Tại NQ & tự do tôn giáo nên phải vậy...
BBT Blog.
Vì sao VN chỉ đạt
thỏa thuận thương mại với EU
"trên nguyên tắc"?
Việt Nam Thời Báo.
Vào
ngày 4/8/2015, Bộ Công thương Việt Nam - cơ quan chủ trì đàm phán, và Liên minh
châu Âu đồng loan báo EU và Việt Nam đã kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định
thương mại tự do (EVFTA).
Thế nhưng chi tiết cụ thể hơn
được nêu là ‘EU và Việt Nam đã đạt thống nhất về nguyên tắc’.
Trước đó, báo chí VN ồn ào và
đầy phấn khích khi đưa tin, trích dẫn ý kiến của giới quan chức về việc ‘Việt
Nam sắp chính thức ký thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh châu Âu’.
Hiển nhiên, hai hành động ‘ký
kết thỏa thuận’ với ‘đạt thống nhất về nguyên tắc’ là khác nhau rất nhiều về
bản chất.
Tại sao lại như thế?
Trước hết, trong suốt quá trình
đàm phán, VN chưa bao giờ chứng tỏ họ đã thỏa mãn các tiêu chí của EU cho một
hiệp định thương mại tự do như yếu tố minh bạch tài chính, yếu tố bình đẳng
giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, bảo đảm lợi
ích cửa người lao động… Trên tất cả, VN chưa biết làm cách nào đạt tới định chế
‘nền kinh tế thị trường đầy đủ’.
Nguyên nhân thứ hai mà phía VN
luôn tránh né đề cập - đó là nhân quyền.
Nhân sự kiện ‘đạt thống nhất
trên nguyên tắc’, trang web của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam
ở địa chỉ eeas.europa.eu đã
đăng thông cáo báo chí tiếng Việt, trong đó có nội dung về dân chủ và nhân
quyền:
"Hiệp định cũng sẽ bao gồm
một mối liên kết có ràng buộc về mặt pháp lý với Hiệp định Đối tác và Hợp tác
Toàn diện (PCA) trong đó chi phối mối quan hệ toàn diện giữa EU và Việt Nam,
qua đó đảm bảo rằng nhân quyền, dân chủ, và pháp quyền là những thành phần chủ
chốt trong mối quan hệ thương mai song phương của chúng ta."
Trong khi đó, trang web của Ủy
ban châu Âu, ngoài bản thông cáo báo chí, còn đăng bản ghi nhớ (memo)
ghi rõ hơn nhiều điều khoản, gồm cả điều 10 tập trung vào nỗ lực và cam kết
hai bên thúc đẩy dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Bản ghi nhớ này, ở điều 10 nói
về dân chủ và nhân quyền, có nguyên văn như sau:
"Trong Lời mở đầu của FTA,
các bên cùng xác nhận cam kết tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc ký tại San
Francisco ngày 26 tháng 6 năm 1945 và tôn trọng các nguyên tắc nêu ra trong
Tuyên ngôn Quốc tế và Nhân quyền của Đại hội đồng LHQ ngày 10 tháng 12 năm
1948.
FTA sẽ đặt quan hệ pháp lý
mang tính ràng buộc của Thỏa thuận Đối tác và Hợp tác EU - Việt Nam (PCA),
ký vào tháng 6/2012, vốn gồm cả các điều khoản về quyền con người và hợp tác về
nhân quyền. PCA nói rằng các quyền con người, dân chủ và chế độ pháp quyền là
các thành tố trọng yếu cho quan hệ chung giữa EU và Việt Nam.
Vì thế, mối liên hệ giữa FTA
và PCA là rất quan trọng để đảm bảo rằng nhân quyền cũng là một phần của quan
hệ thương mại giữa hai bên. Điều này gồm cả quyền ra biện pháp phù hợp, và có
liên quan đến FTA, kể cả việc ngưng thi hành hiệp định, trong trường hợp có
vi phạm nghiêm trọng các thành phần trọng yếu này."
Những nội dung trên chưa từng
được hiển thị, dù là một dòng, trên mặt báo chí nhà nước VN.
Chỉ cần lướt qua hệ thống
‘thành tích’ nhân quyền của VN trong vài năm qua, người ta có thể hiểu ngay là
tại sao chính quyền nước này chỉ nhận được kết quả ‘trên nguyên tắc’ dành
cho hiệp định thương mại với EU mà họ luôn thèm khát?
Lê Dung / SBTN