Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

5118. Vi Bằng 1. Tìm Hiểu KINH ĐẠI TƯỜNG.

 Bài từ fb Bản Tin HTE.

                                                                         
KNS&HTE ĐĐTKPĐ
VB: 03/99

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
(Cửu Thập Cửu Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.

 

VI BẰNG
           “Tìm hiểu KINH ĐẠI TƯỜNG”

Kính bạch Hội Thánh.

Kính Cơ Quan Hiệp Thiên Đài tái lập năm 2015.

Kính Quý Chức sắc, Chức việc và Đồng đạo.

Hội Thánh Cao Đài lập Chương Trình Hiến Pháp ngày Rằm tháng 7 năm Mậu Thìn (28-8-1928), điều thứ 22, 24 qui định.

https://www.facebook.com/share/p/RHf65JEScWJ2Hm8c/?mibextid=CTbP7E

Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt.

Ðiều thứ 24: -Kể từ ngày ban hành "Chương Trình Hiến Pháp" duy có một mình Hội Thánh "Cửu Trùng Ðài" được quyền in Kinh sách, Tượng để hiệu "Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ".

Quan sát các đầu sách viết về Đạo Cao Đài hiện nay đa số đề đại tự Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trên bìa sách. Đó là việc vi phạm Chương Trình Hiến Pháp tại điều 22, 24. Trong đó có những nội dung trái ngược hẳn với kinh sách Hội Thánh ban hành.

Lại thêm nạn lấy sách của Hội Thánh đã kiểm duyệt ra sửa nội dung rồi phổ biến gây hiểu lầm là Hội Thánh đã kiểm duyệt nội dung mới thêm vào hay sửa ấy. Bộ Đại Đạo Sử Cương của Hiền Tài Trần Văn Rạng là một thí dụ điển hình.

Chúng tiểu đệ, muội mở nhiều phiên họp để tìm hiểu về KINH ĐẠI TƯỜNG, muốn chia sẻ với quý đồng đạo, quý hiền nhân quân tử đang tìm hiểu về Đạo Cao Đài để học hỏi thêm nên công bố và viết rõ: HỘI THÁNH CHƯA KIỂM DUYỆT.

Phương pháp thảo luận, tìm hiểu là đặt câu hỏi và trả lời.

Nay kính. 

I/- Thành phần dự họp.

Phiên họp bắt đầu lúc 20 giờ ngày 17-6-Giáp Thìn (22-7-2024).

Chủ tọa: CTS Lương Thị Nở (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ).

Marie Võ (Phó Ban Chấp Hành HTE ĐĐTKPĐ)

CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng BKS Luật HTE ĐĐTKPĐ)

Thư ký HTE ĐĐTKPĐ: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)

CTS Trần Quốc Tiến (Trưởng BCH KNS)

Chức việc: CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc, PTS Nguyễn Thị Kim Thùy.

Đạo Hữu Nam Nữ: Nguyễn Thị Chợ (Út Cam), John Tùng, Trương Văn Mai.

Điều hành Chánh Trị Sự Nguyễn Hữu Khanh.

Đọc Kinh Nhập Hội  (PTS Kim Thùy)

II/- Đề tài: Tìm hiểu KINH ĐẠI TƯỜNG.

III/- Tiến trình thảo luận.

1/- Cách tìm hiểu bài KINH ĐẠI TƯỜNG

2/- Câu 1: Hỗn-Ngươn-Thiên dưới quyền Giáo-Chủ, có nghĩa như thế nào?

IV/- Kết thúc.  

Đọc Kinh Xuất Hội, PTS Kim Thùy.

Chủ tọa cảm ơn cả nhà đã tích cực đóng góp ý kiến và lên Vi Bằng.

Phiên họp kết thúc lúc 22 giờ cùng ngày.

Lập Vi Bằng.

(Đã ký)


Thư ký: PTS Nguyễn Hồng Phượng.

Chủ tọa.

 

(Đã ký)


CTS Lương Thị Nở.

 

 

@@@



@@@



TÌM HIỂU KINH ĐẠI TƯỜNG

Bài 1.
Hội Thánh chưa kiểm duyệt
.

Từ khi mở đạo Hội Thánh Cao Đài nhiều phen dâng sớ lên Đức Chí Tôn và các Đấng xin Kinh Tận Độ, mãi đến Trung Ngươn Ất Hợi (1935) mới được ban kinh. Bài Kinh Đại Tường do Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật giáng cơ ban cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ), nên là một phần trong nền chánh giáo của Đức Chí Tôn. Do vậy khi tìm hiểu phải đặt bài kinh vào hệ thống của thể pháp mới có hy vọng đúng hướng. Bài Kinh Đại Tường hay bất cứ bài kinh nào khác là một phần tử sống động, linh hoạt trong thể pháp ĐĐTKPĐ nên mọi tính chất, đặc điểm hay mạch nghĩa của bài Kinh phải phù hợp với chánh lý, với hệ thống nghĩa là với thể pháp ĐĐTKPĐ. Không đưa bài Kinh Đại Tường vào hệ thống chánh giáo của Đức Chí Tôn mà để mồ côi thì có thể dẫn đến mâu thuẫn với những giá trị cơ bản khác, với thể pháp khác, giá trị này sẽ loại trừ giá trị kia, khi hai giá trị nghịch nhau thì sanh ra xung đột trong nhận thức và rối loạn Thánh thể.

Không đưa vào hệ thống mà hiểu đúng, hiểu sâu được đó là những vị có phúc phận đặc biệt, trong năm hạng khách trần, là bậc thiên tiên mở đạo thế gian hiếm có; với thường nhơn cho đến giới bình dân ít học (bốn diện khách trần còn lại) nếu có hệ thống sẽ hiểu chính xác. Nhờ vào hệ thống khi học một sẽ biết nhiều hơn một, khi đã hiểu được chắc thật rồi sẽ mạnh mẽ trên đường học đạo, hành đạo để thể hiện bi trí dũng của người tu. Đó là phương cách Đức Chí Tôn làm cho dân mạnh để xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối: Cầu xin trăm họ bình yên, Nước giàu dân mạnh thanh nhàn muôn năm).

Hệ thống cầm lái cho sự tìm hiểu như la bàn để định phương hướng giúp cho người đi đường xác định được hướng đi đúng. Cũng như Hành Chánh Đạo cầm lái con thuyền đạo, các cơ quan khác như Phước Thiện, Phổ Tế … là nguồn lực, là thành viên giúp hay trên con thuyền đạo.   

Thiêng liêng ban cho Kinh Đại Tường để toàn đạo học, hiểu và thực thi. Khi tìm hiểu chúng tiểu đệ, muội lấy kinh sách của Hội Thánh Cao Đài ban hành làm gốc. Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài (về hữu hình) nên các lời dạy của Đức Hộ Pháp phần chưa ban hành (bản của Ban Tốc Ký) vẫn có giá trị. Đây là nguồn căn bản. Nhưng truyền thuyết về Di Lặc, về Hội Long Hoa đã có từ lâu trong xã hội nên những văn bút liên quan là nguồn tham khảo thêm.

Qua đó thấy rằng niềm tin Đạo Cao Đài có sự trân trọng và chắc lọc tinh hoa Tam Giáo và niềm tin nhân loại.

Phương pháp tìm hiểu: Nguyên lý của Đạo Cao Đài đi từ hữu hình đến vô vi nên chúng tiểu đệ muội cố gắng trình bày những gì kiểm chứng được là chính, phần hữu hình vững chắc thì tự nhiên có vô vi ẩn trong đó. Trong đạo học có những vấn đề phải lý hội hay mặc khải để hiểu nên chúng tiểu đệ, muội cũng vận dụng khi tìm hiểu.

Theo sự khảo sát, nghiên cứu về bộ não con người thì bộ não có phản xạ là đẩy ra những điều nó không chấp nhận hay không hiểu, mà kiến giải của chúng tiểu đệ muội về bài kinh lại khác với sách do nhiều bậc đàn anh viết ra trước đây nên có thể sẽ bị đẩy ra theo phản xạ. Do vậy xin mượn vài ví dụ để làm đà khi tìm hiểu bài kinh Đại Tường. 

Trong cuộc sống có những trường hợp linh hoạt phải tự hiểu (thức giác), thí dụ có 7 kg đường cát hay 7kg nước có thể chia ra làm hai phần đều nhau trên lý thuyết và thực tế. Nhưng nếu ta được giao cho 07 người và yêu cầu chia 07 người ấy ra làm hai nhóm đều nhau để làm việc thì có làm được không?  Không ai có thể chia 7 người ra thành hai nhóm đều nhau được, cho nên đề bài nêu ra là không có đáp số, không thể thực thi được; có nghĩa là phải xem lại đề bài. Không thể chia 07 người ra làm hai nhóm đều nhau có ý nghĩa là lúc nào cũng phải xem lại những kiến giải xem có phù hợp hay không.

Cách tìm hiểu bài Kinh Đại Tường là đưa vào trong thể pháp (hệ thống) và loại dần ra những yếu tố không phù hợp với pháp luật đạo hay thể pháp đã được công nhận, loại dần ra cho đến khi còn lại những yếu tố không thể loại ra được thì nó thuộc về nghĩa của bài kinh. Khi nó thuộc về nghĩa của bài kinh thì đó là chánh lý là căn bản, khi đã có chánh lý thì căn cứ vào đó để bổ sung cho sự việc được sáng tỏ. Nhứt vi u ám tất giai văn, Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác … (tạm hiểu: Một điểm nhỏ chưa rõ ràng cũng phải làm cho sáng tỏ, Nhứt định phải như vậy mới đem sự hiểu biết đúng đắn cho mình và người) cho nên chúng tiểu đệ muội cố gắng làm sáng tỏ từng câu hỏi hay vấn nạn.

A/- Xuất xứ.

Bài Kinh Đại Tường do Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật giáng cơ ban cho Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (Tòa Thánh Tây Ninh) vào khoản thời gian từ 23-7 đến mùng 4-8 năm Ất Hợi (DL 21 đến 31-8-1935). Kinh Đại Tường có 12 câu, viết theo thể Song Thất Lục Bát, khi tụng xong thì niệm câu chú của Thầy: Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát (niệm 3 lần). Nguyên văn bài Kinh Đại Tường.

Hỗn-Ngươn-Thiên dưới quyền Giáo-Chủ,
 Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên.
Tái sanh sửa đổi chơn-truyền,
Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.
Hội Long-Hoa tuyển phong Phật vị.
Cõi Tây-phang đuổi quỉ trừ ma.
Giáng linh Hộ-Pháp Di-Dà,
Chuyển cây Ma-Xử đuổi tà trục tinh.
Thâu các đạo hữu-hình làm một,
Trường thi Tiên, Phật dượt kiếp khiên.
Tạo đời cải dữ ra hiền,
 Bảo-Sanh nắm giữ diệu-huyền Chí-Tôn.

Đến năm 1936 (Bính Tý) Hội Thánh Cao Đài đưa vào Kinh Thiên-Đạo và Thế-Đạo sau bài Kinh Tiểu Tường (Đức Diêu Trì Kim Mẫu ban) và trước bài Di-Lặc Chơn Kinh (Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật thuyết). Kinh do Hội Thánh Cao Đài giữ bản quyền.

B/- Nội dung.

Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo in lần đầu 1936 cho đến bản in lần sau chót năm 1975 Hội Thánh Cao Đài đều dùng tên Di-Lặc. Hội Thánh Cao Đài bị cốt năm 1983, các bản in của Hội Đồng Chưởng Quản hay của chi phái 1997 sửa chữ Di-Lặc thành Di Lạc. Trong bài nầy dùng danh từ Di-Lặc, không theo chi phái 1997. 

Bài Kinh Đại Tường viết theo thể Song Thất Lục Bát, mỗi khổ 4 câu để diễn đạt sự việc, công việc hay nhiệm vụ xen lẫn vào nhau, thứ đến do giới hạn của số chữ trong câu nên không thể nói hết ý trong một câu (ý tại ngôn ngoại) do vậy tìm hiểu phải theo cách tạo nên bài kinh, tìm hiểu từng khổ 4 câu chứ không tách tùng câu riêng lẻ. Đôi khi phải nhờ thể pháp (hệ thống) để soi sáng ý nghĩa cho phù hợp với tổng thể.

Khổ 1: Hỗn-Ngươn-Thiên dưới quyền Giáo-Chủ,
 Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên.
Tái sanh sửa đổi chơn-truyền,
Khai cơ tận độ cửu tuyền diệt vong.

Hỗn-Ngươn-Thiên là gì? Ba chữ Hỗn-Ngươn-Thiên có gạch nối nên là danh từ kép, phải gắn liền ba chữ với nhau mới có điều kiện hiểu đúng. Nếu tách từng chữ ra mà không tổng hợp ba chữ lại và đưa vào trong thể pháp (hệ thống) thì đã sai với ý chí Người dạy. Do vậy tách ra là để cho có ý niệm, cho dễ hiểu rồi tổng hợp lại và đưa vào thể pháp.

Hỗn: có nhiều nghĩa trong bài nầy xin hiểu theo theo nghĩa sự trộn lẫn với nhau mà không hòa tan vào nhau. Một hỗn hợp có thể là hai, ba, bốn … chất trộn chung nhau mà mỗi chất trong hỗn hợp vẫn giữ nguyên tính chất. Hai hay nhiều tổ chức hiệp đồng nhau để thực hiện nhiệm vụ chung mà vẫn không hòa tan vào nhau là một ý nghĩa của hỗn hợp (nếu hòa tan vào nhau thì đó là dung dịch).

Thí dụ trộn cát và đá với nhau hay trộn đường, muối, ớt với nhau … Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền (PCT) mà Phước Thiện hiệp đồng với Hành Chánh Đạo có trong PCT để phụng sự theo chánh giáo mà Phước Thiện vẫn là Phước Thiện, Phước Thiện không hòa tan vào Hành Chánh là một ví dụ cho hỗn hợp

Ngươn (đôi khi đọc là nguyên): thời kỳ, thời đại, giai đoạn …

Thí dụ một năm chia là 3 ngươn: thượng ngươn (khởi từ tháng 1 âm lịch), trung ngươn (từ tháng 7 âm lịch), hạ ngươn (từ tháng 10 âm lịch).

Phần lớn nhân loại đang dùng lịch tính theo Thiên Chúa giáng sinh nên còn gọi kỷ nguyên Thiên Chúa Giáo.

Thiên: chữ thiên trong Hỗn Ngươn Thiên chỉ từng Trời, bầu trời, khoản không gian.

Hỗn Ngươn Thiên có nhiều nghĩa:

/- Đức Chí Tôn qui nguyên Tam Giáo vào pháp luật đạo, thể hiện qua ba phái, Thái (Phật), Thượng (Tiên), Ngọc (Nho) trong Thánh thể. Pháp Chánh Truyền dạy về phẩm Chưởng Pháp: Vậy thì một thành ba, mà ba cũng như một trong chu kỳ 700.000 năm của ĐĐTKPĐ là một ví dụ cho Hỗn Ngươn Thiên.  

/- Sự hỗn hợp của chính các tầng thiên như: từ Hạo Nhiên Thiên thành Hạo Nhiên Pháp Thiên, Phi Tưởng Thiên thành Phi Tưởng Diệu Thiên, Tạo Hóa Thiên thành Tạo Hóa Huyền Thiên, Hư Vô Thiên thành Hư Vô Cao Thiên và Hỗn Ngươn Thiên thành Thượng Thiên Hỗn Ngươn. Sự hỗn hợp từng tầng Thiên là tự hỗn hợp (tự nâng cấp) và các tầng thiên hỗn hợp nhau thành Pháp Diệu Huyền Cao Thượng.

/- Đạo Cao Đài do cơ bút lập thành mà cơ bút là sự hiệp đồng của Người và Trời. Đạo Cao Đài mở ra thời kỳ Đạo Đời hòa nhập và nhiệm kỳ của Đạo Cao Đài là Thất Ức Niên (700.000 năm) đó là cũng là ý nghĩa của Hỗn Ngươn Thiên.

Đạo do đâu mà có? Đạo cũng do nơi phàm phát ra, và tiếp lấy cái thiêng liêng của Thầy mà hiệp đồng, mới sanh sanh, hóa hóa, thấu đáo Càn-Khôn. Người mà biết đạo là kẻ hữu phần, còn người chưa thấu đáo nền đạo ấy là kẻ vô duyên. (Thầy dạy ngày 18-1-1927, Đàn tại Đình Mỹ Lộc. TNHT Q1, trang 68, bản in 1972).

Hiểu đúng dưới quyền Giáo-Chủ:  Về tổng thể ĐĐTKPĐ có Bát Quái Đài (BQĐ) là vô vi, là linh hồn của đạo (thần) do Đức Chí Tôn vi chủ, BQĐ cầm quyền lập pháp. Hiệp Thiên Đài (HTĐ) là chơn thần của đạo (khí), là bán hữu hình, Đức Chí Tôn là Chủ Quản và Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản, HTĐ, cầm quyền tư pháp. Cửu Trùng Đài (CTĐ) là xác thân của đạo, là hình thể của Chí Tôn tại thế do Lý Giáo Tông làm chủ, CTĐ cầm quyền hành pháp.

Xem sơ đồ tổng thể




Đức Chí Tôn dạy ngày 23-12-1931 (Thảo Xá Hiền Cung), (TNHT Q2, T 188, bản in 1972): …  Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi… Đây là Thầy dạy về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh (BHLQVL) hay Chánh Trị Đạo.

Xác định quyền Giáo chủ trong ĐĐTKPĐ: Căn cứ vào Pháp Chánh Truyền Chú Giải (PCT CG) và lời dạy trên đây và sơ đồ tổng thể để hiểu thì có ba quyền Chí Tôn.

 Quyền Chí Tôn tuyệt đối: là quyền tự hữu và hằng hữu do chính Đức Chí Tôn cầm và vi chủ Bát Quái Đài, là vi chủ hồn của đạo. Quyền vi chủ BQĐ Đức Chí Tôn là tuyệt đối, không có điều kiện nào kèm theo. Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nghĩa là Thầy không giao hồn đạo (vi chủ BQĐ) cho ai cầm, nhưng Thầy vẫn phải nhờ HTĐ làm trung gian và CTĐ để hành pháp.

Quyền Chí Tôn vô vi: là do Lý Giáo Tông và Hộ Pháp vô vi hiệp lại, nên là quyền Chí Tôn theo điều kiện ắt có và đủ: do Chí Tôn ban hai phẩm và phải đủ 2 quyền hiệp đồng. Quyền Chí Tôn vô vi thuộc về Bát Quái Đài nên có quyền lập pháp. Hai quyền nầy hiệp lại lập ra các Đạo Nghị Định từ một đến sáu (1930) và năm 1934 lập ra Đạo Nghị Định thứ bảy và tám. Quan sát chúng ta thấy vô vi nên không xài Ấn Ký mà chỉ viết tên.

Quyền Chí Tôn tại thế: là do Giáo Tông hữu hình và Hộ Pháp hữu hình hiệp lại, nên cũng là quyền Chí Tôn theo điều kiện ắt có và đủ: Giáo Tông phần xác do Thầy hay Đức Lý ban, Hộ Pháp hữu hình Thầy ban cho và phải đủ 2 quyền hiệp đồng. Quyền Chí Tôn tại thế là Quyền Thánh Thể nên chỉ có quyền lập luật. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp lập ra các Đạo Nghị Định là hữu hình nên có Ấn và chữ ký.

Theo pháp lý ĐĐTKPĐ có ba quyền Giáo chủ trên đây, nếu có một quyền Giáo chủ thứ tư là không phù hợp với pháp lý bên trên. Trong ba quyền Giáo chủ trên đây thì quyền Chí Tôn tại thế hay quyền Chí Tôn Thánh thể thấp hơn hai bậc trên, do vậy khi chúng tiểu đệ muội viết tắt quyền Giáo chủ xin vui lòng hiểu là quyền Chí Tôn tại thế hay quyền Giáo chủ của Thánh thể.

Pháp lý về quyền Giáo chủ khi ban kinh và trong bài Kinh Đại Tường.

Pháp lý khi ban kinh: Khi Thiêng liêng ban Kinh Đại Tường (1935) thì Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, điều nầy chứng tỏ Thiêng liêng nhìn nhận quyền Chí Tôn tại thế hay quyền Giáo chủ của Đức Hộ Pháp. Đây là điều cực kỳ quan trọng vì trong Pháp Chánh Truyền hay Thánh Ngôn điều không đề cập hay dạy về Đức Di-Lặc hay Hội Long Hoa mãi đến năm 1935 mới dạy.

Về xã hội: Tự do tôn giáo là quyền, không phải xin cho nên bất cứ tổ chức tôn giáo nào lấy Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo về xài phải tôn trọng bản quyền của Hội Thánh Cao Đài, không được tự ý chỉnh sửa hay thêm vào làm mất ý nghĩa của kinh.

Pháp Lý trong bài kinh: Bài Kinh Đại Tường không ban quyền Giáo chủ ĐĐTKPĐ cho Đức Di-Lặc, không lập ra quyền Giáo chủ thứ tư. Bởi vì việc ban quyền Giáo chủ cho ĐĐTKPĐ phải do nơi mạng lịnh của Đức Chí Tôn hơn nữa trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Thiên Thơ), PCT CG và trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh không có khoản nào đề cập đến Đức Di-Lặc. Nghĩa là trong ĐĐTKPĐ Đức Di-Lặc phải dưới quyền Giáo-chủ của Thánh thể.

Dùng phương pháp lý hội để hiểu thì hai câu kinh: Hỗn-Ngươn-Thiên dưới quyền Giáo-Chủ, Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên … có nghĩa là Hội Thánh Cao Đài (Nhị Hữu hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng) thay thân Đức Chí Tôn hành đạo tại địa cầu nầy (Hỗn-Ngươn-Thiên) trong nhiệm kỳ Thất ức niên, và Đức Di-Lặc thâu thủ phổ duyên dưới quyền Giáo chủ của Thánh thể, Đức Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên là đang hành đạo dưới quyền Giáo chủ của Thánh thể. Chữ ĐƯƠNG nghĩa là đang hành đạo dưới quyền Giáo chủ chứ không phải hành đạo với quyền Giáo chủ (xin phân biệt chữ dưới và chữ với). Như vậy ý nghĩa thực của câu kinh đã vượt lên trên số chữ bị giới hạn trong câu (ý tại ngôn ngoại).

Có thể hiểu ĐĐTKPĐ như một trường đại học với nhiều phân khoa. Trường đại học ấy có ba vị chủ trường, Đức Di-Lặc phụ trách một phân khoa trong trường đại học đó, cho nên Đức Di-Lặc phải dưới quyền của ba vị chủ trường. Nếu không đưa bài Kinh Đại Tường vào thể pháp (hệ thống) thì sẽ dẫn đến việc hiểu Đức Di-Lặc là vị Giáo chủ thứ tư trong ĐĐTKPĐ, dĩ nhiên trái với chánh giáo của Đức Chí Tôn.

Còn tiếp bài 2: Di-Lặc đương thâu thủ phổ duyên ở đâu?


ảnh chụp