Trang

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

1975. Là năm Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam...

Chiến hạm Mỹ thăm Trung Quốc

BBC .1 giờ trước
Một tàu khu trục của hải quân Mỹ đã ghé thăm cảng Thanh Đảo vào thứ Hai 08/08, cũng là chuyến thăm đầu tiên của một chiến hạm Mỹ đến Trung Quốc, kể từ khi Bắc Kinh có phản ứng giận dữ đối với phán quyết của Tòa Trọng tài, bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ghé thăm quân cảng Thanh Đảo, là căn cứ của hạm đội hải quân phía bắc của Trung Quốc, chiến hạm USS Benfold tham gia tập diễn tập về báo hiệu trên biển với hải quân Trung Quốc. Chỉ huy Justin L. Harts nói cuộc viếng thăm có mục đích “thiết lập mối quan hệ” với hải quân Trung Quốc, nhưng không trả lời câu hỏi về tình hình căng thẳng tại Biển Đông, thay vào đó nói đây là vấn đề của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương ở Hawaii.



Image copyrightREUTERS
Image captionTàu USS Benfold cập cảng Thanh Đảo hôm thứ Hai
Trung Quốc tuyên bố không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực ở Hague trong vụ kiện với Philippines, đồng thời chỉ trích Mỹ đứng sau xúi giục Manila.
Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Mỹ, Nhật và Úc đang có những hành động ‘thêm dầu vào lửa’ khiến tình hình khu vực ngày càng căng thẳng, ám chỉ đến thông cáo chung của các nước này kêu gọi Trung Quốc không được tiến hành xây dựng các cảng quân sự hoặc tiếp tục công bố chủ quyền tại vùng biển đang tranh chấp.
Trong khi đó không quân Trung Quốc ra thông cáo cuối tuần rồi nói sẽ tiến hành tuần tra tại các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông nhằm cải thiện khả năng không chiến khi có chiến tranh.
Không quân Trung Quốc không cho biết chi tiết khi nào sẽ thực hiện việc tuần tra, nhưng kể từ sau khi tòa quốc tế đưa ra phán quyết vào hôm 12 tháng Bảy, Trung Quốc nói các hoạt động tuần tra sẽ được “tiến hành thường xuyên.”
Phát ngôn viên của Không quân Trung Quốc, đại tá Shen Jinke nói trong một thông cáo trên mạng rằng các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo và máy bay do thám sẽ tuần tra không phận xung quanh quần đảo Trường Sa, bãi Scarborough và xung quanh khu vực này.

Cựu Tổng thống Philippines sang Hong Kong



Image copyrightXINHUA
Image captionTrong thời gian ông Fidel Ramos là tổng thống, Trung Quốc chiếm Đá Vành khăn từ tay Philippines
Trong một diễn biến khác, cựu Tổng thống Philippines Fidel Ramos bay sang Hong Kong vào hôm thứ Hai 08/08 nhằm nối lại mối quan hệ đang đóng băng với Trung Quốc do những tranh chấp tại Biển Đông.
Ông Ramos nói trong cuộc họp báo ở sân bay Manila rằng mình sẽ đóng vai trò người 'hàn gắn' cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines, trước khi có các cuộc đối thoại chính thức diễn ra giữa hai nước.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã chỉ định ông Ramos làm đặc phái viên nhằm mở đường cho các cuộc đàm phán với Bắc Kinh sau khi tòa án quốc tế bác bỏ các yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc do Philippines đề đơn kiện.
“Tôi chỉ là người ‘phá bỏ tình trạng đóng băng’, như mọi người thường nói, để một lần nữa làm ấm lên mối quan hệ thân thiện và hữu hảo với người láng giềng Trung Quốc và đó là tất cả những gì tôi phải thực hiện,” ông Ramos nói.

Ông Ramos, năm nay 88 tuổi, là Tổng thống Philippines khi Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn vào năm 1995, khiến Philippines phản đối kịch liệt. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đi thăm Manila vào năm 1996, và trong một khoảnh khắc đáng nhớ, hai lãnh đạo đã cùng nhảy và hát các bài hát của phương Tây, trong đó có bài “Love me tender” của Elvis Presley, khi đang đi thăm Vịnh Manila, giúp làm giảm nhiệt sự căng thẳng trong quan hệ của hai nước.