Trang

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

544. DĨ LỢI TỤ HỘI... KHÓ...


TPP vẫn chưa thành công
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-08-02





Lãnh đạo các nước thành viên TPP.
http://www.rfa.org/rfa_resources/graphics/icon-zoom.png AFP photo
Vòng đàm pháp mới nhất về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- TPP giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, kết thúc hôm ngày 1 tháng 8 mà vẫn không đạt được thống nhất mong đợi.
Nhân sự kiện này, Gia Minh hỏi chuyện giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách- VERP, Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành. Trước hết ông đề cập đến một nguyên nhân gây trở ngại cho vòng đàm phán ở Hawaii vừa qua:
Cái khó nhất mà các nước phải vượt qua trở ngại là những nhóm lợi ích trong nước của họ để tiến tới khung thương mại tự do và sự thỏa hiệp giữa các nước. Mỗi lần lại nảy sinh những nhóm ngăn cản.
Hiện nay tôi đang mổ xẻ và phân tích các nhóm ở những nước đó như thế nào.
Gia Minh: Việt Nam cũng là một đối tác tham gia đàm phán, và trở ngại đối với Việt Nam là vấn đề gì?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đối với Việt Nam cũng có những loại trở ngại khác nhau. Hiện chúng tôi cũng đang xem lại vì sao đàm phán phải dừng lại, ở mức chi tiết chứ không phải nói chung chung. Hiện chúng tôi chưa làm xong, đang phải làm những việc khác nữa.
Gia Minh: Người ta cho rằng những nước như Việt Nam khi tham gia TPP sẽ có những cái lợi, đồng thời Việt Nam cũng phải ‘nâng cao’ lên để đáp ứng yêu cầu của TPP. Là người nghiên cứu, xin ông cho biết lại những lợi lớn nhất đối với Việt Nam ( khi gia nhập TPP) và những việc làm để đáp ứng lại với TPP?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Cái lợi nhất đối với Việt Nam là sự hội nhập thị trường, những cơ hội để xuất khẩu, để hợp tác, để đầu tư trong tương lai.
Khó khăn nhất đối với Việt Nam (theo như kinh nghiệm vừa qua) chúng tôi thấy là làm sao đáp ứng được chính cơ hội đó. Bởi vì nếu không đủ điều kiện thay đổi, điều kiện chuẩn bị nguồn lực hay điều kiện để dịch chuyển các nguồn lực để đáp ứng được nhu cầu đó thì thành ra ‘lợi bất cập hại’, thay vì là cơ hội lại trở thành gánh nặng lên nền kinh tế. Như thế sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp và cho cả người trong nước. Nếu như không sắp xếp được nguồn lực, cũng như sắp xếp nguồn lực cho hiệu quả. Tức liên quan đến tổ chức lại nền sản xuất, tổ chức lại xã hội. Nó liên quan đến tất cả các vấn đề về hành chính, về thể chế, về môi trường kinh doanh, về dịch chuyển/tổ chức lại các nguồn lực, thị trường nguồn lực quan trọng của Việt Nam, những thị trường cơ bản như thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn. Việt Nam cần phải thực hiện cải cách. Cơ bản là như thế thôi!
Cái khó nhất mà các nước phải vượt qua trở ngại là những nhóm lợi ích trong nước của họ để tiến tới khung thương mại tự do và sự thỏa hiệp giữa các nước. Mỗi lần lại nảy sinh những nhóm ngăn cản.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành
Nói chung là như vậy, nhưng cải cách như thế nảo, chi tiết như thế nào thì phải kỹ, cần phải có bàn bạc, phân tích để đưa ra những chính sách cụ thể hơn.
Gia Minh: Thời gian có quá gấp rút cho Việt Nam để tiến hành việc tổ chức và cải cách không, giả sử hiệp định TPP hình thành trong sang năm?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Theo tôi hiểu TPP cũng dành thời gian cho các nước: mỗi nước có khung riêng. Tuy nhiên nước nào cải cách chậm thì cơ hội không đến sớm thôi.
Việt Nam cũng như các nước khác: mỗi nước đều có khó khăn riêng của mình trong cấu trúc để cải cách. Phải tự nỗ lực thôi nếu không thì cơ hội đến muộn hoặc sẽ bị mất thôi.
Gia Minh: Trong lần đàm phán này, Việt Nam có rút ra được bài học gì từ WTO trước đây?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Về chi tiết của đàm phán tôi không nắm được, không theo dõi được để có thể so sánh. Thế nhưng kinh nghiệm lớn và chung về WTO thì tôi thấy rằng, như tôi vừa nói, là phải chuẩn bị cho được những điều kiện ở trong nước. Tất cả những hội nhập và hợp tác quốc tế đều tùy thuộc vào điều kiện ở trong nước. Cơ hội đã mở ra đồng đều và tương đối rộng rãi rồi; nhưng làm sao để chuyển hóa những cơ hội thành  lợi lộc hay phúc lợi cho doanh nghiệp hay cho người dân thì phụ thuộc vào cải cách trong nước mới có thể hội nhập đầy đủ được. Đó là cái lớn nhất mà WTO thì đến nay chúng ta thấy vẫn chưa được như mong muốn.
Đối với TPP qua bài học WTO thì chúng ta cần phải chuẩn bị kỹ hơn và thay đổi để tối đa hóa lợi ích của TPP.
VN cần làm gì?
Gia Minh: Vấn đề vĩ mô vừa được ông đề cập đến, còn các doanh nghiệp tư nhân vừa vả nhỏ ở trong nước khi đến xin lời khuyên vào lúc Việt Nam gia nhập những hiệp định đối tác lớn, ông có lời khuyên gì đối với họ?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Doanh nghiệp của Việt Nam thì qui mô hơi nhỏ và đa phần là các doanh nghiệp nhỏ. Cơ hội thì mở ra nhiều nhưng tôi e ngại khả năng nắm bắt các cơ hội đó ( của các doanh nghiệp trong nước) và tình trạng doanh nghiệp nước khác xâm nhập nhiều hơn vào Việt Nam với tính cạnh tranh cao hơn nhiều. Do đó tôi cho rằng doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao tính cạnh tranh cũng như nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực và chất lượng sản phẩm. Tìn hiểu, nâng cao chất lượng để tránh những bất lợi trong quá trình cạnh tranh quốc tế mà họ tuân theo những chuẩn rất tốt.
Việt Nam cũng như các nước khác: mỗi nước đều có khó khăn riêng của mình trong cấu trúc để cải cách. Phải tự nỗ lực thôi nếu không thì cơ hội đến muộn hoặc sẽ bị mất thôi.
- Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành
Nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ hơn về các ‘sân chơi’, các nguyên tắc của ‘cuộc chơi’ để khả năng tốt hơn. Nhiều khi có những sản phẩm Việt Nam rất tốt nhưng do không đáp ứng được một số yêu cầu của các nước hay môi trường chung khiến cho sản phẩm không được thừa nhận.
Tôi nghĩ trong quá trình ‘tiến hóa’, các doanh nghiệp Việt Nam rất nhanh nhạy, nếu họ nắm bắt được những điều đó thì họ sẽ có con đường đi riêng, cách đi riêng của họ.
Gia Minh: Nhưng họ cũng còn cần sự hỗ trợ nào đó từ phía chính quyền Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành: Đó là chắc chắn rồi vì doanh nghiệp Việt Nam qui mô nhỏ, manh múm và kinh nghiệm hội nhập thế giới không nhiều. Đó là tôi nói những doanh nghiệp trung bình, các đại doanh nghiệp ( của Việt Nam) cũng có khả năng hơn một chút thôi chứ không phải ưu việt lắm.
Thế còn hỗ trợ của Nhà nước trong môi trường tự do, hợp tác quốc tế như thế này thì theo tôi không nên nghĩ đến những hỗ trợ trực tiếp vì đó là tư duy kiểu cũ. Mà đây sự hỗ trợ lớn nhất của Nhà nước trong các lĩnh vực như thế này là sự hỗ trợ tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, cung cấp thông tin, thực hiện luật pháp một cách công bằng. Đó là nền tảng cho các doanh nghiệp Việt Nam tự tiến hóa, tự phát triển trong kinh doanh, trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Chúng ta đã không làm tốt trong một thời gian dài, kéo lùi sự phát triển, sự tiến hóa (như tôi vừa đề cập) của doanh nghiệp Việt Nam.
Tôi thấy việc làm hữu hiệu nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp chính là những điều như vừa nêu, thay vì nghĩ đến những hỗ trợ trực tiếp về nguồn lực hay hỗ trợ trực tiếp. Điều đó không bao giờ xuể được mà chính phủ của Việt Nam hay bất cứ nhà nước nào khác nguồn lực rất hạn chế cần dành để làm việc khác.
Gia Minh: Chân thành cám ơn.