TÌM
HIỂU KINH ĐẠI TƯỜNG
Bài 3.
Hội Thánh chưa kiểm duyệt.
Câu 3: Tái sanh sửa đổi chơn-truyền,
Tái sanh: sanh ra từ
bụng mẹ theo luật tạo hóa. Đức Di-Lặc phải thọ tinh cha, huyết mẹ hưởng âm
dương chi khí theo luật Nhứt Thân Tam Thể khi đến thế gian để thi hành phận sự.
Sửa đổi chơn truyền là gì? Thánh Thư hải
ngoại số 12 ngày 08-4-1958 ĐHP dạy: Mấy em biết cơ tận độ của Đức Chí Tôn
nơi mặt thế nầy, Đại Từ Phụ đến lập giáo không giống triết lý đạo giáo
nào tất cả. Theo đó để hiểu thì chơn truyền của ĐĐTKPĐ có thay đổi hay
mới so với tam giáo trước đây. Thí dụ như Đức Chí Tôn dùng cơ bút để lập đạo, lập
thể pháp và bí pháp, lập Thánh thể, lập QUỐC ĐẠO nên lập tôn giáo pháp quyền
(có tam quyền phân lập), lập Phước Thiện, lập Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh … Trong
giới hạn tìm hiểu bài KINH ĐẠI TƯỜNG chúng tiểu đệ muội xin trình bày sửa đổi
chơn truyền qua 2 phần: Nguyên lý lập ĐĐTKPĐ năm 1926 và Khai Cơ Tận Độ năm
1935.
Bài 1: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/08/5118-vi-bang-1-tim-hieu-kinh-ai-tuong.html#more
Về căn bản Thầy là vô vi nên phải
nhờ tay hữu hình thi hành, theo trình bày tại bài 2 thì Đức Hộ Pháp là thể pháp
và Đức Di-Lặc là bí pháp nên phần thi hành cả hai là một, một mà hai và đều
theo lịnh Đức Chí Tôn. Thể pháp và bí pháp là những khái niệm nên là phương tiện
để hiểu được vấn đề, hiểu được vấn đề là nhờ không chấp ở thể pháp hay bí pháp
đó là Trung dung Đại Đạo.
Câu kinh Tái sanh sửa đổi chơn
truyền hiểu theo hệ thống là Đức Di-Lặc (hay Đức Hộ Pháp) tái sanh để sửa đổi
chơn truyền theo lịnh của Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn vi chủ ĐĐTKPĐ nên mọi việc đều
phải theo lịnh của Đức Chí Tôn.
Xác định ba diện chơn truyền.
Diện một: chơn truyền của Thầy
dùng để lập ra ba nhánh Phật, Tiên, Nho vào thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ.
Diện hai: Chơn truyền của các bậc
Giáo chủ Phật, Tiên, Nho dùng để lập từng nhánh, rồi mỗi nhánh lại chia ra nhiều
chi phái.
Diện ba: là chơn truyền của
ĐĐTKPĐ.
Vậy sửa đổi chơn truyền của diện
nào?
Chúng tiểu đệ muội chọn diện một,
không chọn diện hai và diện ba.
Tại sao không chọn diện hai? Bởi vì khi
Thầy giao chánh giáo cho các bậc Giáo chủ là Thầy đã giao trọn quyền (cả về phần
hồn) và Thầy đến không phải để lấy lại theo lời dạy trong PCT CG: … Nay
Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại của
nó … cho nên Thầy lập ĐĐTKPĐ theo cách khác. Thầy không lấy lại nghĩa
là Thầy để chơn truyền của các Giáo chủ ba nhánh Phật, Tiên, Nho diễn tiến theo
luật Luân Chuyển Hóa Sanh.
PCT CG phẩm Giáo Tông: Đây là
lời Thánh giáo của Thầy đã dạy Hộ Pháp khi Người hỏi Thầy về quyền của Giáo
Tông.
Hộ Pháp hỏi:
"Thưa Thầy theo như luật lệ Thánh Giáo Gia Tô Thầy truyền tại thế, thì Thầy
cho Giáo Tông trọn quyền về phần hồn và phần xác; Người nhờ nương quyền hành
cao trọng đó, Đạo Thánh mới có thế lực hữu hình như vậy. Đến ngày nay, Thầy giảm
quyền Giáo Tông của mấy con về phần hồn đi, thì con sợ e cho Người không đủ quyền
lực mà độ rỗi chúng sanh chăng?"
Thầy đáp: "Cười! Ấy là một điều lầm
lạc của Thầy, vì nặng mang phàm thể mà ra. Thầy cho một người phàm đồng quyền
cùng Thầy về phần hồn thì nó lên ngai Thầy mà ngồi, lại nắm quyền hành CHÍ TÔN ấy,
đặng buộc nhơn sanh phải chịu lòn cúi trong vòng tôi tớ của xác thịt hơn nữa.
Cái quyền hành quí hóa ấy, Thầy tưởng vì thương mà cho các con, nào dè nó là một
cây gươm hai lưỡi để giục loạn cho các con.
Nay Thầy đến chẳng phải lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến
làm cho tiêu diệt cái hại của nó; nếu muốn trừ cái hại ấy thì
chẳng chi hay hơn là chia đôi nó ra, không cho một người nhứt thống.
Kẻ nào đã nắm trọn phần hữu hình và phần Thiêng Liêng,
thì là độc chiếm quyền chánh trị và luật lệ, mà hễ độc chiếm quyền chánh trị và
luật lệ vào tay, thì nhơn sanh chẳng phương nào thoát khỏi vòng áp chế.
Như Thầy để cho Giáo Tông trọn quyền về phần xác và phần
hồn (nghĩa là Đạo và Đời) thì "HIỆP THIÊN ĐÀI" lập ra chẳng là vô ích
lắm sao con? "CỬU TRÙNG ĐÀI" là Đời "HIỆP THIÊN ĐÀI" là Đạo,
Đạo không Đời không sức, Đời không Đạo không quyền: Sức quyền tương đắc mới
mong tạo thời cải thế, ấy là phương hay cho các con liên hiệp cùng nhau, chăm
nom săn sóc lẫn nhau, mà giữ vẹn Thánh Giáo của Thầy cho khỏi trở nên phàm
giáo". (Hết trích)
Đoạn: Nay Thầy đến chẳng phải
lấy nó lại, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại của nó có nghĩa
là Thầy không lấy quyền đã giao cho các bậc Giáo chủ, Thầy cũng không sửa chơn
truyền của các bậc Giáo chủ, mà Thầy chỉ đến làm cho tiêu diệt cái hại của
nó bằng cách lập ĐĐTKPĐ theo cách khác, đó là Thầy sửa chơn truyền.
Tại sao không chọn diện ba? Nếu hiểu Đức
Di-Lặc sửa đổi chơn truyền của ĐĐTKPĐ thì không phù hợp với Lời Minh Thệ: … hiệp
đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài …, Thầy lập chánh giáo chơn truyền cho
ĐĐTKPĐ, giao cho nhơn sanh gìn giữ. Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh cho phép nhơn
sanh được quyền đệ trình những điều cần chỉnh sửa đó là chánh pháp của Đạo. Vậy
tại sao lại không thực hành quyền được ban cho mà trông chờ vào Đức Di-Lặc?
Hơn nữa câu trên dạy: Đức Di-Lặc
đương thâu thủ phổ duyên từ năm 1935 chứ đâu phải chờ đến bảy trăm ngàn năm
sau mới hành đạo. Cách hiểu nầy vừa sai về thời gian, sai về chánh lý, trốn
tránh nghĩa vụ khi Minh Thệ.
Trên thực tế sau khi Hội Thánh bị
cốt (1983), chi phái 1997 ra đời tại Tòa Thánh Tây Ninh, mạo danh Hội Thánh làm
cho nhơn sanh lầm lẫn; một số văn bút ra đời biện luận rằng chờ Đức Di-Lặc tái
sanh sửa đổi những điều sai trái trong Đạo … là thiếu trách nhiệm của một Tín đồ,
ru ngủ người đạo phế vong phận sự; dù vô tình hay cố ý cũng dẫn đến hậu quả
ngăn chận con đường công quả của nhơn sanh và dĩ nhiên là có lợi cho tà quyền.
Sửa đổi chơn truyền theo diện
một.
Xin liệt kê một vài trích đoạn để
hiểu: Sửa cái gì, sửa như thế nào?
Sửa thứ nhứt: Ba nhánh thành một
nhánh (Qui Tam giáo). Bài Khai Kinh dạy: Một cội sanh ba nhánh in nhau,
là ba nhánh Phật, Tiên, Nho thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ được tạo ra theo cùng một
nguyên lý và giao cho các Đấng làm Giáo chủ.
Đến Tam Kỳ Phổ Độ (TKPĐ) Thầy qui
ba nhánh làm một và chính mình Thầy làm chủ. TNHT Q1 trang 7, bản in 1972. Thầy
dạy ngày 20-2-1926. … Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ,
sau các con sẽ hiểu. …
Nhận xét: Từ ba nhánh
Phật, Tiên, Nho Thầy sửa thành một nhánh là ĐĐTKPĐ. Xưa Thầy giao các nhánh cho
các bậc Giáo chủ làm chủ (mà các bậc Giáo chủ ấy là phàm), nay Thầy không giao
cho tay phàm mà do chính mình Thầy làm chủ. Trong cái nhánh ĐĐTKPĐ Thầy đã qui
tam giáo (3 nhánh) vào pháp luật đạo.
Sửa thứ hai: Tam giáo qui nhứt
và phản tiền vi hậu. Thứ tự Thầy lập ba nhánh: Phước Linh Tự: Ngày 15/9 Bính Dần (24-10-1926).
… Thầy nói cho các con rõ: Vì cớ nào trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ thì thờ
Thầy ngồi trước, vì trước là lớn phải vậy. …
… Thầy lập Phật giáo từ khi khai thiên lập địa nên Phật giáo là trước, kế
Tiên giáo rồi mới đến Nho giáo. Nay là Hạ ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi
đầu nên phải phản tiền vi hậu. Tỉ như lập Tam giáo qui nhất thì:
Nho là trước.
Lão là giữa.
Thích là chót.
Nên Thầy phải ngồi sau Phật, Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại Vô vi
chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy. (TNHT Q1 trang 43, bản in 1972.)
Nhận xét: Bài Thánh
ngôn trên Thầy dạy khi xưa lập ba nhánh thì đi từ Phật, Tiên, Nho nay qui Tam
giáo thì đi theo thứ tự Nho, Tiên, Phật, cho nên Đạo dụng Nho Tông chuyển thế rồi
lần lên Tiên, Phật, ấy là Tam giáo qui nhứt và thay đổi thứ tự.
Sửa thứ ba: Hiệp Nhứt Ngũ Chi
(Ngũ chi Phục Nhứt). Ngày 24-4-1926 Thầy dạy: Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Đại-Đạo là:
Nhơn-đạo,
Thần-đạo,
Thánh-đạo,
Tiên-đạo,
Phật-đạo.
Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước
Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương
mình mà thôi.
Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần
nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục
nhứt. Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh- Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng
xa Thánh-Giáo mà làm ra cuộc Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần
trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh
Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế
cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo.
Nhận xét: Chữ vốn từ trước
có nghĩa là Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ, hai thời kỳ nầy nhân loại từ ăn
lông ở lỗ tiến đến văn minh nông nghiệp, con người di chuyển bằng cơ bắp hay sức
kéo của gia súc nên còn ngăn cách bởi địa lý (Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc
duyệt) nên Thầy phân ra làm ba nhánh (Phật, Tiên, Nho) để khai sáng. Thầy lại
cho quyền mỗi nhánh lập ra nhiều chi phái cho phù hợp với tài nguyên và môi trường
của vùng miền mà sống đạo và hành đạo (Ngũ Chi). Nhân loại đi từ văn minh nông
nghiệp, tiến lên văn minh công nghiệp, văn minh điện và điện tử. Nhân loại bước
vào thời kỳ năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà Càn Khôn dĩ tận thức, các nền
văn hóa giao lưu nhau nên xảy ra xung đột. TKPĐ Thầy đến Quy Nguyên Tam Giáo,
Hiệp Nhứt Ngũ Chi lại làm một và dạy thêm những điều mới để xây dựng nền văn
minh mới. ĐHP ngày 14-2-Mậu Thìn (5-3-1928): Thầy hiệp nhứt Ngũ chi thành một
cái thang có năm nấc cho nhơn sanh theo đó mà công quả.
Sửa thứ tư: Hai thời kỳ
trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm nghĩa là giao luôn phần hồn. TKPĐ Thầy
không giao chánh giáo cho tay phàm nghĩa là không giao hồn của đạo cho tay phàm
như hai thời kỳ trước. Thầy cầm phần hồn của đạo nhưng lập chánh thể là phần hữu
hình của Hiệp Thiên và Cửu Trùng để làm Thánh thể (nắm phần xác).
Sửa thứ năm: Đến TKPĐ
chính Thầy lập ra chánh thể, đó là sự khác biệt so với hai thời kỳ trước: … Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng
chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể,
có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến
nơi Bồng Đảo …
Tóm lại: Có 3 thời kỳ
mở Đạo nhưng có 2 nguyên lý. Nguyên lý của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ là Đạo từ vô vi
xuống lần đến hữu hình; Nhứt bản tán vạn thù (từ một gốc phân ra nhiều
hình thức). Nguyên lý của TKPĐ Đạo từ hữu hình tiến lần đến vô vi; Vạn
thù quy nhứt bản (từ nhiều hình thức trở về cái gốc là đạo).
Xin mời xem bảng liệt kê.
Những cách hiểu khác (đối chiếu
theo quyền tự do trong đạo đức).
Cách 1: Chi phái 1997 ăn cắp căn
cước của Đạo, ăn cướp Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo, làm cho sai lạc chơn truyền,
(bắt banh thay cho cơ bút) nên Đức Di-Lặc sẽ tái sanh để sửa đổi lại cho đúng với
chơn truyền ĐĐTKPĐ.
Cách
hiểu nầy sai với chữ đương: Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên… Chữ
đương là sự việc đang xảy ra, đâu phải dạy sắp xảy ra. Câu kinh
có nghĩa là Đức Di-Lặc đang hành đạo, đang có mặt tại thế, để thực hiện nhiệm vụ
từ năm 1935, đâu phải đợi chi phái 1997 ra đời mới hành đạo. Cũng sai về đối tượng
sửa đổi chơn truyền. Thiên Thơ dạy Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền,
môn đệ Cao Đài căn cứ vào pháp luật đạo để lập công quả, mới đáng phận; và đúng
với Lời Minh Thệ: … Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài …
Cách 2: Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lý 171/B Cống Quỳnh Sài Gòn biên soạn sách Lịch Sử Đạo Cao Đài. Trong đó
chia Đại Đạo làm 2 nhánh, nhánh 1 của Ngài Ngô Minh Chiêu là Nội Giáo Tâm Truyền,
và gọi ĐĐTKPĐ là nhánh 2 Ngoại Giáo Công Truyền. Không nhìn nhận đêm 14 rạng
15-10-Bính Dần (18/19-11-1926) là Ngày Khai Đạo mà gọi là Khai Minh Đại Đạo vì
Đức Chí Tôn đã khai đạo trước đó. Đức Chí Tôn của CQPTGL khác và trái ngược với
Đức Chí Tôn trong TNHT Q2 trang 127 dạy ngày 14-10-Bính Dần (18-11-1926) là
Ngày Khai Đạo.
CQPTGL gọi
ĐĐTKPĐ là nhánh 2 cũng trái ngược với lời Đức Chí Tôn dạy trong Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển Q 1 trang 7, bản in 1972. Thầy dạy ngày 20-2-1926. … Cái nhánh các con
là nhánh chính mình THẦY làm chủ, sau các con sẽ hiểu. … (ảnh chụp).
CQPTGL
tuyên bố Đức Chí Tôn về cơ (1965) giao cho họ nhiệm vụ thống nhất cơ đạo. Các Đấng
dạy họ lập ra các phẩm tước trong CQPTGL như Giáo Sĩ, Hiệp Lý Minh Đạo … không
có trong PCT. Họ cũng không có hành chánh đạo vậy thì họ lấy tư cách gì để sai
khiến những Chức sắc của Hội Thánh làm theo kế hoạch của họ?
Kinh
dạy: Lành dữ hai đường vừa ý chọn … CQPTGL chọn cách phá hoại chánh giáo
của Đức Chí Tôn và người đạo có đủ quyền chỉ ra: ông Trời của CQPTGL 171/B Cống
Quỳnh, Sài Gòn không phải là ông Trời trong ĐĐTKPĐ bởi vì ông Trời của Đạo Cao
Đài dạy ngày 24-4-1926: … Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng
dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Đảo.
Chánh thể của Thầy lập có thể
pháp và bí pháp. Chánh thể của Thầy có Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu
Trùng Đài. Phần hữu hình của chánh thể có Hội Thánh là hình thể Chí Tôn tại thế,
có Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, có Phước Thiện. Muốn cầm quyền hành chánh đạo dầu
cho một phẩm Chức việc cũng phải từ bỏ quyền đời để trọn tâm lo cho đạo. Còn
vào hàng Chức sắc phải phế đời hành đạo, ly gia cắt ái thực hành Thiên đạo mà dìu
dắt môn đệ Cao Đài Ngọc Đế giữ câu Minh Thệ; nhứt phải theo pháp luật đạo chẳng
được chuyên quyền là lập thành tả đạo …
Phẩm Đầu Sư lập thệ: " Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung
Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ,
trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng làm trọn Thiên Đạo mà dìu dắt cả mấy em
chúng tôi đều là môn đệ của Cao Đài Ngọc Đế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định
chẳng dám chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ
Lôi tru diệt." (TNHT Q 1, trang
15, bản in 1927)
CQPTGL biên soạn sách Lịch Sử
Đạo Cao Đài sửa chữ mà thành chữ và làm sai lạc ý nghĩa lời thề.
Đức
Chí Tôn dạy: chi chi cũng tại Tây Ninh mà thôi … nghĩa là cả thể pháp và
bí pháp Thầy trao truyền cho Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh mà CQPTGL tạo ra
một ông Trời khác rồi tuyên bố ông Trời của CQPTGL dạy họ thống nhứt nền đạo
thì đó là quyền tự do của họ, ai tin họ cũng là quyền tự do chọn mặt gởi vàng.
Về cơ bút: ĐHP dạy cơ bút có
4 cửa: Cửa 1: ma quỉ nó nhập mà ma quỉ đâu bao giờ xưng danh ma quỉ nó phải mượn
danh các Đấng cao trọng để gạt người. Cửa 2: chính hai đồng tử ăn ý nhau rồi viết
ra chứ chẳng có ai nhập. Cửa 3: những người hầu đàn dùng điển lực của họ điều
khiển đồng tử viết. Cửa 4: mới tới các Đấng thiêng liêng cao trọng.
Đức
Thượng Đế tuyên bố chỉ có một đàn cơ dạy về ĐĐTKPĐ và giao nhiệm vụ cầu cơ cho
15 người. Phổ Cáo Chúng Sanh ĐĐTKPĐ (13-10-1926), trang 06 dạy: "Vậy
các con khi nghe nói Cao Đài nơi nầy, Cao Đài nơi kia đừng vội tin mà lầm mưu
Tà-Mị"
Theo
lời dạy trên thì cơ bút của CQPTGL không phải của Thầy.
ĐHP
dạy: Cơ bút tạo đạo được thì cơ bút có thể diệt đạo được, cơ bút có thể
phong cho người ăn mày nơi đầu đường xó chợ lên địa vị Giáo Tông, Hộ Pháp,
rất đổi ngày Lễ Khai Đạo tại Chùa Gò Kén mà quỉ nó còn nhập đàn cho nên Ngài rất
lấy làm kinh sợ cơ bút. Cho nên ĐHP có bút phê:
các Đấng muốn dạy việc chi thì
phải giáng cơ tại Cung Đạo trước Thánh Thể Đức Chí Tôn thì chúng ta mới nhìn nhận.
CQPTGL
có quyền tự do cầu cơ rồi tuyên bố là ông Trời của họ dạy họ làm những điều
trái nghịch với ông Trời trong TNHT. Tin hay không là quyền tự do mỗi người.
Nhưng vấn đề là CQPTGL mạo nhận danh hiệu ĐĐTKPĐ để trên bìa sách, đó là gian ý
nên chúng tôi làm rõ trước công luận. Khi nào họ viết sách mà không mạo nhận
danh hiệu ĐĐTKPĐ trên bìa sách nữa thì chúng tôi chẳng bàn luận đến họ.
Phật
Mẫu Chơn Kinh câu 39-40: Kỳ khai tạo nhứt Linh-Đài, Diệt hình tà pháp cường
khai Đại-Đồng cho nên người đạo phải căn cứ vào Thiên Thơ, căn cứ vào lời
nguyện thứ năm: Ngũ nguyện Thánh Thất an ninh để lập công quả cho mình
chứ sao phải chờ Đức Di-Lặc Vương? Nếu cái gì cũng chờ thì Đức Chí Tôn mở trường
thi công quả cho ai?
Cách
hiểu liên quan đến CQPTGL cũng không phù hợp với chữ ĐƯƠNG trong câu kinh: Di-Lặc
đương thâu thủ phổ duyên … như đã trình bày ở cách 1.
Cách 3: Khi tìm hiểu bài Kinh
Đại Tường, một vị Hiền tài viết:
Viết
Đức Di-Lặc sẽ giáng linh là trái nghĩa với Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên
và tái sanh khác với giáng linh. Xin làm rõ ở phần sau.
Một
vị Hiền Tài khác tìm hiểu về Bài Kinh Đại Tường đã viết thành sách (trang 447):
Đức Di-Lặc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống cõi trần nầy một lần nữa để sửa đổi
cho đúng chơn truyền tất cả những giáo lý của các nền tôn giáo xưa, bởi vì giáo
lý của các nền tôn giáo nầy qua hơn hai ngàn năm truyền bá đã bị người đời canh
cải làm sai lạc rất nhiều … (hết trích).
/- Về xã hội: nhân loại bước
vào thời toàn cầu hóa, các niềm tin tôn giáo xung đột nhau là một trong những
nguyên nhân dẫn đến Đệ nhứt và Đệ nhị thế chiến. Nhân loại ngồi lại với nhau lập
ra Liên Hiệp Quốc, từ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lập ra Công
Ước về quyền Dân sự và Chính trị; Điều 18:
(1) Tất cả mọi người đều có quyền tự do
tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này phải bao gồm quyền tự do
có hoặc thay đổi tôn giáo hay thế giới quan theo ý mình, và quyền tự do biểu thị
tôn giáo hay thế giới quan thông qua việc giảng dạy, thực hành, thờ phụng và cử
hành các nghi lễ cho riêng cá nhân mình hay cùng với tập thể, ở chốn công cộng
hay chỗ riêng tư.
(2) Không ai có thể bị bắt buộc phải giới
hạn quyền tự do có hoặc đi theo một tôn giáo hoặc một thế giới quan tự chọn.
(3) Quyền tự do biểu thị tôn giáo hay thế
giới quan chỉ có thể bị giới hạn theo luật vì nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng,
trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của
người khác.
(4) Các quốc gia thành viên cam kết bảo
đảm cho cha mẹ, hoặc người có quyền bảo dưỡng quyền được tự do giáo dục con cái
mình về mặt tôn giáo và đạo lý theo cách thích hợp với niềm tin của mình.
Theo
đó quyền tự do tôn giáo và niềm tin là quyền của tạo hóa ban cho nên là quyền
phổ quát, nhân loại được hưởng thụ mà không phải kèm theo điều kiện nào hay
nghĩa vụ nào. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải xin cho.
Vị
Hiền tài viết: Đức Di-Lặc Vương Phật sẽ giáng sanh xuống cõi trần nầy một lần
nữa để sửa đổi cho đúng chơn truyền tất cả những giáo lý của các nền tôn giáo
xưa … trên thực tế mỗi tôn giáo có hệ thống tổ chức riêng, trong khi Đức
Di-Lặc là nhân sự ĐĐTKPĐ vậy lấy tư cách chi để xen vào mà sửa? Có phải là đụng
chạm với niềm tin tôn giáo và đi ngược với trào lưu nhân quyền của nhân loại?
Thầy
dạy: Lành dữ hai đường vừa ý chọn … là đã ban quyền tự do cho mỗi người
tự chọn, thì làm sao vi phạm quyền tự do của Thầy ban cho mỗi người được?
PCT CG: Chí Tôn
đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường
hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho Thế Giới đặng hòa bình,
thoát cơ tận diệt. Theo đó thì Đạo Cao Đài làm bạn với các tôn giáo chứ
không xen vào nội bộ của tôn giáo.
Ngày
10-9-1958 ĐHP dạy: Hôm nay Bần Đạo giảng về Nhơn Sanh nhập vào trường thi. Học
thì phải có thi, thi mới biết giá trị của thí sinh dày công học tập chẳng uổng
công phu…
… Buổi Hạ
Nguơn nầy mãnh liệt vô cùng khốc liệt, nên các cơ quan Đại Đồng Thế Giới phải
nhập cuộc trường thi Phong Thánh. Bần Đạo quả quyết cho Nhơn Sanh tự thức giác,
có nghĩa là cuối Hạ Nguơn Tam Chuyển, bắt đầu Nguơn Tứ Chuyển thì mở cửa cho cả
thiên hạ nhập trường chung cuộc khảo thí.
Tín Đồ Cao
Đài là thí sinh có trường lớp, có Thầy dạy hẳn hoi. Thế mà hôm nay Bần Đạo xem
môn sinh quá tệ.
Bài vở Thánh
Ngôn Thánh Giáo tiềm tàng nhưng không chịu nghiên cứu học thuật để làm Thánh
làm Tiên; ngược lại theo học bóng chàng đồng cốt, sấm giảng bá vơ, cúi đầu lạy
tà mị, đem tiền dưng cho kẻ lợi dụng mê tín ăn hưởng.
Hại thay cho
mối Đạo của Thầy trong cơn khảo thí. Cuộc khảo thí nầy rất quan trọng…
Liên Hiệp Quốc
là một trong những cơ quan Đại-Đồng thế-giới song hành với Đạo Cao Đài, Điều 18
trên đây phù hợp với lời dạy: … Lành dữ hai đường vừa ý chọn … là một ví
dụ.
Về thiêng liêng: Tam giáo (ba
nhánh) xuất phát từ Đức Chí Tôn, chơn truyền tam giáo do Chí Tôn ban, Đức Di-Lặc
dưới quyền Đức Chí Tôn thì làm sao có đủ quyền năng để sửa chơn truyền của Chí
Tôn?
Như
vậy câu: Tái sanh sửa đổi chơn-truyền phải hiểu đối tượng để sửa là chơn
truyền của Thầy dùng để lập ra Tam giáo thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ như đã trình bày
chứ không phải là chơn truyền của từng tôn giáo.
Niềm tin của nhân loại: Ba
nhánh trước đây là do Thầy dạy lập ra, khi nhân loại tấn hóa đến văn minh điện
và điện tử thì Thầy lập Cái nhánh ĐĐTKPĐ là lập một nền văn minh mới. Đức Chí
Tôn ban quyền cho nhân loại được tự do chọn lựa, cho nên nhân loại vẫn có quyền
chọn theo các nhánh do Chí Tôn lập ra, không ai can thiệp được.
Các
vị viết theo hướng Đức Di-Lặc can thiệp vào chơn truyền các tôn giáo trước đó chưa
được Hội Thánh kiểm duyệt vẫn đề đại tự Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên bìa sách rồi
đem quảng bá. Đó là việc làm sai với Chương Trình Hiến Pháp do Hội Thánh ban
hành năm 1928 tại điều 22 và 24. Sự vi phạm ấy lại gây ra sự hiểu lầm trong xã
hội và cũng không phù hợp với chữ ĐƯƠNG trong câu kinh Di-Lặc đương thâu thủ
phổ duyên.
Câu
4: Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.
ảnh chụp