Trang

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

1922. Thiên đường cộng sản: Sự khốn cùng của dân tộc...

Cuộc sống cùng cực tại Venezuela

31 tháng 7 2016. BBC.
Người ta có thể nói về nạn đói đối với những người lạ chưa từng gặp mặt. Nhưng câu chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu điều đó xảy ra với chính gia đình của bạn. Đây là điều mà phóng viên BBC Vladimir Hernandez nghiệm ra khi trở về quê hương để tường thuật về việc chính phủ không thể cung cấp đầy đủ thực phẩm cho người dân.


Mother

Image captionNgười mẹ trẻ này ăn quá ít nên không có sữa cho đứa con mới sinh bú
Trên chuyến đi vòng quanh đất nước Venezuela trong tháng này, tôi đã chứng kiến vô số những hàng dài người xếp hàng để mua thực phẩm hay bất cứ thứ gì, ở siêu thị và những cửa hàng quốc doanh.
Tôi đã phải dừng lại lúc ở miền trung Venezuela bởi con đường bị chặn - những người chặn đường đã không có gì để ăn ngoài những trái xoài trong vòng ba ngày liên tục.
Tôi đã chứng kiến nỗi thất vọng của một người mẹ, vì ăn quá ít nên không có sữa cho đứa con mới sinh của mình bú.
Tôi đã gặp một người phụ nữ được gọi một cách trìu mến là 'la gorda' (bà béo) vì vòm má nhô cao chứng tỏ bà đã giảm rất nhiều cân từ năm ngoái.

Vấn nạn quốc gia

Tôi thấy cảm thông đối với những người này. Tuy nhiên, chính gia đình là lí do thực sự khiến tôi trở về.
Em trai tôi nói những chiếc quần của cậu ấy bây giờ trở nên rộng thùng thình.
Cha tôi, người chưa bao giờ cằn nhằn điều gì, nay thốt lên rằng mọi thứ thật "khó khăn". Trong khi đó, mẹ tôi thú nhận là có những ngày bà chỉ ăn một bữa.
Các thành viên gia đình tôi sống ở nhiều nơi khác nhau ở Venezuela, nhưng không ai trong số họ kiếm đủ ăn.
Đây là một vấn nạn quốc gia ở Venezuela.

Image copyrightREUTERSImage captionThiếu hụt thực phẩm dẫn đến tình trạng đầu cơ và tích trữ ở Venezela

Đói nghèo cùng cực

Một nghiên cứu từ ba trường đại học lớn ở Venezuela cho thấy 90% người Venezuela ăn ít hơn năm ngoái. Tình trạng "đói nghèo cùng cực" đã tăng lên 53% từ năm 2014.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, từ việc thiếu thốn hàng hóa vật dụng căn bản, quản lý kém, tình trạng đầu cơ tích trữ, cùng như thu nhập từ dầu của đất nước suy giảm nghiêm trọng.
Và dĩ nhiên, đó còn là do tỉ lệ lạm phát cao nhất trên thế giới.
Lần gần nhất tuyên bố tỷ lệ lạm phát chính thức của Venezuela ở mức 180% là vào tháng Mười Hai. Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính con số này sẽ lên đến 700% vào cuối năm nay.

Image copyrightREUTERSImage captionHàng rào chắn đường được dựng lên bởi những người không có gì để ăn ngoài những trái xoài trồng được.

Chỉ định ngày mua sắm

Trong nỗ lực ngăn cản hoạt động đầu cơ tích trữ, nhiều năm trước, chính phủ đã định giá cố định nhiều mặt hàng căn bản như bột mỳ, thịt gà và bánh mỳ.
Tuy nhiên, người dân Venezuela chỉ có thể mua những mặt hàng trên với giá cố định một lần một tuần, tùy vào con số cuối cùng trong thẻ chứng minh nhân dân của họ.
Ví dụ, nếu đó là số 0 hoặc 1, họ sẽ được mua hàng vào thứ Hai. Nếu là số 2 hoặc 3 thì thứ Ba là ngày mua sắm của họ, và cứ tiếp tục như thế.
Do luôn có rủi ro về việc 'cháy hàng', người dân thường có mặt trước cổng siêu thị vào sáng sớm.
Vào lúc 6 giờ sáng ở thành phố Caracas, tôi gặp một người đàn ông đã đứng xếp hàng ba tiếng đồng hồ. Trời mưa tầm tã, mà ông ta thì không mang theo ô.
"Tôi hy vọng sẽ mua được gạo. Nhưng đôi khi tôi xếp hàng rất lâu rồi chả mua được gì vì gạo đã hết sạch trước khi đến lượt tôi," ông nói.
Ngay cả khi may mắn, người dân cũng chỉ được phép mua một số lượng thực phẩm nhất định trong một ngày.
Những người không mua đủ sẽ phải chờ một tuần sau đó mới đến lượt mua của họ. Thu ngân sẽ tự động từ chối bất cứ ai nếu họ đến mua hàng sai ngày.

queue for food

Image copyrightREUTERSImage captionNhiều người đã phải xêp hàng nhiều tiếng đồng hồ mà vẫn không mua được thực phẩm

Trách nhiệm của chính phủ

Khi lạm phát tăng cao, người ta có nhiều động cơ để xếp hàng mua thực phẩm ở mức giá quy định, sau đó bán lại ở chợ đen, nơi một bao bột mỳ được bán với giá cao gấp 100 lần.
Chính phủ cam kết sẽ loại bỏ các hoạt động trên, nhưng đến nay vẫn chưa làm được điều đó.
Trong vòng nhiều năm, quốc gia giàu trữ lượng dầu hỏa này đã nâng lượng nhập khẩu thực phẩm trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm căn bản.
Tuy nhiên giới phê bình nói việc kiểm soát giá cả và những chương trình quốc hữu hóa của cố Tổng thống Hugo Chavez đã góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện tại.
Đương kim Tổng thống Nicolas Maduro, người lên nắm quyền sau chiến thắng sát sao hồi ba năm trước, sau khi Chavez qua đời, đang phải đối mặt với giá dầu thấp làm giảm thu nhập ngoại tệ của quốc gia đến hai phần ba.

Maduro


Image copyrightAPImage captionTình trạng thiếu hụt thực phẩm xảy ra dưới chính quyền ông Nicolas Maduro là người kế nhiệm ông Hugo Chavez

Chương trình CLAP

Bước đi mới nhất của ông nhằm khắc phục thiếu hụt thực phẩm là thành lập ra Ủy ban Địa phương Chuyên Cung cấp và Sản xuất, có tên gọi tắt theo tiếng Tây Ban Nha là CLAP.
Chương trình CLAP về bản chất có nghĩa là chính phủ sẽ không cung cấp thực phẩm nhập khẩu cho siêu thị nữa, mà sẽ bắt đầu giao lại cho hội đồng cộng đồng địa phương.
Những cơ quan này sẽ đăng ký người dân ở cộng đồng của họ, chỉ định ngày mua sắm trong tuần, và bán cho họ những túi nylon đựng những nhu yếu phẩm căn bản như bột mỳ, mỳ ống và xà phòng, ở mức giá cố định.
Bạn không thể chọn mua mặt hàng khác, mà chỉ có được những thứ có trong túi nylon đó mà thôi.
"Tuy nhiên, những túi đồ này chỉ được cung cấp một lần một tháng," một bà mẹ trẻ, Liliana, nói ở hàng rào chắn đường của những người không có gì ăn ngoài những trái xoài trồng được.
Người phụ nữ này nói cô luôn khóc mỗi khi đi ngủ bởi bản thân không thể cung cấp bữa tối cho đứa hai người con mình.
colectivo



Image copyrightAFPImage captionCó nhiều đội dân quân tự quản mang vũ khí ở Venezuela, đôi lúc bị chỉ trích vì hành động bạo lực chống lại những người bất đồng chính kiến

Colectivo - Đội tự quản

Ở miền Tây Venezuela, tại một tỉnh có trữ lượng dầu lớn là Zulia, tôi đến thăm một vài thị trấn nơi người ta không biết sẽ ăn gì vào ngày mai.
"Nơi đây là tỉnh nghèo, điều đó là sự thật, tuy nhiên chúng tôi chưa từng rơi vào tình trạng thiếu đói bao giờ," Zulay Florido, ngoài 50 tuổi, người đứng đầu cộng đồng, nói.
"Kể từ khi (Tổng thống) Maduro lên nắm quyền, chúng tôi lâm vào tình thế vô cùng tồi tệ."
Từ khi (Tổng thống) Maduro lên cầm quyền, chúng tôi rơi vào tình trạng thiếu đói.Zulay Florido, người đứng đầu một thị trấn thuộc tỉnh Zulia
"Thời Chavez, điều này không xảy ra."
Ở Zulia, thực phẩm đã được trao vào tay hội đồng cư dần thay vì bày bán trong siêu thị.
Mục tiêu cuối cùng của chương trình CLAP là thiết lập những cộng đồng tự quản, nơi người dân có thể nuôi trồng được lương thực thực phẩm.
Một thành viên của đội tự quản ('colectivo'), Alejandro Armao đưa tôi đến một trong những nơi như thế.
Những người này thuộc nhóm ủng hộ trung thành tuyệt đối với chính phủ, thường trang bị vũ trang, và thỉnh thoảng bị cáo buộc gây ra những hoạt động vũ lực chống lại các nhà hoạt động bất đồng với chính quyền.
Armao giới thiệu tôi với một với thành viên của colectivo tại một khu ổ chuột có tên Catia. Họ dường như được trang bị vũ khí, và mang theo điện đài xách tay.
Sau khi đe dọa đuổi tôi ra khỏi khu vực, cuối cùng họ đồng ý chỉ cho tôi thấy mục tiêu CLAP đang mong muốn đạt được.
Tôi được đưa đến một cánh đồng cằn cỗi - "mà chúng tôi đặt mục tiêu là trồng trọt được trong vòng tám tháng nữa" - và một vài cây ớt đang ươm.
Nói một cách nhẹ nhàng nhất thì đây là một điều rất đáng thất vọng.
Tôi nghĩ về mẹ tôi, và băn khoăn liệu đây có phải là giải pháp cho những người như bà, hiện đang cố gắng có đủ ba bữa ăn một ngày.
Mẹ tôi, một người trung thành ủng hộ chính phủ, thành tâm tin vào điều đó.
"Sẽ mất một thời gian nhưng điều đó sẽ thành hiện thực," bà nói.
Nhưng tôi không khỏi băn khoăn liệu những người Venezuela khác có đủ kiên nhẫn như vậy hay không.