VNTB – DEI: Thay đổi hẳn bộ mặt chính trị và xã hội Hoa Kỳ?
Đỗ Văn Phúc
(VNTB) – DEI – Diversity – tính đa nguyên, đa dạng, Equity- công bằng, và Inclusion – tôn trọng ý kiến tất cả mọi người và là “ba giá trị liên đới chặt chẽ” trong guồng máy của các cơ quan, tổ chức.
Hoa Kỳ, năm mươi năm trước đây, là một đại cường quốc về các tất cả mọi mặt: kinh tế, công nghiệp, quân sự, văn hóa, nghệ thuật… Hàng hóa của Mỹ được xem là bền, tốt, đẹp nhất; công nghiệp Hoa Kỳ là tiên tiến nhất; giáo dục Hoa Kỳ được coi là ưu việt. Hoa Kỳ là thiên đường, là mẫu mực, là ước mơ của cả nhân loại.
Nhưng từ các thập niên sau này, Hoa Kỳ đã bị nhiều nước qua mặt hay mon men qua mặt; trong đó về kinh tế, có Trung Cộng, Nhật Bản; về quân sự cũng Trung Cộng, Iran…. Đặc biệt, xã hội Hoa Kỳ đang ở trong tình trạng phân hóa trầm trọng.
Dân chúng Mỹ không còn là một khối thống nhất có những lập trường, quan điểm chung mà càng ngày càng chia rẽ, mang tính cục bộ do nguồn gốc của mình. Cộng đồng sắc dân nào cũng vun xới cho họ mà quên căn cước chính là “công dân Hoa Kỳ.” Người ta đốt xé cờ Mỹ, không đứng dậy khi quốc thiều trổi lên; người ta đi biểu tình tranh đấu cho dân và quốc gia gốc của mình ngay trên đất Mỹ, giương hàng trăm lá cờ ngoại quốc (có khi cờ của phe thù địch như cờ búa liềm của Cộng Sản, cờ của nhóm khủng bố Hamas, ngay cả ISIS). Nhiều dân biểu gốc Hồi, Phi Châu, Ả Rập còn đại diện quyền lợi sắc dân gốc của họ mà chống lại chính sách Hoa Kỳ, thậm chí nói những lời nhục mạ đất nước Hoa Kỳ, nơi họ dung thân và thăng tiến.
Trở về quá khứ, nước Mỹ được xem là một “Melting Pot”; nôm na là cái nồi đun chảy (tạm coi là nồi cháo, xà bần…). Những người dân dù là bản địa, hay di dân từ Âu Châu, Á Châu, Trung hay Nam Mỹ, Phi Châu… khi đến Hoa Kỳ đều có một mục đích là tìm một nơi đáng sống. Nơi mà tự do, bình đẳng, dân quyền, nhân quyền được bảo đảm trong câu mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights, that among these are Life, Liberty and the pursuit of Happiness.”
Vì thế, những người từ bốn phương hội tụ về đất hứa màu mỡ này, chấp nhận hội nhập để trở thành một dân tộc Mỹ (xin tạm dùng chữ dân tộc, dù không chính xác theo nguyên từ). Hơn hai trăm năm, ba trăm triệu dân Mỹ đã phát triển cường thịnh, trở thành vô địch nhờ một tinh thần Mỹ, bản sắc Mỹ và đã tạo ra một nền văn hóa Mỹ mà thế giới ngưỡng mộ.
Trong cách hội nhập đó, các tính cách riêng đặc thù của mỗi sắc dân cũng được bảo lưu chớ không để mai một. Những người gốc German, Jew, Irish, Scot, Chinese, African… vẫn có lễ hội của họ, vẫn cử hành lễ nghi tôn giáo. Nhưng họ không hề áp đặt những văn hóa của họ vào đời sống chung của xã hội Hoa Kỳ.
Mọi sự thay đổi từ khi khái niệm DEI ra đời!
Các nhóm quyền lợi, sắc dân, giới tính, tôn giáo càng ngày càng xa rời khuynh hướng chung của nước Hoa Kỳ, của dân Hoa Kỳ; mà chỉ lo vun xén cho quyền lợi cá biệt của nhóm mình. Do sự di dân, bố trí dân bất hợp lý, nhiều sắc dân đã sống tập trung ở thành phố, nhiều vùng; tạo nên một đa số trong thành phần cử tri và họ đã bầu vào chính quyền những người trong sắc dân của họ – xin kể ra vài tên hung hãn nổi bật nhất: Ilhan Omar từ Somalia, Tlaib từ Palestine, Alexandra Ocasio Cortez thuộc nhóm Hispanic – dù những người này không hề có tinh thần yêu nước Mỹ mà chỉ phục vụ cho mưu đồ và quyền lợi của sắc dân họ.
Họ làm rùm beng đòi xã hội phải công nhận và truyền bá sắc thái của họ. Mạnh bạo hơn, họ đòi những đặc quyền vượt trên những đặc quyền chung. Chúng ta thấy những cuộc biểu tình của nhóm đồng tính LBGT, nhóm Black Lives Matter, nhóm Palestine ủng hộ Hamas chống Israel. Chính quyền đảng Dân Chủ, do bản chất mị dân cố hữu, đã nhiều lần cho treo cờ ngũ sắc của giới đồng tính hay cờ đen của BLM nơi công sở, trường học, dọc các đại lộ, thậm chí tại các Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở ngoại quốc.
Những nhóm dân “lạ” này mà theo tin tình báo là có sự xâm nhập sách động của bọn khủng bố, đã ngang ngược đòi hạ tượng các anh hùng lập quốc của Mỹ; đã xịt sơn, vẽ bậy lên tượng Tổng Thống George Washington; thậm chí còn kéo vào Quốc Hội Liên Bang đốt cờ Mỹ, la ó; nhưng không thấy sự can thiệp trừng trị của chính quyền đảng Dân Chủ.
Vậy DEI là gì mà đã làm thay đổi sâu sắc nếp sinh hoạt của xã hội và chính trị Hoa Kỳ?
DEI là chữ tắt của ba chữ Diversity, Equity, và Inclusion. Ba khái niệm này được coi là “ba giá trị liên đới chặt chẽ” mà các tổ chức, cơ quan được lệnh phải tìm mọi cách để cơ cấu hóa trong guồng máy của mình.
Diversity có thể dịch là tính đa nguyên, đa dạng. Trong phạm trù chính trị xã hội, đó là một khuynh hướng chấp nhận sự tham gia của mọi người có sự khác biệt về thành phần xã hội (social backgrounds), tuổi tác (ages), sắc dân (ethnicities), tôn giáo (religions), giới tính (genders and sexual orientations), khả năng thể lực (physical abilities), hoặc/và những nhân tố xã hội khác (social identities).
Equity là công bằng (fairness and justice). Tất cả mọi người được đối xử thế nào để cuối cùng họ được bằng nhau.
Equity (Bình Đẳng) và Equality (Công bình), nghe có vẻ giống nhau nhưng thật ra khác hẳn. Trong khi Equality là sự phân phối đồng đều cho mọi người, ai cũng nhận một phần như nhau thì Equity là sự phân phối nhiều hay ít để làm cho mọi người rốt cuộc sẽ được bằng nhau (Equality concerns the concept of sameness; Equity is concerned with the concept of fairness). Xem hình ảnh minh họa sẽ thấy sự khác nhau giữa hai khái niệm Equity và Equality.
Trong khi chế độ tự do cho mọi người cơ hội đồng đều để học hành, làm việc; sau đó, thành công và hưởng thụ là do nỗ lực của từng người. Thì khái niệm Equity lại chủ trương cho mọi người được hưởng đồng đều kết quả. Điều này nghe sao quen thuộc, như rút ra từ câu “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” trong học thuyết Marxism và Cộng Sản!
Inclusion là tôn trọng ý kiến tất cả mọi người và tạo ra nét văn hóa mà bất cứ người nào từ các thành phần khác nhau (như đã nói ở trên) cảm thấy được khuyến khích để nói lên ý tưởng và quan điểm của mình. Từ đó, họ cảm thấy mình hội nhập và là thành viên của xã hội. Trong phạm trù DEI, Inclusion là một chính sách, chủ trương mở ra cánh cửa cơ hội và cung cấp tài nguyên cho những người mà trước đây bị quên lãng hay bị gạt ra ngoài lề (ý nói những người khuyết tật và những người thuộc các nhóm thiểu số).
Sở dĩ có chủ trương DEI là do nhiều người cho rằng có những cộng đồng thiểu số trong xã hội Hoa Kỳ không hề có những cơ hội đồng đều trong công việc, thăng tiến và tự họ có mặc cảm lệ thuộc vào sự sắp xếp của nhóm người da trắng đa số.
Trong bài này, chúng tôi xin phép giữ nguyên Anh ngữ ba chữ trên vì rất khó tìm những chữ Việt tương ứng mà đúng nghĩa. Chúng tôi cũng dùng ba chữ “nhóm thiểu số” để nói về các thành phần: người Mỹ gốc Phi Châu, người Mỹ gốc Latino, phụ nữ, giới LGBT, những người khuyết tật…
Chính sách DEI có thể nói nó phát xuất từ các phong trào đòi dân quyền và đã được áp dụng từ nhiều thập niên; và đã dẫn đến nỗ lực tạo ra môi trường làm việc đa dạng.
Ngày 2 tháng Bảy năm 1964, Tổng Thống Lyndon Baines Johnson ký Đạo luật Dân Quyến có tên Civil Rights Act nhằm chấm dứt sự phân biệt dựa trên các yếu tố chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, gốc tích (race, color, religion, sex, or national origin). Đạo luật này cũng xóa bỏ những điều kiện bất công khi ghi danh cử tri trong các cuộc bầu cử. Đạo Luật Civil Rights Acts nghiêm cấm sự phân biệt vì màu da (segregation) ở nơi công cộng như các thư viện hay trường học hay trên các phương tiện chuyên chở. Khoản VII của đạo luật cho thành lập Ủy Hội về Bình Đẳng Cơ Hội trong Công Việc (Equal Employment Opportunity Commission (EEOC), xóa bỏ sự kỳ thị trong việc tuyển dụng.
Những thập niên 1960 và 1970, có nhiều công ty bắt đầu áp dụng triệt để chính sách Diversity. Ngày 6 tháng ba, năm 1961, Tổng Thống John F. Kennedy ký Lệnh Hành Chánh số 10925 mang tên Affirmative Action (Hành động Khẳng định, rất khó dịch ra tiếng Việt tương ứng dễ hiểu), na ná như chủ trương Diversity. Nhưng lệnh này đòi hỏi các nhà thầu liên bang phải đối xử với nhân viên bình đẳng mà không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo hay giới tính.
Luật này được giải thích như là sự đền bù cho nhóm dân thiểu số đã bị thiệt thòi, bị ngược đãi hay bị bóc lột bởi nhóm đa số thống trị trong quá khứ! Chính cả ba yếu tố DEI cũng do từ cách suy nghĩ này.
Sắc lệnh này đưa đến hiện tượng gọi là “racial quotas” (chia phần theo chủng tộc) vì các sự tuyển dụng lại phải tính đến việc chia phần cho nhóm thiểu số dựa trên tỷ lệ dân số, thay vì dựa trên khả năng và điều kiện. Trong lãnh vực đại học, Affirmative Action đã tạo ra những ưu đãi phi lý cho các sinh viên thuộc nhóm thiểu số (da đen và gốc Hispanic). Họ được cho thêm một số điểm khi ghi danh vào đại học. Điều này dẫn đến việc các sinh viên giỏi thuộc nhóm đa số (da trắng và sinh viên gốc Á – không được coi là thiểu số!) bị loại để dành chỗ cho những sinh viên da đen yếu kém. Và hậu quả là đào tạo ra những người thiếu khả năng cho nền kinh tế, công nghiệp Hoa Kỳ. Đã có nhiều vụ kiện của sinh viên da trắng tuy học giỏi nhưng bị loại vì phải nhường chỗ cho sinh viên da đen kém cỏi. Sinh viên gốc Á bị thiệt thòi nhiều nhất vì không được liệt vào thành phần thiểu số.
Sự thực thi chủ trương DEI
Năm 2003, các đại công ty đã chi ra tám tỷ đô la mỗi năm cho chương trình Diversity này. Năm 2011, Tổng thống Barack Obama ký Sắc lệnh 13583 về Diversity và Inclusion. Sau khi phong trào Black Lives Matter nổi lên, rồi phong trào #MeToo, tuần báo Times xác nhận rằng năm 2019 có một sự bùng nổ trong cái gọi là kỹ nghệ DEI mà chi phí áp dụng chủ trương này trong lãnh vực giáo dục đại học tăng 27 phần trăm trong 5 năm. Năm 2020, thị trường của chủ trương DEI chiếm 7.5 tỷ đô la trong đó Mỹ chi ra 3.4 tỷ đô la.
Năm 2021, Tổng thống Joe Biden ký nhiều sắc lệnh liên quan đến Diversity (trong đó có Executive Orders 13958 và 14035). Sau vụ tên du côn George Floyd bị cảnh sát đè cổ ngạt thở chết, tạp chí New York cho hay “doanh nghiệp DEI phát triển vượt bậc như chưa bao giờ xảy ra.” Báo The Economist thừa nhận rằng từ năm 2010, con số những nhân viên được tuyển theo chủ trương Diversity đã tăng lên gấp bốn. Nhiều tiểu bang đã chống đối, ban hành luật bác bỏ, không áp dụng việc dành ưu tiên vì lý do chủng tộc. Qua án lệnh nổi tiếng Bakke năm 1978 (Regents of the University of California v. Bakke), khái niệm Diversity trở thành một yếu tố trong Luật Hiến Pháp.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ coi việc chia tỷ lệ cho các thành phần chủng tộc trong việc tuyển dụng là bất hợp pháp; nhưng lại cho phép cứu xét về chủng tộc như yếu tố phụ để tạo tính đa dạng trong các lớp học.
Cũng do chủ trương DEI mà nhiều trường học các tiểu bang nhiều học sinh da đen đòi hủy bỏ các môn Toán, Văn trong học trình; viện dẫn lý do các môn này là của bọn da trắng thượng đẳng, có tính kỳ thị da đen!!!
Cũng vì DEI mà các trường học đưa lý thuyết Phê Phán Chủng Tộc (Critical Race Theory) vào đầu độc học sinh, xuyên tạc lịch sử và đòi xóa bỏ những giá trị cổ truyền đã làm nên một Hoa Kỳ giàu mạnh.
Cũng vì DEI mà nhiều cơ quan nhà nước – kể cả quân đội – cổ vũ và áp đặt lý thuyết “Tỉnh Thức” (Woke, Wokeness) một chủ trương rất tả khuynh để hòng thay đổi cách suy nghĩ của quần chúng.
Cũng do chủ trương DEI này mà nhiều tiểu bang Dân Chủ phản đối luật buộc cử tri khi đi bầu phải trưng ra căn cước có hình; viện dẫn như thế là kỳ thị người da màu (đen và nâu) vì những người này nghèo không có tiền đi làm thẻ căn cước!!!
Cũng vì DEI này mà chính phủ bỏ ra hàng năm nhiều chục tỷ đô la để chăm sóc sức khỏe miễn phí cho những người da màu, mà theo họ, bị thiệt thòi trong xã hội.
Cũng vì DEI mà Anh Ngữ không còn là tiếng nói chung của người Mỹ. Trên các thông báo, văn thư của nhiều công ty, cơ sở nhà nước phải in kèm thêm cả tá ngoại ngữ khác.
Ngay khi chọn người ra tranh cử Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Tối Cao Pháp Viện hay các chức dân cử khác, phe Dân Chủ cũng công khai đưa ra tiêu chuẩn: Phụ Nữ, Da màu. Chính quyền của Biden bổ nhiệm dễ dàng những người đồng tính vào nhiều chức Bộ Trưởng, Giám Đốc. Họ bắt buộc quân đội Mỹ phải học tập các chủ trương DEI, Woke rập khuôn kiểu chỉnh huấn trong quân đội Cộng Sản!
Các phản ứng chống đối
Tổng Thống Ronald Reagan từng đe dọa sẽ hủy bỏ chủ trương Diversity này vào thập niên 1980s. Các công ty, hãng xưởng thì chỉ muốn xem các chủ trương này như một sự cạnh tranh để làm cho doanh nghiệp tốt hơn thay vì coi đó là các điều khoản bắt buộc của luật pháp. Từ đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm để xem các doanh nghiệp có thật được lợi hơn hay kém đi vì chủ trương DEI.
Dần dần cho đến năm 2024, chủ trương DEI thay thế chủ trương Diversity. Nhưng có 9 tiểu bang ngăn cấm việc áp dụng DEI trong tuyển dụng. Trước đó, năm 2023, qua vụ sinh viên kiện trường Đại Học Harvard (Students for Fair Admissions v. Harvard), Tối Cao Pháp Viện phủ nhận chính sách Affirmative Action và cấm các đại học dùng lá bài chủng tộc trong việc thu nhận sinh viên.
Từ năm 2020, những xung đột, xét lại nổ ra mạnh hơn.
DEI đã bị nhiều tổ chức, công ty phê bình. Họ dẫn ra những sự thiếu hiệu quả trong công việc, sự lạm dụng quyền tự do phát biểu và ngay chính những người trong nhóm thiểu số cũng bị mặc cảm do chữ DEI mà họ cho là xúc phạm chính họ.
Có lẽ do chính sách DEI này mà nhiều hãng xưởng sa sút, hàng hóa kém phẩm chất, năng suất sản xuất kém.
Trong mấy năm vừa qua, hãng Boeing liên tục bị tai họa giáng xuống do nhiều lỗi kỹ thuật trầm trọng trên các phi cơ Boeing 737 đến nỗi Bộ Tư Pháp, Bộ Giao Thông phải can thiệp, ra lệnh tạm ngưng sản xuất để điều tra. Nhiều nhà bình luận đã không còn e dè mà nói rằng đây là hậu quả của sự tuyển dụng nhân viên dựa trên chính sách DEI.
Từng làm việc trong các hãng lớn, chúng tôi nhiều lần chứng kiến những nhân viên da đen chẳng thèm làm gì cả. Suốt ngày họ tìm một góc khuất ngồi mở nhạc rap ra nghe và gác tay lên ngủ từng hồi; các bà đen hoặc đa nâu thì ngồi lê la trò chuyện từ đầu ca cho đến giữa buổi mới chịu về bàn mình uể oải chờ hết giờ. Nhưng các ông Giám Đốc, Quản Đốc không dám đá động đến họ. Chỉ một lá thư, một cú điện thoại than phiền cáo buộc kỳ thị là các ông gặp rắc rối ngay. Những người Mỹ gốc Phi Châu hay Latino đàng hoàng, có tư cách cũng không đồng ý với DEI vì họ cũng thấy bị xúc phạm. Họ cho rằng chính DEI càng làm cho thấy rõ thêm sự phân biệt thay vì xóa bỏ nó.
Theo báo cáo của The Chronicle of Higher Education, nhiều cơ sở đại học đã có những điều chỉnh để tránh sự phê phán. Có trường loại bỏ từ ngữ Diversity trong các văn bản, văn phòng hay các công việc; có những trường thì đóng cửa những cơ sở mà trước đây họ lập ra vì nhu cầu Diversity; chấm dứt các khóa huấn luyện về Diversity; cũng như không còn yêu cầu nhân viên giảng dạy và nhân viên văn phòng đệ nạp những cam kết thi hành chủ trương Diversity nữa.
Một bản nghiên cứu dựa trên tham khảo ý kiến 1500 người do tổ chức FIRE thực hiện cho thấy chủ trương DEI gây ra sự phân hóa trong hàng ngũ giảng dạy đại học. Một nửa số người cho hay chủ trương này vi phạm quyền tự do, tự trị đại học. Nhiều buổi diễn thuyết bị phá đám, hủy bỏ; diễn giả phe bảo thủ bị đe dọa đến sinh mạng. Theo Giáo Sư Randall L. Kennedy của Harvard University, có nhiều thành viên của Đại Học cảm thấy căng thẳng và càng ngày càng có khuynh hướng chống lại DEI. Ông tự nhận mình cũng là người ủng hộ và tranh đấu cho công lý xã hội, nhưng không thể chấp nhận sự cưỡng bách áp dụng DEI.
Đại Học MIT nổi tiếng là cơ sở đại học đầu tiên loan báo bác bỏ chủ trương diversity. Báo The Economist xác nhận rằng các cơ sở đại học bắt đầu nhận ra rằng chủ trương “chống kỳ thị” không còn hiệu lực mà còn trái lại, bị nhận những phản ứng đả kích dữ dội.
Nhiều tiểu bang ban hành luật nghiêm cấm áp dụng chủ trương diversity. Tại Texas, Thống Đốc Greg Abbott coi sáng kiến DEI là bất hợp pháp. Phát ngôn nhân của ông nói rằng “vấn đề không phải là diversity- vấn đề ở đây là Equity không phải là Equality. Tại Texas, chúng tôi cho mọi người cơ hội đồng đều để thăng tiến dựa trên tài năng.” (The issue is not diversity – the issue is that equity is not equality. Here in Texas, we give people a chance to advance based on talent and merit).
Tạm kết
Bàn về vấn đề này có lẽ sẽ rất hao giấy mực và thời gian. Chúng tôi, qua bài này, chỉ muốn nêu ra luận cứ là chính chủ trương Equity không những tự nó là vô cùng bất công mà còn đưa đến sự sa sút, thoái hóa trong nhiều lãnh vực xã hội chính trị. Tại sao việc bổ nhiệm, tuyển dụng cần phải là phụ nữ, là người da màu; mà không phải là người có khả năng, kinh nghiệm? Tại sao việc thu nhận vào đại học phải có tỷ lệ da đen, da nâu mà không phải là dựa trên trình độ, trí tuệ của sinh viên? Tại sao khi cần bớt nhân viên thì không dám đụng tới những người trong các nhóm thiểu số dù họ lười biếng, kém cỏi?
Diversity, Inclusion thì có thể hiểu và chấp nhận được. Nhưng do nhu cầu kiếm phiếu, nhà cầm quyền đảng Dân Chủ đã thúc đẩy nó đi quá đà, tạo ra những bất công mới, dành quá nhiều ưu đãi cho nhóm thiểu số và đã dẫn đến sự lạm dụng, gây nhiều hao tốn ngân sách và rối ren xã hội. Tính cách thống nhất của người Mỹ, xã hội Mỹ đã bị tinh thần cục bộ lấn át. Biết đâu có ngày các sắc dân này sẽ cắt đất, đòi tự trị ở khu vực mà họ chiếm đa số!
Tình hình nước Mỹ, thời gian qua đã cho chúng ta thấy sự phân hóa trầm trọng. Giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, sự xung đột không chỉ dựa trên khác biệt về chính sách mà cả quyền lợi, quyền lực. Trong dân thì thấy chia hai phe rõ rệt. Họ bênh hay chống không vì đường lối chính sách mà vì cảm tính và tinh thần phe đảng. Các tiểu bang có khi tưởng sẽ muốn tách ra khỏi liên bang. Thật tâm đảng Dân Chủ cũng không vì lòng thương đối với những nhóm thiểu số, da màu… nhưng họ biết bỏ ra chút mồi lợi quyền mua chuộc thành phần này để tranh phiếu với đảng Cộng Hòa. Vì thế, họ là những người cực lực cổ động cho chủ trương DEI.