TRƯỜNG VĂN TRẬN BÚT VỀ PHƯỚC THIỆN.
“2007. Từ trang web Caodaivn.com”
Các Huynh Tỷ Tòa Thánh Tây Ninh tham gia trang web và làm rõ vấn đề.
THAM LUẬN: TẠI SAO
PHƯỚC THIỆN THUỘC HIỆP THIÊN ĐÀI.
“Nghiệm số phương trình phổ độ”
2007. Trần Thị Minh
Thu (bài 2).
Diễn đàn đã đưa ra đề
tài: Tại sao tại Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh Phước Thiện lại thuộc sự hộ trì
của Hiệp Thiên Đài.
Từ đề tài nêu lên đã
có nhiều ý kiến giải đáp… thông qua các giải đáp đó Tôi thấy thêm khía cạnh rất
đáng trân trọng và đầy cảm động: Mong rằng có ngày tất cả người Đạo Cao Đài
cùng thống nhất lại và thực thi đúng với chơn truyền….
Điều đáng mừng là
không có ý kiến nào có ý phủ nhận Phước Thiện, mà chỉ tìm hiểu xem tại sao nó
lại như thế và như thế có đúng hay chưa?
Theo Tờ Thông tin số
77 của Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh đăng tải thì:
Thập niên 50 của thế kỹ 20 có một số chức sắc của Toà Thánh Tây Ninh chiếu theo
Pháp Chánh Truyền không nhìn nhận Phước Thiện và bàn nhau sẽ đưa ra trình trước
Hội Nhơn Sanh.
Ngài Thánh Vệ Trưởng
Phạm Ngọc Trấn biết tin vào bạch với Đức Hộ Pháp Đức Ngài trả lời: Phước Thiện
không có trong Pháp Chánh Truyền nên họ trích điểm là đúng các con có xin Thầy
đưa Phước Thiện vào PCT Thầy cũng không làm, nhưng PCT từ đâu mà có? PCT từ
trong thiên thơ mà ra thì Phước Thiện cũng ở trong thiên thơ mà ra và còn nhiều
cơ quan trọng yếu nữa của đạo sau nầy cũng từ thiên thơ mà xuất hiện …. “Ngài
có cho biết thêm thiên thơ là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển …”
(Về Thể Pháp: Nếu đến
Toà Thánh Tây Ninh nhìn Bát Quái Đài phần lộ thiên ta thấy ở Chánh Nam cung
Khảm có 02 cuốn sách cột lại nằm trên Thư Hùng Kiếm, theo tìm học của chúng tôi
về thể pháp thì đó chính là hai cuốn thiên thơ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đó
vậy- Ở Tháp Giáo Tông ngay sau Bát Quái Đài cũng có bữu pháp ấy với cùng cung
quẻ và phương vị. Bởi Giáo Tông là cái gốc của sự giảng dạy mà cái gốc ấy do
Bát Quái Đài xuất phát ra cho nên các bữu pháp ở Tháp Giáo Tông cũng y như ở
Bát Quái Đài).
Bây giờ xin phép trình
bày 04 phần của tham luận: Lịch sử Phước Thiện, Nhân sự Phước Thiện, Hoạt động
Phước Thiện, Kết luận.
Xin nói rõ là chỉ
trình bày theo văn bản gốc nhưng rất vắn tắc nhằm phục vụ cho đề tài của tham
luận mà thôi.
I- SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
PHƯỚC THIỆN.
1- Tiền thân của Phước
Thiện.
Lúc đầu Phước Thiện có
tên là Phạm Môn do Đức Hộ Pháp thành lập từ năm Kỹ Tỵ “1929” Tại Trường Đua-
Tây Ninh. “trên quốc lộ 22 hiện nay- Khu Phạm Nghiệp”.
Đến 1930 thì chuyển về
làm công quả trong Nội Ô.
Muốn vào Phạm Môn phải
ký tên hiến thân trọn đời và có sự đồng thuận của cha mẹ và vợ bằng văn bản.
(Phải thuộc lòng và giữ
thập điều giới răn:
1/- Phải tuân-y
Luật-Pháp Chơn-Truyền của Chí-Tôn.
2/ Phải trọn hiếu với
Tông-Đường Phụ Mẫu, trọn nghĩa Vợ Chồng, vẹn phận làm Cha.
3/- Phải trọn giữ
trai-giới.
4/- Phải xa lánh các
Đảng phái.
5/- Phải thật-hành
Phước-Thiện, nuôi người già, dưỡng trẻ nhỏ.
6/- Không đặng thâu
của chúng-sanh.
7/- Coi Anh Em đồng
Đạo như ruột thịt.
8/- Không được bội sư
phản bạn.
9/- Phải ở như các
Thánh Hiền, đừng phạm tội vong công bội đức.
10/- Phải thương yêu loài
người và loài vật, kính trọng mạng sanh, vì theo tánh chất của Chí- Tôn là chúa
sự sống.)
Sau đó Đức Ngài cho
các vị Phạm Môn lập hồng thệ …
2- Chuyển thành Phước
Thiện.
Đến 15-02- Ất Hợi
“1935” thì Phạm Môn chuyển sang Cơ Quan Phước Thiện với 12 bậc phẩm:
1- Minh Đức
2- Tân Dân
3- Thính Thiện
4- Hành Thiện
5- Giáo Thiện
6- Chí Thiện
7- Đạo Nhơn
8- Chơn Nhơn
9- Hiền Nhơn
10- Thánh Nhơn
11- Tiên Tử
12- Phật Tử
Tùy vào bậc phẩm và mà
được phân bổ để hành sự từ trung ương đến địa phương theo qui định của Hội
Thánh.
Xin nói rõ là nếu
không có Phước Thiện thì không có công quả để tạo nên Đền Thánh. Chính Phước
Thiện là bộ phận nồng cốt trong cuộc khởi công xây dựng Đền Thánh năm 1936 … và
sau khi Đức Hộ Pháp bị đồ lưu trở về thì cũng chính Phước Thiện hoàn thành việc
xây dựng Đền Thánh … (Có thể xem phần nầy trong Lịch Sử Phạm Môn nơi thu viện
của trang web nầy).
II- NHÂN SỰ PHƯỚC
THIỆN.
Chức sắc của Phước
Thiện không có Thánh Danh như Chức sắc Cửu Trùng Đài Nam và Nữ. Phái Nam cũng
không có phân ra làm 3 như ở Cửu Trùng Đài.
Số lượng không hạn chế.
Đây là điều không thể
thay đổi vì Pháp Chơn Truyền không cho phép và cũng không có ai dám cho phép.
Nhân sự Phước Thiện
thuộc Hiệp Thiên Đài và do nơi đặc quyền thăng thưởng của Hộ Pháp.
Lưu ý là việc đối phẩm
trong khi thực thi các nghi thức tôn giáo mà thôi chớ nhân sự hàng chức sắc
không có hoán chuyển cho nhau đựơc (các lời phê của Đức Hộ Pháp về việc một số
vị xin hoán đổi nầy sẽ rõ hơn) (1)
III- HÀNH SỰ CỦA PHƯỚC
THIỆN. “Trong Hành Chánh Tôn Giáo”
Hành sự của Phước
Thiện được qui định rõ trong Đạo Luật Mậu Dần “1938”.
1- Sơ lược về Đạo Luật
Mậu Dần. “1938”.
Theo văn bút còn lưu
lại thì công việc sắp xếp nền Chánh Trị Đạo gồm có 04 cơ quan Hành Chánh, Phước
Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo xuất phát từ Đạo Luật Mậu Dần. ‘1938’.
“Hẳn nhiên có những cơ
quan có trước Đạo Luật nhưng sắp xếp vào chung trong một bộ luật thì phải chờ
đến Đạo Luật Mậu Dần”.
Muốn chứng minh mối
tương quan của 04 cơ quan nầy thiết tưởng nên căn cứ vào Đạo Luật Mậu Dần. ‘ĐLMD’
Đặc biệt là căn cứ vào
cách bố trí chương và điều của đạo luật mậu dần ‘1938’.
a- Bố Trí:
Chúng Tôi không đi vào
nội dung hay cách thức lập thành ĐLMD mà trình bày cách thức bố trí các chương
và điều của ĐL.
Đạo luật có 04 chương:
Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Toà Đạo.
Toàn bộ Đạo luật có 17
điều.
Chương I: Hành Chánh.
Từ Điều 1 đến điều 17.
Chương II: Phước
Thiện. Từ Điều 10-11. (Rút điều 10 và 11 từ chương Hành Chánh ra để tạo nên
chương Phước Thiện).
Chương III: Phổ Tế.
Điều 14. ( Rút điều 14 từ chương Hành Chánh ra để tạo nên chương Phổ Tế )
Chương IV: Toà Đạo.
Điều 15 (Rút điều 15 từ chương Hành Chánh ra để tạo nên chương Toà Đạo).
b- Nhận định:
Từ cách bố trí như thế
nói lên điều gì?
Theo thiển ý cách bố
trí như thế nói lên ý chí của bộ Đạo Luật.
Ý chí ấy xác định
rằng:
b.1- Hành Chánh thống
lĩnh Phước Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo. Bởi vì cả 03 cơ quan nầy được rút từ
chương Hành Chánh mà có.
b.2- Phước Thiện, Phổ
Tế, Toà Đạo cực kỳ quan trọng nên được xem như những trụ cột ngang với Hành
Chánh trong nền chánh trị đạo nhưng vẫn chịu sự thống lĩnh chung của Hành
chánh.
b.3- Cả 4 cơ quan nầy
là một: Hành Chánh (vì chương Hành Chánh có 17 điều). Nhưng vẫn phải phân ra
làm 4 để thể hiện tầm quan trọng của Mỗi cơ quan hầu phát huy khả năng tối đa
của từng cơ quan nhưng vẫn phải chịu sự lãnh đạo của Hành Chánh. (Nhân sự Toà
Đạo là của Hiệp Thiên Đài nhưng khi phân bổ vào Toà Đạo thì vẫn phải chịu sự
thống lãnh của Hành Chánh là nhân sự Cửu Trùng Đài. Nhân sự của Phước Thiện thì
cũng thế).
Các điều trên đồng
nghĩa với Cửu Trùng Đài thống lĩnh tất cả.
[[[ Xin mượn một vài
hình ảnh để thí dụ.
+ Hành Chánh như một
Toà Nhà mà Phước Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo như 3 căn phòng trong toà nhà. Nhưng
các căn phòng nầy rất quan trọng nên nó như từng căn nhà có qui luật riêng, có
xuất xứ nhân sự riêng nhưng vẫn chịu dưới sự chi phối của Hành Chánh.
+ Hành Chánh như một
công ty chủ mà Phước Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo là những công ty vệ tinh. Nhưng
công ty vệ tinh nầy rất đồ sộ theo đặc trưng riêng nên được kể như công ty cùng
với Hành Chánh nhưng vẫn do nơi Hành Chánh bao trùm]]].
Cách hiểu như thế
chính là căn cứ vào ý chí của bộ luật; lấy căn bản từ cách lập luật mà nhận
định vậy. (Nếu không có ý cho Phước Thiện, Phổ Tế và Toà Đạo phải dưới quyền
của Hành Chánh thì bộ luật đã không lấy các điều của Hành Chánh ra để làm
chương cho 3 cơ quan kia).
IV- KẾT LUẬN.
Nguyên do vì sao có
Phước Thiện thì có rất nhiều văn bút của Đức Hộ Pháp để lại “nhất là trong các
kỳ Đại Hội của Phước Thiện” … tôn trọng phạm vi đề tài nêu lên nên phần trình
bày cũng xin giới hạn vào yêu cầu làm rõ đề tài … vậy xin phép kết luận:
1- Hình thể của Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với 03 Đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài. Phần
nầy không có Phước Thiện.
2- Hành Chánh Tôn Giáo:
Từ Hiệp Thiên Đài mới sản sinh ra Phước Thiện.
a- Nhân sự Phước Thiện
thuộc Hiệp Thiên Đài.
b- Nhưng hành sự của
Phước Thiện lại do sự chỉ huy của Cửu Trùng Đài. Chương trình hành đạo là của
Cửu Trùng Đài đề ra mà Phước Thiện là người thực thi.
(Xem Đạo Luật Mậu Dần
thì thấy rõ Phước Thiện không có can dự vào hành chánh. Hành chánh ra chương trình
và Phước Thiện tìm cách để thực thi chương trình đó. Thí dụ rõ nhất là trong
tang tế sự của Tôn giáo. Chính Bàn Trị Sự quyết định tang lễ theo nghi thức nào
rồi giao cho Phước Thiện “Nhạc, Lễ, Đồng Nhi, Nhà Thuyền” … thực hiện mà thôi).
Trong bước đường phát
triển của Tôn giáo hẳn nhiên có nhiều điều phải nâng cao nhưng thiết tưởng
nguyên tắc trên là không thay đổi. (Khi bộ máy Cửu Viện hoạt động đúng công
suất thì còn nhiều điều phải thêm vào cho Phước Thiện …)
Chính Phước Thiện là
người thực thi các chương trình mà Hành Chánh “Cửu Trùng Đài” là người chỉ huy
đúng với ý chí của Đạo Luật Mậu Dần 1938.
Đạo Cao Đài không có
Phước Thiện thì Hành Chánh Tôn Giáo không thể đủ sức lập nên: Trường Học, Sở
Dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất được. Mà nếu không có các nghiệm số nầy thì phương
trình phổ độ sẽ bị ách tắc … Phước Thiện chính là nội lực của Đại Đạo vậy.
(Vì nhân sự của Hành
Chánh Đạo tại một Hương Đạo chỉ có Chánh, Phó, Thông Sự, đến đạo Luật Mậu Dần
mới cho thêm Chức Việc Phổ Tế, cũng không thể đảm đương nổi, chỉ có nhân sự
Phước Thiện mới gánh vác nổi mà thôi, nhưng người thực thi thì không phải là
lãnh đạo hay chỉ huy …)
Lẽ ra tham luận đến
đây là kết thúc nhưng vì trên diễn đàn có đề tài mong được chỉ dạy nên xin phép
BQT cho tôi được tham gia góp ý “không dám nói là chỉ dạy” đây chính là phần
chứng minh vai trò của Phước Thiện.