Trang

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2024

5090. LIỆT KÊ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ và NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU.

 BBT căn cứ Đạo sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu và Đại Dạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu là hai nguồn đã được Hội Thánh kiểm duyệt để đúc kết mối tương quan của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ và Ngài Ngô Văn Chiêu. (Tài liệu từ Đại Đạo Sử Cương của hiền tài Trần Văn Rạng đã bị sửa nên không còn đáng tin cậy)

Tại sao phải liệt kê?


Bỏi vì BBT nhận định Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh Sài Gòn lợi dụng Ngài Ngô Văn Chiêu để triệt hạ Đạo Cao Đài theo kế hoạch của cộng sản. Điệp viên Đinh Văn Đệ bí danh U4, đạo hiệu Thiên Vương Tinh là người chỉ huy trực tiếp.

Do vậy để bảo vệ bản sắc trong lành của đạo chỉ có con đường: đưa sự thật cho những người quan tâm.

Đạo Hữu Dương Xuân Lương đồng ý cho BBT toàn quyền sử dụng các tư liệu liên quan.  

Nay kính.


Bản pdf:

 https://drive.google.com/file/d/1x85u-BU2yt80hhJYZSf63AKdu9GCI44S/view?usp=sharing


Bản vi tính.

LIỆT KÊ ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ & NGÀI NGÔ VĂN CHIÊU.
“26-7-1925, ba vị tiền bối tiếp xúc với Thiêng Liêng.
01-9-1925, mở Hội Yến Diêu Trì lần đầu tiên tại nhà ông Cao Quỳnh Cư.  
16-12-1925, Vọng Thiên Cầu Đạo, là cầu Đạo Cao Đài.
11-1-1926, ông Lê Văn Trung nhập môn cầu Ðạo.
Sau ngày 28-01-1926 Ngài Chiêu đến cộng tác.
Từ 26-4-1926: Ngài Chiêu lui về tu theo pháp môn.
29-9-1926, Tờ Khai Đạo với Chánh phủ Pháp không có Ngài Chiêu.
18-11-1926 Lễ Khai Đạo tại Gò Kén không có Ngài Chiêu”

BBT Blog KNS.

A/- Đạo Sử 15-10-Đinh Dậu, 1958. (Có Hội Thánh Cao Đài kiểm duyệt)

Quyển 1:

I/- Trước khi Ngài Ngô Văn Chiêu cộng tác với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ.

Ngày 25-7-1925 xây bàn đầu tiên, từ 21 giờ đến 02 giờ không kết quả chi hết.

Ngày 26-7-1925 đúng 12 giờ khuya cụ Cao Quỳnh Tuân là thân phụ Ngài Cao Quỳnh Cư nhập cơ.

Mấy đêm sau thì Bà Đoàn Ngọc Quế (Vương Thị Lễ) Thất Nương Diêu Trì Cung nhập.

Hạ tuần tháng 7-Ất Sửu, 1925 ông A Ă Â nhập cơ (sau mới biết A Ă Â là Đức Chí Tôn).

15-8-Ất Sửu (1-9-1925) mở Hội Yến Diêu Trì lần đầu tiên tại nhà ông Cao Quỳnh Cư.  

12-11-1925 ông Nguyễn Trung Hậu và Lê Thế Vĩnh nhập môn.

Ngày 27-10-Ất Sửu Bà Cửu Thiên Huyền Nữ dạy 01-11-Ất Sửu Vọng Thiên Cầu Đạo.

VỌNG THIÊN CẦU ĐẠO: Sáng 01-11-Ất Sửu (16-12-1925) ông Cao Quỳnh Cư đi mượn Đại Ngọc Cơ của ông Tý ở ngang nhà “cũng ở đường Bourdais”. (ĐS, t 62). Đó là 03 vị đệ tử đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. (Vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ân đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh

25-12-1925: Cao Ðài đã hiểu lòng ba đệ tử: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang

Ngày 02 đến 07-01-1926 Thầy khởi sự dạy đạo (ĐĐTKPĐ)

Ngày 11-1-1926 (27-11-Ất Sửu) ông Lê Văn Trung đến nhà Cao Quỳnh Cư nhập môn cầu Ðạo). Được cho bài thi: Già trí đừng lo trí chẳng già, …

14-1-1926 (01-12-Ất Sửu) Ông Đốc Bản (Cầu Kho) xin chấp bút. Cho thi ông Thầy thuốc Tri.

21-1-1926 (08-12-Ất Sửu): Bản, Kỳ, Trung, Cư, Tắc nghe dạy: Mặt nhật hồi mô thấy xẻ hai,

27-1-1926 (14-12-Ất Sửu). Khai đàn tại nhà ông Cao Quỳnh Cư. M. Lê Văn Trung hỏi: Có duyên luyện Ðạo cùng chăng xin em mách dùm….

31-1-1926 (18-12-Ất Sửu) khai đàn cho Ngài Lê Văn Trung cùng với ô Phủ Vương Quang Kỳ và bài: "Một Trời, một Ðất một nhà riêng, … Dạy ông Tắc thối chức.

01-2-1926: ông Trung xin ông Cư và ông Tắc đi độ ông Phủ Tương và Kiêm.

Đêm 12-2-1926 (30-12-Ất Sửu) Thầy ban thi cho 7 người: Cư, Kỳ, Giảng, Hậu, Sang, Bản, Trung.

13-2-1925 (Khuya mùng 1 Tết năm Bính Dần), giờ Tý, tái cầu Ðức Thượng Ðế giáng dạy rằng: Ðức, Hậu tập cơ sau theo mấy anh mà độ người nghe và tuân theo. Ấy là lời Thánh giáo và ngày kỷ niệm khai Ðạo Cao Ðài về cơ Phổ hóa, ngày mùng 1 Tết năm Bính Dần giờ Tý vậy (13–2–1926)

II/- Ngài Chiêu đến cộng tác với ĐĐTKPĐ chưa đầy ba tháng (sau ngày 28-01-1926 cho đến 26-4-1926).

/- Đạo sử không ghi ngày tháng Ngài Chiêu bắt đầu cộng tác. Nhưng mấy chữ: ông phủ Ngô Văn Chiêu xin bài thi kỷ niệm … là có mấy lý do: lần đầu nên kỷ niệm, cuộc lễ quan trọng nên xin kỷ niệm, đông người nên xin kỷ niệm …  không xác định được.

/- Đại Đạo Căn Nguyên (có Hội Thánh kiểm duyệt) viết: 28-1-1926 (5-12-Ất Sửu) Ðức Thượng Ðế giáng cơ dạy hai ông Cư Tắc đem cơ vô nhà ông Trung: "Một Trời, một Ðất một nhà riêng … Cách đâu ít ngày, Thượng Ðế dạy mấy ông Trung, Cư, Tắc, Sang, Hậu, Ðức phải hiệp với ông phủ Ngô Văn Chiêu lo mở Ðạo. Mỗi việc phải do nơi ông Chiêu là Anh cả.  

/- Sách lịch sử quan phủ Ngô Văn Chiêu viết sau Noel 1925 ít lâu Ngài Chiêu đến cộng tác

III/- Liệt kê những lời dạy của Đức Cao Đài về Ngài Chiêu.

Một: Ngày 21-02-1926 (09-1-Bính Dần) Vía Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ông phủ Ngô Văn Chiêu xin bài thi kỷ niệm: Chiêu Kỳ Trung độ dẫn Hoài sanh…. (Đây là lần đầu tiên Đạo Sử có tên Ngài Chiêu) Lưu ý: Hội Thánh Cao Đài đưa bài thi nầy vào Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q1, bài 1 là ngày Noel 1925 (sai biệt 31+26= 57 ngày).

Hai: 12-4-1926 (01-3-Bính Dần) Thầy dạy bà Hương Hiếu may đạo phục cho chức sắc. Trung, Cư, Tắc ba con lập tức lên Chiêu biểu nó phỉ sắm sửa liền một bộ thiên phục màu trắng

18-4-1926 Thầy dạy tiếp việc may Thiên phục.

Ba: 22-4-1926 (11-3-Bính Dần) Thầy sắp cuộc Thiên phong … (Đức Bà Hiếu dâng mão Giáo Tông cho Thầy xem. Trúng mà ai đội con phòng lật đật (Đức Chí Tôn biết trước là ông Chiêu hông lãnh chức Giáo Tông nên mới có câu nầy)

Bốn: 24-4-1926 Thầy dạy: Chiêu đã có công tu, lại là Môn Ðệ yêu dấu của Thầy, nên Thầy muốn ban chức Giáo Tông cho nó, song vì lòng ám muội phạm đến oai linh Thầy mà ra lòng bất đức chẳng còn xứng đáng mà dìu dắt các con, nên Thầy cất phần thưởng nó, Thầy nhứt định để chức ấy lại mà đợi người xứng đáng, hay là Thầy đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con.

Tái cầu:

Năm: Thầy dạy: Chiêu đã hữu căn hữu kiếp; Thầy đã dùng huyền diệu mà thâu phục độ rỗi nó trước các con, biết bao phen Thầy gom các Môn Ðệ lại, Thầy sở cậy nó ấp yêu dùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp con, song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy, lại đành lòng cắn mổ xô đuổi dường ấy, thì làm sao cho xứng đáng cái trách nhậm rất lớn của Thầy toan phú thác cho nó. Các con đừng trông mong rỗi cho nó, nghe và tuân mạng lịnh Thầy.

25-4-1926 SẮP ĐẶT THIÊN PHONG (tái cầu)

Sáu: Cư hỏi Thầy: – Các Môn Ðệ đều đến bàn Ngũ Lôi và Vi Hộ Pháp mà thề và đến lạy Nhị vị Ðầu Sư, còn Anh Chiêu thì thế nào?

Thầy sẽ đợi lòng sám hối của nó, vì đã lo sợ cầu khẩn Thầy mấy bữa rày. Nó cũng phải lạy như các Môn Ðệ khác vậy

Đêm 26-4-1926 (11g30) (14-3- Bính Dần) Thiên phong chính thức lần đầu tiên.

 Bảy: Chư Môn đệ đồng quì lạy Thầy “xin thứ tội cho Ông Chiêu”. Chiêu thiếu đức thiếu tài. Trung, con sợ ai? Ta không vị ai.

Ta biết hơn ngươi.

Ta há không biết thương sao?

Ấy cũng vì thiếu đức.

Nó đã biết Ta.

Cư tuân lời Thầy đã truyền mà thi hành.

Tám: Ngày 26 Avril 1926.

CAO ÐÀI

Chiêu, ngươi chẳng kiên lịnh Ta, ai kiên?

Ta chờ ngươi.

Chiêu, ngươi chẳng thừa lịnh Ta, ai thừa lịnh?

Ta đã nói người làm đầu Tam Giáo, đã bao phen Ta lập Ðạo sẵn cho, ngươi chê há.

Ta đã sở định, ngươi dám cải.

Chuyên quyền từ đấy bỏ tuồng xưa,
Nghe nịnh, nghe khen thói cũng chừa.
Sám hối Ta cho tu ít tháng,
Tài hay tài múa chớ đua lừa.

Tám bis: Đạo Sử Q 1, trang 152 (trong phần Tiểu sử Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu “không ghi ngày tháng”) viết về việc Thầy dạy may đạo phục có dạy may cho Ngài Chiêu và ghi chú thêm: Ông Phủ Ngô Minh Chiêu: (1). 1 áo Giáo Tông có thêu chữ bùa Bát Quái và 1 cái mão Giáo Tông.

(1) Ông Ngô Minh Chiêu đáng lẽ phải đắc phong Giáo Tông chánh vị, nhưng tiếc thay ngày lập Ðàn Thiên Phong ông Chiêu đến thấy đông người ông sợ bỏ ra về, vì vậy mà ông không được phong Giáo Tông, và về sau mất hẳn phẩm.

Thông tin thêm: Nhà báo Nam Đình, Nguyễn Kỳ Nam (Nguyễn Thế Phương) có mặt trong đêm Thiên phong. Ông cho biết có 19 người trong đàn cơ đó và Thầy trục xuất Ngài Chiêu: Sau khi Thầy xuống cơ trục xuất Ông Phủ Chiêu rồi Thầy nhập vào người Ông Cao Thượng Phẩm, Tôi còn nhớ rõ ràng như mới đêm rồi, mặc dầu đã 30 năm qua. Nguyên văn lá thư tại link:

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/02/220-mung-ngay-au-nam.html#more  

Kể từ 26-4-1926 Ngài Ngô Văn Chiêu không còn liên quan gì đến ĐĐTKPĐ:

Quyển 2.

Chín: 26-11-1926 (21-10-Bính Dần).  

Thơ nó tưởng Thầy giận mà nài xin tha thứ, Thầy thì đặng còn Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật mới nài sao; nhứt là Thái Bạch Kim Tinh rất khó, Chiêu cũng vì vậy mà mất ngôi.

Các con chớ dễ ngươi phạm thượng nghe à.

Mười: 16 Janvier 1927 (13-12-Bính Dần).

Thượng Trung Nhựt, những mấy miếng Thiên Nhãn Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho đẹp lòng Thầy... Cười....

Chiêu khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.

Thầy xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn.

Lão chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận theo Thánh ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan buổi trước vậy.

IV/- Đúc kết thời gian và kết luận.

26-7-1925, ba vị tiền bối tiếp xúc với Thiêng Liêng.

1-9-1925, mở Hội Yến Diêu Trì lần đầu tiên tại nhà ông Cao Quỳnh Cư.

26-12-1925, Vọng Thiên Cầu Đạo, là cầu Đạo Cao Đài.

11-1-1926, ông Lê Văn Trung nhập môn cầu Ðạo.

Sau ngày 28-01-1926 Ngài Chiêu đến cộng tác.

Từ 26-4-1926: Ngài Chiêu lui về tu theo pháp môn.

29-9-1926, Tờ Khai Đạo với Chánh phủ Pháp không có Ngài Chiêu.

18-11-1926 Lễ Khai Đạo tại Gò Kén không có Ngài Chiêu”

Thời gian Ngài Chiêu cộng tác với ĐĐTKPĐ chưa đầy 3 tháng (sau ngày 28-01-1926 đến 26-4-1926). Hai sự kiện rất quan trọng: Ngày 29-9-1926 trong 28 người Khai Tịch Đạo với Chánh phủ Pháp không có tên Ngài Chiêu. Ngày Khai Đạo 18/19-11-1926 (14/15-10-Bính Dần) tại Chùa Gò Kén Ngài Chiêu không có mặt.

B/- Đại Đạo Căn Nguyên.

Vào lối thượng tuần tháng 8-Ất Sửu, Thất Nương nhập bàn dạy phải kiếm Ngọc Cơ mà dùng. Ông Cư được cơ của ông ký Tý (cũng ở đường Bourdais) và cậy ông đến nhà chỉ giùm cách chấp cơ thế cho bàn.)

28-1-1926 (5-12-Ất Sửu) Ðức Thượng Ðế giáng cơ dạy hai ông Cư Tắc đem cơ vô nhà ông Trung: "Một Trời, một Ðất một nhà riêng

Cách đâu ít ngày, Thượng Ðế dạy mấy ông Trung, Cư, Tắc, Sang, Hậu, Ðức phải hiệp với ông phủ Ngô Văn Chiêu lo mở Ðạo. Mỗi việc phải do nơi ông Chiêu là Anh cả.  

Nhận xét:  Mấy chữ cách đâu ít ngày có nghĩa là phải sau ngày 28-1-1926. Ghi chép nầy đáng tin hơn hết vì có Hội Thánh kiểm duyệt. Do vậy Tôi chọn sau ngày 28-01-1926 ít ngày.  

Ðến đêm 30 tháng chạp, năm Ất Sửu (12-02-1926) Thượng Ðế giáng cơ ban thi cho 10 người.

Tái cầu: "Chư đệ tử nghe: Chiêu buổi trước hứa lời truyền Ðạo, cứu vớt chúng sanh, nay phải y lời mà làm chủ, dìu dắt cả môn đệ Ta vào đường đạo đức đến buổi chúng nó thành công, chẳng nên tháo trút. Phải thay mặt cho Ta mà dạy dỗ chúng nó.

C/- Theo quyển Lịch Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu thì sau đàn cơ Noel nầy ít lâu Đức Cao Đài dạy các Ông Trung, Cư, Tắc, Sang…. Hiệp với Quan phủ Ngô Văn Chiêu mở đạo và dạy việc chi cũng do nơi Chiêu là anh cả … (T: 18.).

 

 

Pháp Môn độc lập với Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
          
“Thiên nhãn đôi bên cũng khác nhau.”

“Thời gian cộng tác sau ngày 28-01-1926 đến 26-4-1926, chưa đầy ba tháng”

PHÁP MÔN

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ

Nguồn gốc: Ngài Ngô Văn Chiêu sáng lập từ năm 1924-1926 tại Cần Thơ (nhiều văn bút ghi năm thành lập khác)

Nguồn gốc: Đức Cao Đài Ngọc Đế lập đêm 14/15-10-Bính Dần (18/19-11-1926) tại Chùa Gò Kén Long Thành, Tây Ninh.

Danh hiệu: Pháp môn Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (12 chữ), không đăng ký tên tắt.

Danh hiệu: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ) nói tắt là Đạo Cao-Đài (3 chữ).

Địa điểm hành đạo: Tổ đình tại Cần Thơ

Địa điểm hành đạo: Tòa Thánh Tây Ninh là trung ương của ĐĐTKPĐ.

Về tổ chức: Lập thành Hội Đồng Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh (không lập Hội Thánh).

Về tổ chức: Lập thành Hội Thánh với ba đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài.

Pháp luật: có pháp luật riêng, không xài Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh

Pháp luật: áp dụng Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh đặc biệt là có Phước Thiện.

Kinh sách căn bản: Đại Thừa Chơn Giáo (1936-1950). Không xài Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.

Kinh sách căn bản: Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo (1935). Hai quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển (Q1: 1928, Q2:1963) là Thiên Thơ.

Dùng đại tự: Cao Đài Đại Đạo Phái Chiếu Minh (7 chữ) trên bìa sách. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi giữ bản quyền.

Dùng đại tự: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (6 chữ) trên bìa sách hay công văn. Hội Thánh Giữ Bản Quyền.

Nhiệm kỳ: 500 năm

Nhiệm kỳ: Thất ức niên (bảy trăm ngàn năm)

Đạo Hữu Dương Xuân Lương cập nhật tháng 7-2024.

Một vài văn bút sai trái điển hình.

1/- Hội Đồng Pháp Môn:

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/07/5060-ngai-chieu-quyet-tam-tu-theo-phap.html#more

2/- Hải ngoại: Việt Báo 28-3-2017.

https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2024/07/5092-viet-bao-oi-la-viet-bao.html#more

3/- Thánh Ngôn dạy 18/19/11/1926 là Ngày Khai Đạo.




4/- Sách Lịch Sử Đạo Cao Đài của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171B Cống Quỳnh Sài Gòn. Đây cũng là nơi lợi dụng Ngài Ngô Văn Chiêu để hạ thấp ĐĐTKPĐ và gọi ngày Lễ Khai Đạo (15-10-Bính Dần, 1926) tại Chùa Gò Kén là Ngày Khai Minh Đại Đạo.

 

 

 


 

 

5/- Chức sắc, Chức việc ĐĐTKPĐ trong tổ chức CAO ĐÀI BÁCH NIÊN ở Mỹ bị ngộ độc từ Cơ Quan PTGL 171B Cống Quỳnh: xài chữ Khai Minh Đại Đạo.