Trang

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

4572. Bài 1, Đạo Sử Q 2.

 1/ KHAI ÐẠO NƠI CHÁNH PHỦ

 

Ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần (29-9-1926), ông Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung vâng Thánh ý hiệp với chư Ðạo Hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường đứng tên vào Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh Phủ.


Tờ Khai Ðạo đến ngày Mùng một tháng chín (07-10-1926) mới gởi lên Chánh Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ là ông Le Fol. Trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả chư Ðạo Hữu có tên trong Tịch Ðạo.

Tờ Khai ấy làm bằng chữ Lang Sa, phiên dịch ra như vầy:

 

Sài Gòn, Le 7 Octobre 1926.

Kính cùng Quan Thống Ðốc Nam Kỳ Sài Gòn,

 

Chúng tôi đồng ký tên dưới đây, kính cho Quan lớn rõ:

Vốn từ trước, tại cõi Ðông Pháp có ba nền Tôn Giáo lớn là: Thích Giáo, Lão Giáo, và Khổng Giáo, Tiên Nhơn chúng tôi sùng bái cả ba Ðạo ấy, lại nhờ do theo Tôn chỉ quý báu của các Chưởng Giáo truyền lại mới được an cư lạc nghiệp. Trong sử còn ghi câu: "Gia vô bế hộ, lộ bất thập di", chỉ nghĩa là con người thuở ấy an nhàn cho đến đổi ban đêm ngủ không đóng cửa nhà, còn ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm.

Nhưng buồn thay cho đời thái bình phải mất vì mấy duyên cớ sau nầy:

1.                 Những người hành Ðạo đều phân chia ra nhiều Ðạo, nhiều phái mà kích bác lẫn nhau, chớ Tôn chỉ của Tam Giáo đều như một là làm lành lánh dữ và kỉnh thờ Ðấng Tạo Hóa.

2.                 Lại canh cải mối chánh truyền của các Ðạo ấy, làm cho thất chơn truyền.

3.                 Những dư luận phản đối nhau về Tôn Giáo, mà ta thấy hằng ngày cũng tại bả vinh hoa và lòng tham lam của nhân loại mà ra, nên chi người An Nam bây giờ đều bỏ hết những tục lệ tận thiện tận mỹ ngày xưa.

Thấy tình thế như vậy mà đau lòng, cho nên nhiều người An Nam, vì căn bổn, vì Tôn Giáo, đã tìm phương thế hiệp Tam Giáo lại làm một (Quy nguyên phục nhứt) gọi là Ðạo Cao Ðài hay là Ðại Ðạo.

May mắn cho chúng sanh, Thiên tùng Nhơn nguyện, Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế hằng giáng Ðàn dạy Ðạo và hiệp Tam Giáo lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Nam nầy.

Tam Kỳ Phổ Ðộ nghĩa là Ðại Ân Xá lần thứ ba, những lời nói của Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế giáng cơ dạy chúng tôi đều cốt để truyền bá Tôn chỉ Tam Giáo.

Ðạo Cao Ðài dạy cho biết:

1.                 Luân lý cao thượng của Ðức Khổng Phu Tử.

2.                 Ðạo đức của Phật Giáo và Tiên Giáo là làm lành lánh dữ, thương yêu nhân loại, cư xử thuận hòa mà lánh cuộc loạn ly giặc giã.

Chúng tôi gởi theo đây cho quan lớn nghiệm xét:

1.                 Một bản sao lục Thánh ngôn của Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

2.                 Một bổn phiên dịch Thánh Kinh.

Chủ ý của chúng tôi là muốn làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước. Ðược như vậy, chúng sanh sẽ thấy đặng thời kỳ mới mẻ cực kỳ hạnh phúc không thế nào tả ra đặng.

Chúng tôi thay mặt cho nhiều người An Nam, mà đã nhìn nhận sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào tờ Ðạo Tịch ghim theo đây, đến khai cho quan lớn biết rằng: Kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ thông Ðại Ðạo khắp cả hoàn cầu.

Chúng tôi xin quan lớn công nhận Tờ Khai Ðạo của chúng tôi.

Ký tên:

 

- Mme Lâm Ngọc Thanh:

Nghiệp chủ ở Vũng Liêm.

- M. Lê Văn Trung:

Cựu Thượng Nghị Viện, thưởng thọ Ngũ Ðẳng Bửu Tinh (Chợ Lớn).

- Lê Văn Lịch:

Thầy tu - làng Long An (Chợ Lớn).

- Trần Ðạo Quang:

Thầy tu - làng Hạnh Thông Tây (Gia Ðịnh).

- Nguyễn Ngọc Tương:

Tri phủ - chủ quận Cần Giuộc.

- Nguyễn Ngọc Thơ:

Nghiệp chủ - Sài Gòn.

- Lê Bá Trang:

Ðốc Phủ Sứ - Chợ Lớn.

- Vương Quan Kỳ:

Tri Phủ sở Thuế Thân - Sài Gòn.

- Nguyễn Văn Kinh:

Thầy tu - Bình Lý Thôn, Gia Ðịnh.

- Ngô Tường Vân:

Thông Phán - Sở Tạo Tác, Sài Gòn.

- Nguyễn Văn Ðạt:

Nghiệp chủ - Sài Gòn.

- Ngô Văn Kim:

Ðiền chủ - Ðại Hương Cả, Cần Giuộc.

- Ðoàn Văn Bản:

Ðốc Học trường Cầu Kho.

- Lê Văn Giảng:

Thơ toán hảng Ippolito - Sài Gòn.

- Huỳnh Văn Giỏi:

Thông Phán sở Tân Ðáo - Sài Gòn.

- Nguyễn Văn Tường:

Thông Ngôn sở Tuần Cảnh - Sài Gòn.

- Cao Quỳnh Cư:

Thư ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn.

- Phạm Công Tắc:

Thư ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn.

- Cao Hoài Sang:

Thư ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn.

- Nguyễn Trung Hậu:

Ðốc Học Trường Tư Thục Ða Kao.

- Trương Hữu Ðức:

Thư ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn.

- Huỳnh Trung Tuất:

Nghiệp chủ Chợ Ðuổi - Sài Gòn.

- Nguyễn Văn Chức:

Cai Tổng - Chợ Lớn.

- Lại Văn Hành:

Hương Cả - Chợ Lớn.

- Nguyễn Văn Trò:

Giáo Viên - Sài Gòn.

- Nguyễn Văn Hương:

Giáo Viên - Ða Kao.

- Võ Văn Kỉnh:

Giáo Tập - Cần Giuộc.

- Phạm Văn Tỷ:

Giáo Tập - Cần Giuộc.

 

Phụ ghi: Tài liệu nầy có trong quyển Tiểu Sử Ðức QUYỀN GIÁO TÔNG

@@@