TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT VỀ PHƯỚC THIỆN.
“2007. Từ trang web Caodaivn.com”
Các Huynh Tỷ Tòa Thánh
Tây Ninh tham gia trang web và làm rõ vấn đề.
Bài 1.
@@@
Trang web Caodaivn.com
có đưa chủ đề: VÌ SAO PHƯỚC THIỆN THUỘC HIỆP THIÊN ĐÀI.
Các thành viên trang
web theo sự hướng dẫn của Đạt Tường đã hiểu sai vấn đề.
Riêng Đạt Tường lại
hổn ẩu dám viết:
- Vì thế, đúng ra theo Lý Đạo thì 3 bức tượng
(Hộ Pháp PCT, Thượng Phẩm CQC, Thượng Sanh CHS) cũng nên được cất vào bảo tàng.
Nơi bàn thờ Hộ Pháp chỉ thờ CHỮ KHÍ mà thôi.
- Tóm lại do dấu ấn của 1 giai đoạn lịch sử,
Đức Hộ Pháp PCT chưởng quản Nhị hửu hình Đài cho nên có những việc như: Phước
Thiện nằm bên họat động của HTD hay có 3 bức tượng thờ 3 chức sắc cao cấp của
HTD, mặc dầu những điều này có vẽ không khớp với lý thuyết.
Tương lai còn ở phía
trước với nhiều đổi thay sẽ có để phục hồi chân truyền Pháp Đạo.
Các Huynh Tỷ TTTN
đã tham gia trang web và làm rõ vấn đề.
@@@
ĐẠT TƯỜNG: VÌ SAO
PHƯỚC THIỆN THUỘC HIỆP THIÊN ĐÀI.
Ngày gửi:
26/11/2006 lúc 18:25 |
"Khi có Đại Lễ ở
Tòa Thánh Tây Ninh thì Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ở chổ nào? Đứng phía sau hay
ngồi phía trước"
Về câu hỏi này:
1. Chức năng của HTD
nói chung với Chưởng Quản là phẩm Hộ Pháp do đó luôn ở phía sau tín đồ nói
chung (bao hàm cả CTD va HTD) để luôn có thể quan sát hoạt động của tất cả các
thành phần hầu "giữ gìn và bảo vệ chân truyền pháp định".
2. Cần chú ý rằng khi
thực hiện các chiếc ngai, Thầy có dạy:
- Đó là tượng trưng
cho ngôi Nhơn Đạo
- Các Chức sắc cao cấp
thuộc 3 phẩm (GT, CP, DS) không được ngự trên đó khi cúng (để cho nhơn sanh lề
bái mình thì tổn đức và quỷ vương sẽ vật chết). Các vị chức sắc chỉ được ngự
trên ngai khi thực hiện ở vai trò chức năng. Thí dụ: lập Toà Tam Giáo để xét xử
1 việc hệ trọng nào đó vi phạm luật định.
3. Còn 3 vị trí ở bàn
thờ Hộ Pháp
Đó chỉ là "biểu
tượng" để lưu dấu tích lịch sử sự kiện Thiên Phong cho 3 chức phẩm cao cấp
của HTD (cùng lúc với một số chức sắc CTD) mà thôi.
Cần lưu ý khi thiết lễ
KMDD tại chùa Gò Kén, Thấy dạy làm cốt tượng các Đấng Thiêng Liêng (Tam Giáo
Đạo Tổ, Tam Trấn, Ngũ Chi ...) để thờ. Nhưng một thời gian sau, khi trình độ
học hiểu Đạo đã khá hơn, Thầy lại dạy thay đổi chỉ thờ bằng các Thánh Vị ghi chữ
mà thôi. Bây giờ lên Toà Thánh Tây Ninh chúng ta không còn thấy các tượng thờ
nữa. Vì thế, đúng ra theo Lý Đạo thì 3 bức tượng (Hộ Pháp PCT, Thượng Phẩm CQC,
Thượng Sanh CHS) cũng nên được cất vào bảo tàng. Nơi bàn thờ Hộ Pháp chỉ thờ
CHỮ KHÍ mà thôi.
Việc tồn tại 3 bức
tượng ở vị trí bàn thờ nơi HTD cho thấy dấu ấn của lịch sử. Việc xây dựng Toà
Thánh nói chung và Đền Thánh nói riêng do chủ trương của Đức Hộ Pháp PCT. Và
chính Ngài trông coi việc xây dựng (ngoài trừ khoảng thời gian bị Pháp lưu đày
ở đảo Madagasca). Do lòng trọng kỉnh của bổn đạo Tây Ninh với Đức Hộ Pháp nói
riêng và 3 vị HTD nói chung rất cao (3 vị đầu tiên thực hiện việc Xây Bàn) vì
thế các thế hệ về sau mới thực hiện các tượng này. Trước 1975 khi tôi còn nhỏ,
có lên Tây Ninh tham gia cứu trợ khi đồng bào và đồng đạo từ Kampuchia chạy về
tỵ nạn, tôi chỉ thấy 2 tượng HP và TP mà thôi.(khi đó, Ngài Thượng Sanh đang
chưởng quản Tòa Thánh)
Tóm lại do dấu ấn của
1 giai đoạn lịch sử, Đức Hộ Pháp PCT chưởng quản Nhị hửu hình Đài cho nên có
những việc như: Phước Thiện nằm bên họat động của HTD hay có 3 bức tượng thờ 3
chức sắc cao cấp của HTD, mặc dầu những điều này có vẽ không khớp với lý thuyết.
Tương lai còn ở phía
trước với nhiều đổi thay sẽ có để phục hồi chân truyền Pháp Đạo. (Đạt Tường).
THAM GIA HỌC
HỎI...
Từ vấn đề Tại Sao
Phước Thiện thuộc sự Hộ Trì của Hiệp Thiên Đài ... bạn dangvo đã nêu câu hỏi
Tại sao Đức Hộ Pháp lại ở phía sau?
Tôi xin gởi đến diễn
đàn bút phê của Đức Hộ Pháp trả lời Ngài Tiếp Lễ Nhạc Quân về lý do Hiệp Thiên
Đài ở sau như sau:
Lời thỉnh giáo của
Tiếp Lễ Nhạc Quân.
1- Ba vị Chưởng Pháp:
- Phái Ngọc mặc sắc
phục đỏ.
- Phái Thái mặc sắc
phục vàng.
- Còn phái Thượng theo
lẽ mặc sắc phục xanh nhưng không hiểu sao lại mặc sắc phục toàn trắng?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Mạng lịnh của Đức Chí
Tôn Bần Đạo cũng không hiểu.
@@@
2- Tiểu đệ nghe nói có
Thập Nhị Bảo Quân, nhưng không hiểu là ai và có phải mỗi vị Bảo Quân sau nầy
Chưởng Quản một Hàn Lâm Viện không?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Toàn thể Bảo Quân là
Hàn Lâm Viện, mỗi vị có sở thức sở năng ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như
Huyền Linh Quân nghĩa là Thần Linh Hồn khác với Bảo Học Quân thuộc về khoa học
hay là thực tế học
1- Bảo Huyền linh Quân
2- Bảo Thiên văn Quân.
3- Bảo Địa Lý Quân
4- Bảo Học Quân.
5- Bảo Cô Quân.
6- Bảo Sanh Quân.
7- Bảo Phong hoá Quân.
8- Bảo Văn Pháp Quân.
9- Bảo Y Quân
10- Bảo Nông Quân.
11- Bảo Công Quân
12- Bảo Thương Quân.
@@@
3- Thập Nhị Bảo Quân
dưới quyền nào của Đạo?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Riêng quyền cho Thượng
Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo Tông và Hộ Pháp.
@@@
4- Cửu Trùng Đài là
xác Bát Quái Đài là hồn, Hiệp Thiên Đài là Chơn thần đứng trung gian để xác hồn
hiệp một, nhưng sao Đền Thánh Hiệp Thiên Đài ở trước Cửu Trùng Đài ở trung gian
rồi mới đến Bát Quái Đài ?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Phải phân phẩm đặng
khai mở thiên môn rộng quyền phổ độ đặng tận độ các chơn linh và các chơn hồn
vào Cửu Thiên Khai Hoá phải đến Thiên môn trước rồi mới vào đặng Cửu Thiên Khai
Hoá.
Hồn nó không ở
trong xác mà ở ngoài xác đặng độ xác; tương sanh thì cần chi phân sau hay trước
chỉ là khinh cùng trọng mà thôi chớ.
@@@
5- Nếu Hiệp Thiên Đài
là chơn thần trung gian của xác và hồn thì chức sắc Hiệp Thiên Đài đứng ở giữa
nhưng sao lại đứng ở ngoài ngó vào Cửu Trùng Đài rồi mới đến Bát Quái Đài.
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Đứng ở giữa rồi ngoài
họ đuổi thiên hạ thì ai thấy dùm cho, nếu chơn thần vắng mặt thì chắc xác không
biết đường đi mà chớ.
@@@
6- Chức Sắc Hiệp Thiên
Đài phải đứng chầu lễ Đức Chí Tôn hay có ý niệm về bí pháp thế nào, tại sao lại
không ngồi?
LỜI PHÊ ĐỨC HỘ PHÁP:
Chơn thần phải thường
tại tức là phải hằng sống: Nếu để nó ngồi không buộc nó đứng thì nó ngũ gục hay
là chết.
26- 10 - Canh Dần
HỘ PHÁP (ấn Ký).
@@@
Còn vấn đề Phước Thiện
tại sao lại thuộc về sự Hộ Trì của Hiệp Thiên Đài Tôi xin phép soạn lại tư liệu
và gởi đến diễn đàn sau....
Trần thị Minh Thu.