5/ Ngày 16-11-1926 (âl. 12-10-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy Lập Lễ Thánh
Thất.
Mardi 16 Novembre
1926 (12-10-Bính Dần)
NGỌC
HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
Lập Lễ Thánh Thất
Phải làm một Nghi Án trước Ðiện day mặt vô bảy Ngai,
hình vuông đóng bốn mặt, trên như nóc chùa, kết hàng cho đẹp. Nơi ấy phải kín,
bốn phía ra vô có màn, Thầy giáng cơ tại Án ấy nghe à!
Lễ Thánh Thất, chia ra làm lễ khách xuất thâu. Vậy thì
Thầy nói về lễ trước.
Việc lễ:
Thầy giao chánh sự cho Trang, phó sự cho Nhung; phụ sự có Ý nghe à!... Như Ý
không chịu thì Lịch phải thế. Vậy thì chánh sự là Trang làm đầu, Thầy lại thêm ba
vị nữa cho các con rộng dùng là: Mùi, Vân, Ðạt.
Thầy lại hỏi thêm 12 đứa nữa, ai tình nguyện.
Lê Văn Sanh, Dương Văn Hoài.
Nguyễn Xuân Quang, Sơn.
Lê Thế Vĩnh, Hườn.
Trần Văn Bân, Nguyễn Văn Mùi.
Về việc khách:
Khách thì Tương là chánh sự, Luật là phó sự. Thầy muốn đem Hoài vô đặng không
Lịch? Voi là phụ sự, Lại, Son, Thành là giúp. Thầy hỏi 12 đứa tình nguyện:
Giỏi, Bản, Tuất, Tiếp.
Trò, Giảng, Học, Kỳ.
Tường, Hơn, Kính, Ðơn
Về thâu: Thì
Thơ, Như Nhãn, Huệ Quang.
Thầy hỏi hai đứa Châu, Lục... Châu Tuấn.
Về việc xuất:
Xuất thì Lịch, Xài, Hóa (Phủ Hóa, Cần Ðước). Thầy hỏi hai đứa Ký Lục... Kiều,
Vĩnh.
Nghe hành lễ con Trang.
Chưởng Pháp, Ðầu Sư: Thầy định ba ngôi Chưởng Pháp, ba ngôi Ðầu Sư đều có vị.
Phối Sư: Còn
Phối Sư thì Trang, Tương, Thơ là chánh, còn ba mươi ba vị nữa thì tùy theo ngày
phong sau trước đứng nối theo đó.
Giáo Sư: Rồi
tới 72 Giáo Sư, cũng tùy theo ngày thọ sắc mà phân sau trước.
Giáo Hữu: Kế
nữa là 3.000 Giáo Hữu cũng tùy theo Thiên Phong mà đứng theo hàng ngũ phái
Thượng, phái Thái, phái Ngọc vậy.
Phò Loan:
... Tiếp nối theo sau ngay chính giữa nơi bàn Hộ Pháp thì: Ðức, Hậu, Tràng,
Nghĩa. Bên mặt thì: Mạnh, Phước, Mai, Nguyên. Bên trái thì: Ðãi, Kim, Tươi,
Chương.
Hộ Pháp: Còn
lại để dựa bên bàn Hộ Pháp hai cái ghế rồi làm hai cây phướn đề: Thượng Phẩm,
Thượng Sanh.
Thượng Phẩm:
Bên mặt Hộ Pháp là Thượng Phẩm.
Thượng Sanh:
Bên trái Hộ Pháp thì là Thượng Sanh.
Ðưa cây Thượng Phẩm cho Mùi, cây Thượng Sanh cho Vĩnh
cầm hầu hai bên.
Trấn cờ Ngũ phương: tại Ðông phương, Tây phương, Nam
phương, Bắc phương lựa 12 đứa Ðồng nhi cầm cờ, còn giữa thì giao cho Hậu,
Nghĩa, Ðức.
Lịch hiểu à? Khi hành Ðại Lễ cho Thầy rồi thì Lễ Sanh
xướng: "Thiên Phong hoán tẩy", cả thảy đều ra rửa mặt mày cho
tinh sạch. Chừng xướng "Chỉnh túc y quan" thì cả thảy phải thay
Thiên phục.
Lễ Sanh xướng "Lập vị" đứng theo hàng
ngũ cũ như trước. Hành lễ y như tại chùa Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch. Còn Nữ phái
thì đều phải mặc đồ trắng trước hành lễ.
Thiên Phong Nữ Phái: Thì Cư, Tắc phải vào Nghi Án phò
lập Tịch Ðạo phò loan cho Thầy phong Nữ phái trước và lập Tịch Ðạo luôn nữa
nghe.
Trấn Thần: Chừng mặc Thiên phục rồi thì Cư, con chấp
bút nhang cho Thầy trấn Thần mỗi người và nơi mình của chư Thiên Phong rồi mới hành
lễ.
Nhớ biểu Nam phái đứng chẳng hết ở giữa thì qua bên tả
của Thầy, song phải phân hàng ngũ đẳng cấp chúng nó cho tử tế chớ không đặng
lộn xộn.
Hành lễ: Còn bao nhiêu Môn Ðệ đứng tiếp theo sau. Thầy
dặn, hành lễ rồi thì biểu Lễ Sanh xướng "Thiên Phong Phò Loan"
đặng Thầy lập "Phật truyền Chánh pháp". Cư, Tắc phải để Thiên
phục vậy phò cơ nghe. Thầy sẽ giao nhạc cho Mỹ Ngọc và lễ, Nhơn.
Phụ ghi: (*1)
Nguyên bản chánh in là Ngày 16 Novembre 1926 (23-06-Bính Dần), đối chiếu
với LỊCH THẾ KỶ XX (1901 -2000) Ấn bản năm 1976, nhà xuất bản PHỔ THÔNG - HÀ
NỘI ghi Ngày16 Novembre 1926 ngày âm lịch là 12-10-Bính
Dần.
@@@