Trang

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

5355. Huệ Khải mạo danh Tòa Thánh Tây Ninh.

 Huệ Khải là người của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh SG, liên tục đánh phá Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng lại mạo danh nhân sĩ Tòa Thánh Tây Ninh.  BBT.




Huệ Khải

ĐÔI ĐIỀU THÚ VỊ KHI ĐỌC “KỶ YẾU TRUNG LAO”

Thư người bạn Cao Đài

Nhiêu Lộc, ngày 18 tháng 5 năm 2020

Kính thăm hiền huynh Vinh Sơn Vũ Đình Đường,
Chủ biên Kỷ Yếu Trung Lao (Nxb Đồng Nai, 2017)

Tôi rất hân hạnh được hiền huynh gởi tặng Kỷ Yếu Trung Lao. Khi mân mê tập sách dày hơn 500 trang (16x24cm), lòng tôi thêm cảm kích tấm thạnh tình của Vũ huynh.


https://tusachtre.com/doi-dieu-thu-vi-khi-doc-ky-yeu-trung-lao-hue-khai/

Tôi đã lần giở từng trang sách, dõi theo các bài viết, ngắm các ảnh chụp minh họa cho những thông tin rất phong phú. Đối với tôi, vốn dĩ là một người ngoại, thì tất cả những nội dung và hình ảnh về làng Công giáo Trung Lao đều mới lạ, lôi cuốn.

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/08/5102-hue-khai-bung-cui-muc.html#more

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/08/5117-vntb-co-quan-pho-thong-giao-ly-can.html#more

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/08/5120-vntb-co-but-cua-co-quan-pho-thong.html#more

Hôm nay, mượn lá thư này, thay vì viết mấy lời đơn giản cảm ơn Vũ huynh tặng sách quý, tôi muốn ghi lại cụ thể một số cảm nhận thú vị của mình trong khi đọc Kỷ Yếu, bằng cách nêu ra một số chi tiết rất đáng chú ý mà tôi bắt gặp rải rác ở trang này hay trang khác.

1.

Trước tiên, xin thú thật đây là lần đầu tiên tôi được biết địa danh Trung Lao. Trong quốc ngữ, từ Hán-Việt đồng âm dị nghĩa vốn có rất nhiều; do đó, hai chữ Trung Lao khiến tôi không khỏi ngạc nhiên, thắc mắc.

À, đây rồi: Địa danh Trung Lao “có từ thuở nào, không ai nắm rõ niên đại chính xác, nhưng chắc chắn một điều là làng hình thành từ xa xưa lắm rồi” (tr. 26). Ngày nay, tên làng được hiểu theo ý nghĩa “lao động vừa phải mà vẫn đủ ăn”; cách giải thích này “được nhiều người làng nhắc đến và chấp thuận” (tr. 28).

Hiểu như vậy, thì tên làng quả thật đã “ứng” với đời sống dân làng vì hiện nay làng này “được xếp vào hàng những làng khấm khá, khang trang nhất ở vùng quê miền Bắc” (tr. 29); “lúc nào người Trung Lao cũng thong dong: Sáng lễ, chiều kinh, ăn trắng mặc trơn, đôi khi còn có của ăn, của để.” (tr. 55)

2.

Đặc điểm của làng Trung Lao là “đất đai dành cho nông nghiệp không nhiều, do đó giới các ông phần đông cất bước ra đi có mặt nhiều nơi, bán hàng bồ phiêu dạt tận Thái Nguyên, Lạng Sơn hoặc theo nghề gỗ lên đến Tuyên Quang, Việt Bắc” (tr. 64). Dân làng thì có đến 80% mang hai họ Phạm và Vũ (tr. 33).

Nghề truyền thống của làng gồm có: thêu ren (tr. 55-56); khai thác, mua bán gỗ (tr. 57-60); gánh Hàng Bồ (tr. 61-63) dành cho đàn ông, dùng đòn gánh, bốn sợi dây gai, và “hai cái bồ lớn đan bằng tre với hình dáng đáy vuông, bề cao khoảng một mét ta, trên miệng được vê tròn, có nắp đậy”, mà loại bồ này phải mua ở phố Hàng Bồ trên Hà Nội (tr. 61).

Tục làng: Khi thông gia (sui gia) này chết thì thông gia kia để tang cho tới khi đưa đám xong (ba ngày) vì coi hai thông gia là một nhà (tr. 35).

3.

Đặc điểm chợ Tết làng Trung Lao (chợ Lao) là “phiên chợ ngày 30 Tết lại càng chen chân không lọt, vì chợ Lao là đầu ngõ tiêu thụ các nông sản, vải vóc, gia cầm, gỗ lạt, tre nứa, thịt cá cần thiết của dân làng cũng như các nơi khác chuyên chở đến” (tr. 65).

Có lẽ những người hâm mộ thơ tiền chiến nào ngờ rằng bài thơ Chợ Tết nổi tiếng một thời của Đoàn Văn Cừ (1913-2004) đã in lần đầu tiên trên tuần san Ngày Nay, số xuân Kỷ Mão (Hà Nội, 1939) chính là hình ảnh chợ Lao ngày xưa.

Theo Kỷ Yếu Trung Lao (tr. 451), ngày 01-5-2003, tác giả bài thơ này xác nhận: “Bài thơ ‘Chợ Tết’ mà tôi viết đấy chính là cái cốt cách của phiên chợ ngày ba mươi Tết làng Trung Lao, nó tiêu biểu và là thực tế của nhiều chợ quê.

4.

Chuông cổ chùa Đức Long trong nhà thờ Đức Bà. Thêm một chi tiết thú vị là quả chuông đồng nặng khoảng một trăm ký của chùa Đức Long sau khi sư trụ trì đem cầm cố quá hạn mà không chuộc về, đã được chủ mới (bá hộ Vũ Đình Tứ) hiến cho nhà thờ Đức Bà nhân lễ khánh thành vào năm 1896. Vậy, tính từ lúc chuông được đưa vào nhà thờ thì đã trải qua hơn một thế kỷ, chuông chùa Phật vẫn vang tiếng trong nhà thờ đạo Chúa (tr. 446).

5.

Trong nhiều năm biên khảo, tôi hay tìm hiểu các thuật ngữ; do đó, đọc về lễ cưới ở địa phương, tôi liền chú ý rằng dân làng Trung Lao có ba thuật ngữ rất riêng (tr. 31-32).

Tôi thử tìm qua công cụ Google và tra một số từ điển thông dụng thì không thấy. Đó là:
Cỗ dựa”: Cỗ bàn ăn uống tại chỗ.
Cỗ biện”: Cỗ nhà gái làm ra mang đi biếu người có vai vế.
Cỗ tống”: Cỗ nhà trai đưa sang cho nhà gái mang đi biếu.

6.

Tôi lại thấy rằng người làng Trung Lao vẫn còn dùng từ Việt cổ (archaic). Bằng chứng là cửa hàng bán hòm (áo quan, quan tài, săng) ở Trung Lao gọi là “hàng xũ” (tr. 59, 60). Tôi dè dặt suy đoán rằng có lẽ “xũ” là từ Việt cổ chỉ dùng ở Bắc Kỳ, nên sau này còn được ghi trong Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội: Trung Bắc Tân Văn, 1931, tr. 659).

Kính thưa Vũ huynh,

Sau cùng, nếu cần một nhận định tổng quát, cô đọng về cả tập Kỷ Yếu rất dày dặn này, thì có thể nói ngay rằng đây là tập địa phương chí mang đặc điểm Công giáo được biên soạn công phu, cung cấp nhiều hình ảnh và thông tin hữu ích về “Trung Lao là một làng nông thôn miền Bắc Việt Nam” (tr. 20), một làng toàn tòng mà tên làng “đã được nhắc đến trong lịch sử truyền giáo cách đây 400 năm” (tr. 20). Nội dung và hình ảnh trong Kỷ Yếu, do đó, chủ yếu là lịch sử, sinh hoạt, v.v… của một làng Công giáo toàn tòng, được ghi chép rất phong phú, tỉ mỉ. Trộm nghĩ, nếu có nghiên cứu sinh nào làm luận án về làng Công giáo ở Việt Nam, thì chắc chắn kỷ yếu này là một tài liệu vô cùng cần thiết, không thể thiếu trong danh mục sách tham khảo. Và dĩ nhiên, giá trị của tập Kỷ yếu này không phải chỉ có như thế.

Tôi cũng cầu nguyện Đức Thánh Đaminh Vũ Đình Tước ban ơn soi dẫn, phù trì để hiền huynh Vinh Sơn Vũ Đình Đường cùng các đồng sự tâm huyết sẽ tiếp tục không ngừng tăng bổ, hiệu đính, tái bản tập Kỷ Yếu Trung Lao, ngõ hầu sau này trong thư tịch văn hóa tôn giáo nước Nam nói chung, và trong thư tịch văn hóa Công giáo nói riêng, sẽ có một quyển chính sử cho riêng ngôi làng Trung Lao toàn tòng cổ kính.

Trân trọng kính thư,
Huệ Khải


HUỆ KHẢI: Thế danh Lê Anh Dũng, một nhà Văn, nhà Báo, nhà Nghiên cứu với Bút danh: Nghê Dũ Lan, Lê Khang Thìn, Ngô Bái Thiên… và là Nhân sĩ Cao Đài Giáo Tòa Thánh Tây Ninh.