Bản pdf, vi tính và ảnh chụp.
PHÁP LÝ HÀNH ĐẠO KHI HỘI THÁNH BỊ CỐT.
Cuốn sách nầy làm ra thời Hội Thánh bị cốt nên dĩ nhiên là không có sự kiểm duyệt của Hội Thánh, xin quý vị hết sức cẩn thận để phát hiện những sai sót. BBT trích văn.
Lundi 06 Décembre
1926 (02-11-Bính Dần).
Đức Chí Tôn dạy.
Đạo Sử Q 2.
Ðoàn Văn Thương:
Thương ai chẳng chịu lộc nhà Châu,
Ăn thể ăn đi chịu thảm sầu.
Con vốn như người Thầy nói đó,
Biết ai con trả lại đôi câu.
Biểu nó nói.... nhà Thương ai chẳng chịu lộc nhà
Châu.
Lũ bây cũng chưa hiểu thơ há? Cho nữa vô ích. Thầy
nói Thương là nhà Thương, các con hiểu thương là thương, ngu ngu ngu....
Cư, con đọc già đời cũng vậy há.
Thằng Thương nó giống như Bá Di, Thúc Tề nó mới
chịu khổ vậy đó các con.
PHẦN MỘT: DẪN NHẬP.
LỜI THƯA TRƯỚC.
Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài giáo đạo Nam Phương, dùng
cơ bút để lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói
tắt là Đạo Cao Đài vào ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (DL: 19/11/1926) tại làng
Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Nam Phần nước Đại Nam.
Về Thể Pháp ĐĐTKPĐ có Bát
Quái Đài là linh hồn của đạo, cầm quyền Lập Pháp do Đức Chí Tôn vi chủ. Hiệp
Thiên Đài là Chơn Thần của đạo nên là bán hữu hình, cầm quyền Tư Pháp do Hộ Pháp
Chưởng Quản. Cửu Trùng Đài là xác của đạo cầm quyền Hành Pháp, phần vô vi do Đức
Lý Giáo Tông đảm trách, phần hữu hình có một vị Giáo Tông Chưởng Quản.
ĐĐTKPĐ tổ chức
theo triết lý Quốc Đạo, có quyền Lập Pháp, Tư Pháp và Hành Pháp phân biệt nên là
một tôn giáo pháp quyền. Pháp Chánh Truyền được xem như hiến pháp của đạo. Pháp
Chánh Truyền do Thầy và Đức Lý Giáo Tông lập ra, không cho phép sửa đổi nên là
hiến pháp thành văn và cương tánh. Pháp Chánh Truyền là khuôn thước căn bản để
xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ tự do phù hợp với trào lưu nhân quyền trong
buổi năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà Càn Khôn dĩ tận thức.
Tân-Luật Pháp-Chánh-Truyền Chú-Giải bản in năm 1972 trang 94 có dạy:
… Vậy thì chúng ta nên chung công hiệp sức cùng nhau, kể từ đây nhứt định chẳng
cho ai phạm quyền mình, vì quyền mình là quyền Thầy, dầu cho còn một mặt Tín
Đồ thì Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh … Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm
1983 thì quyền Hội Thánh phải hiểu như thế nào?
Trong Hội Thánh Cao Đài có 3 phần:
Thứ nhất là phẩm trật của Chức sắc vào hàng Hội Thánh từ phẩm Giáo
Hữu và cấp tương đương trở lên, đây là phần cơ cấu các phẩm trật theo Pháp Chánh
Truyền nên khi khôi phục nền đạo vẫn giữ nguyên.
Thứ hai là nhân sự Hội Thánh, là các Chức sắc thiên phong được Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh công cử và được quyền Chí Tôn tại thế (Giáo Tông và Hộ
Pháp) chấp thuận và được Thiêng Liêng nhìn nhận qua cơ bút tại Cung Đạo. Sau đó
được Hội Thánh bổ nhiệm hành đạo theo Pháp Chánh Truyền.
Thứ ba: quyền Hội Thánh, là các công văn của Hội Thánh đã ban
hành, các công văn nầy còn nguyên giá trị, khi phục hồi cơ đạo các công văn nầy
vẫn còn tiếp tục phải thi hành. Chính vì quyền Hội Thánh vẫn còn trong các công
văn ấy nên người Đạo Cao Đài mới căn cứ vào đó để xây dựng nên các Thánh Thất,
Điện Thờ hay tranh đấu cho quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài lập năm 1926.
Hội Thánh Cao Đài thiết kế việc hành đạo qua hai đường ray: Hành Chánh
và Phước Thiện. Hành Chánh lo về giáo hóa tinh thần đạo đức (dạy cho khôn); Phước
Thiện lo về phần vật chất, tạo tài nguyên và môi trường cho người đạo sống
trong đạo đức (nuôi cho lớn); tạo nền nhân cội nghĩa cho nền đạo qua việc mở trường
học, nhà dưỡng lão ấu, tạo cơ sở lương điền, công kỹ nghệ… giúp cho nhân loại tự
chủ về vật chất, thoát ra khỏi sự thúc phược của nạn cơm áo gạo tiền. Có Phước Thiện thì Quốc Đạo mới có tài nguyên
và môi trường để xây dựng nền văn minh mới: Văn Minh Tâm Linh hay Văn Minh Cao Đài
Giáo.
Khi Hội Thánh Cao Đài bị cốt (1983) thì Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ
Pháp Phạm Công Tắc Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đương
nhiên có hiệu lực. Người Đạo Cao Đài lập năm 1926 nương theo đó mà tiếp tục con
đường hành đạo của Hội Thánh để lại. Khối
Nhơn Sanh (KNS) lập năm 2005 và Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (HTE ĐĐTKPĐ)
lập năm 2018 có 2 nhiệm vụ:
1/- Làm rõ bản sắc trong lành của đạo nên lấy văn bản Hội Thánh
Cao Đài đã ban hành làm gốc. Trong phần làm rõ bản sắc trong lành của đạo có phần
chú trọng đến việc thực hành Phước Thiện tại các địa phương.
2/- Đối với chi phái 1997 có 2 mục tiêu: thứ nhất không cho chi phái
1997 chiếm dụng danh hiệu ĐĐTKPĐ; thứ
hai không cho chi phái 1997 chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh.
Trong quá trình hành đạo KNS và HTE ĐĐTKPĐ nhận được câu hỏi từ nhiều
địa phương về pháp lý hành đạo khi Hội Thánh bị cốt. Do vậy nên căn cứ vào các
văn bản của Hội Thánh và sự hiểu biết hiện có để biên soạn tập sách nầy hầu tạ
lòng quý bạn đạo.
Tập sách nầy ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu pháp lý hành đạo khi
Hội Thánh bị cốt nên dĩ nhiên là không hoàn hảo và có thể còn nhiều thiếu sót
nhưng chắc chắn là hữu ích cho người đạo muốn học đạo, hành đạo đúng với chánh
giáo chơn truyền.
KNS và HTE ĐĐTKPĐ căn cứ vào Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp để làm
bài thi trong công cuộc khôi phục hành chánh tôn giáo tiến đến mở Đại Hội Nhơn Sanh
tại Tòa Thánh Tây Ninh để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài. Hiểu theo Di Lặc Chơn
Kinh là đang thực hành công thức Giải Thể Phật, là giải thích, trình bày cách
thức, phương pháp thực hành Tam Lập theo Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ.
Nay kính.
CÁCH LÀM & ĐỌC CUỐN SÁCH.
Cuốn sách nầy làm ra thời Hội Thánh bị cốt nên dĩ nhiên là không có
sự kiểm duyệt của Hội Thánh, xin quý vị hết sức cẩn thận để phát hiện những sai
sót. Chúng tôi xin thưa về các căn cứ để tạo thành.
1/- Căn cứ vào Tân Luật, phần Đạo Pháp, Chương II,
Điều 9: Muốn xin nhập môn phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến
người làm đầu trong họ, hai người tiến dẫn phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người
mới cho hiểu biết đạo lý.
Điều 10: Mỗi Thánh Thất từ đây phải lập minh thệ. Còn ai mới vô
đạo, nội ngày phải đem tên vào sổ, phải ra đứng giữa đại điện thề liền.
Buộc phải thuôc kinh và thông hiểu pháp luật của Đại Đạo truyền
ra.
2/- Căn cứ vào Huấn Dụ số 01 của VP NCPS ban hành
ngày 20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970)
Theo đó cuốn sách xác định các đầu sách do Hội Thánh ban hành để đáp
ứng nhu cầu tìm hiểu căn bản về Đạo Cao Đài. Trong buổi Hội Thánh bị cốt mà người
đạo giữ vững đức tin vào chánh giáo chơn truyền, không bị tà quái cám dỗ là đã
giữ được lời minh thệ khi nhập môn cầu đạo.
1/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
2/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển
một và hai).
3/- Tân Luật.
4/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải.
5/- Huấn Dụ số I, NCPS ngày
20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970)
6/- Thánh Lịnh 257.
7/- Riêng phần các sơ đồ tổ chức
là phần tìm hiểu từ kinh sách Hội Thánh ban hành nên chúng tôi đính kèm vào để quý
vị tham khảo.
Nghĩ vì đa số đã có ý niệm hay biết qua các đầu sách kể trên và cũng
có thể là có sẳn tại nhà nên chúng tôi chỉ giới thiệu mà không in kèm theo. Trong
thời kỳ Hội Thánh bị cốt, rất nhiều cá nhân và tổ chức sửa kinh sách của Hội Thánh
kiểm duyệt để lừa gạt rất nhiều nên chúng tôi có để đường link trên blog Khối
Nhơn Sanh để quý vị tự kiểm chứng. Đặc biệt nếu quý vị nào cần các đầu sách kể
trên vui lòng liên lạc với SĐT: 0938 222
409 để chúng tôi dâng tặng.
LỜI DẠY ĐỨC HỘ PHÁP.
Ngày 15/08/Quí Dậu (04/10/1933) Đức Hộ Pháp dạy:
… Nầy là mặt luật, nọ là nhơn tâm, vẫn đôi bên phản khắc. Nếu muốn đắc nhơn
tâm phải phế vong mặt luật, còn như thi hành chánh luật ắt là thất nhơn tâm,...
Phải theo công chúng bỏ chơn truyền hay là nắm chơn truyền đặng hành quyền cùng
công chúng?... Sự vừa lòng công chúng đã hại nhiều tôn giáo chơn chánh qui
phàm, chúng ta nên noi gương ấy mà tùng theo, hay là phải tìm đường xa lánh?...
Thật là khổ! Phải cho có đủ
khôn ngoan trí thức thiêng liêng mới tìm thấy trung dung Đại Đạo…
@@@
Mừng thay gặp-gỡ
Đạo Cao-Đài,
Bởi đức ngày xưa có buổi nay.
Rộng mở cửa răn năng cứu chuộc,
Gìn lòng tu tánh chớ đơn sai.
19-12-1925
Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển Q 2.
Email liên lạc: khoinhonsanh@gmail.com.
Whatsapp: +1 469 642 4667.
PHẦN
HAI: NỘI DUNG.
“Phần nầy là kinh sách của Hội Thánh Cao Đài”
Phần nầy toàn bộ là kinh sách
của Hội Thánh đã ban hành, KNS và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ giới thiệu
các đầu sách.
I/- Kinh Thiên Đạo và
Thế Đạo.
Chúng tôi có thể dâng tặng quý
vị bản Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hội Thánh ban hành năm 1972 qua SĐT: 0938
222 409.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/02/3809-kinh-thien-ao-va-ao-ban-in-nam-1968.html#more (bản
năm 1968)
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/02/3308-kinh-thien-ao-va-ao-ban-in-nam-1975.html (bản
in 1975).
II/- Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển (quyển một và hai).
Chúng tôi có thể dâng tặng quý vị bản Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
của Hội Thánh ban hành qua SĐT: 0938 222 409.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/02/3306-thanh-ngon-hiep-tuyen-q-1-ban-in.html#more (Q 1,
bản in năm 1928)
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/03/3403-thanh-ngon-hiep-tuyen-q-2-in-lan.html (Q 2
bản in 1963).
III/- Tân Luật.
Chúng tôi có thể dâng tặng quý vị quyển Tân Luật Pháp Chánh
Truyền, bản in năm 1972 của Hội Thánh qua SĐT: 0938 222 409.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/01/3781-anh-chup-tan-luat-1927.html#more (bản
in 1927).
IV/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải.
Chúng tôi có thể dâng tặng quý vị quyển Tân Luật Pháp Chánh
Truyền, bản in năm 1972 của Hội Thánh qua SĐT: 0938 222 409.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/02/3388-tan-luat-phap-chanh-truyen-chu.html#more (bản
in 1972).
V/- Huấn Dụ số I, NCPS ngày
20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970)
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/08/3482-qui-inh-ve-kinh-sach.html (Bản
vi tính và ảnh chụp)
CỬU TRÙNG ĐÀI Số I-NCPS/HD |
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ.
|
HUẤN-DỤ
HỘI THÁNH
CỬU-TRÙNG-ĐÀI NAM NỮ.
Kính gởi: Chư Chức-sắc, Chức-việc và toàn
Đạo Lưỡng-Phái NAM và TRUNG TÔNG ĐẠO.
Kính chư Hiền-Huynh, Hiền-Tỷ, Hiền-Đệ,
Hiền-Muội,
Mỗi lần hành lễ kỷ-niệm ngày Khai Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ, Hội Thánh hồi tưởng từ buổi Đức Chí-Tôn dùng huyền-diệu tiên gia
cơ bút khai sáng mối Đạo Trời có đủ luật-pháp chơn-truyền làm căn bản hầu
tận-độ chúng-sanh qui-hồi chánh-giáo.
Để dìu-dắt, dạy-dỗ toàn-thể con cái của
Đức Ngài trên đường Thánh-Đức, Đức Ngài lập thành Hội-Thánh gồm cả Chức Sắc
Thiên-Phong nam nữ hữu-thệ hiệp một thay hình-thể hữu-vi tức là Thánh-Thể Đức
Ngài tại thế. Thánh-Thể đó chỉ có Thiêng-liêng mới đủ quyền định phận.
Hôm nay là đầu năm 46 tuổi Đạo, Hội-Thánh
rất ngậm-ngùi thương-xót nhìn cảnh tang-thương thảm-khổ thử-thách bao năm qua
chưa chấm-dứt, nạn khói lửa đao-binh, thiên-tai, bảo-lụt dập dồn làm cho nhơn-sanh
quá ư đồ thán.
Trước thảm họa nầy, Hội-Thánh chỉ quyết
tâm lèo-lái-thuyền từ vững lướt phong ba để cứu-vớt sanh-linh đang chơi-vơi
trong khổ hải và xin khuyên nhủ chư Chức Sắc cũng như Tín Hữu phải giữ vững
đức-tin, trọn tùng thiên-ý, thực-thi đúng theo Luật-Pháp Chơn-Truyền của Đạo để
tránh mọi sự cám dỗ của vật-chất tà-quyền, mê tín dị đoan hầu khỏi lạc bước sa
chơn vào đường Tả Đạo.
Hội-Thánh nhắc lại Thông-Tri số: 01/TT
ngày 22 tháng 11 Đinh Ngọ (Dl: 18/1/1967) tức đầu niên Đạo thứ 42 cũng như các
Huấn-Dụ, Thánh-Huấn trước nữa đều có ấn-định lời khuyến-giáo như dưới đây.
1/- Những Thánh-Giáo do Chức Sắc Thời-Quân
Hiệp-Thiên-Đài chánh-thức cầu tại Cung-Đạo Đền-Thánh mà Hội-Thánh ban hành thì
toàn Đạo mới tuân, còn Thánh-Giáo khác thiếu điều kiện nêu trên xin toàn Đạo
chớ nên tin mà lầm mưu tà mị.
2/- Kinh sách Đạo, nếu không có ấn-chứng
của Ban kiểm-duyệt Hiệp-Thiên-Đài hay không do Hội-Thánh xuất bản ấn-tống có
nhận mộc Tòa-Thánh thì toàn Đạo không nên học hỏi và thi-hành theo vì không
hợp-pháp luật-đạo ấn-định.
3/- Những Huấn-Lịnh, Huấn-Dụ, Thông-Tri,
Thông-Cáo có ấn-ký của 3 Chánh Phối-Sư và Đầu-Sư phê chuẩn mới hợp-pháp, 3
Chánh Phối-Sư phái nào gởi chánh-thức cho một vị Khâm Trấn, Khâm-Thành hay
Khâm-Châu Đạo có thông qua Lại-Viện Nội-Chánh thì riêng nơi đó thi-hành mà
thôi. Ngoài ra các văn-kiện trái với nguyên tắc và qui định trên nghĩa là không
có ấn-chứng của Hội-Thánh thì bất hợp-lệ.
Một lần nữa, Hội-Thánh xin ân cần nhắc nhở
chư Chức Sắc, Chức Việc cầm quyền Hành-Chánh-Đạo ở trung-ương cũng như ở
địa-phương nên nhớ Lời Minh-Thệ trước Bửu-Pháp Ngũ-Lôi và các Đấng Thiêng-Liêng
cầm quyền trị thế khi lảnh trách nhiệm “Thể-Thiên Hành-Hóa” để bảo hộ, gìn-giữ,
dìu-dắt con cái Đức Chí Tôn noi theo Luật-Pháp Chơn-Truyền mà hành “Thiên-Đạo”
trong cơ chuyển thế, phải năng khuyến nhủ toàn bổn Đạo hiểu rõ Lời Hồng-Thệ khi
mới nhập môn và Luật-Pháp Đạo để làm tròn bổn phận người Tín-Đồ, con yêu ái của
Đức Đại Từ-Phụ.
Vậy chư vị Chức Sắc quyền Thượng-Thống
Lại-Viện Khâm-Trấn, Khâm-Thành, Khâm-Châu, Đầu-Tộc và Đầu-Phận-Đạo hãy ban hành
Huấn-Dụ nầy và giải thích rành-rẽ cho chức-việc cùng toàn Đạo thông hiểu để
tuân hành hầu tránh phạm lời minh-thệ trong kiếp sanh may duyên ngộ Đạo.
Tòa-Thánh, ngày 20
tháng 10 năm Canh Tuất.
(DL: 18/11/1970)
Xử
lý TV |
Thái
Chánh Phối Sư. Thái
Bộ Thanh |
QU
Thượng Chánh Phối Sư. |
Ngọc
Chánh Phối Sư |
PHÊ KIẾN
NỮ
ĐẦU SƯ |
ĐẦU
SƯ |
Vâng lịnh ban hành
Nội Chánh ngày 20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970)
Q Thượng Thống Lại Viện.
Giáo Sư Ngọc Tịnh Thanh (Ấn-ký)
Ảnh chụp.
Lundi 06 Décembre
1926 (02-11-Bính Dần).
Đức Chí Tôn dạy. Đạo Sử Q 2
Ðặng Văn Viết:
Viết thành một bổn hiển Thiên
Thơ,
Ðã trước muôn năm để tới giờ.
Lành dữ kiếp căn gần ngàn lượt,
Một phen lau sạch nợ thờ ơ.
Thâu
(Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/08/3482-qui-inh-ve-kinh-sach.html)
Email liên lạc: khoinhonsanh@gmail.com.
Whatsapp: +1 469 642 4667.
VI/- Thánh Lịnh 257.
TÌM HIỂU THÁNH LỊNH 257.
Đức Hộ Pháp đã tiên liệu những
khó khăn của nền đạo khi Hội Thánh bị cốt, chức sắc không còn nên đã ban hành Thánh
Lịnh 257.
1/- Tính pháp lý của Thánh
Lịnh 257.
Đức Hộ Pháp cầm Quyền Chưởng
Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng ban hành Thánh Lịnh 257 ngày 9/2/Đinh
Dậu (DL: 10/3/1957). Nghĩa là cầm quyền Chí Tôn tại thế để ban hành, do vậy không
một quyền nào trong hành chánh tôn giáo thay đổi được. Những ý kiến nói rằng Thánh
Lịnh không còn hiệu lực là thiếu hiểu và xằng bậy.
1.1/- Điều kiện thay đổi Thánh Lịnh.
Muốn cải
sửa hay hủy bỏ TL 257 Hội Thánh phải trình ra Cung Đạo trong một đàn cơ để
chính Đức Hộ Pháp hay các Đấng Thiêng Liêng quyết định. Đến ngày 31/1/1978 Hội
Thánh Cao Đài ngưng cơ bút tại Cung Đạo mà không hề có sự cải sửa Thánh Lịnh
257.
1.2/-
Điều kiện áp dụng.
Cội đạo bị
cốt và không còn chức sắc Thiên phong. Thực tế là Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm
1983 (khi Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài ra đời). Sau đó chức sắc Thiên Phong
hầu như không còn cho nên Đạo Cao Đài đủ điều kiện để sử dụng TL 257.
2/- Nội dung của Thánh
Lịnh 257.
Xin trích dẫn 03 nội dung chính.
2.1/- “…Dù cho cội đạo bị cốt
từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nhảy chồi, biến thành năm, bảy cây khác. Đó
đã chỉ rõ rằng Hội Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt...
Nhận xét:
Đoạn nầy dạy nguyên tắc căn bản để hiểu khi có biến sự. Nó có tác dụng dẫn
nhập để người đạo hiểu trong hoàn cảnh khó khăn thế nào di nữa thì Hội Thánh
vẫn còn. Gọi là nguyên tắc căn bản vì nó nêu ra khuôn luật chung nhưng chưa
phân ra quyền và phẩm.
2.2/- ...Ấy
vậy, chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế
thì dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của đạo…
Nhận xét: Đoạn
nầy chỉ ra nguyên tắc chọn phương hướng ứng phó khi lâm sự. Cụ thể là khi gặp
cảnh quyền trên bị quỉ quyền truất phế thì bên dưới phải tiếp tục. Tiếp tục là
tiếp tục về quyền hạn về trách nhiệm chớ không phải tiếp tục về phẩm tước.
Tại sao chỉ đề cập đến quyền mà
không nói đến phẩm tước?
Vì theo Pháp Chánh Truyền thì
phẩm tước chức sắc thiên phong phải qua cơ bút. Địa điểm duy nhất để cơ bút có
giá trị trong hành chánh tôn giáo là đàn cơ phải tổ chức tại Cung Đạo trong Đền
Thánh.
Khi gặp biến sự thì chắc gì còn
người phò cơ (đồng tử)? Chắc gì còn Đền Thánh? Lúc đó sẽ bị bế tắc và sinh ra
hỗn loạn từ trong nội bộ. Cội đạo bị cốt mà người đạo loạn pháp thì tôn giáo sẽ
thất chơn truyền. Cho nên Đức Hộ Pháp dạy nối tiếp về quyền hạn, trách nhiệm mà
không dạy nối tiếp phẩm tước thiên phong. Nếu để hai cửa: phẩm tước và quyền
hạn mà không phân rành rẽ người đạo sẽ phân vân không biết đi cửa nào cho đúng?
Đức Ngài chỉ rõ cửa đi đúng: quyền hạn, trách nhiệm. (Đóng Địa ngục mở tầng
Thiên là như vậy).
2.3/- Nói cho cùng chức sắc thiên phong mà bị bắt đi nữa thì
dưới này các Bàn Trị Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.
Đoạn nầy chỉ cách hành sự rất cụ
thể.
Hội Thánh Cao Đài cầm quyền hành
chánh tôn giáo bao gồm Chức sắc thiên phong từ hàng phẩm Giáo Hữu trở lên. Chức
sắc thiên phong không còn đồng nghĩa với Hội Thánh hành chánh không còn. Hội
Thánh không còn mà không có con đường tái lập lại Hội Thánh thì đạo bị diệt.
Vậy con đường nào để tái lập lại Hội Thánh?
Thánh lịnh chỉ rõ: ....
các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ....
Bàn Trị Sự và Tín Đồ là 02 thành
phần được quyền công cử. Bàn Trị Sự là 03 phẩm chức việc hiệp lại: 01 vị Chánh
Trị Sự, 01 vị Phó Trị Sự và 01 vị Thông Sự. Tín đồ là tất cả những người đã
nhập môn cầu đạo.
Cùng công cử có nghĩa là phải
công khai không lén lúc.
Cùng công cử người thay thế cho
họ phải theo hướng dẫn ở phân đoạn 02: thay thế quyền mà thôi. Hiểu sai chổ nầy
hiệp nhau công cử lên phẩm tước là sai. (Là đi vào địa ngục)
3/- Áp dụng công cử theo Thánh Lịnh 257.
Căn bản của Thánh Lịnh 257 là
dạy công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo từ địa phương cho đến trung ương
(5 cấp). Bàn Trị Sự và Tín Đồ cùng nhau công cử thì phải mở hội công khai. Công khai
thì phải định rõ ngày giờ, địa điểm, cách thức tiến hành....
3.1/- Công cử nhân sự cầm quyền hành chánh địa phương.
Theo pháp luật đạo hành chánh tôn
giáo địa phương có: Hương Đạo, Tộc Đạo, Châu Đạo và Trấn Đạo.
Cấp Bàn Trị Sự do các vị chức
việc đảm trách. Khi còn Hội Thánh thì địa phương công cử và Hội Thánh nhìn nhận.
Thánh Lịnh 257 dạy rõ Hội Thánh chẳng hề bị tuyệt nên công cử các vị Chánh Trị
Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự để hành đạo.
Các cấp còn lại do chức sắc Hội
Thánh bổ xuống. Hội Thánh bị cốt thì địa phương công cử nhân sự cầm Quyền Đầu Tộc,
Quyền Khâm Châu, Quyền Khâm Trấn, Quyền Khâm Thành Thánh Địa … cả Nam và Nữ
song song nhau.
3.2/- Công cử nhân sự cấp trung ương.
TL 257 là chìa khóa mở Đại Hội Nhơn Sanh khi Hội Thánh bị cốt. Chiếu theo Nội Luật thì Hội Nhơn
Sanh phải diễn ra trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh mới có giá trị. Mở bất cứ nơi
nào khác là sai luật đạo nên không có giá trị. Các Bàn Trị Sự và Tín Đồ công cử
thì đó chính là Đại Hội Nhơn Sanh để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài.
Bàn Trị Sự là Hội Thánh Em, khi Hội
Thánh bị cốt (hành chánh tôn giáo bị xóa) thì các Hội Thánh Em và toàn đạo công
cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài. Đó là
bài thi của người đạo khi Hội Thánh bị cốt.
Tóm lại:
PCTCG: …còn một mặt Tín Đồ Hội Thánh
cũng giữ quyền Hội Thánh mà Thánh Lịnh 257 do Hội Thánh ban hành nên vẫn còn
giá trị. TL 257 thể hiện tính tiên tri và
minh triết của tôn giáo. Tính tiên tri (báo trước) thu hút người bình dân. Tính
minh triết (cách giải quyết) thu hút bậc trí thức, đạo tâm. Không có giới bình
dân thì không có quần chúng, không có quần chúng là không có sức mạnh. Tôn giáo
không có trí thức đạo tâm thì không có giáo án, không có sử chương để khôi phục
Hội Thánh, không có đường hướng phù hợp để phụng sự nhân loại và chắc chắn là
sẽ đi vào mê tín dị đoan thậm chí là cuồng tính. Khi tiên tri thành hiện thực
(cội đạo bị cốt, chức sắc không còn) thì tính minh triết (cách thức giải quyết)
sẽ tạo thành bài bản (công thức chung) để vượt qua thử thách. Hai đặc tính tiên
tri và minh triết chính là lực hấp dẫn tạo ra năng lượng vô biên cho mỗi tôn
giáo. Trên thực tế là người Đạo Cao Đài 1926 tại Việt Nam hay hải ngoại đều áp
dụng Thánh lịnh 257 để hành đạo.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/12/883-tuong-trinh-cac-hieu-va-thuc-hien.html#more (Bản vi tính và ảnh chụp Thánh Lịnh
257)
HỘ PHÁP ĐƯỜNG. |
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ. (Tam Thập Nhị Niên) TÒA THÁNH TÂY NINH. |
HỘ PHÁP, CHƯỞNG QUẢN
NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI
HIỆP THIÊN và CỬU TRÙNG.
THÁNH LỊNH.
Gởi cho Hiến Pháp H.T.Đ thay mặt HỘ PHÁP và Ba vị CHÁNH
PHỐI SƯ Cửu Trùng Đài.
Chư Hiền Huynh và Hiền Hữu.
Ấy vậy chiếu theo
khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất
phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo.
Có lẽ Chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ bắt những Chức Sắc
trọng yếu của Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Phước Thiện thì tức cấp giờ nầy công
cử người thay thế để sẳn đặng đương đầu cùng thời cuộc.
Nói cho cùng nước: Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt hết đi nữa
thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.
Chức Sắc Thiên Phong đương cầm quyền của hai Hội Thánh
phải dự định sẳn người thay thế cho mình trước khi bị bắt.
Phải triệt để tuân y và thi hành THÁNH LỊNH nầy.
Kiêm Biên, ngày mùng 9 tháng 2 Đinh Dậu.
(10-3-1957)
HỘ PHÁP
(Ký tên và đóng ấn).
Bảo trọng Vạn Linh hiệp Chí Linh,
Thế nguy chuyển loạn lập hòa bình.
Cứu Đời mở Đạo kinh luân sẳn,
Nước Việt trông chờ sách cứu tinh.
Ngày 28/4/1975 Thời Quân Bảo Thế Lê Thiện Phước bỏ xác phàm, Ngài về cơ cho bài
thài tại Cung Đạo.
Email liên lạc: khoinhonsanh@gmail.com.
Whatsapp:
+1 469 642 4667.
PHẦN BA: PHỤ LỤC.
“Phần nầy Hội Thánh chưa kiểm duyệt”
I/- Sơ đồ
tổ chức.
Sơ đồ tổ chức là phần tìm hiểu từ kinh sách Hội Thánh ban
hành, chúng tôi đính kèm vào để qúy vị tham khảo.
Link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2022/01/3687-gop-link-so-o-to-chuc-tkp.html#more
1/- Sơ đồ tổng thể ĐĐTKPĐ.
Sơ đồ 1.
Chú thích:
Phần đạo là phần vô
vi bao gồm: Bát Quái Đà là phần vô vi của Hiệp Thiên Đài và vô vi của Cửu Trùng
Đài.
TỔ CHỨC TÔN GIÁO:
Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng. So ra là phần rất khiêm tốn so với phần
đạo. Cho nên hiểu Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ bao gòm tôn giáo và đạo. (Từ hữu hình đến
vô vi)
Tổ chức tôn giáo
chia làm hai diện Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo. Hành Chánh Đạo từ trên xuống
và Chánh Trị Đạo từ dưới lên.
2/- CHÁNH TRỊ ĐẠO:
Sơ đồ tổ chức 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Sơ đồ 2.
Chú
ý rằng phần Chánh Trị Đạo là Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh song song với Hành Chánh
Đạo, như hai mặt của một bàn tay. Nhưng xưa nay ít thấy ai đưa vào sơ đồ.
Chánh Trị Đạo được
tổ chức từ dưới lên.
Quyền Chí Tôn có 3
diện:
Đức Chí Tôn cầm là quyền chúa tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, là quyền tự hữu
và hằng hữu. Đây là quyền tuyệt đối.
Đức Chí Tôn ban Quyền
Chí Tôn cho hai vị làm đầu
Hội Thánh là Đức Lý Giáo Tông hiệp với Đức Hộ Pháp. Đó là quyền Chí Tôn trọn vẹn.
(Đàn cơ ngày 23/12/1930 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2). Thể hiện qua việc 2 quyền nầy
hiệp nhau ký các Đạo Nghị Định (thuộc pháp)
Quyền Chí Tôn tại
thế là Quyền Giáo Tông
phần xác do Đức Lý ban cho để Chưởng Quản phần hữu hình của Cửu Trùng Đài (theo
Pháp Chánh Truyền) hiệp với Đức Hộ Pháp, phần hữu hình của Hiệp Thiên Đài. Quyền
nầy thể hiện qua Nội Luật Thượng Hội (lập luật).
Đức Hộ Pháp cầm
quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng chính là quyền Chí Tôn
tại thế.
3/- Sơ đồ nhân sự
03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Sơ đồ 3.
Chánh Trị Đạo có
03 Hội Lập Quyền Vạn Linh bao gồm: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội. Giáo
Tông là Hội Trưởng Thượng Hội, Hộ Pháp là Phó Hội Trưởng. Về cơ cấu hai phẩm
nầy trong Thượng Hội nhưng không bàn thảo và cũng không bỏ phiếu. Nhưng khi
Thượng Hội bàn định xong thì giao qua cho nhị vị vào đại điện mật nghị rồi
tuyên bố: chấp thuận hay không chấp thuận. Bởi hai phẩm Giáo Tông và Hộ Pháp
hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế.
Theo PCT Hiệp
Thiên Đài, Chưởng quản 3 chi và Thập Nhị Thời Quân (15 phẩm) được ban dây sắc
lịnh để hành chánh (không ai có quyền cải lịnh khi đeo dây sắc lịnh). Nhưng
trong 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh thuộc Chánh Trị Đạo nên ngoài phạm vi của dây
sắc lịnh.
Thập Nhị Thời Quân
trong Hội Hội Thánh, nếu đeo dây sắc lịnh vào thì đâu ai có thể thảo luận chi
được nữa.
Đây là cách dễ
hiểu nhất để phân định Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo
4/- Sơ đồ tổ chức
hành chánh trung ương.
Sơ đồ 4.
Chú ý: Theo bút
phê của Đức Hộ Pháp thì Hàn Lâm Viện làm việc trực tiếp với Giáo Tông và Hộ
Pháp. Đây là sơ đồ hành chánh tôn giáo, không có ý nghĩa về đối phẩm.
@@@
Lundi 06 Décembre
1926 (02-11-Bính Dần).
Đức Chí Tôn dạy. Đạo Sử Q 2
Nguyễn Văn Nở:
Nỡ đem thân ngọc bỏ đồng không,
Hiu hắt một thân chẳng biết giòng.
Lo liệu chưa qua điều sở vọng,
Nay toan để bước lối nâu sồng.
Thâu
5/- Sơ đồ nhân sự hành đạo trung ương.
Sơ đồ 5.
Về phẩm cấp các vị
Bảo Quân ở dưới các vị Thời Quân. Nhưng các vị có những sở thức riêng và làm việc
trực tiếp với Giáo Tông và Hộ Pháp nên đưa vào vị trí phù hợp trong sơ đồ.
@@@
Lundi 06 Décembre
1926 (02-11-Bính Dần).
Đức Chí Tôn dạy. Đạo Sử Q 2.
Giác:
Giác đời từ thử một mùi thiền,
Ðã đợi Phật duyên, gặp Phật duyên.
Hé mắt nửa ngờ còn nửa tưởng,
Tính đi tính lúng đặng như nguyền.
Cười.... Thâu.
6/- Sơ đồ tổ chức Thánh Thất Tộc Đạo.
Pháp luật đạo là
binh khí diệt tà quyền, hành đạo không đúng pháp luật đạo là tự bỏ binh khí và
chịu cho tà quyền lấn lướt. Muốn Thánh Thất an ninh thì phải hành đạo theo
pháp luật đạo.
Một trong những
nguyên nhân tạo ra sự bất hoà tại Thánh Thất hiện nay là không áp dụng Đạo Luật
Mậu Dần (1938) vào sinh hoạt của Thánh Thất về Hành Chánh và Phước Thiện.
Khi pháp luật đạo
không được áp dụng thì đó là môi trường tốt cho chi phái 1997 xen vào làm cho
nội bộ bị phân hóa.
Sự bất hoà hiện
nay chỉ là phần nổi của tảng băng mà phần chìm chính là sự lộng phép của các vị
có chức quyền đang âm thầm phục vụ cho chi phái 1997.
Đây là SƠ ĐỒ TỔ
CHỨC THÁNH THẤT theo Đạo Luật Mậu Dần (1938); Hạnh Đường Lễ Sanh (1973) và Nội
Luật Hội Nhơn Sanh (1934) và Huấn Lịnh 09 năm 1955.
@@@
Lời vàng nhắn gởi
khách trần gian,
Một nẻo đường Tiên đáng mấy ngàn?
Bụi đất của trần là của tục,
Chưa ai đem đổi cảnh an nhàn.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
Q 1.
7/- So sánh sơ đồ Thánh
Thất Tộc Đạo hiểu sai về Lễ Vụ.
Sơ đồ nầy hiểu sai
nhiệm vụ của Lễ Vụ nơi Thánh Thất. Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) tại Điều 11, Ban
Nhạc Lễ Đồng Nhi thuộc về Phước Thiện. Hạnh Đường Lễ Sanh cũng dạy rõ nhiệm vụ
của Lễ Vụ.
Chúng tôi rất kính
trọng công quả của hiền huynh Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, nhưng đây là sự ngộ nhận
về Lễ Vụ nên cần phải minh bạch. Đó là cách thể hiện sự kính trọng của chúng tôi.
Ngọc lành đáng giá
biết bao lăm,
Để mẻ thì ai chẳng tiếc thầm.
Đạo đức mãn đời đừng trở dữ,
Làm cho mất nghiệp mấy muôn năm.
Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển. Q 1.
II/- Vi bằng thảo luận.
|
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
VI BẰNG
“Tóm lược cuộc họp 39/97”
KNS và HTE ĐĐTKPĐ mở phiên họp ngày mùng 08/9/AL (03/10/2022) và nhiều
phiên họp khác để hoàn thành việc tạo thành cuốn sách. Họp qua gotomeeting.
I/- Thành phần dự họp.
Chủ tọa: CTS Võ Văn Quang (TBCH HTE
ĐĐTKPĐ)
CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)
Marie Võ (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)
Người điều hành: CTS Lương Thị Nở
Thư ký HTE ĐĐTKPĐ: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)
CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng BKS Luật HTE ĐĐTKPĐ)
CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng BCH KNS)
Chức việc: CTS Nguyễn
Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS Nguyễn Thị Hương, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc, PTS
Nguyễn Ngọc Bích, PTS Lương Văn Dương, PTS Nguyễn Thị Kim Thùy.
Đạo Hữu Nam Nữ: Nguyễn Thị Chợ (Út Cam), Dương Xuân Lương (John Tung),
Trương Văn Mai.
Khách mời: CTS
Victoria.
Đọc Kinh Nhập Hội (Thu Cúc)
II/- Đề tài: Định hình quyển PHÁP LÝ HÀNH ĐẠO KHI HỘI THÁNH BỊ CỐT.
III/- Tiến trình thảo luận.
Phần một: Phân
chia kinh sách Hội Thánh Cao Đài ban hành theo các diện và những điều cần lưu ý.
1/- Ba nguồn căn bản.
1.1/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1 và 2 là Thiên Thơ của đạo nên là sách đầu nguồn
của mọi nguồn. Một số chi phái không nhìn nhận Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 (in lần
đầu năm 1963), nhưng thực tế họ vẫn xài nên có tịch đạo Nữ phái và Ba Hội Lập
Quyền Vạn Linh. Hai quyển Thiên Thơ được bố trí tại Bát Quái Đài (Cung Khảm)
(1). Thiên Thơ ví như bảng chữ cái của một ngôn ngữ, muốn viết bất cứ thể loại
nào cũng phải nhờ vào các con chữ trong bảng chữ cái ấy mà ra. Nói theo toán học
thì thiên thơ ví như các chữ số từ 0 đến 9, muốn viết con số nào cũng phải nhờ đến
10 chữ số đó.
1.2/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Từ năm 1936
(in lần thứ nhất) cho đến bản in năm 1975 là căn bản. Lưu ý bản in năm 1975 có bản
của Hội Thánh (Thiên bàn và Bàn Thờ Hộ Pháp đúng với chơn truyền); bản của ông CTS
Nguyễn Văn Bé (Thánh Thất Đô Thành Sài Gòn in vào thập niên 1980 nhưng vẫn đề là
in năm 1975. Bản của ông Bé đã sửa Thiên Bàn và Bàn Thờ Hộ Pháp y như của chi
phái 1997 (2). (Ông Bé là Lễ Sanh chưa chấm phái, sau đó nhận phái Ngọc do ông
Thái Hiểu Thánh “Hội Đồng Quản Lý Hội Thánh Cao Đài” ban cho, sau đó ông gia nhập
vào chi phái 1997 bắt trúng banh màu vàng nên mặc áo vàng). Ngày nay các bản photo
đều có sự chỉ đạo của chi phái 1997 nên đã rút trang của Hội Thánh Cao Đài về Thiên
Bàn và Bàn Thờ Hộ Pháp ra thay vào đó là trang của chi phái 1997. Đây là việc đánh
tráo kinh văn rất rõ ràng.
1.3/- Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.
Bao gồm phần đã
được Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt và ban hành và phần Hội Thánh Cao Đài chưa kiểm
duyệt. Lời Thuyết Đạo cũng từ thiên thơ mà có (lưu ý rằng thuyết đạo khác với thuyết
pháp).
2/- Năm diện.
Lưu ý rằng đây
là phân chia để có khái niệm khi tìm hiểu về đạo cho có trật tự mà không bị lạc
lối hay rối loạn nhận thức chứ không có nghĩa chết vào 5 diện phân chia. Bởi vì
kinh sách của Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt và ban hành (Hội Thánh minh giao
sách Trường Xuân, Đệ Tam Cửu) cho mọi người học hỏi là vật chất hồn (Kinh
Hữu Tự hay Thể pháp), nhưng trước đó nó đã được người viết ra thổi hồn của họ vào
cuốn sách. Cho nên người đọc để hồn mình vào hồn của kinh sách mới đắc văn sách
(Đệ Ngũ Cửu: Đắc văn sách thông Thiên định Địa), hai tâm hồn gặp nhau mới
biến hóa từ hữu tự đến vô tự, từ hữu hình đến vô vi (Đệ Bát Cửu: Cung tận thức
thần thông biến hóa) để tạo nên Kinh Vô Tự (Bí pháp). Đọc kinh sách (là tiếp
xúc với Kinh Hữu Tự là Thể pháp) thì phải hiểu cái hồn của nó (là thông điệp ẩn
chứa bên trong là cái mà chữ nghĩa không lột tả hết được là tạo Kinh Vô Tự cho
mình là tìm đến Bí pháp); từ hữu tự đến vô tự (2 giai đoạn) mới giúp ích cho sự
tấn hóa của bản thân và xã hội. Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý; được ý thì đừng
chấp ở lời là con đường đi từ hữu tự đến vô tự. Học đạo phải biện luận với chính
mình trước, phải tự mình nêu vấn đề và xem xét, cân nhắc xem có đúng với pháp
luật đạo hay không, có đúng với triết lý và nguyên lý hay không, nghĩa là đối
thoại với chính mình, tự mình phải xô ngã nhận thức, lý luận của mình trước. Sau
đó đối thoại với bạn đồng môn, bạn đồng sanh với kinh sách trước đó, ấy là con đường
tấn hóa chơn chính (Kinh Đệ Cửu Cửu: Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển, Tạo
Hóa Thiên sanh biến vô cùng). Sanh biến vô cùng nghĩa là không có giới hạn
cho nên Đạo Cao Đài có Kinh Nhập Học mà không có Kinh học xong; có Kinh Thuyết
Pháp mà không có Kinh Thuyết Pháp xong.
Nguyên lý của Đạo
Cao Đài là đi từ hữu hình đến vô vi, nên trong Đạo Cao Đài có Kinh Hữu Tự và
Kinh Vô Tự. Kinh Hữu Tự có chữ để người đạo theo đó học hiểu (trong thất ức niên
chỉ có một quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo). Khi đã hiểu rồi thì nhập tâm và từ
tâm não mình thể hiện lại sự hiểu biết kinh văn ấy qua lập ngôn là Kinh Vô Tự
(mỗi người có Kinh Vô Tự của mình nên có hàng hà sa số Kinh Vô Tự). Kinh Vô Tự
là lương tâm của mỗi người, mà lương tâm là phật tánh, điểm linh quang của Thầy
ban cho nên cùng nhau trở về cái gốc.
Di Lặc Chơn
Kinh dạy: Ngã kim thính văn đắc thọ trì (thính là nghe, là Đấng giảng bài
đã dùng âm thanh “Kinh Vô Tự” để Đức Thích Ca NGHE mà đắc nghĩa). Sau khi nghe
và hiểu thì Đức Thích Ca giảng lại cho chúng sanh. Giảng qua cơ bút nên Hội Thánh
ghi lại “Kinh Hữu Tự”, từ Kinh Hữu Tự phải biết thính đắc ngã ngôn
phát tâm thiện niệm, tất đắc A nậu đa la tam diệu tam bồ đề tất đắc giải thoát.
Đến lược chúng sanh cũng phải thính “nghe” tiếng nói vô thinh để hiểu, nghĩa
là từ Kinh Hữu Tự phải nghe được tiếng nói vô thinh “Kinh Vô Tự” mới đắc; câu
chấp ở chữ nghĩa không thân chứng tiếng nói vô thinh là chưa mở cánh cửa Hiệp
Thiên Đài của chính mình.
Bài Kinh Nhập Hội:
Các con vốn trong vòng Thánh thể,
Phép tu vi là kế tu hành.
Mở đường tích cực oai linh,
Cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn.
Đại Từ Phụ ra ơn dìu dẫn,
Diệt trí phàm hờn giận ghét ganh.
Để tâm dưới ánh Chí linh
Soi tường chơn lý chỉ rành chánh văn.
Cơ chuyển thế khó khăn lắm nổi,
Mượn Thánh ân xây đổi cơ Đời,
Thuận nhơn tâm ắt thuận Trời,
Câu Kinh Vô Tự độ người thiện duyên.
Cậy phương thuyết giáo vẽ thành kinh chơn là lập ngôn (là vô tự) để
chuyển tải ý nghĩa thật của kinh sách đến người nghe. Soi tường chơn lý chỉ
rành chánh văn là phải căn cứ vào chữ trong kinh sách (hữu tự), Câu kinh
vô tự độ người thiện duyên là ngôn từ (vô tự) giúp cho đối tượng hiểu được
vần đề, hiểu được phương pháp (Giải Thể Phật). Thiện là khéo nghe, khéo biết,
khéo vận dụng …
Mỗi người đều có Kinh Vô Tự của mình, do căn duyên của mình mà tạo ra
Kinh Vô Tự để tạo liên đài cho chính mình là tạo quả duyên cho mình trong vô lượng
kiếp. Kinh Đệ Ngũ Cửu: Lần vào cung Ngọc Diệt Hình, Khai Kinh Vô Tự đặng nhìn
quả duyên… là nhìn lại công quả của chính mình để định vị cho mình. Trong cơ
Đại Ân Xá mình có quyền từ chối việc định vị cho mình mà xin giao cho Đại Từ Phụ
định vị. Đại Từ Phụ sẽ đến giúp.
2.1/- Sách về pháp luật đạo.
Về pháp: Pháp Chánh Truyền Chú Giải, Các Đạo Nghị Định.
Về luật: Tân Luật, Đạo Luật, Luật Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Hiến Pháp Hiện Thiên Đài; Nội Luật; Quyền Tư Pháp và Nội Trị Đạo….
Luật về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Hiến Chương 1965.
Điều Lệ và Nội Qui các tổ chức trong đạo nhu Ban Thế Đạo, Đại Đạo Thánh
Niên Hội …
Pháp đứng trên luật, luật phải tùng pháp, luật không bao giờ được trái với
pháp.
Pháp trong Đạo Cao Đài do thiêng liêng lập nên không một ai có quyền cải
sửa (không giống như pháp của xã hội được cải sửa liên tục). Hiến pháp của đạo
là Pháp Chánh Truyền chỉ có một (là hiến pháp thành văn và cương tính)
2.2/- Sách về Giáo Lý.
Đức Chí Tôn dạy rằng:
Giáo hóa nhơn sanh cầu triết lý,
Đạo truyền thiên hạ ái đồng bào…
Vậy triết lý là gì?
Đức Chí Tôn và các Đấng thọ lịnh Thầy đến dạy chúng sanh có khi là một bài
văn xuôi trọn vẹn, có khi là một bài thi, có khi là một câu, thậm chí là một công
trình kiến trúc … và đều hàm chứa ý nghĩa tích cực.
Vậy triết lý là một áng văn, một bài thi, một lời dạy, một công trình kiến
trúc (thể pháp) hàm chứa ý nghĩa tích cực nên nó được đem ra mổ xẻ, cắt xén, phối
hợp nhau để tìm hiểu và tạo thành triết học.
Từ triết lý tạo thành giáo lý nên đây là phần rất rộng và có mặt ở tất cả
các diện. Cụ thể như sách về pháp luật đạo, hay tổ chức, lễ nghi … vẫn ẩn tàng
giáo lý, triết lý…
Phương Châm Hành Đạo của Ngài Thượng Trung Nhựt.
Giáo Lý của Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng.
Đạo Sử của bà Hương Hiếu.
Các bài diễn văn thuyết đạo của các chức sắc Đại Thiên Phong
2.3/- Dạy về tổ chức.
Một số Thánh ngôn, Đạo Nghị Định dạy về tổ chức … là dạy về cơ cấu tổ chức
chánh trị đạo hay hành chánh đạo.
Chánh Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.
Hạnh Đường Giáo Hữu, Lễ Sanh, Bàn Trị Sự ….
(Hội Thánh chưa vẽ lại thành các sơ đồ nên Khối Nhơn Sanh tìm hiểu và thể
hiện sự học hiểu qua các sơ đồ, dĩ nhiên là các sơ đồ nầy Hội Thánh chưa kiểm duyệt).
2.4/- Dạy về lễ nghi.
Như Nghi Tiết Cúng Đại Đàn, Tiểu Đàn, Quan Hôn Tang Lễ …
2.5/- Các công văn hành chánh tôn giáo và Bộ Thông Tin.
Các công văn rất đa dạng để phổ biến một vấn đề hay để giải thích về pháp
luật, lễ nghi … giúp cho đạo sự được êm ấm. Bán Nguyệt San Thông Tin, 122 số có
sự kiểm duyệt của Hội Thánh nên là nguồn đáng tin cậy.
Ba nguồn là chất liệu để tạo ra 5 diện. Nói theo ngành xây dựng thì ba
nguồn là vật liệu xây dựng để tạo ra 5 diện.
Các kinh sách trên đây là căn bản và còn bổ sung khi cần thiết.
3/- Phần hai: Kết luận.
Cấu trúc quyển
PHÁP LÝ HÀNH ĐẠO KHI HỘI THÁNH BỊ CỐT.
PHẦN MỘT: DẪN NHẬP.
1/- Lời Thưa
Trước. (Giới thiệu ĐĐTKPĐ, Hội Thánh bị cốt, Căn cứ vào Thánh Lịnh 257 để hành đạo
“Quyền biến dù dùng khi buổi ngặt, Dằn lòng nhớ tránh kế mưu gian; )
2/- Cách làm và
đọc cuốn sách.
3/- Lời dạy Đức
Hộ Pháp về nhơn tâm và pháp luật đạo: Trung dung đại đạo.
PHẦN HAI: NỘI
DUNG.
1/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
2/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển một và hai).
3/- Tân Luật.
4/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải.
5/- Huấn Dụ số I, NCPS ngày
20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970)
6/- Thánh Lịnh 257.
PHẦN BA: PHỤ LỤC.
1/- Sơ đồ tổ chức.
Phần các sơ đồ tổ chức là phần
tìm hiểu từ kinh sách Hội Thánh ban hành nên chúng tôi đính kèm vào để qúy vị
tham khảo.
2/ Vi bằng thảo
luận.
IV/- Đọc Kinh
Xuất Hội
CTS Thu Cúc
Kết thúc lúc 22 giờ ngày 14/10/2022.
Hết.
MỤC LỤC.
Phần một: Lời Thưa Trước,
trang 03.
Cách làm và đọc cuốn sách, trang 05.
Lời dạy của Đức Hộ Pháp, trang 06.
Phần hai: Nội dung, trang 07.
I/- Kinh
Thiên Đạo và Thế Đạo,
trang 07.
II/- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (quyển một và hai), trang 07.
III/- Tân Luật, trang 07.
IV/- Pháp Chánh Truyền Chú Giải, trang 07.
V/- Huấn Dụ số I, NCPS ngày 20/10/Canh Tuất (DL: 18/11/1970).
Bản vi tính, trang 09.
Ảnh chụp,
trang 10, 11.
VI/- Thánh
Lịnh 257.
Tìm hiểu
Thánh Lịnh 257, trang 12.
Bản vi
tính, trang 15.
Ảnh chụp,
Trang 16.
Phần
ba: Phụ lục, trang 17.
I/- Các
sơ đồ.
1/- Sơ
đồ tổng thể Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, trang 17.
2/- Sơ
đồ tổ chức Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, trang 18.
3/- Sơ
đồ nhân sự Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, trang 19.
4/- Sơ đồ tổ chức hành chánh trung ương, trang 20.
5/- Sơ đồ nhân sự
hành đạo trung ương, trang 21.
6/- Sơ đồ tổ chức
Thánh Thất Tộc Đạo, trang 22.
7/- Sơ đồ Thánh Thất
Tộc Đạo hiểu sai về Lễ Vụ, trang 23.
II/- Vi bằng thảo
luận số 39/97, trang 24.
HẾT.
@@@
Thanh thanh nhựt
nguyệt Cửu-Trùng-Thiên,
Hiện xuất cao nhơn tại nhãn tiền.
Bất quản hổ tranh thâu Bắc-Cực,
Chỉ nguy long đấu đoạt Nam-Uyên.
Sanh tồn cụ pháp vô công trác,
Tử hậu cùng đồ uổng lộ diên.
Hữu đạo, hữu công du tự khả,
Vô công, vô đạo tổng đồ nhiên.
Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển Q 1.
Email liên lạc: khoinhonsanh@gmail.com.
Whatsapp:
+1 469 642 4667.
BA: ẢNH CHỤP