cao Đài thương
phái Nữ, không muốn họ gánh nặng sự đời, không giao phẩm vị cao nhất... đó
là cách thức dùng tiểu xão xuyên tạc điều chánh đáng của đạo.
Dùng
tiểu xão là để tạo điều kiện cho điều nặng nề hơn xuất hiện:... Lý do Thầy thương phụ nữ vất vả chỉ là sự
ngụy biện, vì sợ phụ nữ nắm quyền cao hơn, chỉ huy đàn ông..
Thủ
đoạn xuyên tạc bằng một tiểu xão nhằm làm cho người đọc lên đường ray do người
viết thiết kế rất tự nhiên nên họ không hay biết. Rồi từ đường ray đó dẫn người
đọc đến một kết thúc rất độc địa. Đó là chiêu thức mà những người cầm bút thiếu
trung thực, có ác ý rất ưa thích. Chiêu thức nầy được tác giả Trần Thu Dung
dùng nhiều lần trong tác phẩm đang phân tích...
Nó
như mạng nhện đầu tiên hết phải chờ cơn gió đun đưa cho mối tơ được gắn vào vị
trí nó muốn... chỉ cần một mối tơ nhỏ xíu ban đầu thì sau đó sẽ có mạng nhện
rất kiên cố.
Trong
binh pháp nó là cái kế mai phục và đánh úp. Muốn mai phục người dùng binh phải
bố trí sao cho đối phương nghĩ rằng đi theo lối đó sẽ an toàn... đến chổ thuận
tiện họ sẽ bị phục binh đổ ra đánh úp, không thể chống đở....
Thể
pháp tôn giáo nó như một phương trình có nhiều nghiệm số. Tìm ra nghiệm số về
phương diện nào phải đưa vào phương trình chung xét nét để xem nghiệm số tìm
được có phù hợp hay không.
Hiểu
thể pháp tôn giáo như một bài toán đơn giản rồi căn cứ vào đó đưa ra đáp số thì
cái xác xuất đúng rất ít mà cái sai là cầm chắc. Nhà nghiên cứu Trần Thu Dung
đã hiểu việc không cho phái Nữ lên phẩm Chưởng Pháp và Giáo Tông như một bài
toán đơn giản nên đưa ra đáp số.
Đáp
số đó đã sai.
MỘT
VẤN NẠN CẦN LÀM RÕ...
Ngày
08/06/Bính Dần (17/07/1926) Đức Chí Tôn dạy:... Phần các con truyền đạo kỳ Phổ-độ nầy cũng lắm nặng nề; bao nhiêu Nam tức bao nhiêu Nữ; Nam biết thành Tiên Phật, chớ Nữ
lại không sao? Thầy đã nói Bạch-Ngọc-Kinh có cả Nam
và Nữ, mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn Nam nhiều.
Tại
sao Pháp Chánh Truyền giới hạn phẩm tước trong tôn giáo của Nữ phái mà khi về
Bạch Ngọc Kinh phần nhiều Nữ lấn quyền
thế hơn Nam
nhiều???
Như
vậy cán công bình thiêng liêng có bị lệch hay chăng?
Xin
thưa rằng phái Nữ khi đến thế gian họ đã lãnh một thiên chức rất trọng hệ: là tạo
nguồn sống cho nhân loại nơi cõi hữu hình. Nói rõ ra là thiên chức làm mẹ, là
khả năng sinh đẻ mà phái Nam không thể chia xẽ hay làm thay được. Đó là công
nghiệp riêng của phái Nữ.
Chính
cái công sinh đẻ ra hài nhi đã góp phần quan trọng vào phẩm vị của họ nơi Bạch
Ngọc Kinh. Đạo Cao Đài giới hạn phẩm tước phái Nữ trong tôn giáo không phải coi
thường phái Nữ mà chính là nhắc cho nhân loại nhớ đến cái nguồn cội đã đưa họ
đến thế gian trong kiếp luân hồi là phải qua thai bào của người mẹ. Đó chính là
cách thức Đức Cao Đài xác nhận tầm quan trọng của Nữ phái trước nhân loại.
Đó
là luật công bằng của tạo hóa. Nghĩa là cán cân công bình của thiêng liêng
không bao giờ bị sai lệch đúng như câu đã trích dẫn:
Muôn đức ngàn lành
không sót một,
Bao nhiêu công quả
bấy nhiêu phần...
Cái
công tạo ra hình hài nhân loại đã đưa Nữ phái đến Bạch Ngọc Kinh ( mà phần nhiều Nữ lấn quyền thế hơn Nam nhiều.). Mẹ nơi cõi
thiêng liêng được thể hiện trong Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu
Trì Kim Mẫu. Qua đó người đạo hiểu được phần nào hình tượng của Mẹ nơi cõi hữu
hình trong lòng chính mình.
Đạo
Cao Đài đem sự thật đến cho nhân loại; cho nên triết học Cao Đài Giáo sẽ soi
sáng (hay làm sống lại “phục sinh”) những giá trị có thật. Một trong những giá
trị có thật đó là thiên chức của Mẹ trong cuộc sống.
(Còn tiếp: Tương quan của Nữ Thần Tự Do với Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo).