LUẬN – ĐẠO CHƠN NGÔN
CỦA NGÀI THƯỢNG ĐẦU SƯ THƯỢNG-TRUNG-NHỰT
(1932).
Từ 03 đến 09
BNS THÔNG TIN 16.
Thành viên KNS đánh vi tính..
Từ
cổ chí kim, nước nào, sắc dân nào cũng vậy, đều có lòng tin-tưởng Trời Phật. Mổi
nơi tùng theo phong-hóa thổ-nghi của nước nhà mình mà tỏ sự tín-ngưỡng, với thờ-phượng.
Chổ theo Đạo Trời thì thờ Trời, người thờ Phật thì kỉnh trọng Phật cho Phật là
lớn, người thờ Thánh Thần thì tin-tưởng Thánh-Thần, chớ kỳ trung có một Đấng Tạo-Hóa
chủ-tể càn-khôn thế-giái, điều đình Tứ-Đại Bộ-Châu, Tam-Thập Lục-Thiên,
Tam-Thiên Thế-Giái, cùng Thất-Thập Nhị Địa. Ấy là quyền hành vô-biên của Đấng
Chí-Tôn, người Nam mình gọi là Ngọc-Hoàng-Thượng-Đế hay là Ông Trời.
Trời
Phật cững là Thầy là Đấng Chí-Tôn. Từ thuở âm-dương tương-hiệp càn-khôn phát-khởi,
Đấng Chí-Tôn hóa-sanh loài người và muôn vật, người ta mới tu thành Phật, Tiên,
Thánh, Thần mới thành ra Ngũ-Chi Đại-Đạo:
1.
NHƠN-ĐẠO.
2.
THẦN-ĐẠO
3.
THÁNH-ĐẠO
4.
TIÊN-ĐẠO
5.
PHẬT-ĐẠO
Ấy
là tôi chỉ sơ Đạo cho chư Hiền-Hửu, chư Hiền-Muội rõ biết chớ còn nói việc huyền-bí
cao thượng thì phần nhiều Đạo-Hửu chúng ta không thấu đáo làm cho rối-loạn
tinh-thần chư Đạo-Hửu, chư Đạo-Muội. Vì có lời Đức Khổng-Phu-Tử nói rằng: những
việc vô-vi khó thấy, khó hiểu, nếu không cẩn-thận mà đem những việc ấy ra nói với
người thường thì người ta hay hiểu lầm mà tin bậy.
Bởi
vậy có nhiều người sai lầm mà tuyệt-cốc, luyện-đạo, phi bùa, tập chú, vân…vân…Ấy
là mưu tà quái, dụ dỗ mấy người mê-tín vô hang sâu, vực thẩm. Vậy nên những điều
huyền-bí mà có thể làm cho người ta mê-tín, loạn-tưởng không có ích gì cho sự
sanh-hoạt của Đời, không có dạy hạnh-nết lễ-nghĩa khiêm-cung cho sanh-chúng,
không phải việc thật-hành đặng thì tôi không chịu giảng-dạy, vì là xa chuyện
chơn-thật (La vérité) Đức Vân-Trung-Tử cũng có dạy tôi rằng:
Trần
là cõi khổ để đọa bực Tiên Thánh có lầm lỗi ấy là cảnh sầu để trả xong quả-báo
oan-khiên rồi hoặc về ngôi cũ hoặc phải khổ não chơn-linh mà luân-hồi lại nữa,
nên kẻ bị đọa-trần gọi là khách-trần.
Còn
Đạo là gì ? Đạo sao gọi Đạo ?
Thượng-Trung-Nhựt
bạch:
Đạo
kể từ Khí Hư-Vô sanh Thái-Cực vân…vân..
Vân-Trung-Tử:
Đạo-Hữu nói cao xa quá, phần nhiều chưa hiểu đặng….
Đạo
tức là con đường để cho các Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu-vị, Đạo
là đường của bậc nhơn-phẩm do theo, lánh khỏi luân-hồi, chuyển-kiếp, nếu chẳng
do theo Đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà hết ngôi-phẩm.
Đạo
nghĩa-lý rất sâu xa nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó rồi mới học các nghĩa
huyền-vi bí-mật khác cho đích xác đặng.
Đại-Đạo
Tam-kỳ Phổ-Độ đã khai được bảy (7) năm mà phần nhiều chư đạo-hữu, chư đạo-muội
chưa rõ thấu, tại sao Đạo khai trong thế-kỷ hai mươi đây và tại sao Đạo khai
trong nước Nam ta?
Tuần
nghe: Thiên-địa tuần-hườn, châu-nhi phục-thỉ, từ tạo thiên-lập địa, càn-khôn
phát-khởi tới ngày nay biết mấy muôn mấy vạn lần, Xuân qua Hè lại Đông mãn Thu tàn,
thỏ lặn ác tà. Nay tới đời Hạ-Ngươn mạt kiếp nên gọi là cuối cùng.
Phàm
muôn việc đều có thỉ có chung, có khởi có cùng, như một ngày một đêm mười hai
giờ, khởi ư Tý, tới Hợi cùng, rồi thì cũng khởi lại ư Tý, mỗi tháng khởi mồng một
tới ba mươi, rồi cũng khởi mồng một lại nữa, năm khởi tháng Giêng rồi tới tháng
Chạp, cuối năm rồi cũng khởi mồng một lại tháng Giêng. Mỗi tháng chia ba tuần,
mỗi tuần mười ngày, mỗi năm chia ra tam-ngươn, Thượng-Ngươn, Trung-Ngươn, Hạ-Ngươn…
Ấy
là luật tuần-hoàn của Trời Phật định. Việc thế thì cũng phải có tuần-hườn vậy.
Trời đất cũng chia ra Tam-Ngươn:
1./
Thượng-Ngươn là ngươn tạo-hóa ấy là ngươn Thánh-Đức tức là Ngươn vô-tội (tiếng Pháp
Cycle de création c’est a`drive Cycle de l’innocence)
2./
Trung-Ngươn là Ngươn tấn-hóa, ấy là ngươn tranh-đấu tức là ngươn tự-diệt (tiếng
Pháp Cycle de progrère ou Cycle de lutte et destruction)
3./
Hạ-Ngươn là Ngươn bảo-tồn, ấy là ngươn tái-tạo tức là ngươn qui-cổ (tiếng Pháp Cycle
de conservation ou Cycle de reproduction et rénovation……..)
Thiên-địa
tuần-hườn châu-nhi phục-thỉ……
Nay
Hạ-ngươn hầu-mãn kế thượng-ngươn khởi lại nên nhơn-vật đổi dời
Rung-rinh
Trời đất.
Chuyển
động càn-khôn.
Khuẩn-bách
cả hoàn-cầu nhơn-sanh nên đồ-khổ.
Đạo
là tối trọng, tối quí trong đời. Đạo Đời đi cận nhau, Đạo như cái lưới bao trùm
càn-khôn thế-giái, không việc chi từ lớn chí nhỏ mà ra khỏi Đạo. Nay vì cuộc tuần-hườn
và vì bổn-nguyên háo-sanh, nên Đấng Chí-Tôn chuyển đạo lại.
Vãn
hồi tạo-thiên lập-địa, Đạo phát ư Đông (là các nước nơi miền Á-Đông như
Trung-Huê, Nhựt-Bổn, Ấn-Độ, Xiêm, Đông Pháp…vân vân..) thì nội vùng Á-Đông đây
có Đức Nhiên-Đăng Cổ-Phật và Đức Thích-Ca khai Phật-Đạo, Đạo Tiên thì có Đức
Thái-Thượng là Lão-Tử, Đạo Thánh thì có Văn-Tuyên Khổng-Thánh là Khổng-Phu-Tử.
Sau
lần lần Đạo trải khắp phương tây nên Đức Chúa Giê-Jiu khai đạo nơi miền Âu-Châu
(551 năm sau Khổng-Phu-Tử), kế Đạo mới roi truyền trải khắp năm châu. Ngày nay
là châu-nhi phục-nhỉ nên Đấng Chí-Tôn chuyển Đạo tại Á-Đông đây là nguồn Đạo
phát ra, bởi cớ ấy nên trong bài Khai-Kinh của Đức Lạo-Tổ có hai câu đầu như vầy:
“Biển trần khổ vơi
vơi trời nước,
Ánh Thái-dương dọi
trước phương Đông”
Và
trong một bài Thánh-Ngôn chữ Langsa của Đức Lý-Thái-Bạch cho N.J Ross có câu
“De
l’orient l’occident voit poindve l’aurore”
Người nước Nam từ cổ chí
kim thì không có Đạo trong nước nhà; nên nước phải hèn, dân phải yếu, dầu vậy
người Nam ta vẫn có tin Đạo. Người Nam trổi danh khắp hoàn cầu về lòng tín
ngưởng. Đạo Phật, Đạo Tiên, Đạo Nho tuy khai bên Ấn Độ và bên Trung Huê, sau người
Nam biết đặng thì cũng hết lòng sùng bái. Đạo Gia Tô có mấy vị linh mục bên
Thái Tây đem gieo truyền bên nước ta thì người Nam cũng kính trọng. Phần nhiều
người Nam thì hay đi Chùa, đi Miễu, đi Nhà Thờ vọng tưởng hết lòng, ngưởng mộ
Trời Phật, người không đi Chùa, đi Miểu, không đi Nhà Thờ thì trong nhà cũng
thờ Ông Bà Cha Mẹ quá vãng, ấy là Đạo Nho. Lấy mấy bằng cớ trên đây chỉ rỏ rằng
người Nam Việt rất tin tưởng Trời, Phật, Thánh, Thần; tin tưởng rằng chết thì
cái xác phàm này chết, tiêu diệt chớ linh hồn bất tiêu bất diệt.
Thiệt là một Dân Tộc :
Kỉnh Thiên háo Thiện, bất hỉ sanh sát;
Quân nhơn, Thần trung, Phụ từ , Tử hiếu
Vì đạo Tâm ấy mà trong thời kỳ chuyển Đạo này. Đức Chí Tôn thương lòng thành
thực của nhơn sanh mà khai Tam Kỳ Phổ Độ (Ân Xá kỳ ba ) nơi đây.
Tuy khai đạo tại nước Nam vì nước Nam cũng trong vùng Á Đông mà cũng khởi
ư Đông. Bàn Cổ sơ khai ,Thiên sinh ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần, từ
năm Bính Dần Đạo phát khai tại Tây Ninh là cực Đông của Nam Kỳ từ từ truyền ra
Gia Định, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn là mấy hạt về hướng Đông, qua
năm thứ nhì thứ ba thì Đạo mới truyền ra mấy hạt hướng Tây.
Luôn dịp tôi cũng lục rút ra đây mấy lời tiên tri của Thầy ngày mới khai Đạo :
Mardi, Sept, 1926 (mồng 1 tháng 8, Bính Dần).
Thầy, các con.
Trung, nghe con: Con biết rằng Tòa Thánh Thầy phải lập tại Tây Ninh, Thầy đã
cho con hiểu là Thánh Địa nửa. Nguồn Đạo Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian.
Trong thời Hạ Ngươn đây,
nhân loại ở thế gian phần đông vì ham văn minh vật chất, ham ăn mặc sung sướng
nên phải giành giựt cấu xé vì mồi phú quý, bả vinh hoa, vẻ đai cân, mùi chung
đỉnh nên biến sanh ra cảnh mạnh còn yếu mất, đua chen lẩn lộn, tràn nhảy khắp
nơi.
Than ôi! Nhơn sanh như thế đó, làm sao không động lòng Trời.
Đấng Chí Tôn vì háo sanh, Đại Từ Đại Bi, thấy nhơn loại đang mờ mệt trong vòng
hắc ám, tranh tranh đấu đấu kết cuộc oan gia không tìm chơn lý nên Đấng Chí Tôn
khai Đạo cứu Đời ngỏ hầu dìu dắt nhơn sanh về đường qui cổ, đặng hết lòng thành
thật đối đải cùng nhau, phải biết tương thân tương ái, đừng cố kết oan gia gây
nghiệt chướng.
Trời thấy người Nam là
một sắc dân đê hèn mà biết tin tưởng Trời Phật nên cuối cùng dạy khai đạo nơi nước
Nam, có bài tứ tuyệt như sau:
Từ thử nước Nam chẳng Đạo nhà
Nay Ta gầy dựng lập nên ra
Ví dầu ai hỏi sao bao nả?
Rằng trẻ noi sau biến hóa già
Nước mà không Đạo
cũng như người mà không hồn. Nhà mà không đạo đức thì tự nhiên cang thường luân
lý phải suy bại.
Khoản trên đây tôi đã
nói trong thế sự vạn vật vạn linh đều có đôi bên. Một bên hửu hình và một bên
vô hình. Hửu hình thì hửu hoại, vô hình thì bất tiêu bất hoại.
Hửu hình là những vật
chi mình rờ nắn được như cái bàn, cái ghế, cục đá, khúc cây. Cái xác phàm ta đây
là hữu hình vì ta rờ nắn được; ấy vậy xác phàm ta phải tiêu phải diệt.
Còn vô hình như gió như mây, muôn năm ngàn kiếp, gió mây có tận tuyệt bao giờ,
mà có ai bắt gió đón mây cho được. Linh hồn ta cũng như gió như mây vậy, thì
bất tiêu bất diệt nên phải luân hồi chuyển kiếp tùy theo việc hành vi và công
quả của ta cấu kết nơi trần thế đây. Hể hiền thì thăng, dử thì đọa, vay vay,
trả trả y theo thiên điều phân định, lổ kim không lọt, một mãy chẳng sai. Nên
Thánh Nhơn có câu: “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”.
Than ôi! Ít người nghĩ
cho kỷ trong cuộc trần thế này nhiều bẩy rập lôi kéo chúng sanh đem thân trần
cấu gieo miền trầm luân. Ai ai cũng tranh giành nhau trên đường danh bể hoạn lo
ăn ngon mặc đẹp, ở lầu cao các rộng nhà dọc dãy ngang, thềm gấm sân hoa, tiêu
xài huy hoát.
Than ôi! đường thế bày
trò hư hoại, chốn hí trường qua lại ngựa xe.
Ít ai ngó thấy những
điều vinh huê sung sướng ấy là sóng bủa chụp người, gài người trong biển thảm.
Than ôi! nhơn loại chỉ
biết Đời, bao giờ nghĩ đến Đạo. Người một họ mà nhiều khi nhìn như kẻ Tần người
Việt, trong một làng một xóm cùng nhau mà coi như cách biển Sở sông Ngô, chỉ bo
bo lo cho mình, một mình mình ấm, một mình mình no, một mình mình yên vui, một
mình mình sung sướng. Từ sớm mai đến sáng, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng,
thỏn mỏn lần lựa tháng ngày, cứ lo giành giựt giựt giành, lao thân tiêu tứ
Ít ai nghĩ khi hồn lìa
khỏi xác thì chỉ đem theo có hai chử tội, phước.
Người hiền tu tâm dưỡng tánh,
biết thương đồng loại, biết giử đạo nhân luân thì hồn được siêu thăng tịnh độ.
Người ít nhơn đức hơn
nửa, nếu cũng có làm lành lo âm chất trong khi ở thế thì đầu thai được làm
người mà hưởng phước. Còn kẻ vô đạo đức, không kể nhân luân, chẳng biết thờ
Trời kỉnh Phật, Tiên, Thánh ngăn cản đường tu của người thì phải bị đọa A Tỳ, chịu
ngục hình khảo phạt, trừng trị những tội ác đã gây nên trên thế sự.
Ấy là những chuyện nhiệm
mầu trong Đạo. Người muốn cho linh hồn tránh những điều khổ nhọc ấy thì phải
biết Đạo đặng trau giồi hạnh đức phải lo tu tâm dưởng tánh. Tu có nghỉa là trau
giồi tánh hạnh, đi từ bước, lần từ bậc, học hỏi mới biết mầu nhiệm cao sâu.
Tu
không phải từ mơi đến chiều tụng kinh gỏ mỏ mới gọi rằng tu.
Tu có nhiều bậc: Bậc thượng
thừa phải ép mình hành xác, phải nâu sòng khổ hạnh, lo làm âm chất, lo công quả
cho Trời Phật, chừng quả mãn mới tìm chổ u nhàn mà tịnh dưởng tinh thần xa
đường tục lụy, ấy là bậc thượng thừa.
Nếu trên thế gian nầy,
mọi người đều phế công việc mà tìm chổ u nhàn như vậy, thì thế sự này phải ấm
lạnh thì có ai đâu mà lo nhơn đạo.
Nên Đạo nào, bậc tu nào
cũng phải lo nhơn đạo trước.
Con người ở thế, mỗi cá
nhân đều có phận sự, có trách nhiệm nhiệm mầu, nếu bỏ nhơn sự thì thất nhơn
đạo.
Ấy vậy, trước hết phải
biết Đạo là biết Trời Phật, Tiên Thánh, phải biết có luân hồi chuyển kiếp, có
luật thiên điều hành phạt, thưởng răn một mảy chẳng sai.
Theo Nhơn Đạo, trai thì
lo Tam cang Ngũ thường. Gái thì lo tam Tùng tứ Đức. Trước hết lo tu tại gia,
tại thiền, tại thị. Lo làm lành lánh dữ, trau giồi tâm tánh ấy là tu.
Đạo làm người nhơn,
nghỉa, lể, trí, tín phải giử hẳn hòi, Tam cang tua nắm chặc.
Ở thế phải tùng theo
luật thế. Đối với viên quan, chức sắc phải giử phận làm dân, phải nhớ câu sám
hối:
Chớ làm con giặc tôi
loàn,
Thuế sưu đóng đủ đừng
toan kế tà.
Nếu mình sanh rối loạn ở
trong xã tắc. Nếu mình không tuân pháp luật thì mình là người loạn chớ đạo đức
chi.
Đối với cha mẹ, vợ chồng,
anh em, chị em con cái thì phải biết công ơn sanh thành dưỡng dục là ơn trọng
không kể xiết, phải giử câu hiếu để mà bồi đắp ơn sâu.
Vợ Chồng tào khang nghĩa
trọng, giàu khó có nhau, phải nâng đở nhau trên đường hoạn lộ, đối đáp với nhau
như cân thăng bằng, giử được như vậy mới là trọn nghĩa.
Anh em cốt nhục đồng bào
phải giử chử thuận hòa làm trọng.
Đạo làm cha là thay mặt
cho tạo hóa mà dìu dắt linh hồn ấu nhi trọn bề đạo đức. Ai giử mấy giềng ấy cho
hoàn toàn thì lo gì không gần Thiên đạo.
Tòa Thánh Tây Ninh ngày 01/07/1932. (Nhâm Thân).
THƯỢNG ĐẦU SƯ.
THƯỢNG TRUNG NHỰT.