Phân biệt nguồn gốc và quyền năng là hai yếu tố để hiểu câu: Bây giờ nói về tại sao có Phật Mẫu trước khi có Đức Chí Tôn, ... BBT.
ĐỐI
CHIẾU VÔ CỰC & THÁI CỰC.
Nguyên lý của Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) là đi từ hữu hình đến vô vi. Hữu hình là Tôn giáo, vô vi
là Đạo. Tôn giáo là văn tự, Đạo là vô tự. Do vậy căn cứ vào văn tự do Hội Thánh
ban hành để tìm hiểu về vô vi là chánh lý.
Học hiểu mới liệt kê,
đối chiếu để hệ thống lại những điều còn chưa rõ. Từ đó đưa vào hệ thống để chọn
được những điều phù hợp với hệ thống. Đối diện với những điều còn mơ hồ hay
xung đột giá trị thì liệt kê, đối chiếu là một công cụ quan trọng để hiểu đúng.
Đó là bi trí dũng của người tu.
I/- Về thứ tự hay
nguồn gốc của Đức Phật Mẫu và Đức Chí Tôn.
Liệt kê, đối chiếu
kinh sách do Hội Thánh ban hành và dịch lý xưa nay
1/- Đức Chí Tôn là
Ngôi Thái Cực.
Ngày 22-7-1926
(13-6-Bính Dần), TNHT Q1 trang 28, bản in 1972.
Khí Hư-Vô sanh có
một Thầy. …
Nếu không có Thầy
thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giới nầy; mà nếu không có Hư-Vô Chi-Khí thì
không có Thầy./.
Học hiểu: Lời dạy rất rõ ràng: Khí Hư-Vô
sanh có một Thầy. Bài Ngọc Hoàng Kinh: Thái Cực Thánh Hoàng, là dạy ngôi
của Thầy là Thái Cực. TNHT cũng dạy Ngôi của Thầy là Thái Cực.
2/- Dịch lý xưa
nay.
Vô Cực sanh Thái
Cực.
Vậy Đạo Cao Đài có
nhìn nhận nguyên lý trên chăng?
Xin thưa rằng Đạo Cao Đài
nhìn nhận: Vô Cực sanh Thái Cực.
Vậy đối chiếu 1 &
2 và kết luận:
Hư Vô Chi Khi sanh
Ngôi Thái Cực (Thầy).
Vô Cực sanh Thái Cực.
Hư Vô Chi Khí và Vô Cực
sanh CÙNG SANH (chỉ có) một Ngôi Thái Cực. Vây Hư-Vô Chi-Khí và Vô Cực là một.
3/- Đức Phật Mẫu là
Vô Cực.
Khi cúng Đức Phật Mẫu
xong thì lạy 9 lạy và mỗi lạy niệm: Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên
Tôn.
Học hiểu: Ngôi của Đức Phật Mẫu là Vô Cực
hay Đức Phật Mẫu là Vô Cực.
4/- Đức Phật Mẫu
dạy tại Trí Huệ
Cung ngày 7-1-Tân Mão (12-2-1951):
Từ
Vô-Cực vào trong giới cảnh,
Mới để tâm so sánh Tiên, Phàm.
Chẳng từ ô trược dương gian,
Vì thương trẻ mới băng ngàn viếng thăm.
Học hiểu: Bài thi thể hiện Đức Phật Mẫu là
Ngôi Vô Cực (Riêng mục số 4 nầy chưa rõ Hội Thánh có ban hành hay không, nhưng
xét về thời gian, địa điểm và thực tế thì phát xuất từ ĐHP nên đáng tin).
5/- Đức Hộ Pháp dạy
ngày 1-2-Đinh Hợi (1947).
Bây giờ nói về
tại sao có Phật Mẫu trước khi có Đức Chí Tôn là Đấng không mà có, nếu nói có
tất cả là không, Ấy là Đấng Vô Hình, Vô Ảnh ở trong cảnh Vô Tướng, Đức Chí Tôn
vì mộng tưởng chẳng khác kẻ phàm, sanh ra lớn lên lại muốn tạo nghiệp, muốn
tưởng Đức Chí Tôn là nguồn cội cả bí pháp nên gọi là Phật.
Học hiểu: Mấy chữ tại sao có Phật Mẫu
trước khi có Đức Chí Tôn là dạy về thứ tự xuất hiện của Đức Phật Mẫu và
Đức Chí Tôn từ buổi ban đầu (1). Nếu hiểu lời dạy trên là dạy việc Đức Phật Mẫu
đến dạy ĐĐTKPĐ trước khi Đức Chí Tôn đến dạy là sai về ý nghĩa và không phù hợp
với câu dạy trên.
Hiểu vậy cũng chưa thể
hiện dịch lý Cao Đài hay dịch lý Đồ Thiên kế thừa dịch lý Tiên Thiên và Hậu Thiên
Có hiểu được 1-4: thì hiểu được 5: tại
sao có Phật Mẫu trước khi có Đức Chí Tôn ấy là Vô Cực sanh Thái Cực. Đó
là lời dạy về nguồn gốc chứ không phải dạy về quyền năng.
II/- Quyền năng của
Đức Chí Tôn (Thái Cực) và Đức Phật Mẫu (Vô Cực).
Quyền năng của Ngôi Thái
Cực là Hóa dục quần sanh, Thống ngự vạn vật nên sắp xếp vạn vật theo trật
tự, khi vào cúng trong Đền Thánh phải theo phẩm tước, và lễ xướng ở Đền Thánh oai
nghiêm như tiếng nạt, đó là dương thanh. Trong dịch lý đó là Càn Đạo.
Quyền năng của Vô Cực
là Đại Từ Bi Năng Hỉ Xả là tình thương vô cực là chan hòa nên vào cúng Phật Mẫu
không phân biệt phẩm tước, tất cả đều bình quyền, lễ xướng khi cúng Phật Mẫu êm
đềm nhu mì; đó là âm thanh. Trong dịch lý đó là Khôn Đạo.
Khi Ngôi Thái Cực hiện
sinh, do quyền năng (tính chất) của Thái Cực nên mới phân Đức Phật Mẫu chủ về
Âm Quang và Đức Chí Tôn chủ về Dương Quang.
Về quyền năng: Thái Cực
hiện sinh thì Hóa dục quần sanh, Thống ngự vạn vật trong đó có việc Ngôi
Thái Cực (Đức Chí Tôn) chủ Dương quan và Vô Cực (Đức Phật Mẫu) chủ Âm quang.
Về nguồn gốc: Vô Cực
sanh Thái Cực (Khí hư vô sanh có một Thầy).
Đạo Cao Đài là Đạo của
âm-dương nên thờ Chí Tôn và Phật Mẫu.
Thánh ngôn dạy về
Ngôi Thái Cực.
Thầy
phân Thái-Cực ra Lưỡng-Nghi, Lưỡng-Nghi phân ra Tứ-Tượng, Tứ-Tuợng biến
Bát-Quái, Bát-Quái biến-hóa vô cùng, mới lập ra Càn-Khôn Thế-Giới. Thầy lại
phân tánh Thầy mà sanh ra vạn-vật là: vật-chất, thảo-mộc, côn-trùng, thú-cầm,
gọi là chúng-sanh.
+
Khai Thiên-Địa vốn Thầy, sanh Tiên, Phật cũng Thầy; Thầy đã nói một chơn-thần
mà biến Càn-Khôn Thế-Giái và cả nhơn-loại. Thầy là chư Phật, Chư-Phật là Thầy.
Các
con là Chư-Phật, Chư-Phật là các con.
Có
Thầy mới có các con, có các con rồi mới có các chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Thầy
khai Bát-Quái mà tác thành Càn-Khôn Thế-Giái nên mới gọi Pháp; Pháp có mới sanh
ra Càn-Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.
Thầy
là Phật chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Đạo mà phục-hồi các con hiệp một
cùng Thầy.
III/- Hiểu về Pháp
Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái và Nữ phái.
Do tính chất của Phái
Nữ nên khi lập Pháp Chánh Truyền Nữ Phái, không có phẩm Chưởng Pháp và Giáo
Tông.
Núi chỉ có một đỉnh.
Nhưng trong hành chánh
tôn giáo thì Nam và Nữ song song nhau từ Bàn Trị Sự cho đến Trung ương.
Ngày 01-9-2024.
Đạo Hữu Dương Xuân
Lương.