Trang

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2024

5337. Vi Bằng 4: Tìm Hiểu KINH ĐẠI TƯỜNG. Bài 4.

 


TÌM HIỂU KINH ĐẠI TƯỜNG

Bài 4.
Hội Thánh chưa kiểm duyệt.

 

Đối chiếu chơn truyền của Tam Giáo và chơn truyền của ĐĐTKPĐ thì Khai Cơ Tận Độ năm 1935 cũng là sự thay đổi.

Câu 4: Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong

Lời Tựa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo dạy rõ: Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: Đã trải qua mười năm CHÍ-TÔN mới mở cơ tận độ. Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân-Kinh nầy mà thôi 

Cơ tận độ là gì? Theo thiển ý tận độ là độ mọi đối tượng không phân biệt Nam-Nữ, không phân biệt màu da sắc tóc, chính kiến, ngôn ngữ; độ cả người sống và người chết …. Di-Lặc Chơn Kinh: … Nhược nhơn đương sanh, nhược nhơn vi sanh, nhược nhơn hữu kiếp, nhược nhơn vô kiếp, nhược nhơn hữu tội nhược nhơn vô tội, nhước nhơn hữu niệm, nhược nhơn vô niệm … từ Vô thượng cho đến thậm thâm đều có pháp rất vi diệu.

Bài 3: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/09/5336-vi-bang-3-tim-hieu-kinh-ai-tuong.html#more


Cơ tận độ trong ĐĐTKPĐ thể hiện qua ba con đường về với Đức Chí Tôn (là giải thoát, đến Bạch Ngọc Kinh hay Niết Bàn) là Hành chánh, Phước Thiện và Tu chơn hay Tịnh luyện.

Hành chánh, là đi theo con đường Cửu Thiên Khai Hóa với phẩm tước và nhiệm vụ của Cửu Trùng Đài (CTĐ). Chức sắc CTĐ từ phẩm Giáo Hữu trở lên phải chọn trong hàng thượng thừa, số lượng nhân sự có qui định. Lễ Sanh thuộc về trung thừa Thầy không giới hạn, nhưng muốn vào phẩm Lễ Sanh phải qua cửa Chức việc, sau Hội Thánh có mở thêm một vài cánh cửa khác nhưng cũng là mở cho người đã nhập môn cầu đạo. Chức việc là các phẩm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự. Đối tượng lập công quả trong hành chánh đạo phải là người nhập môn cầu đạo, như vậy chưa đủ phương thế tận độ con cái Đức Chí Tôn.

ĐHP: Các chơn-hồn mượn xác phàm phải đi theo phẩm-trật Cửu-Thiên Khai-Hóa, tức là theo Hội-Thánh Cửu-Trùng-Đài, dùng tài sức mình lập công để đoạt Đạo, nghĩa là phải đi từ bậc Đạo-Hữu lên Lễ-Sanh, Giáo-Hữu, Giáo-Sư, v.v... Phải lập công từ Tiểu-Thừa, Trung-Thừa đến Thượng-Thừa, phải ăn chay từ sáu ngày mỗi tháng đến mười ngày, rồi ăn chay trường luôn, phải tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, các chơn-hồn đi theo phẩm-trật Cửu-Thiên Khai-Hóa còn phải có tự-tín rồi tha-tín, tức là giác-nhi giác-tha đó vậy, có tự-tín rồi tha-tín tức là có tự độ mình rồi độ chúng-sanh. Đạo Cao-Đài khác với các nền Tôn-Giáo khác là ở chỗ đó, trước hết phải độ mình, độ gia-đình mình rồi độ ngoài thân tộc, tức là độ cả nhơn-loại vậy; mình phải học để mình hiểu Đạo. Hiểu Đạo rồi, nói sao cho thân tộc mình hiểu Đạo, chẳng những nói Đạo cho thân tộc mình biết mà thôi, mà phải nói Đạo cho toàn nhơn-loại nữa. Mình học để biết Đạo là lập Đức, nói Đạo cho thân tộc mình biết Đạo là lập Công, độ toàn nhơn-loại là lập Ngôn, có làm đủ ba điểm đó mới về được với Đức Chí-Tôn bằng con đường Cửu-Thiên Khai-Hóa. (Con Đường Thiêng Liêng Hàng Sống, 16-9-1948)

Phước Thiện, Đức Chí Tôn dạy Hiệp Thiên Đài mở ra con đường Phước Thiện, theo luật tuyển chọn của Phước Thiện người chưa nhập môn cầu đạo vẫn có đủ quyền tham gia Phước Thiện. Con đường Phước Thiện khởi đầu như nhau dầu sang trọng hay nghèo khó, dầu trí thức khoa bảng hay bình dân ít học đều phải bắt đầu từ phẩm Minh Đức. Trường hợp đặc biệt, những người có công nghiệp cứu khổn phò nguy cho bá tánh có bằng chứng hiển nhiên muốn vào Phước Thiện thì được dâng công nghiệp cho Đại Hội Phước Thiện định vị. Phước Thiện có cả người nhập môn cầu đạo và chưa nhập môn cầu đạo, nghĩa là cả đạo và đời đều có thể đạt phẩm vị của Phước Thiện nên thể hiện đầy đủ ý nghĩa Cơ tận độ thời Hỗn-Ngươn-Thiên.

Xét về thời gian Đức Hộ Pháp giải trình về Phước Thiện năm 1933 (Diễn văn ngày 15-8-Quí Dậu), đến năm 1935 (Ất Hợi) được Đức Lý Giáo Tông cho phẩm Giáo Thiện của Phước Thiện mượn áo mão của Lễ Sanh 03 năm để bổ đi các Tỉnh, lo mở Phước Thiện và dạy đợi đến ngày Hội Thánh lập nên Hội Quyền Vạn Linh để đưa ra hội quyết định. Năm 1937 (Đinh Sửu) Hội Thánh mở Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và Phước Thiện được nhìn nhận. Chiếu theo nguyện ước của Hội Quyền Vạn Linh Hội Thánh đưa Phước Thiện vào Đạo Luật Mậu Dần (1938).

Năm 1935 (Ất Hợi) cũng là năm được ban Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Lời tựa Hội Thánh dạy: Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: Đã trải qua mười năm CHÍ-TÔN mới mở cơ tận độ. Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân-Kinh nầy mà thôi … đối chiếu thời gian thành lập và ý nghĩa Phước Thiện với lời dạy trên để hiểu thể pháp và bí pháp song song nhau. Trong ba con đường về với Đức Chí Tôn khai mở Phước Thiện là mở bí pháp của đạo.

Đối chiếu thời gian, luật tuyển chọn Phước Thiện về thể pháp và bí pháp của Phước Thiện (Hộ Pháp là thể pháp, Di-Lặc là bí pháp) chúng tiểu đệ muội nhận thấy Phước Thiện có đầy đủ yếu tố trong câu kinh: Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.

ĐHP: Lập vị mình theo Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng tức là theo Hội-Thánh Phước-Thiện, nơi đây ngoài việc ăn chay giữ-gìn luật Đạo tùng theo chơn-pháp của Đức Chí-Tôn còn phải dùng Đức để lập vị mình.

Muốn lập đức phải đi từ Minh-Đức, Tân-Dân, Thính-Thiện, Hành-Thiện, Giáo-Thiện, Chí-Thiện, v.v...

Lập đức là gì? Là dùng sự thương yêu để cứu độ chúng-sanh mà Đức Chí-Tôn đã có nói: "Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch-Ngọc-Kinh" là vậy đó.

Các đẳng chơn-hồn tái kiếp đang chơi vơi trong "Tứ-Diệu-Đề-Khổ". Muốn thoát khổ họ phải thọ khổ, có thọ khổ mới thắng khổ. Người đi theo Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng là dạy người ta thọ khổ để thắng khổ. Muốn dạy người ta thọ khổ trước hết thì mình phải thọ khổ đã, muốn thọ khổ thì không gì hay bằng dùng Đức Thương-Yêu. Cho nên bậc thứ nhất của Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng là Minh-Đức đó vậy.

Có thương yêu mới thọ khổ được, ta thương Cha-Mẹ ta, ta mới chịu khổ mà bảo dưỡng Cha-Mẹ lúc tuổi già, ta thương con ta, ta mới lo tảo lo tần nuôi nó khôn lớn, ta thương những người cô thế tật nguyền ta mới tầm phương giúp đỡ họ, mà tầm phương giúp họ là thọ khổ đó vậy.

Thọ khổ rồi mới thắng khổ, thọ khổ không phải một ngày, một bữa, mà phải thọ khổ cho đến nơi đến chốn, nghĩa là nuôi Cha-Mẹ cho đến tuổi già, lo cho con từ khi còn bé cho đến lúc nó tự lo cho nó được. Hai điều đó còn dễ, đến lo cho thiên-hạ hết khổ mới khó, vì khi lo người này, hết người này đến người khác và cứ như vậy trọn kiếp sanh mới gọi là thắng khổ, có thắng khổ mới về được với Đức Chí-Tôn bằng con đường Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng. (Con Đường Thiêng Liêng Hàng Sống, 16-9-1948)

Tu Chơn hay Tịnh Luyện là rất khó và rất nguy hiểm, sơ xẩy một chút là uổng cả kiếp sanh may duyên ngộ đạo. Đó là con đường dành cho bậc đại căn, bậc thiên tiên mở đạo hay đã trải qua Cửu Thiên Khai Hóa hoặc Phước Thiện nên dĩ nhiên là dành cho số ít. Nhưng xét trong tổng thể thì phải có cả ba con đường về với Đức Chí Tôn thì chánh giáo của Đức Chí Tôn thể hiện được Cơ tận độ theo nghĩa rộng.

ĐHP: Cách thứ ba Là cách Tu-Chơn hay là cách Tịnh-Luyện cũng thế.

Những người đi trong Cửu-Phẩm Thần-Tiên hay đi trong Thập-Nhị Đẳng-Cấp Thiêng-Liêng, khi mình nhận thấy là đã Lập-Đức, Lập-Công, Lập-Ngôn rồi. Hay là đã thọ khổ và thắng khổ rồi mà còn sức nữa, thì vào nhà Tịnh để được Tu-Chơn. Nơi đây các vị đó sẽ được học phương-pháp luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, tức là Tinh-Khí Thần hiệp nhứt là Hườn-Hư đó vậy …

… Nhớ lại, từ khi Đức Chí-Tôn chọn Bần-Đạo làm Hộ-Pháp; dạy Bần-Đạo phò-loan và chấp bút, đặc biệt hơn hết là chấp bút, vì nhờ chấp bút, mà Bần-Đạo được Đức Chí-Tôn dạy cách Tham-Thiền, khi biết Tham-Thiền rồi mới Nhập-Tịnh, nhưng Nhập-Tịnh không phải dễ, chỉ sai một tí, sót một chút là có thể hỏng cả cuộc đời, Nhập-Tịnh mà không tới thì bị hôn trầm tức là ngủ gục, còn Nhập-Tịnh mà quá mức thì phải điên đi mà chớ; Nhập-Tịnh mà đúng rồi, còn phải nhờ các Đấng Thiêng-Liêng mở Huệ-Quang-Khiếu nữa, mới xuất hồn ra được. Con đường mà Chơn-Thần xuất ra rồi về với Đức Chí-Tôn là con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống đó vậy. Chính Bần-Đạo được Đức Chí-Tôn mở Huệ-Quang-Khiếu nên mới được về hội kiến cùng Đức Chí-Tôn và đã học hỏi được nơi Đức Chí-Tôn nhiều điều bí-yếu bí-trọng. (Con Đường Thiêng Liêng Hàng Sống, 16-9-1948)

(Pháp môn độc lập với ĐĐTKPĐ: Năm 2010 các môn đệ của Ngài Ngô Văn Chiêu đã đăng ký Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi và đã được cấp pháp nhân, như vậy Ngài Chiêu được dạy một pháp môn trên con đường tu chơn hay tịnh luyện. Điều kiện bước vào con đường tịnh luyện của pháp môn cũng khác điều kiện bước vào con đường tịnh luyện của ĐĐTKPĐ) 

Cửu tuyền là gì? Thông thường khi có người chết xã hội có nhiều cách nói để chỉ cái chết như về nơi chín suối (cửu tuyền), về nơi an giấc nghìn thu, về nơi vĩnh hằng … nghĩa là chỉ một thế giới khác với thế giới khác mà nhân gian gọi là âm phủ (cõi âm). Về mặt tâm lý nổi buồn đau khi tiển người thân yêu vào nơi tăm tối, vào cõi đọa đày thì sự bi thương, thống khổ không sao tránh khỏi. Nhưng nếu tiển đưa người thân vào cuộc sống mới sung túc, huy hoàng thì nổi buồn thương rất khác. Nước mắt, tiếng khóc than khi đưa tiển ngươi thân xa lìa quán tục rất não nề, ai oán đã nói lên cách hiểu của người thế gian về cõi âm là nơi đày đọa người thân yêu nên rất bi ai.  

Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong có nhiều nghĩa.

Nghĩa thứ nhứt: Đức Chí Tôn lập ĐĐTKPĐ là phương tiện để đưa nhân loại vào học với Trời. Đạo dụng Nho Tông Chuyển Thế là khởi đi từ hữu hình để tiến đến vô vi, hữu hình là tôn giáo nên có văn tự làm khuôn thước tiến vô vi là đạo là vô tự. Khi nhập môn cầu đạo phải minh thệ với Đức Chí Tôn, nếu giữ tròn câu Minh Thệ thì về được với Thầy, mà Thầy là sự hằng sống, nên sự bỏ xác là một giai đoạn trên bước đường Luân Chuyển Hóa Sanh để lập vị. Cửu tuyền đã đóng lại với người giữ gìn câu Minh Thệ.

Đức Chí Tôn dạy ngày 22-7-1926 (13-6-Bính Dần), TNHT Q1 trang 17, bản in 1972. Sự chết, thường thế gian gọi chết là hết, là vì dốt không biết Đạo nên tưởng lầm.

Khắp trong nhân loại trong mặt Địa-Cầu này, phần đông vì kính thờ Tà- quái mà Tà-quái vốn chứa sự chết thì tức nhiên chúng nó ở trong vòng sự chết là phải tiêu diệt, thì biết bao giờ biết đặng sự hằng sống là gì... Cười... Nếu Thầy không đến kịp, thì các con cũng vẫn bị trong vòng sự chết.

Tà mị cũng như một hột luá bị hẩm mà thúi, thì thế nào mọc đặng mà sanh bông trổ trái?

Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng-liêng các con sanh hoá chơn-thần; chơn-thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Đạo. Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.

Lời dạy của Đức Chí Tôn đã soi sáng về ý nghĩa của kiếp người khi đến và đi khỏi thế gian. Nâng cấp cách hiểu theo Sinh Lão Bịnh Tử (Nhị Kỳ) lên Luân Chuyển Hóa Sanh trong Di-Lặc Chơn Kinh (Tam Kỳ). Từ Tứ Diệu Đề bước sang Tam Diệu Tam Bồ Đề. Có thể mượn Định luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng trong hóa học để có khái niệm về Luân Chuyển Hóa Sanh.

Nghĩa thứ hai Khi nhân loại sống trong nền văn minh điện và điện tử là buổi năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà Càn Khôn dĩ tận thức. Ánh sáng của văn minh đã soi sáng nhiều điều trước kia còn trong màn u ám. Chư Thánh khi xưa dạy về diêm đình là nơi chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng khi luân-hồi chuyển thế … để nhơn sanh làm lành lánh dữ. Chư Thánh đã giúp người đời hiền lương đạo đức nhờ sự răn dạy ấy, nhưng hạng con buôn đã làm cho sai lệch ý nghĩa ban đầu biến thành mê tín dị đoan nên bày ra tục đốt vàng mã cho người thân nơi phong đô địa phủ, cộng tác với con buôn là giới tăng lữ do lợi ích cục bộ nên làm thinh trước sự mê tín dị đoan… Đó là hai mặt của một vấn đề vẫn xảy ra trong xã hội.

Thế gian là trường tấn hóa không có điểm dừng cho nên học xong lớp nầy phải lên lớp khác. Đức Chí Tôn đến dạy môn sinh lập nền Văn minh Tâm Linh, trong đó có việc soi sáng chữ phong đô địa phủ của mê tín gieo truyền.

Đức Bà Bát Nương Giải thích về âm-quang. (Tòa-Thánh Tây-Ninh, tháng 10-1932).

 Âm-quang là khí-chất hỗn-độn sơ-khai, khi Chí-Tôn chưa tạo-hóa; lằn âm-khí ấy là Diêu-Trì-Cung chứa để tinh-vi vạn-vật, tỷ như cái âm-quang của phụ-nữ có trứng cho loài người. Khi Chí-Tôn đem dương-quang ấm-áp mà làm cho hóa sanh, thì cái khoảnh âm-quang phải thối-trầm làm tinh-đẩu là cơ-quan sanh-hóa vạn-linh. Song lằn âm-quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh-quang của Chí-Tôn chưa chiếu giám đến, thì phải còn tối-tăm mịt-mờ, chẳng sanh, chẳng hóa. Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì chính lời nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ mịt-mịt). Ấy là một cái quan-ải, các chơn-hồn khi qui-thiên, phải đi ngang qua đó. Sự khó-khăn bước khỏi qua đó là đệ-nhứt sợ của các chơn-hồn. Nhưng tâm tu còn lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng vì cái quan-ải ấy.

Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh-khủng chẳng cùng, nếu để cho chơn-thần ô-trược thì khó mong trở lại cõi thiêng-liêng và về cùng Thầy đặng.

Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng. Thất-Nương ở đó đặng dạy-dỗ, nâng-đỡ các chơn-hồn, dầu sa-đọa luân-hồi cũng có người giúp-đỡ. Nghe lại coi có phải vậy chăng? Thăng

Đức Bà Thất-Nương giải-thích thêm về âm-quang (9-4-Giáp-Tuất/1934).

Tiếc thay, em có dặn trước ngày em đến, đặng hội-hiệp đông đủ cùng nhiều chị, nhưng phò-loan trễ-nải, nên em không phương gặp đặng, nhất là về việc Diêu-Trì-Cung bị mượn danh nơi khác mà dối gạt nhơn-sanh. Cái hại ấy vốn chẳng vừa về phần tín-ngưỡng. Chớ chi thất tại tà-quyền, thì có mấy em trừ-khử, nhưng tại nơi đồng-tử thì mấy em không phương giải nạn cho mấy người mê-tín.

Thưa cùng mấy chị, em xin nhắc-nhở điều nầy: Ngày hội Ngọc-Hư đặng lo phương tiếp pháp của Tây-Phương Cực-Lạc qua, em đã đặng nghe thấy những lời của Địa-Tạng-Vương Bồ-Tát than thở rằng: Ngài là Phật, nên khó gần-gũi các hồn Nữ-phái mà khuyến-giáo cơ giải-thoát mê-đồ. Bởi cớ nơi Âm-Quang, nữ hồn còn bị luyện tội nhiều hơn nam-phái bội phần. Em lại nghe người ước rằng: Chớ chi có một Đấng Nữ-Tiên dám đảm-đương đến phổ-tế mới mong tận-độ chư vong của Phong-Đô thoát-kiếp. Em mới để dạ lo-lường cả lòng lẫn-ái đến đó; em đã chán thấy nhiều tội tình chẳng trọng hệ, song có hồn chịu sầu-thảm lạ thường. Em đã liệu nhiều phương-thế cho từ đây mấy chơn-hồn có bề dễ tránh khỏi cửa Âm-Quang hãm tội.

Em nên nói rõ Âm-Quang là gì trước đã, rồi thì mấy chị mới hiểu đặng.

Âm-Quang là nơi Thần-Linh-Học gọi là nơi Trường-đình của chư hồn giải thể hay nhập thể. Đại-Từ-Phụ đã định nơi ấy cho Phật gọi là "Tịnh-Tâm-Xá" nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm, xét mình coi trong kiếp sanh bao nhiêu phước-tội. Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình. Chớ chi cả nhơn-sanh biết xét mình trước khi thoát xác, thì tự nhiên tránh khỏi Âm-Quang. Nói cho cùng nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội-tình, mà phút chót biết ăn-năn tự-hối cầu-khẩn Chí-Tôn độ-rỗi, thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm-Quang, lại còn hưởng đặng nhiều ân-huệ của Chí-Tôn, là các chơn-hồn đặng tự-hối hay là đặng giáo-hóa mà hiểu trọn chơn-truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn-hồn cầu rỗi.

Ôi! Tuy vân, hồng-ân của Đại-Từ-Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn-hồn sa-đọa hằng-hà, mỗi ngày xem chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng trông cậy nơi Thầy; đó là mấy đạo-hữu tín-đồ bị thất thệ. Em trông thấy bắt đau lòng, phái Nữ lại là phần đông hơn hết. Thăng.

 Nghĩa thứ ba: Đạo pháp hiện hữu qua Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

/- Các bài Kinh Thiên Đạo: Các bài kinh ơn trên ban bố cho người sắp mãn phần theo thứ tự: Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối, Kinh Khi đã Chết Rồi, Kinh Tẩn Liệm,  (Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn) ban, Kinh Cầu Siêu (không ghi Đấng ban cho), Kinh Đưa Linh Cửu (Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn), Kinh Hạ Huyệt (Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai ban), đều có nét chung chỉ ra con đường sáng cho vong hồn người mãn phần hưởng phần an vui, xa rời tục lụy, siêu thăng trở về ngôi xưa. Nếu còn điều chi vương vấn cũng đừng kinh hải mà cầu xin Đại Từ Phụ và Các Đấng Thiêng Liêng ban bố hồng ân để vượt qua.

Sau đó đến Kinh Khai Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường (Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai), Kinh Đệ Nhứt Cửu (Nhứt Nương Diêu Trì Cung “DTC”), Kinh Đệ Nhị Cửu (Nhị Nương DTC), Kinh Đệ Tam Cửu (Tam Nương DTC), Kinh Đệ Tứ Cửu (Tứ Nương DTC), Kinh Đệ Ngũ Cửu (Ngũ Nương DTC), Kinh Đệ Lục Cửu (Cửu Nương DTC), Kinh Đệ Thất Cửu (Thất Nương DTC), Kinh Đệ Bát Cửu (Bát Nương DTC), Kinh Đệ Cửu Cửu (Cửu Nương DTC và Diêu Trì Kim Mẫu), Kinh Tiểu Tường (Diêu Trì Kim Mẫu), Kinh Đại Tường (Thích ca Mâu Ni Văn Phật) đều mở con đường tươi sáng cho vong hồn người mãn phần bước vào thế giới mới, cuộc đời mới.

/- Các bài Kinh Thế Đạo liên quan đến tang lễ như: Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà, Kinh Tụng Cho Thầy Khi Qui Vị, Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu, Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu, Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Đã Qui Liễu, Kinh Tụng Huynh Đệ Mãn Phần, Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị, Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu do Đức Bà Đoàn Thị Điểm ban.

Về xuất xứ: Các bài Kinh trên là do các Đấng thiêng liêng ban cho qua cơ bút. Đức Chí Tôn cầm quyền tối cao và ban quyền cho Hội Thánh dìu dẫn con cái Ngài thì Đức Chí Tôn cũng chịu trách nhiệm về việc hành đạo của Hội Thánh. Do vậy tin vào Hội Thánh Cao Đài là niềm có bảo hiểm, có bảo kê từ Đức Chí Tôn. Hiểu về mặt sửa đổi chơn truyền thì các bài Kinh trên là do Thiêng Liêng viết khác với hai thời kỳ trước là do các vị còn mang xác phàm viết.

Cơ bút không do nơi Hội Thánh Cao Đài thì dĩ nhiên Hội Thánh không chịu trách nhiệm, nghĩa là không có sự bảo kê từ Đức Chí Tôn, còn ai bảo kê cho cơ bút ấy, cho niềm tin ấy thậm chí hảng bảo kê ấy thật hay giả chúng ta để cho lương tâm mỗi người tự xét nghĩa là tôn trọng quyền tự do về niềm tin của họ. Thầy đã dạy rõ chỉ có 15 phẩm là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân là tướng soái của Thầy dùng để truyền đạo ngoài ra đều không phải người của Thầy chọn. Cơ bút trong Đạo Cao Đài có địa điểm, có nhân sự nên rất quí báu chớ chẳng phải như củi mục đi đâu cũng gặp rồi hốt mà bưng. Chúng tiểu đệ muội phân tích xuất xứ các bài kinh để hiểu rõ cơ bút có thị nhận của Hội Thánh là có bảo hiểm từ Đức Chí Tôn, đồng nghĩa với hảng bảo hiểm có thật và rất tốt.

Về nội dung: các bài kinh ấy có sự thương tiếc người chết, đau đớn, hụt hẩng trong lòng nhưng không có sự bế tắc mà có niềm tin vào con đường mới cho người tạ thế. Đặc biệt là mối tương quan trách nhiệm về tinh thần vẫn tiếp tục, người sống và người tạ thế vẫn còn nghĩa vụ tinh thần nghĩa là vẫn có đường dây liên lạc giữa người sống và người tạ thế. Trong nền văn minh tâm linh khi người thân yêu tạ thế là nghĩa vụ về tinh thần của người sống và người tạ thế được xác lập, không còn cảnh địa ngục với hình phạt như chư thánh lúc xưa đã dạy.

Luận về luật công bằng, Hội Thánh kêu gọi công quả thì người không có đạo vẫn có thể đóng góp, đặc biệt là Phước Thiện còn thâu nhận cả người chưa nhập môn cầu đạo vào công quả. Vậy nên đạo phụng sự lại cho xã hội, cho chúng sanh cả khi sống và khi mãn phần cũng nằm trong luật công bằng ấy. Do vậy ngay cả với người chưa vào đạo mà sắp mãn phần tin vào Đức Chí Tôn thậm chí bản thân người chết không tin nhưng thân nhân tin nên xin hành lễ theo đạo vẫn được Đức Chí Tôn cho phép hưởng một số bài Kinh phần Thiên Đạo và hưởng các bài Kinh Thế Đạo.

Thực hành nghi lễ đạo là đem ơn phước của Chí Tôn đến cho chúng sanh, CTĐ có quyền cầu rỗi, còn siêu rỗi là của Bát Quái Đài. Đức Chí Tôn qui định nghi thức cầu rỗi cho từng diện như thế nào trong QUAN HÔN TANG LỄ thì người hành đạo cứ theo đó mà làm, đem cái hiểu riêng tư của mình rồi tự ý cắt giảm bài kinh nầy bài kinh kia là cắt ơn phước Đức Chí Tôn ban cho nhơn sanh, đó là điều thất đức mà người đạo tuyệt đối tránh xa.

Học xong cấp 1 rồi phải học cấp 2, cấp 3, đại học, cao học …  học hình học phẳng rồi thì học hình học không gian, kiến thức về hình học phẳng không phải là bỏ hết mà thêm vào kiến thức mới trên đường học vấn. Hiểu theo dịch lý thì đã Ký Tế (quẻ 63) thì phải Vị Tế (quẻ 64); thời Sinh Lão Bịnh Tử đã Ký Tế thì phải đến Luân Chuyển Hóa Sanh (Vị Tế).

Đưa câu kinh vào hệ thống: Câu kinh Khai cơ tận độ Cửu tuyền diệt vong vẫn phải theo luật của thưởng phạt pháp luật đạo (hữu hình) và của thiêng liêng (vô vi).

Về hữu hình: Thưởng phạt như thế nào, pháp luật đạo đã có khuôn luật rõ ràng. Theo Pháp Chánh Hiệp Thiên thì một công không có hai thưởng, một án không có hai hình. Đức Chí Tôn ban cho Hội Thánh có đủ quyền năng và chịu trách nhiệm về hành tàng của Hội Thánh nên án tiết nào đã xử thì về thiêng liêng không xét đến nữa, mà xử nơi mặt thế thì cũng như quẹt lọ cho biết lỗi mà chừa rất nhẹ so với về thiêng liêng tự xử.

Về thiêng liêng: Phần thưởng phạt của thiêng liêng chúng ta không phương thấu đặng, có khi thưởng hữu hình mà phạt vô vi, có khi phạt hữu hình mà thưởng thiêng liêng công nghiệp, do vậy Đức Lý Giáo Tông dạy không nên luận nhảm bàn khùng mà mang tội rất uổng.

Cơ Phong Thánh.

Năm 1954 ĐHP đi cong du Á Châu. Trước khi đi ĐHP

Phật Mẫu Chơn Kinh, câu 33-36:

Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan.
Vô Địa ngục, vô Quỉ quan,
Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên

Chí Tôn ban ơn phước thì cũng ban cho mỗi người quyền tự do nhận ơn phước hay không nhận ơn phước. Với người nhận thì Cửu tuyền diệt vong với người không nhận thì họ không được hưởng ơn phước ấy theo luật công bằng.

Kinh Giải Oan câu 21-23:

May gặp đặng hồng ân chan rưới,
Giải trái oan sạch tội tiền khiên.
Đóng địa ngục, mở tầng Thiên,
Khai đường Cực lạc, dẫn miền Tây Phương.

Theo đó phải nhận hồng ân của Đức Chí Tôn là điều kiện ắt có để Đóng địa ngục, mở tầng Thiên, Khai đường Cực lạc, dẫn miền Tây Phương.

Đạo pháp vô biên nhưng khi ban ra là Đạo Pháp hiện hữu, thời Tam Lỳ Phổ Độ mở cơ phong thánh là trường thi cho cả nhân loại. Cơ Phong Thánh có 2 diện thí sinh: thí sinh có trường lớp và thí sinh tự do. Thí sinh có trường lớp là đi trên ba con đường về với Đức Chí Tôn là Đóng địa ngục mở tầng thiên.

Khổ 2 Câu 5-8:

Hội Long-Hoa tuyển phong Phật vị.
Cõi Tây-phang đuổi quỉ trừ ma.
Giáng linh Hộ-Pháp Di-Dà,
Chuyển cây Ma-Xử đuổi tà trục tinh …

 Ảnh chụp.