Thời gian cho biết rất nhiều thông tin nhờ đó mà hậu học hiểu được nhiều điều...
Cụ Trần Văn Quế cũng là người có công trong Cơ qui nhứt buổi đầu, nhưng vi bằng ký kết 09 Điều Kiện Qui Nhứt năm 1969 không có tên Cụ Trần Quế.
Điều cần tìm hiểu thêm là Tại sao cu có mặt buổi đầu mà không có ở buổi cuối như cụ Phan Khắc Sửu?
Có phải vì cụ là: Vị Tổng Lý Minh Đạo đầu tiên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam là đạo trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế.
Mà CQPTGL là do điệp viên Nguyễn Quang Sanh (Trần Chí Thành) lập ra năm 1965, đến năm 1967 có điệp viên Đinh Văn Đệ bí danh U4 chỉ huy??? BBT.
Mời xem 05 vi bằng THỐNG NHỨT CÁC CHI PHÁI CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/12/885-05-vi-bang-hop-voi-cac-chi-phai.html#more
Vi Bằng 07-05-1964 cho thấy công lao của cụ Trần Văn Quế.
Nhưng Vi bằng Thống Nhứt trong Phiên họp khoáng đại các Chi trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 08-01-Kỷ Dậu (DL 24-02-1969) không có tên Cụ Trần Văn Quế,
BBT lấy 3 tiểu sử của cụ Trần Văn Quế trên internet.
THỨ NHẤT: QUÁN SÁCH MÙA THU.
https://quansachmuathu.vn/tran-van-que
Huệ Lương Trần Văn Quế (1902-1980) sinh ra tại Thọ Khương, tổng Đức Hòa, phủ Tam Kỳ (nay là thôn Thọ Khương, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Ông từng giữ tại 3 vị trí quan trọng: Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài, Vĩnh Tịnh Sư Minh Lý Thánh Hội.
Vị Tổng Lý Minh Đạo đầu tiên của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam là đạo trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế. Ngài đồng thời là Vĩnh Tịnh Sư tại Minh Lý Thánh Hội (Minh Lý Đạo, với ngôi Tam Tông Miếu), và cũng là Ngọc Chánh Phối Sư, Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (với Trung Hưng Bửu Tòa ở Đà Nẵng). Ngài Trần Văn Quế sanh trưởng trong một gia đình trung lưu tại làng Phước Long, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa (ngày nay Long Thành là huyện, thuộc tỉnh Đồng Nai). Song thân ngài là ông Trần Văn Được và bà Nguyễn Thị Là. Hai vị sanh được năm trai, ba gái. Ngài Quế là áp út, chào đời ngày Thứ Tư 14-5-1902 (07-4 Nhâm Dần), nhưng giấy khai sanh ghi ngày 01-11-1902, có lẽ vì ngày xưa các trẻ thường được làm khai sanh muộn. Ngài mất ngày 14-10 Canh Thân (Thứ Năm 21-11-1980), đắc quả Quảng Đức Chơn Tiên ngày 07-6 Tân Dậu (Thứ Tư 08-7-1981). Các tác phẩm: - Côn Lôn quần đảo trước ngày 9 tháng 3 năm 1945 (1961) - Côn Lôn sử lược (1961) - Sư phạm thực hành (1964) - Sư phạm lý thuyết (1968) - Hán Tự tự học (1970)
THỨ HAI: ĐẠT TƯỜNG
https://thienlybuutoa.org/TienBoi/HueLuong.htm
CÔNG ĐỨC của ĐẠO TRƯỞNG
NGỌC ĐẦU SƯ
HUỆ LƯƠNG
Ngày 14.10 Canh Thân 1980, Đạo trưởng Huệ Lương đã thanh thản ra đi trở về phục lịnh Đức Chí Tôn.
I. Mặt ĐỜI: TÀI ĐỨC vẹn toàn.
- Học vấn :
./ Tốt nghiệp trường Sư Phạm Sàigòn.
./ Tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội.
./ Tinh thông chữ Pháp và chữ Hán.
- Yêu đất nước,yêu dân tộc. Luôn hoài vọng sự độc lập thống nhất đất nước, tự do tín ngưỡng. Cụ tham gia phong trào Liên Đoàn Ái Quốc Hội nên:
./ 1943 Cụ bị Pháp kết án nặng nề: 20 năm khổ sai, 20 năm biệt xứ và tịch biên gia sản.
./ Đã bị bắt bỏ tù Côn Đảo...
- Chức vụ đảm nhiệm:
./ Giáo viên Trung học Pétrus Ký.
./ Giám Đốc Dân Huấn Vụ Bộ Thông Tin Hà Nội.
./ Rồi Bộ Trưởng Bộ Nghiên Cứu Cải Cách tại Sàigòn.
./ Giảng Sư Đại học Văn Khoa Sàigòn và Đại học Vạn Hạnh.
- Viết rất nhiều sách giáo khoa, khảo cứu, triết lý tôn giáo.
II. Mặt ĐẠO: TÂM HẠNH ĐỨC TÀI toàn diện.
- Trọn vẹn lòng tin, phụng thừa Thiên mạng.
- Tinh thần hòa đồng Tam Giáo.
- Nhứt tâm, nhứt đức đặt trọn đời mình trong sứ mạng Thế Thiên Hành Hóa độ dẫn nhân sanh.
- Hoài bão xây dựng Hội Thánh Đại Đạo duy nhứt để truyền bá giáo lý tối thượng khắp nơi: qua các cuộc vận động thống nhất chi phái.
- Hoài bão xây dựng thế hệ trẻ tiếp nối đời sống tâm linh.
- Nếp sống giản dị, hòa đồng thể hiện đầy đủ các đức tính thuần hậu, từ tốn khiêm cung.
- Giữ vai trò quan trọng trong việc xuất bản các tạp chí: LA REVUE CAODAiSTE, ĐẠI ĐỒNG, ĐẠI ĐẠO QUI NGUYÊN, CAO ĐÀI GIÁO LÝ. Soạn và xuất bản một số sách song ngữ Việt Pháp về Cao Đài.
- Chức trách đã đảm nhiệm:
./ Nhập môn 15.7 Kỷ Tỵ 1929 tại thánh thất Phú Hội, Long Thành Biên Hòa.
./ Lần lượt hành đạo tại Thánh thất Cầu Kho Sàigòn, được phong Lễ Sanh.
./ Thiên phong Giáo Hữu tại Tòa Thánh Tây Ninh, được tham gia Hội Đồng Nghị Sự tại Tòa Thánh.
./ Thiên phong Giáo Sư tại Hội Thánh Minh Chơn Lý -Mỹ Tho. Rồi hành đạo ở Hội Thánh Tiên Thiên.
./ Tích cực vận động thống nhứt các chi phái. Tham gia Cao Đài Đại Đạo Liên Đoàn rồi Tổng Thư Ký Liên Hòa Tổng Hội, Cơ quan Cao Đài Qui Nhứt, Cơ quan Cao Đài Thống Nhứt.
./ Năm 1949; trong khi làm Giám Đốc Dân Huấn Vụ ở Hà Nội; Tòa Thánh Tây Ninh cử Ngài làm Khâm Sai Bắc Tông Đạo tại Bắc bộ. Thời gian này Ngài đã xây dựng được 16 xã đạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Yên, Hưng Yên, Gia Lâm....
./ Năm 1955 hướng dẫn phái đoàn Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài tham dự Hội Nghị Quốc Tế Tôn Giáo tại Ayabo Nhật Bản, tham gia Chủ Tịch Đoàn.
./ 01.06.Bính Thân 1956, Chủ Trưởng Hội Thánh Truyền Giáo Trung Việt. Thiên phong Phối Sư , Chánh Phối Sư và truy phong Đầu Sư.
./ 1962 Phó Ban Phổ Thông Giáo Lý Liên Quan Hành Đạo (Đức Lý Giáo Tông làm Trưởng ban) của Cơ quan Cao Đài Thống Nhất.
./ Năm 1966, Thiên phong Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
./ Năm 1969, Thiên phong Vĩnh Tịnh Sư Minh Lý Thánh Hội (Tam Tông Miếu)
Cuộc đời hành đạo của Đạo trưởng trải qua nhiều chức trách ở nhiều Hội Thánh khác nhau nhưng luôn được quý mến như lời dạy:
Bởi đệ có đức hiền hơn chúng,
Chớ kỳ tài thực dụng bao lăm;
Quí do một mảnh đơn tâm,
Vì Thầy vì Đạo nhiều năm nhọc nhằn.
(THIÊN LÝ ĐÀN; 16.02 Giáp Thìn 20.02.64; ĐÔNG PHƯƠNG CQ)
- Vì thế ngay từ khi còn hành đạo, Đạo Trưởng đã được Đức Lý Giáo Tông tuyên dương công trạng (1973). Có lẽ, đây là trường hợp hy hữu :
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ; 09.01 QUÝ SỬU (11.02.1973)
NHẤT TRẤN OAI NGHIÊM LÝ THÁI BẠCH.
GIÁO TÔNG VÔ VI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
....................................................
Trong tiết Thiên Quan nầy, có một đặc điểm khiến Bần Đạo đến đây để minh giải và ban ơn công trạng cho một trong những sứ đồ trung kiên của Thượng Đế.
Hiền đệ Phối Sư Trần Văn Quế hãy định tâm nghe Bần Đạo tuyên dương công trạng đây.
- Thừa sắc lịnh Ngọc Hư Cung;
- Chiếu đề nghị của Công Đồng Tòa Tam Giáo;
- Chiếu sớ biểu của Chư Hội Đồng Tiền Khai Đại Đạo;
Xét vì Phối Sư Trần Văn Quế đã có những đặc điểm sau đây trong Tam Kỳ Phổ Độ:
1. Đã nhứt tâm nhất đức trọn vẹn lòng tin, phụng thừa Thiên mạng truyền bá giáo lý Thiên Đạo khắp ba miền Nam Trung Bắc.
2. Đã có tinh thần hòa đồng với quan niệm Tam Giáo Đồng Nguyên, Vạn Giáo Nhất Lý.
3. Đã có tinh thần hòa đồng với tôn giáo bạn không phân biệt màu sắc dị đồng tín ngưỡng và phương tiện truyền giáo cũng như hành lễ.
4. Đã thiết tha với ý niệm nhân loại đại đồng, hoài bão tình huynh đệ nơi thế gian sẽ có ngày như tình linh sơn cốt nhục, đồng thọ huyết thống một nguồn cội tối linh.
5. Đã hoài bão và mong thực hiện tình thương yêu dân tộc không phân biệt địa phương Nam Trung Bắc, hoài vọng ngày thống nhất đất nước trong tình huynh đệ Lạc Hồng, giữ vững non sông bản đồ chữ S về phương diện nhân sanh Thế Đạo.
6. Hoài bão xây dựng một thế hệ trẻ trung mầm non tiếp nối đời sống tâm linh thánh thiện theo luật tiền tấn hậu kế, tre tàn măng mọc trong tinh thần huynh đệ đại đồng trong mai hậu.
7. Đã nhất tâm nhất đức đặt trọn đời mình trong khoảng thời gian còn lại trong sứ mạng thế Thiên hành hóa độ dẫn nhơn sanh trên đường tu học.
8. Hoài bão xây dựng một Hội Thánh Đại Đạo duy nhất để truyền bá giáo lý tối thượng khắp nơi.
Do đó, đáng lẽ ra đương sự sẽ được thọ phong vào hàng Thiên Sắc tối cao trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nhưng:
- Quyền pháp Đạo Luật cần phải được nghiêm minh chấp hành. Bần Đạo không dùng quyền Giáo Tông ban phong Thiên Sắc ấy.
- Tuy nhiên ngày Đại Hội thường niên nơi Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài tại Trung Hưng Bửu Tòa sắp tới đây, Bần Đạo nhường quyền công cử ấy lại cho Hội Thánh lưỡng đài xét công trạng, đức hạnh của vị Chủ Trưởng mình hầu tôn xưng vào chức sắc xứng đáng.
GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Ấn ký: LÝ THÁI BẠCH.
- Sau khi hoàn thành sứ mạng, Đạo trưởng trở về phục lịnh nhân mùa Khai Minh Đại Đạo (14.10. Canh Thân 1980).
./ “Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày giờ để Huệ Lương phục lịnh. Ngày ra đi của Huệ Lương đó là một ngày diệu dụng giúp cho Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo trong giai đoạn nầy, với chức năng Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, một bộ máy sau cùng, nếu bị tê liệt thì sự nguy khốn đem đến cho cơ Đạo nầy, cho dân tộc nầy.”
(CQPTGL 22.11 Canh Thân 1980; ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN)
./ “Lão đệ Huệ Lương hiện đang ở Ngọc Thanh Cung chờ Ngọc Chiếu, vì lão đệ tự nguyện hộ trì cộng tác với Cơ Quan qua giai đoạn đầu 20 năm, sau đó mới ngồi trên chánh vị.”
(CQPTGL 15.02 Tân Dậu 1981; GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ)
Được THẦY sắc ân phong QUẢNG ĐỨC CHƠN TIÊN. (01.6 Tân Dậu; 1981)
…………………………………………
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ,… Hôm nay Thầy đến trao ban Sắc Dụ đăng vị của Trần văn Quế…..
Trần văn Quế là một nguyên căn xin Thầy nguyện xuống Thánh địa Việt Nam lập công hành đạo, phò trì chánh pháp. Trải qua thời gian 54 năm qua, một lòng chung thủy với Đạo, kham nhiệm quyền pháp từ dưới lên trên, làm tròn bổn phận Lễ Sanh rồi nhờ công hạnh siêng cần Thầy ban cho Giáo Hữu, thăng phong nhiệm Giáo Sư, công dày chí lớn nên được vào hàng sứ mạng thọ phong Phối Sư đến Ngọc chánh Phối Sư kiêm Chủ Trưởng Truyền Giáo, Tổng Lý Minh Đạo Cơ Quan. Thầy xét công lao đức hạnh, ngày một tháng sáu Tân Dậu, tại Thiên Đình được bái mạng thọ phong.
SẮC DỤ:
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Tam Giáo Qui Nguyên – Ngũ Chi Phục Nhứt
Năm thứ 56 – Tiết Quí Hạ
Sắc Lịnh
Nghĩ vì trước ngày Khai Đạo, các hàng đẳng nguyên căn xin Thầy nguyện xuống trần gian lập công hành đạo, thực thi cơ tái tạo, sứ mạng qui nguyên phục nhứt của buổi Tam Kỳ. Thầy vì thương nhơn loại trầm mê, mới trao quyền pháp cho các hàng đẳng Thiên Phong để đủ sức kềm chế nhơn sinh, bảo trì cơ Đạo, hoằng dương chánh pháp.
Song đám con ấy, vì kém đức thiếu tu mà lầm kế chước tà quyền,nền Đạo chia bảy rẽ ba, tinh thần bên trong rạn nứt. Không lẽ ngồi nhìn đám con nghịch lẫn nhau, Thầy thiết lập “Long Vân Đại Hội” chuyển cơ qui nhứt để hàn gắn tình thương sự sống và quyền pháp Tôn Chỉ Đạo Thầy.
Công hạnh ấy, tâm đức ấy; Huệ Lương Trần văn Quế đã hy sinh đóng góp thật nhiệt thành, bôn ba khắp nước, thiết tha với sự hòa hiệp. Chí hướng ấy trọn đời ôm ấp để thực hiện hai chữ “dung hòa”. Mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành.
Thầy phong:
QUẢNG ĐỨC CHƠN TIÊN, gia ân quyền pháp trở lại Hội Thánh Truyền Giáo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, giữ nguyên vị, vận dụng thần lực điều hành quyền pháp đến khi hai nơi ấy có người đủ tài đức.
Các con Thiên ân và toàn đạo y lịnh thi hành.
…………………………………………………………………
QUẢNG ĐỨC CHƠN TIÊN HUỆ LƯƠNG TRẦN VĂN QUẾ….
Đức Thượng Đế Chí Tôn chọn ngày Khai Minh Đại Đạo năm Canh Thân triệu hồi và ngày kỷ niệm thành lập Hội Thánh Trung Hưng mùng 1 tháng 6 cũng là ngày tệ huynh thọ nhiệm chức vụ Phối Sư chủ Trưởng Hội Thánh, Thiên đình xét công hạnh ân phong cho phẩm vị Quảng Đức Chơn Tiên mà chư hiền hữu đã được dự nghe Ngọc Sắc vừa rồi. Thật là đại hạnh cho Tệ huynh mà cũng là điều đáng mừng chung của chúng ta, vì sứ mạng thiêng liêng với Hội Thánh Truyền Giáo 30 năm, với Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 20 năm, nên Tệ huynh còn cộng sự hộ trì chư hiền trên mọi bước đường hành đạo.”
(MINH LÝ THÁNH HỘI 07.06 Tân Dậu 1981)
Hai mươi năm đã đi qua, chúng ta vẫn đang tiếp bước con đường đã khai phá của tiền nhân. Kỷ niệm Người không gì hay hơn là tiếp nối con đường sứ mạng và nỗ lực thực hành lời dạy:
Cao Đài là cái đài cao,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che.
ĐẠT TƯỜNG
THỨ BA LÊ ANH DŨNG.
https://thienlybuutoa.org/TienBoi/TranVanQue.htm
NIÊN BIỂU HUỆ LƯƠNG TRẦN VĂN QUẾ (1902-1980) LÊ ANH DŨNG |
1902: 01.11 (02.10 Nhâm dần), sanh tại làng Phước Long, quận Long Thành, tỉnh Biên Hòa. Là con áp út (thứ tám) trong số tám anh chị em (năm trai, ba gái). Cha: Trần Văn Được; mẹ: Nguyễn Thị Là.
1909: Học chữ Hán với đông y sĩ Trương Văn Thuần, Hội đồng Địa hạt.
1910: Ông Thuần mất; học quốc ngữ và tiếng Pháp tại trường tổng Phước Long.
1916: Học lớp Nhì (cours moyen) trường tỉnh Biên Hòa.
1919: Đậu chứng chỉ sơ học Pháp-Việt (certificat d'études primaires franco-indigènes). Học nội trú trường Ecole normale primaire d’instituteurs (trường đào tạo giáo viên tiểu học), Sài Gòn.
1922: Thân phụ tạ thế.
1923: Đậu bằng thành chung (diplôme de fin d'études complémentaires franco-indigènes) và bằng cao đẳng tiểu học (brevet élémentaire). Học ban tú tài bổn quốc (enseignement secondaire local) tại Collège Chasseloup-Laubat.
Chú: Ngày 10.7.1871 Pháp lập trường Ecole normale colonial (trường sư phạm thuộc địa); ngày 12.8.1871 Pháp lấy địa phận chùa Khải tường để xây trường. Năm 1874 trường này đổi tên thành Collège indigène (trường bản xứ); năm 1876 lại đổi tên thành Collège Chasseloup-Laubat, chia ra khu Âu (quartier européen) và khu học sinh bản xứ (quartier indigène). Ngày 15.7.1927 tách khu bản xứ nhập sang trường Collège de Cochinchine (trung học Nam kỳ). Năm 1928 Collège Chasseloup- Laubat đổi tên thành Lycée Chasseloup-Laubat, còn Collège de Cochinchine đổi tên thành Lycée Petrus Ký. [Nguyễn Đình Đầu, “Giáo dục dưới triều Nguyễn và dưới thời Pháp (1698-1955)”, trong Địa chí văn hóa thành phố, tập II: Văn học - Báo chí - Giáo dục. 1998, tr. 696, 730]. Năm 1966 Lycée Chasseloup- Laubat đổi tên thành trường trung học Lê Quý Đôn [Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa-Thông tin, 1994, tr. 268.]
1925: Đậu bằng tú tài bổn quốc (baccalauréat local; baccalauréat franco-indigène, hay certificat de fin d'études secondaires franco-indigènes) và bằng brevet d'enseignement primaire supérieur.
Tháng 10, ra Hà Nội học ban Toán lý hóa trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (Ecole supérieure de Pédagogie de l'Indochine).
1927: Tháng 11, về quê cưới vợ (Nguyễn Thị Đính, mười sáu tuổi, con bà Nguyễn Thị Nguyệt), người làng Hòa An, quận Cao Lãnh.
1928: Tháng 5, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (đậu hạng ba). Về Sài Gòn. Đậu thêm bằng brevet supérieur.
30.8, được bổ về trường Petrus Ký, dạy học mười sáu năm liền, phụ trách các môn toán, lý hóa, sử, địa, và tiếng Việt.
1928: Mẹ và anh cả (Trần Văn Tồn) nhập môn Cao Đài tại thánh thất Mỹ Hội (người tiến dẫn là hội viên Hội đồng Địa hạt Nguyễn Phát Đạt, anh em bà con trong họ).
1929: 19.8 (15.7 Kỷ tỵ), nhập môn Cao Đài tại thánh thất Phú Hội ở quê nhà. Thường sinh hoạt ở thánh thất Cầu Kho (Sài Gòn).
1930: Đậu bằng Ngôn ngữ phương Đông (brevet de Langues orientales).
1933: Đậu bằng Khả năng Sư phạm (certificat d'Aptitude pédagogique). Tuy đủ điều kiện để chuyển sang ngạch giáo sư sơ học Pháp (enseignement primaire français, mức lương bằng 10/17 so với người Pháp cùng bực) nhưng ông Quế chỉ được xếp ở ngạch giáo sư trung học Việt Nam (mức lương khoảng phân nửa so với ngạch giáo sư sơ học Pháp) bởi vì ông theo đạo Cao Đài, và bị Pháp nghi kỵ. Giám đốc Học chánh Taboulet từng có lời lưu ý người Pháp phải giữ chân ông Quế ở Sài Gòn để giám sát ông tốt hơn: “Laissez Monsieur Quế à Saigon pour mieux le surveiller.” (Lời ông Trần Văn Quế kể.)
1936-1940: Tổng thơ ký của Liên hòa Tổng hội, vận động thống nhất các chi phái Cao Đài.
1943: Tháng 11, tham gia Liên đoàn Ái quốc hội, bị Pháp kết án hai mươi năm khổ sai, hai mươi năm biệt xứ, lưu đày Côn Đảo, tịch biên gia sản.
1945: 25.8, từ Côn Đảo trở về đất liền. Sau đó làm phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chánh tỉnh Biên Hòa (chủ tịch là ông Hoàng Minh Châu).
1948: Giám đốc Dân huấn vụ ở Hà Nội. Khâm sai Bắc tông đạo (Tòa thánh Tây Ninh).
1951: Bộ trưởng Nghiên cứu và Cải cách ở Sài Gòn (bốn tháng), rồi về trường Sư phạm Sài Gòn.
1953: Tham gia Ban điều động Cao Đài Thống nhứt (văn phòng tạm ở Tam giáo điện Minh tân). Hội trưởng Cơ quan Truyền giáo Cao Đài (miền Trung).
1955: 01.8, Trưởng đoàn của Cơ quan Truyền giáo Cao Đài qua Nhật dự Hội nghị các Nhà tôn giáo Thế giới (the Conference of the World's Religionists) khai mạc tại Tokyo.
08.8, tại Ayabe (?), tham gia Chủ tịch đoàn Hội nghị các Nhà tôn giáo Thế giới.
1956: 08.7 (01.6 Bính thân), Chủ tọa lễ lạc thành Trung hưng Bửu tòa (Đà Nẵng). Thọ thiên phong Ngọc phối sư (sau thăng Ngọc đầu sư) của Hội thánh Truyền giáo Cao Đài vừa mới ra đời, và được công cử làm chủ trưởng Hội thánh.
Chú: Đạo Cao Đài truyền ra miền Trung từ năm 1934. Lập hai thánh tịnh đầu tiên tại phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (1935). Lập thánh thất Trung thành ở Đà Nẵng (1938). Lập Hội thánh Truyền giáo Cao Đài (1956) với trụ sở trung ương là Trung hưng Bửu tòa.
1957: Thăm các tỉnh đạo miền Trung của Hội thánh Truyền giáo, như: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên...
1961: Dạy Việt sử tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Cũng dạy tại Đại học Vạn Hạnh.
1962: Phó ban của Ban Phổ thông Giáo lý (văn phòng tạm tại Tam giáo điện Minh tân, năm 1964 dời về 171 Cống Quỳnh, quận 1), sau là Cơ quan Phổ thông Giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam (1965).
1966: Thọ thiên phong tổng lý minh đạo Cơ quan Phổ thông Giáo lý.
1969: Thọ thiên phong vĩnh tịnh sư Minh lý Thánh hội. (1)
1980: 21.11 (14.10 Canh thân), quy thiên lúc 17.30. Quàn tại Hội trường Cơ quan Phổ thông Giáo lý. Lễ viếng và truy điệu trọng thể tại đây. An táng tại nghĩa trang của thánh thất Trung minh, thuộc Hội thánh Truyền giáo, ở xã Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh, Saigon. (2)
1981: 08.7 (07.6 Tân Dậu), đức Ngọc Hoàng Thượng đế viết Cao Đài sắc lịnh:
“Công hạnh ấy, tâm đức ấy, Huệ Lương Trần Văn Quế đã hy sinh đóng góp thật nhiệt thành, bôn ba khắp nước, thiết tha với sự hòa hiệp. Chí hướng ấy trọn đời ôm ấp để thực hiện hai chữ Dung hòa". Mặc dầu chưa thành công, nhưng ý chí đã thành. Thầy phong: Quảng Đức Chơn tiên, gia ân quyền pháp trở lại Hội thánh Truyền giáo, Cơ quan Phổ thông Giáo lý, giữ nguyên vị, vận dụng thần lực điều hành quyền pháp đến khi hai nơi ấy có người đủ tài đức.”
Trước đó, Đức Bát Nhã Thiền sư Tam tông Pháp chủ đã giảng giải: “Quảng Đức Chơn tiên là một Thiên vị cao cả của hàng Thiên ân, Bần tăng tạm xin giải sơ cho chư hiền hữu được thông đạt thánh ý, rõ được trí thức, đạo đức và tài năng của Người, tuy chưa được viên túc cả ba, nhưng Chí tôn muốn phó chúc cho Người để tấn tới hoàn mỹ đúng như trong Dịch lý, Hệ từ thượng truyện ở Chương 6 là:
Quảng đại phối thiên địa.
Biến thông phối tứ thời.
Âm dương chi nghĩa phối nhựt nguyệt.
Giản dị chi thiện phối chi đức.
Vậy là Quảng Đức gồm bốn câu rất tinh yếu.”
(Bấm vào đây để coi nguyên bài đàn cơ)
CHÚ THÍCH:
(1) VỀ MINH LÝ THÁNH HỘI (TAM TÔNG MIẾU)
Đầu thập niên 20, ở Sài Gòn có một số cư sĩ tu học theo huyền cơ đạo Lão theo chỉ dẫn của một nhà sư người Hoa tại Phước an Hội quán (trên đường Hùng Vương, quận 5 ngày nay), về sau chuyển sang dùng đại ngọc cơ cho thuận tiện, dễ dàng hơn.
Các vị ấy khai sáng một phái tu gọi là Minh lý đạo, chính thức thành lập vào giờ Tý (23.00) ngày Bính tý, tháng Bính tý, năm Giáp tý (27.11 âm lịch, nhằm thứ Ba 23.12.1924). Lúc đầu không có chùa riêng, khi cần hội họp, họ mượn chùa Linh sơn (nay ở đường Cô Giang, Cầu Muối.)
a. CƠ SỞ: Minh lý đạo lập chùa ở khu Bàn Cờ, tên là Tam tông miếu (1926), trùng tu Tân tỵ 1941 và Đinh dậu 1957, nay ở số 82 Cao Thắng, quận 3. Còn có Bát nhã Thiền đường ở Long Hải, và nghĩa địa ở Phú Lâm. Minh lý.
b. THỜ PHỤNG: Chùa thờ Tam cực (Vô cực, Thái cực, Hoàng cực tức là Phật mẫu Diêu trì, Ngọc hoàng Thượng đế, Hồng quân Lão tổ). Cũng thờ Tam giáo Tổ sư (Thích ca, Lão tử, Khổng tử), bốn vị bồ tát (Quan âm, Văn thù, Phổ hiền, Địa tạng), năm vị tinh quân và một số vị khác nữa.
c. TÁM PHẨM TU phái nam (tương ứng bát chánh đạo): (1) tín đồ: hướng tịnh sư [tương ứng chánh kiến]; (2) môn sanh: chí tịnh sư [chánh tư duy]; (3) môn sanh: tâm tịnh sư [chánh ngữ]; (4) môn sanh: thanh tịnh sư [chánh nghiệp]; (5) giáo sư: khiết tịnh sư [chánh mạng]; (6) giáo sư: vĩnh tịnh sư [chánh tinh tấn]; (7) giáo sư: siêu tịnh sư [chánh niệm]; (8) tổ sư: giác tịnh sư [chánh định].
Tám phẩm của phái nữ tên cũng như vậy, nhưng thay chữ sư bằng cô. Từ khi thành lập Minh lý đạo, chưa có ai lên được phẩm tổ sư (giác tịnh sư).
d. ĐẠO PHỤC: Áo dài đen, khăn đóng đen, nam quần trắng, nữ quần đen.
e. ĐẠO HIỆU: Pháp danh của môn đệ qua mỗi đời lần lượt được ghép với một trong các chữ Minh, Khai, Tường, Đại, Đạo. Hiện nay đã sang đời thứ tư (Đại).
f. NHÂN VẬT: Trụ trì đầu tiên là ông Âu Kiệt Lâm (1896-1941), pháp danh Minh Chánh, cũng gọi Âu Minh Chánh. Đệ tử đời thứ nhất là Minh Truyền có công làm lịch Tam tông miếu, bày cách coi ngày giờ lành để xây dựng, cưới hỏi, tang ma... Lịch nổi tiếng khắp Nam kỳ Lục tỉnh cho mãi tới những năm 60, 70.
Kế tục Minh Chánh là Minh Thiện (1897-1972), cũng gọi Định Pháp, bút danh Nguyễn Minh Thiện, phẩm siêu tịnh sư, quả vị Bát nhã Thiền sư. Ông họ Tôn, nhưng khai sinh ghi tên là Nguyễn Văn Miết, cũng gọi Huyện Miết, vì làm công chức tới hàm huyện, sau thăng lên phủ. Giỏi tiếng Pháp, thông chữ Hán, nên ngoài việc trứ tác ông còn có công dịch nhiều kinh sách đạo Lão dạy về tu đơn (thiền), bản thảo chưa xuất bản hết.
(2) Niên biểu này chưa liệt kê được các sách đã xuất bản của ông Huệ Lương Trần văn Quế.