Trang

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

613. LẬT MẶT CSIS: TRUNG TÂM LÀM THUÊ CHO CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trong bài số 561 BBT đã giới thiệu bài từ BBC lật mặt 
trung tâm CSIS là tên làm mướn cho chế độ cộng sản VN.
Hiền Huỳnh Thục Vi có bản dịch chân phương cần cho 
người nghiên cứu sâu vào bài báo BBT đăng để phục vụ quí vị...
BBT Blog.
Hà Nội mua ảnh hưởng ở Washington,. DC như thế nào
Nguyên văn: Greg Rushford
Người dịch: Huỳnh Thục Vy
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Hà Nội thứ Năm này trong một chuyến thăm hai ngày. Hãy chờ xem người ta nói rất nhiều về cách thức mà Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển mối quan hệ an ninh và kinh tế chặt chẽ - và những “tiến bộ” đáng khen của Việt Nam
trong việc cải thiện thành tích nhân quyền đã làm cho việc phát triển mối quan hệ này trở nên khả dĩ như thế nào. Hy vọng, Bộ Công an Việt Nam sẽ có cư xử tốt hơn trong tuần này so với hồi tháng Năm. Sau đó, cố vấn nhân quyền hàng đầu của Kerry, Tom Malinowski, tổ chức những gì ông mô tả như là các cuộc họp "mang lại nhiều thành quả" tại Hà Nội với các quan chức cấp cao của Việt Nam. Ngày 11 tháng Năm, hai ngày sau chuyến thăm của Malinowski, côn đồ cầm ống kim loại đánh chảy máu một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam dũng cảm tên là Anh Chí. Malinowski cũng than phiền về vụ việc, trong khi vẫn nhấn mạnh rằng Việt Nam đã có những "tiến bộ" đáng khen ngợi về nhân quyền.

Chuyến đi từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Tám của Kerry đến ngay sau chuyến thăm thành công đến Washington hồi tháng trước của Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư của Đảng Cộng sản. Ông Trọng đã có một cuộc họp "nhiều gặt hái" với Tổng thống Barack Obama tại phòng Bầu dục vào ngày 07 tháng 7, sau đó hai nhà lãnh đạo đã đưa ra một bản Tuyên bố "tầm nhìn" chung có nói rằng hai quốc gia đều công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ nhân quyền. Ngày hôm sau, Trọng đã có bài phát biểu quan trọng tại một think tank nhiều ảnh hưởng của Hoa Kỳ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (được biết đến nhiều hơn bởi tên viết tắt của nó, CSIS). "Bảo vệ và thăng tiến nhân quyền là mục tiêu chính của sự phát triển của chúng tôi," Trọng tuyên bố. "Chúng tôi muốn đảm bảo, thúc đẩy và bảo vệ quyền của tất cả người dân Việt Nam."

Vâng, có lẽ không phải tất cả. Một lần nữa, một mẫu hình quen thuộc nổi lên: Ngay trước bài phát biểu của Trọng trước cử toạ CSIS, chủ yếu là những người trong giới có ảnh hưởng ở Washington, đã có một sự cố tồi tệ đằng sau hậu trường. Sự việc minh họa những gì đang thực sự xảy ra khi các quan chức Hoa Kỳ và Việt Nam ca ngợi những tiến bộ nhân quyền "có thể chứng minh" của Việt Nam. Hơn nữa, điều đáng xấu hổ này của CSIS cho ta một cái nhìn ban đầu vào cách mà Đảng Cộng Sản đã âm thầm mua chuộc để gây ảnh hưởng đến nghị trình chính sách đối ngoại ở Washington - một chiến dịch vận động hành lang tinh vi có vẻ có tác dụng. Hà Nội, có vẻ như đã biết rằng, ở Washington, “có tiền mua tiên cũng được”.

Nhưng khoan hãy kể câu chuyện này, vì sự việc bắt đầu với bài phát biểu lịch sử ngày 08 tháng 7 của Trọng - sự xuất hiện lần đầu tiên như một nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản cao cấp - tại trụ sở hiện đại sáng bóng của CSIS chỉ cách Nhà Trắng vài toà nhà. Như ông Tổng Bí Thư đã được chuẩn bị để nói về sự quan tâm sâu sắc của mình trong việc bảo vệ nhân quyền, giới chức an ninh Việt Nam đã lặng lẽ chứng minh bằng cách khác, ngay cả trên đất Mỹ. Dường như nhân viên tình báo của Hà Nội đã có một hồ sơ riêng của mỗi một vị khách mời của CSIS - như Anh Chí, một kẻ thù của nhà nước.

Vị khách không được đón tiếp

Khi Tiến sĩ Bình Thể Nguyễn, một bác sĩ gốc Việt nổi tiếng (và là một công dân Mỹ) đến nghe bài phát biểu của Tổng Bí Thư, cô đã được thông báo rằng cô là khách mời.

Bình, một vị khách mời, đã xuất trình giấy tờ tại cổng an ninh CSIS, như cô đã làm nhiều lần trước đó. Nhưng khi cô đi lên lầu để hoà vào dòng cử toạ, một thành viên cao cấp của CSIS đã đợi sẵn ở đó. Murray Hiebert, cùng với một nhân viên an ninh CSIS, khẳng định rằng Bình phải rời khỏi cơ sở này. Hiebert rõ ràng là không thoải mái, giải thích rằng ông rất xin lỗi, nhưng các đặc vụ tình báo an ninh cộng sản chỉ đơn giản không cho phép Bình vào nghe bài phát biểu của Trọng. Hiebert đầy vẻ hối lỗi nói với Tiến sĩ Bình rằng ông đã cố gắng hết sức để tranh luận với các quan chức an ninh Việt Nam, nhưng không có kết quả. Họ không quan tâm đến việc đàm phán, và rất cứng rắn, rằng Bình sẽ không được phép nghe bài phát biểu của Trọng, Hiebert thuật lại. Hiebert đã xin lỗi chân thành đến Bình, thừa nhận rằng đó là lỗi của CSIS khi làm theo áp lực. Việc đuổi cô đối với ông ta là làm hỏng sự kiện này, Hiebert nói với bác sĩ Bình. Tôi đã nói chuyện với Bình hai lần, trong gần một giờ đồng hồ, điểm qua các sự kiện một cách cẩn thận và thật chi tiết. Do đó tôi đã có thể chứng minh rằng phần trình bày của bác sĩ giống y như cách mà Hiebert giải thích sự việc cho một trong những đồng nghiệp của mình tại CSIS, Benjamin Contreras, giám đốc chương trình nghiên cứu Đông Nam Á của CSIS.

Tiến sĩ Bình nói với tôi rằng Hiebert là người có tính cách lịch sự. Tuy nhiên, thật đầy vẻ đe dọa khi ông có một người bảo vệ đứng kèm để chắc chắn rằng cô ấy rời khỏi cơ sở, bác sĩ Bình nói thêm. Bình cho biết, cô sẽ không công khai, và cũng không coi trọng việc được mời đến các sự kiện của CSIS  trong tương lai. Cô yêu cầu không được trích dẫn trực tiếp trong bài viết này.

Hiebert người gốc Canada, 66 tuổi, một cựu nhà báo ăn nói nhỏ nhẹ từng viết cho Far Eastern Economic Review và Wall Street Journal. Ông có lẽ là người cuối cùng mong đợi sẽ dính dáng đến vở kịch nhân quyền không rõ ràng này. Năm 1999, Hiebert, khi đó là trưởng văn phòng của Review ở Kuala Lumpur, đã bị bỏ tù vì đã viết một bài viết dấy lên câu hỏi đáng lo ngại về tính liêm chính của tòa án Malaysia. Mặc dù báo cáo của ông chính xác, Hiebert đã bị kết tội "xúc phạm" ngành tư pháp, và trải qua một tháng ở một nhà tù của Malaysia.

Tại CSIS, Hiebert đã lên tiếng phản đối tình hình nhân quyền ở Thái Lan và Malaysia. Hiebert lưu ý rằng ông đã phê duyệt một số blog gần đây viết cho CSIS bởi các quan sát viên Việt Nam đáng tôn trọng, các blog này rất quan trọng, nêu lên thực trạng nhân quyền Việt Nam, bao gồm cả việc kiềm chế truyền thông. Nhưng đồng thời, Hiebert dường như đã trở nên thận trọng để không làm mất lòng chính quyền Hà Nội quá. Ông là đồng tác giả của một nghiên cứu năm 2014, ví dụ, nghiên cứu này xem xét thực tiễn nhân quyền của Việt Nam khá nhẹ nhàng, trong khi không hoàn toàn thẳng thắn về thực tế rằng chính phủ Việt Nam đã trả tiền cho Nghiên cứu của ông (sẽ nói thêm ở phần sau trong bài viết này).

Câu chuyện theo lời kể của phía CSIS

Hiebert từ chối phỏng vấn, nhưng ông đã trả lời một số câu hỏi (nhưng không phải tất cả) các câu hỏi đã được gửi bằng văn bản - cho đến khi một người phát ngôn quan hệ công chúng của CSIS gửi cho tôi một e-mail nói rằng ông ta đã khuyên Hiebert cắt đứt việc thông tin liên lạc giữa chúng tôi.

Các câu trả lời bằng văn bản của Hiebert đã không trực tiếp tranh cãi về tường thuật của Tiến sĩ Bình về những gì đã xảy ra. Nhưng ông đã cố gắng để giảm nhẹ các sự cố, không đề cập đến các điểm chính về nhân quyền: ông đã bị áp lực bởi các quan chức an ninh Việt Nam hộ tống Bình khỏi trụ sở như thế nào, và điều đó đã được thực hiện đúng như thế, dù biết rằng sẽ là sai nếu CSIS làm theo áp lực đó.

Phát ngôn viên của CSIS, H. Andrew Schwartz, đầu tiên tuyên bố rằng "câu chuyện theo lời kể của Murray hoàn toàn khác với những gì bạn đã kể lại." Nhưng Schwartz đã không đi xa hơn sau khi được biết rằng lời kể của Tiến sĩ Bình, nguyên văn từng từ, giống như những gì Hiebert đã kể cho đồng nghiệp CSIS mình, ông Benjamin Contreras. (Schwartz là trước đây là một phát ngôn viên của Ủy ban Israel American Public Affairs, nổi tiếng với cách giao thiệp cứng rắn với các phóng viên điều tra. Trước đó, Schwartz là nhà sản xuất cho Fox News.)


Trong khi thừa nhận rằng Tiến sĩ Bình đã thực sự là một khách mời, Hiebert dường như phủ nhận sự việc này là sự cố không mong muốn của hệ thống quan liêu. "Không ai quyết định về những người tham dự sự kiện tại CSIS ngoài CSIS," Hiebert đã viết. "Tiến sĩ Bình không nằm trên danh sách RSVP ban đầu ... CSIS đã có lỗi khi đưa tên cô vào RSVP muộn trong khi quá trình đăng ký đã kết thúc. "Nhưng Bình nên được phép tham dự, Hiebert đồng ý.


Kẻ thù của nhà nước

Việc tìm kiếm trong các hồ sơ công khai sẽ cho thấy tại sao Đảng Cộng sản có hồ sơ về cô Bình. Cô là giám đốc của bộ phận X quang ngực tại Trung tâm Quân y Walter Reed, và đã nhận được giải thưởng cho thành tích chuyên môn của mình. Đang là thành viên của một trong những viện y học có uy tín nhất trên thế giới, tất nhiên, cơ quan này không chế nhạo cờ đỏ tại Hà Nội. Nhưng những gì Bình đã làm ngoài văn phòng làm việc của mình chắc chắn đã chế nhạo chế độ Hà Nội.

Trong thời gian riêng tư của mình, Bình đã làm việc về các vấn đề nhân quyền ở châu Á với các tổ chức cao cấp trong đó có Human Rights Watch và Amnesty International. Cô đã làm chứng trước Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, trong số những nhóm người đáng kính trọng khác. Cô làm việc trong Ban Cố Vấn Á châu của bang Virginia, cơ quan này tư vấn cho thống đốc "về cách cải thiện quan hệ kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia châu Á và Khối thịnh vượng chung, tập trung vào các lĩnh vực thương mại và mậu dịch."

Và vào ngày 1 tháng 7, Bình đã tham gia với một số người ủng hộ nhân quyền đáng kính khác, những người đã được mời tới Nhà Trắng. Ở đó, Bình và đồng nghiệp của cô đã tư vấn cho Hội đồng an ninh quốc gia về việc Tổng thống Obama muốn xử lý vấn đề nhân quyền ra sao khi Tổng Bí thư Trọng đến Phòng Bầu dục vào ngày 07 tháng 7.

Ngoài ra, trong cuộc họp giữa Obama và Trọng  ở Nhà Trắng, Bình cũng có thể đã bị chụp ảnh bởi các quan chức cộng sản  có mặt khắp Đại lộ Pennsylvania ở Lafayette Park, nơi cô tham gia cùng hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã phản đối một cách hòa bình tình trạng thiếu dân chủ của Việt Nam.


Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Phạm Quang Vinh, đã không trả lời e-mail hỏi rằng ông ta có quan tâm đến việc đi cùng Hiebert đến xin lỗi TS Bình không. Không mất nhiều công sức để cố tìm hiểu lý do tại sao.


Ngày 24 tháng, đại sứ Vinh đã xuất hiện với một nhóm người của CSIS được điều hợp bởi Hiebert. Vinh khó chịu ra mặt khi bị hỏi bởi một cựu tù chính trị, ông Cù Huy Hà Vũ. Ông Hà Vũ có một tuyên bố ngắn chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, yêu cầu Việt Nam ngừng ngay việc bỏ tù công dân, mà tội của họ chỉ là chỉ trích Đảng Cộng sản. Nhà ngoại giao này nổi giận vặn lại rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị - tránh tiếp xúc bằng mắt với Vũ. (Khẳng định rằng Việt Nam không có tù nhân chính trị là như tuyên bố rằng không có pho mát ở Paris.)


Vũ nói với tôi rằng ông đã không được mời đến dự sự kiện của CSIS ngày 08 tháng 7 của Tổng Bí thư Trọng. Hiebert từ chối giải thích, nhưng dễ dàng để phỏng đoán rằng người đứng đầu Đảng Cộng sản đã nói rõ rằng ông sẽ không chịu được những câu hỏi khó trả lời.

Vũ không phải là một tù nhân chính trị bình thường. Ông là một trong những người ủng hộ dân chủ nổi bật nhất Việt Nam hiện nay - đặc biệt vì xuất thân trong gia đình trí thức ưu tú cách mạng của mình. Cha Vũ, nhà thơ Cù Huy Cận, đã rất gần gũi với Hồ Chí Minh trong chiến tranh Việt Nam, và phục vụ trong quốc hội đầu tiên của Việt Nam. Vũ được giáo dục tốt, có bằng tiến sĩ luật của Đại học Paris.

Vũ trở thành kẻ thù của nhà nước khi bắt đầu thách thức các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản vì sự thiếu trách nhiệm giải trình của họ. Ông thậm chí còn đệ đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần trong năm 2009 và 2010, buộc tội Dũng với đồng lõa trong một vụ bê bối về môi trường, và tội cấm công dân Việt Nam khiếu nại áp lực lên chính quyền. Vũ bị bỏ tù sau khi bị kết tội trong một phiên toà trá hình năm 2011. "Tội" của ông là chỉ trích Đảng Cộng sản trong các cuộc phỏng vấn với VOA và RFA.



Vũ được ra tù năm ngoái, và bị lưu đày đến Hoa Kỳ, nơi đây, ông tiếp tục vận động ôn hoà để Đảng Cộng sản thực hiện những cải cách dân chủ. Trong khi ông đã không có trong danh sách khách mời nghe Tổng Bí thư Trọng tuyên bố mối quan tâm sâu sắc của mình trong việc bảo vệ Nhân quyền tại sự kiện ngày 08 tháng bảy của CSIS, ông Vũ được chào đón tại Nhà Trắng.


Ngày 01 Tháng Bảy, Vũ cùng với TS Bình và một số người ủng hộ ủng hộ dân chủ khác, những người đã được mời thuyết trình trước Hội đồng An ninh Quốc gia ngay trước cuộc viếng thăm của TBT Trọng. Hãy tưởng tượng những gì nhân viên tình báo Việt Nam nghĩ, nếu họ phát hiện ra các tường  trình trên báo chí về cuộc họp của Nhà Trắng.

Cũng có mặt ngày hôm đó ở Nhà Trắng là hai lãnh đạo của Việt Tân ở Hoa Kỳ, Angelina Huỳnh và Hoàng Tứ Duy. Việt Tân - viết tắt của Đảng Việt Nam Canh Tân - đặc biệt đáng sợ đối với Hà Nội vì kỹ năng của mình trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội thu hút người đi theo bên trong Việt Nam. Tổ chức này cũng được biết đến với việc vận động dân chủ ôn hoà cho Việt Nam. Đảng Cộng sản coi Việt Tân là một tổ chức "khủng bố". Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận rằng nó đã bị bỏ tù các nhà báo/ blogger công dân vì "tội" liên kết với nhóm này.

Một kế hoạch lobby được khai triển

Trong khi chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng tính hợp pháp của Việt Tân, Hiebert tránh né vấn đề này. Hỏi đi hỏi lại là ông có đồng ý với Hà Nội rằng Việt Tân là một tổ chức khủng bố không, Hiebert đã không trả lời. Đó cũng là lúc người phát ngôn của CSIS, Andrew Schwartz cắt thông tin liên lạc, khẳng định rằng "Hiebert đã trả lời tất cả các câu hỏi của bạn."

Tại sao một nhà phân tích chính trị được tôn trọng của CSIS lại tránh né những câu hỏi trực tiếp liên quan đến hồ sơ nhân quyền của Việt Nam? Điều đó dấy lên nghi ngờ rằng NGO này có vấn đề về tiền bạc.

Hà Nội đã trả $ 30,000 một tháng cho Podesta Group, một cơ sở vận động hành lang cao cấp có quan hệ gần gũi với các nhân vật chính trị lớn của Hoa Kỳ. David Adams, người đã làm việc nhân danh quyền lợi của Việt Nam ở Tập đoàn Podesta, là Giám đốc về các vấn đề lập pháp của Hillary Clinton khi bà là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Obama.

Adams có giá trị với Hà Nội vì ông có kiến ​​thức của người trong cuộc để bán: ông biết những thông tin nguồn rằng các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài có xu hướng nghĩ về các vấn đề Việt Nam như thế nào.

Ví dụ, khi Adams làm việc với Clinton ở khu Foggy Bottom, David Shear là đại sứ Mỹ ở Hà Nội. Shear bây giờ là một trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, giúp định hình chính sách quân sự của Mỹ liên quan đến châu Á - bao gồm cả các vấn đề làm thế nào để đáp ứng yêu cầu của Việt Nam về con số vũ khí sát thương của Mỹ mà Hà Nội muốn mua để chống lại sự đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông . (Shear, khi ông còn là đại sứ Hoa Kỳ, thường xuyên đảm bảo với cử toạ Việt-Mỹ rằng trước khi Việt Nam được phép tham gia các TPP, Hà Nội phải có những "tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền. Ông không bao giờ giải thích điều đó có nghĩa là gì.

Podesta Group và Đại sứ Vinh từ chối bình luận về nghị trình chính sách đối ngoại Việt Nam mà họ đang thúc đẩy. Nhưng không mất nhiều công sức để tìm ra ba ưu tiên hàng đầu: Hà Nội muốn lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ  được dỡ bỏ. Việt Nam cũng muốn thuyết phục Obama và Quốc hội rằng họ đã thực sự làm đủ các "tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền để tham gia TPP. Và họ đã vận động hành lang để Obama đến thăm Việt Nam, hy vọng, vào cuối năm 2015.
  
Có phải là một trùng hợp ngẫu nhiên mà nghị trình của Hà Nội, nói chung, được chia sẻ bởi CSIS? Trang web của Podesta Group quảng cáo về khả năng giúp các khách hàng gây tranh cãi gia tăng uy tín của họ. "Chúng tôi tuyển dụng các đồng sự từ các think tanks thiên tả và thiên hữu để làm cho các thông điệp của khách hàng trở nên giá trị và dựng nên một văn phòng hỗ trợ phát tán các thông điệp này ," Podesta tự hào. Điều này khác xa một thực tế khác thường trong bối cảnh vận động hành lang ở Washington ngày nay.

 Hiebert khẳng định rằng ông không hề biết rằng tổ  chức Podesta đã vận động cho chính phủ Việt Nam. Nhưng Hiebert biết đủ để mời một người nào đó từ Podesta nghe Trọng nói vào ngày 8; ông nói rằng CSIS không tiết lộ danh sách khách mời của mình.
  
Tiếng nói của đồng tiền (bí mật)

CSIS  hoàn toàn không minh bạch về nơi mà nó nhận nguồn tài chính. CSIS là một trong những think tanks 150+ trên thế giới được đánh giá bởi tổ chức phi lợi nhuận tên tuổi Transpacific về sự sẵn lòng tiết lộ - hay không – nơi họ nhận tiền. Tổ chức Transparify nổi tiếng, có trụ sở tại Tibilisi, Georgia, là một phần của Open Society Foundations được thành lập bởi George Soros. Trong năm 2014, Transparify đã cho CSIS điểm kém, trao nó Một Sao, gần phía dưới tối tăm của thang điểm Minh bạch Năm Sao. Năm nay, CSIS kiếm được Ba Sao từ Transparify - không phải hoàn toàn mờ đục cũng không minh bạch, nhưng ít nhất là di chuyển theo hướng đúng.

 Trang web của CSIS hiện liệt kê các nhà tài trợ trên một phạm vi chung. Nó tiết lộ rằng chính phủ Việt Nam đã tặng CSIS khoảng từ $ 50,000 đến $ 500,000 trong năm 2014. Tuy nhiên, trang web không tiết lộ tiền đó dành cho việc gì.

Hiebert đồng tác giả một nghiên cứu chính của CSIS năm 2014 về quan hệ Mỹ-Việt: "Một kỷ nguyên mới trong quan hệ Mỹ-Việt Nam. Thế những người nào trả tiền cho nghiên cứu này?

Độc giả không thể phân biệt được gì từ sự thừa nhận của nghiên cứu. "Chúng tôi xin ghi nhận sự hỗ trợ chu đáo và phóng khoáng và sự tư vấn nhận được từ Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Washington, DC, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh." Nhưng chính xác là ai đã trả tiền cho nghiên cứu này?

Hiebert - sau khi được hỏi hai lần - đã thú nhận rằng chính phủ Việt trả tiền cho nghiên cứu. Ông nói rằng không có sự tài trợ của chính phủ Mỹ cho nghiên cứu này.

Phát ngôn viên của CSIS Andrew Schwartz khẳng định rằng có "ác ý" khi nói rằng bất cứ ai đọc những lời thừa nhận đó sẽ không biết "rõ ràng" Việt Nam trả tiền cho A New Era. "Nếu bạn quyết định viết rằng CSIS không thừa nhận sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam, bạn sẽ có lỗi," Schwartz tuyên bố. CSIS luôn tiết lộ các nguồn tài trợ cho các nghiên cứu của mình, các nhà phân tích phương tiện truyền thông của CSIS tuyên bố.
  
“Hầu như luôn luôn” thì có lẽ thích hợp hơn. Một nghiên cứu gần đây của CSIS tập trung vào nhân quyền tại các nước như Nga, Venezuela và Ethiopia đã thẳng thắn về nơi cấp ngân khoản: "Báo cáo này được thực hiện nhờ sự hỗ trợ hào phóng của Oak Foundation" nó tiết lộ. Và vẫn còn một nghiên cứu khác của CSIS về quan hệ Mỹ-Nhật Bản tiết lộ rằng tiền đến từ Quỹ Hòa bình Sasakawa của Nhật Bản. Tương phản với những thừa nhận gây hiểu nhầm của nghiên cứu New Era  của Hiebert là quá rõ ràng.

Trong nghiên cứu đó Hiebert chỉ trích những người bảo vệ nhân quyền trong Quốc hội là một danh hiệu bất lực và là một đám đông đáng xấu hổ. Ông cũng chỉ trích rất nhiều người ủng hộ phong trào dân chủ người Mỹ gốc Việt là không có những liên hệ thực tế với Việt Nam hiện nay.

Nhưng khi nói đến thành tích nhân quyền của Việt Nam, Hiebert dường như cố tình dè dặt. Không có đề cập đến việc Việt Nam không tuân thủ Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà nước này đã ký kết. Không có đề cập đến các quy định của bộ luật hình sự của Việt Nam đã hình sự hoá  việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp - và việc chỉ trích Đảng Cộng sản. Thay vào đó, nghiên cứu cơ bản thừa nhận sự thật hiển nhiên: Nhân quyền là vấn đề khó khăn nhất giữa hai chính phủ Mỹ và Việt. Thay vì cho rằng Việt Nam có thể giúp nâng cao uy tín của mình bằng cách hiện đại hóa bộ luật hình sự gây phẫn nộ của mình, Hiebert chỉ đề nghị có thêm các cuộc họp giữa chính phủ Mỹ và Bộ Công an Việt Nam.

 Hiebert kịch liệt phủ nhận rằng ông dịu giọng vì người trả tiền cho nghiên cứu này (ND: là chính quyền CSVN).

Trong khi đó, chương trình lobby của Hà Nội có vẻ vẫn hoạt động hiệu quả. Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ đang nghiêng về khuynh hướng cho phép Việt Nam mua các vũ khí sát thương như chính quyền VN muốn. Có rất ít cuộc đối thoại trong TPP về những "tiến bộ có thể chứng minh" của Việt Nam đối với vấn đề nhân quyền cốt lõi liên quan đến quyền tự do ngôn luận, hội họp, tôn giáo - và việc các điều khoản của luật hình sự nhạo báng Công ước Quốc tế  về các Quyền mà Hà Nội đã ký kết. (Các chi tiết chính xác của thỏa thuận TPP, vẫn chưa được hoàn tất và vẫn còn bảo mật.)

Tổng thống Obama đã nói rằng ông muốn chấp nhận lời mời của Tổng Bí thư Trọng đến thăm Việt Nam, mặc dù tổng thống cũng chưa định rõ ngày giờ cụ thể. Hiebert cho biết qua những trao đổi e-mail của chúng tôi rằng ông đã đề nghị Obama nếu bay qua Việt Nam, hãy nói mạnh mẽ về nhân quyền.

 Một người đầy hoài nghi có thể quan sát rằng đây là những gì Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski, Ngoại trưởng John Kerry, và nhiều quan chức khác của Hoa Kỳ đã làm - vì vậy đã nhiều lần, qua nhiều năm, hầu như không giúp ích được gì cả.