Khối Nhơn Sanh:
Yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Vào
lúc 10h30, ngày 16/08/2015, các thành viên Khối Nhơn Sanh cùng đồng đạo tín
ngưỡng Đạo Cao Đài từ Cần Thơ, Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình
Phước... đã đến Vĩnh Long hội luận về dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn
giáo.
Hội luận nhận xét Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng tôn giáo chưa
thể hiện được quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và quyền con người.
Với qui định như vậy chính quyền sẽ can thiệp rất sâu vào tổ chức tôn giáo; bộ
máy chính quyền sẽ phình ra rất to và chắc chắn là không hiệu quả. Cơ chế
xin-cho chắc chắn sẽ gây ra phiền hà và xung đột.
Thành viên Khối Nhơn Sanh yêu cầu hủy bỏ dự thảo 4 - Luật
tín ngưỡng, tôn giáo trong Hội luận ngày 16/08. Ảnh: Trần Văn Tân
|
Hội luận đúc kết 4 điểm chính: Dự thảo 4 mâu thuẩn với mục
tiêu dân chủ, tự do; Trái với truyền thống dân tộc và đạo pháp; Dự thảo 4 tước
đoạt quyền tín đồ đương nhiên của người theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm 1926;
Không phù hợp với các điều ước quốc tế.
Các thành viên tham gia Hội luận đã cho rằng, Dự thảo 4 sẽ
tiêu diệt Đại đạo Tam kỳ Phổ độ vì tính chất kiểm soát và hành chính hóa tự
do tín ngưỡng, tôn giáo. Ảnh: Trần Văn Tân
|
40 người tham gia Hội luận đã ký tên vào
"Thư yêu cầu", theo đó yêu cầu chính quyền các cấp, Ban Tôn
giáo, Mặt Trận Tổ Quốc hủy bỏ dự thảo 4 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, qua đó cũng khuyến nghị chính
quyền nên mời những người có chuyên môn sâu về pháp luật, tôn giáo tham gia
soạn thảo nhằm đảm bảo một dự luật thể hiện đúng bản chất về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo thay vì sử dụng luật như một biện pháp kiểm soát.
HẾT TRANG
HẾT TRANG
HẾT TRANG
Hội luận kết thúc lúc 13 giờ 30 cùng ngày.
Được nâng lên từ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (2005),
Dự thảo đầu tiên của luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã bị các thành viên
của UB Thường vụ Quốc hội nhận xét là nặng tính hành chính trong lần trình lấy
ý kiến vào ngày 14/08.
Theo đó, các thành viên UB Thường vụ QH cho rằng dự thảo
chưa toát lên được mục tiêu hạn chế sự can thiệp hành chính của nhà
nước vào các công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo.
Chủ nhiệm Ủy ban, ông Đào Trọng Thi cũng cho rằng, “Cần
chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm
soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký -
chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ
thể, rõ ràng, tăng cường hình thức thông báo trước một thời hạn nhất định.”