TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT VỀ PHƯỚC THIỆN.
“2007. Từ trang web Caodaivn.com”
Các Huynh Tỷ Tòa Thánh Tây Ninh tham gia trang web và làm rõ vấn đề.
BÀI 4
Xin hồi đáp hiền đệ
1- NGUỒN GỐC: Phước
Thiện xuất xứ từ Hiệp Thiên Đài. Hiệp Thiên Đài "quản lý" nhân sự (Phong
thưởng nhân sự Phước Thiện thuộc đặc quyền của Đức Hộ Pháp).
2- HÀNH SỰ: Khi hành
sự Phước Thiện chịu sự chỉ huy của Hành Chánh Tôn Giáo (Cửu Trùng Đài) vì Cửu
Trùng Đài nắm quyền hành pháp...
Trần Thị Minh Thu
Xin hồi đáp hiền đệ...
Đạo luật Mậu Dần
"1938" có 04 cơ quan: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo.
Trong bộ luật đã thể
hiện:
- Cửu Trùng Đài là
thống lĩnh chung. (Hành Chánh).
- Nhân sự và hành sự
Phước Thiện hiền đệ đã rõ...
- Nhân sự của Phổ Tế
là Chức sắc hay chức việc của Cửu Trùng Đài thì đương nhiên là dưới quyền Cửu
Trùng Đài.
- Nhân sự Toà Đạo là
của Hiệp Thiên Đài. Nhưng khi hành sự "theo chuyên môn" vẫn chịu sự
thống lĩnh của Hành Chánh Đạo (Cửu Trùng Đài).
Hiền đệ có gì chưa rõ
cứ hỏi... biết đến đâu tỷ sẽ hồi đáp đến đó...
Mến...
Trần Thị Minh Thu
Xin hồi đáp mấy câu
hỏi của hiền đệ:
Câu 1-
a- Mở đầu tham luận tỷ
đã giới thiệu ý của tờ Thông Tin số 77 rồi nếu đệ xem kỹ thì thấy chính ĐHP đã
xác định là PT không có trong PCT... vậy thì những hệ luận sau đó về Thánh Danh
và Chức danh hẳn nhiên không thể ghép vào PCT mà nó vẫn nằm trong chơn
truyền... Ghép vào mới là sai...
(năm 1951 " 19
giờ / 06/8- Tân Mão) một số chức sắc của Hội Thánh Tây Ninh cũng từng muốn chất
vấn điều nầy.... có thời giờ Tỷ sẽ đánh máy nguyên văn bài trên thông tin số 77
lại cho hiền đệ và quí vị tường lãm...)
b- Hiền đệ nên phân
biệt; (Cao Đài là Đạo... và cũng là Tôn giáo...: ngay trong tổ chức của nó chứ
không phải chỉ là mớ lý luận vô bằng cớ... đọc kỹ lại bài Hình Thể và Tổ
Chức... Tỷ có phân rõ...)
+ PHẦN ĐẠO: với hình
thể 03 đài thì Hiệp Thiên Đài còn chưa có các phẩm từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn trở
xuống.... và cũng không có Phước Thiện...
+ PHẦN TÔN GÁO: Hành
Chánh Tôn giáo thì mới có Phước Thiện thuộc Hiệp Thiên Đài...
Như vậy KHÔNG HỀ CÓ
MỘT SỰ MÂU THUẪN NÀO HẾT đệ đọc kỹ và biện chứng lại PHẦN ĐẠO và PHẦN TÔN GÁO
hiền đệ sẽ thấy... Chúng ta nói rằng Cao Đài là Đạo... và Cao Đài cũng lả Tôn
Giáo thì ngay trong tổ chức của nó cũng phải thể hiện ra chứ.... hiền đệ có
đồng ý không?
Câu 2:
Hội Thánh Cửu Trùng
Đài là của Giáo Tông.
Hội Thánh Phước Thiện
là của Hộ Pháp.
Từ ngày ĐHP triều
thiên thì chức sắc Phước Thiện vẫn được Đại Hội Phước Thiện "tổ chức theo
Đạo Luật Mậu Dần" dâng lên cho Hội Thánh và Đức Hộ Pháp trực tiếp về cơ
thăng thưởng tại Cung Đạo Toà Thánh Tây Ninh. (Đó là nói đến thời gian Hội
Thánh Toà Thánh Tây Ninh chưa bị giải thể - nghĩa là trước năm 1979 - Còn sau
nầy Tỷ không biết việc thăng thưởng thế nào....)
Phần đề tên: Đúng là Tỷ sơ ý không đề tên ở cuối bài nhưng trên
trang web chúng ta có khuôn riêng cho từng người và nội dung cũng có lời hồi
đáp "thay lời chào" cuối có lời kết.... chắc cũng ít có người sơ ý
như Tỷ mà lầm hai phần hỏi và đáp với nhau đâu hiền đệ yên tâm chưa nào... Chút
nữa Tỷ sẽ thêm tên vào... (Hai bài đó chính là do một người viết ...)
Theo nhận xét của Tỷ
thì câu hỏi là nghiêm chỉnh đệ đừng quá ái náy như thế...
Mến
Trần Thị Minh Thu.
Xin hồi đáp câu hỏi
của hiền đệ.
Trước khi đi vào các
câu hỏi của hiền đệ tỷ xin nói phần khởi động thế nầy:
Huynh Thái Nguyên viết trong phần góp ý về bài: Hình Thể và Tổ Chức ĐĐTKPĐ một
câu đại ý rằng: Trong đạo học ngôn từ chỉ là phương tiện để hiểu vấn đề.
Vậy đệ cũng nên lưu
tâm ý ấy trước khi nghe Tỷ trình bày nhé.
Thí dụ hữu hình: cây
cầu bê tông A được xây dựng để nối liền xã X với xã Y thì ai cũng biết cây cầu
A có một đầu ở xã X và một đầu ở xã Y.
Thí dụ đạo học: Hiệp
Thiên Đài là trung gian giữa Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài.
Nhưng nhìn vào kiến
trúc Đền Thánh ở Tây Ninh ta thấy Hiệp Thiên Đài lại ở ngoài trước rồi mới đến
Cửu Trùng Đài và Bát Quái Đài. Khi hành lễ trong các thời cúng cũng vậy … “
Nối liền nhưng lại không ở giữa … mới là kỳ …mà hiểu được cái kỳ ấy mới là lý
thú … mới là Phi Tưởng Thiên để gót tới nơi … đồng ý không???”
Tiếp lễ Nhạc Quân có
thỉnh giáo việc nầy. Đệ xem bút phê của Đức Hộ Pháp trả lời ở trên “đây chỉ xin
nhắc lại ý”:
- Tương sanh thì cần
chi phân sau hay trước chỉ là khinh cùng trọng mà thôi …
- Hồn nó không ở trong
xác mà ở ngoài xác để độ xác …
Thực tế: Đệ đã biết
Cửu Trùng Đài là xác của Đạo.
Hiệp Thiên Đài là chơn
thần của Đạo. “Xin dùng từ hồn theo ĐHP”
Vậy thì Hiệp Thiên Đài
không thể ở trong Cửu Trùng Đài…
Phước Thiện sản sinh
từ Hiệp Thiên Đài … suy ra Phước Thiện không thể ở trong Cửu Trùng Đài …
Nhưng hồn
muốn độ xác thì hồn phải vào xác để giúp xác …. cho nên Phước Thiện phải vào
Hành Chánh, phải chịu sự chỉ đạo của Cửu Trùng Đài để giúp cho Cửu Trùng Đài …
Ta thấy phần hồn “Phước
Thiện thuộc Hiệp Thiên Đài” lại đóng vai chịu sự sai khiến của xác “Hành Chánh-
Cửu Trùng Đài” để giúp cho Cửu Trùng Đài hoàn thành sự nghiệp của Chí Tôn là
thực thi Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng.
(Xưa nay Phước Thiện
giúp cho Hành Chánh chớ Phước Thiện không có quyền vạch ra chương trình hành
chánh bao giờ…- Người vạch ra chương trình giữ vai hành pháp- còn Phước Thiện
đến giúp xong thì họ phải ra khỏi xác để chịu sự quản lý của người chủ thực sự
là Hiệp Thiên Đài… “Phước Thiện vào xác và ra xác còn xác vẫn là xác …” Đệ lưu
tâm suy nghĩ cho minh lý khoản nầy sẽ hiểu rất nhiều điều khác trong thể pháp
của ĐĐTKPĐ).
1- Hiến Pháp Hiệp
Thiên Đài điều 10 đã xác định HTĐ không có quyền Hành Pháp. “ Vậy thì nên
căn cứ vào đây mà hiểu…không ai có thể chứng minh ngược lại ”
Nếu đệ hiểu được phần
khởi động bên trên: Phước Thiện là người giúp việc cho Hành Chánh (Phụ sự cho
Hành Chánh thì không thể nói HTĐ có chức năng Hành Pháp được. Vì Phước Thiện
đâu có vạch ra phương pháp mà Phước Thiện thực thi công việc của Hành Chánh
vạch ra xong rồi Phước Thiện trở về nơi sản sinh ra Phước Thiện chớ nếu nó ở
trong đó để chịu sự thăng thưởng của xác là điều nghịch lý) Hiểu được điều nầy
thì thấy nó không có gì mâu thuẩn còn như không hiểu thì phải xem kỹ phần cơ bản
và phần khởi động trên đây hy vọng nó giúp cho hiền đệ sáng tỏ được vấn đề.
2- Các phần khác đã
hồi đáp rõ rồi hiền đệ cứ xem lại …
Xem các câu hỏi của đệ
Tỷ thấy toát lên một tinh thần ham học hỏi và can đảm “truy” cho đến cùng cái
gì mình chưa minh lý Tỷ rất quí mến …
Thân ái …
Trần Thị Minh Thu.
Hồi đáp câu hỏi của
Hoc Tro ngày 01-8-2007 lúc 10 giờ 48.
1- Đạo Luật Mậu Dần
1938 không có ấn của ba vị Chưởng Pháp. Không có ấn của 03 vị Đầu Sư.
Lý do vì sao thì xin
trích lời Đức Hộ Pháp trong kỳ Hội có ghi ở đầu Đạo Luật lai cho đệ đọc... đệ
có thể mở ra đọc thêm nhé...
Trích văn: Sau khi Chư
Chức Sắc Thiên Phong an tọa, Đức Hộ Pháp bèn thuyết minh đại ý như vầy:
''Theo Pháp Chánh
Truyền thì buổi hội nầy Đầu Sư phải làm Chủ Tọa, đặng kiểm duyệt các lời quyết
định của 4 cơ quan trong toàn thể Chánh Trị Đạo, hầu dâng lên cho Quyền
Chí Tôn phê chuẩn. Song phẩm Đầu Sư không có, nên Bần Đạo phải tạm thay
quyền Chủ Tọa. Lại nữa, ngày nay Bần Đạo nắm Quyền Thống Nhứt thì Quyền Đầu Sư
cũng thuộc về Bần Đạo nữa".
(Chỉ xin lưu ý một
chút chữ QUYỀN CHÍ TÔN trong câu trên theo Tôi hiểu đó là Quyền Chí Tôn tại thế
"Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng" mà Đức Hộ
Pháp đang nắm - Đó là cách hiểu của Tôi.... XEM NỘI LUẬT THƯƠNG HỘI BAN HÀNH
NĂM 1932. Điều thứ 11 sẽ rõ thêm- nên nhớ 1932 các vị
tiền bối chưa tách ra khỏi Tổ Đình)
2- Tam đoạn luận là phương
pháp có giá trị lâu đời. Vấn đề là nếu thiết lập các dữ kiên không đúng đệ cứ
chỉ ra... thay vì chỉ e rằng.... làm sao bác bỏ được ý người khác...
3- Tỷ viết chữ
"Truy" trong dấu ngoặc là e đệ lo bị phạm nội qui diễn đán quá nên có
ý tiếu một chút cho vui ai dè đệ lại thêm e dè vậy xin lỗi nhé...
Mến