Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

2000. Chúng Tôi chỉ muốn biết Ai là tác giả.

Quan điểm của chúng tôi là: quí vị hoàn toàn có đủ quyền phát ngôn như vậy (thể hiện quyền tự do ngôn luận của tạo hóa ban cho); chúng tôi chỉ muốn xác định phát ngôn đó thật sự là của ai hay là cả hai vị phân vai nhau trong một kịch bản??? BBT Blog.
ÔNG PHAN HAY ÔNG THÀNH LÀ TÁC GIẢ???

Vi bằng Hội Hội Thánh năm 1937 trang 46 có đề cập đến tệ nạn cấp dưới mượn danh cấp trên đến độ:  thư ký của Ngọc Chánh Phối Sư đi ra đường thì cũng như Ngọc Chánh Phối Sư vậy. Hội Thánh không yêm ẩn, không bao che cho tệ nạn cấp dưới lợi dụng danh nghĩa cấp trên. Hội Thánh đem ra công khai và tìm cách giải quyết tận gốc để làm gương cho hậu thế.

Bài học thứ nhất là chính các chức sắc phải nhìn lại xem các vị có tạo điều kiện cho cấp dưới mượn danh của mình hay không? Khi có sự việc lợi dụng danh nghĩa xảy ra thì chính chức sắc phải chủ động giải quyết minh bạch và công khai. Chúng tôi nhấn mạnh mạnh phải có cả hai yếu tố minh bạch và công khai. Minh bạch là đúng theo khuôn phép và sự thật; công khai là phải thông tin rộng rãi. Nghĩa là phải có một văn bản còn như nói MIỆNG để thanh minh thì chưa đúng với cách thức của Hội Thánh (có vi bằng lưu lại cho hậu tấn). Đây là trách nhiệm của chức sắc trong cuộc, không ai có thể làm thay được mà chỉ có thể yêu cầu chức sắc có văn thư làm rõ.
Bài học thứ hai là chính người đạo cũng phải căn cứ vào khuôn luật của đạo để xem những người thân cận với chức sắc (hay lãnh lịnh chức sắc) đã có những ngôn luận gì? Có chứng từ gì không hay chỉ là nói miệng? Hay văn từ một đàng mà người được chức sắc sai phái nói ra một nẽo...
Năm 2015 có sự việc tương tự như vậy. Phần KNS thực hành bài học của mình nhưng chức sắc tạo ra sự việc lại không minh bạch và không công khai (không có một văn bản xác định). Do vậy chúng tôi  căn cứ vào bài học của Hội Thánh dạy từ năm 1937 để yêu cầu ông Sĩ Tải Phùng Văn Phan có văn bản xác định sự thật.
Đó là việc ông Chánh Trị Sự Nguyễn Vinh Thành (Gò Công) lên nhà ông Sĩ Tải Phùng Văn Phan. Khi ra về ông Thành cầm theo một lá thư tay của ông Phan gởi ông Chánh Trị Sự Trần Ngọc Sương để làm bằng chứng rằng ông Thành có lên nhà ông Phan, có bàn thảo công việc.
Ngay sau đó ông Thành tung tin: KNS làm chính trị nên chức sắc Hiệp Thiên Đài không nhìn nhận và tới đây sẽ giải tán KNS.
Từ phát ngôn của ông Thành người đạo Gò Công bức xúc điện thoại cho Ông Phan báo tin việc ông Thành làm. Ông Phan trả lời MIỆNG là ông không có nói vậy, ông Thành hiểu sai vấn đề.
Trong khi chờ đợi ông Phan làm rõ vấn đề thì khẩu pháo miệng của ông Thành tiếp tục nổ tứ tung, tiếp tục bắn phá trực diện vào KNS. Đảng viên Lê Ân tức tốc chỉ đạo cho binh tướng khai thác tối đa thông tin nầy. Cô Quí (Ụ Tàu) tung tin công an sẽ bắt hết KNS; thậm chí Cô Thảo (Campuchia còn tố cáo KNS phản động)...
Nói sao cho xiết cảnh KNS bị chính chức sắc và người đạo nhân danh BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN đánh phá. Chiêu dùng người đạo phá người đạo nầy cộng sản khai thác tối đa mà khai thác hoài còn hoài. Một chiến công hiển hách của chiêu nầy là dùng người đạo chống lại Hội Thánh. Cụ thể là lên án Đạo Lịnh 01/1979 hay nhìn nhận về pháp lý là của Hội Thánh nhưng không chấp nhận nội dung. Mổi khi nhắc đến việc nầy chúng tôi nghe tiếng cười ngạo nghễ của người cộng sản và họ kháo nhau... chúng ta chỉ cần nuôi một vài người BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN và tạo uy tín cho họ rồi kín đáo mớm ý cho họ là xong...  Chiêu nầy cộng sản cao tay ấn đến độ ngày nay nó lan rộng và luồng sâu vào Đảng cộng sản. Cho nên bây giờ Đảng ông Trọng bóp họng, thộp cổ Đảng ông Dũng... theo đúng câu QUẢ BÁO NHÃN TIỀN.
Ông Phan bình chân vại, ông Phan không hề ra một văn bản nào để làm rõ trách nhiệm của ông từ phát ngôn của ông Thành, chỉ hứa có dịp sẽ làm rõ. Ông Thành nhân danh ông Phan để đánh phá KNS là một sự thật, Đảng viên Lê Ân chỉ đạo cho binh tướng xung trận cũng là sự thật. Ông Phan được báo tin thì phán rằng chờ có dịp sẽ nói rõ là một sự thật. Còn các bên có phân vai, phân khúc hay không thì tự các vị biết với nhau.
Ông Phan là người BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN từng đi nhận quà xuân của Ban Tôn Giáo Tỉnh Tây Ninh ban phát thì hẳn là họ thấy ông Phan có lợi ích chi mới ban phát. Bởi vì cộng sản là tay cáo già không khi nào làm việc thiếu tính toán, không bao giờ ban phát quà xuân cho những người không có lợi ích cho chúng.  Có những con cờ họ gài rất kín và tự nguyện làm cái loa cho họ để diệt đạo mà vẫn tưởng rằng BẢO THỦ CHƠN TRUYỀN. Những kẻ ngây thơ đó là những NẠN NHÂN HOÀN HẢO. Ông Phan vô tình rơi vào quỉ kế hay có nhận nhiệm vụ gì với những kẻ ban phát quà xuân thì chúng tôi không phương thế gì xác định được ông tự biết lấy. Nếu vô tình thì đấy là bệnh háo danh; là căn bệnh rất nguy hiểm với người hành đạo.
(Các vị đi nhận quà xuân của Ban Tôn Giáo Tỉnh Tây Ninh. Ông Sĩ Tải Phùng Văn Phan đứng thứ tư từ bên phải tính qua. Bên trái của Trưởng Ban Tôn Giáo Tỉnh Tây Ninh. Bên phải Trưởng Ban Tôn Giáo là Lễ Sanh Thái Hai Thanh,,,)
Họ rất tài tình nên bẫy cho 05 vị chức sắc ra Thông báo ngày 28/07/2016 nói về tro cốt bà Thất Nương kèm nội dung:
Chúng tôi và đồng đạo giử gìn các tro cốt nói trên rất hy vọng đón nhận sự công bằng, dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ban cho.
Giáo lý đạo Cao Đài dạy rành rành rằng nhân quyền và tự do tôn giáo là quyền bẩm sinh do Đấng Tạo Hóa ban cho (cả LHQ cũng hiểu vậy). Các chức sắc đã chối bỏ giáo lý đạo nên đi xin Đảng và nhà nước ban cho. KNS nói lên sự thật thì lập tức có tay em của Lê Ân viết bài nói KNS thất lễ với chức sắc. Họ mượn cái lễ để ngu hóa người đạo rành rành ra đó.
Ít lâu sau nhân một tang lễ ở Gò Công ông Phan có đến dự.
Ông Phan mời ông Thành và ông Sương để ba mặt một lời. Ông Thành vẫn lớn tiếng buộc tội ông Sương và KNS, khi ông Sương mới trả lời rằng nhà nước còn chưa nói KNS làm chính trị mà anh còn hơn nhà nước.... thì ông Thành gạt phắc ĐỨNG LÊN nói ông mệt nên ra về. Trong lúc hỗn loạn mạnh ai nấy nói thì ông Phan có phân trần ông Thành hiểu sai... (KHÔNG RÕ ÔNG THÀNH CÓ NGHE CÂU ÔNG PHAN NÓI HAY KHÔNG vì khi đó ông Thành chỉ có la lối và ra về). Nghĩa là giữa ông Phan và ông Thành vẫn không ngã ngũ ai là tác giả câu nói đó.
Việc ông Thành từ nhà ông Phan ra về rồi tung tin  KNS làm chính trị nên chức sắc Hiệp Thiên Đài không nhìn nhận và tới đây sẽ giải tán KNS là một sự thật 100%.
Vậy ông Phan có ra lịnh cho ông Thành nói điều đó hay không ông Phan phải có văn bản làm bằng (theo cách giải quyết của Hội Thánh trong vi bằng 1937).
Năm 1937 thông tin liên lạc chủ yếu là gặp nhau để truyền đạt hay viết thư nhờ người chuyển. Còn muốn đánh dây thép (điện tín) thì phải qua tay nhà nước. (1). Cho nên cái tác hại của việc thư ký của Ngọc Chánh Phối Sư đi ra đường thì cũng như Ngọc Chánh Phối Sư là dai dẳng.
Năm 2015 điện thoại di động đã phổ thông, sự việc của ông Thành và ông Phan được phanh phui rất nhanh.
Thực tế là ông Thành đã có báo cáo bằng MIỆNG thì lập tức ông Phan viết thư gởi ông Sương; vậy thì chúng tôi yêu cầu ông Phan ra văn bản chính là tạo điều kiện để ông Phan thể hiện sự công bằng và khuôn phép của Hội Thánh. Phân tích rõ như vậy để khóa tay, khóa họng Đảng viên Lê Ân và thức tỉnh người đạo vô tình làm đàn em cho y: đừng có chỉ trích KNS sao dám ra điều kiện với ông Phan. Còn với người cố ý dần lân thì gáo nước nhỏ, không chữa được đám cháy lớn... chịu vậy.
Quan điểm của chúng tôi là: quí vị hoàn toàn có đủ quyền phát ngôn như vậy (thể hiện quyền tự do ngôn luận của tạo hóa ban cho); chúng tôi chỉ muốn xác định phát ngôn đó thật sự là của ai hay là cả hai vị phân vai nhau trong một kịch bản???
Xác định để làm gì?
Để khi nhà nước căn cứ vào phát ngôn của quí vị mà bắt giam hay khủng bố KNS thì hậu tấn biết rõ sự việc và khi cơ đạo phục hồi KNS sẽ trình ra kính nhờ Hội Thánh phán quyết.

CHÚ THÍCH.
1/- Đạo sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu viết ngày 21 Février 1927 (21-01-Ðinh Mão).
Thái Thơ Thanh, Lão cậy Hiền Hữu một phen nữa, mai nầy đi lên đường trên gọi là đường Giây Thép, nhắm địa thế dài theo cho tới ngã Ao Hồ coi Hiền Hữu thấy đặng chăng cho biết.
Đường giây thép trên đây là đường nào? Đi như thế nào?
Xin thưa từ Chùa Gò kén ra quốc lộ 22 rẽ trái (rẽ mặt là về Sài Gòn) đi khoản 1,5 km là đến dốc Trường đua (năm 1927 chưa có Phạm Nghiệp),  đi thêm 01 km nữa là đến ngã ba Mít Một, rẽ phải thì đó là đường giây thép.
Tới ngã Ao Hồ (xưa là ngã ba) rẽ phải đi khoản non 02 km thì đến một hồ tắm có tên Ao Hồ. Từ đáy hồ có mạch nước tự nhiên tràn lên nên người Pháp đem đá ong về lót xung quanh (không xây gạch), hồ có vách ngăn chia làm 02 phần, một phần nước cạn dành cho người chưa biết bơi; phần sâu hơn dành cho người biết bơi. Càng ra xa vách ngăn thì càng sâu. Xung quanh hồ có trồng mấy cây dương.
Thập niên 60 của thế kỷ 20 hồ bán vé cho người vào tắm (2), lúc đó cả tỉnh Tây Ninh chỉ có một hồ tắm nên nhiều người phải đi hằng chục km để đến tắm tại Ao Hồ. Có một người luôn đi lại để quan sát xem có ai bị hụt chân không. Trong nhiều năm chúng tôi không nghe có vụ chết đuối nào ở Ao Hồ.
Khi dời Tòa Thánh về vị trí hiện nay Đức Hộ Pháp mua sở đất từ đường Giây Thép vừa rẽ phải để đi Ao Hồ dành cho Thập Nhị Thời Quân.
Nguồn nước Ao Hồ nầy liên quan đến Lục Long Phò Ấn như sau (24 Février 1927 (23-01-Ðinh Mão):
Lão khen Thái Thơ Thanh phải đó đa, tưởng chư Hiền Hữu không thấy nữa. Lão cắt nghĩa vì sao cuộc đất ấy là Thánh Ðịa: Sâu hơn 300 thước như con sông, giữa trung tim đất giáp lại trúng giữa 6 nguồn làm như 6 con rồng đoanh nhau. Nguồn nước ấy trúng ngay đỉnh núi gọi là Lục Long Phò Ấn; ngay miếng đất đó đặng ba đầu, một đầu ra Giếng Mạch Ao Hồ, hai đầu nữa bên cụm rừng bên kia.
Lưu ý chữ GIẾNG MẠCH AO HỒ viết liền nhau như vậy là chỉ một địa điểm. Nhận xét như vậy để phân biệt với một giếng mạch khác.
Đó là Giếng Mạch từ ngã ba Mít Một đi thẳng theo quốc lộ 22 khoản 1,5 km thì Giếng Mạch nằm bên tay trái (do liền kề với quốc lộ - chúng tôi gọi Giếng Mạch Quốc Lộ cho phân biệt). Người Pháp xây nhà để bảo đảm vệ sinh xung quanh nguồn nước rất kiên cố. Từ Giếng Mạch Quốc Lộ đi thêm 01 km nữa là đến Thảo Xá Hiền Cung (Bên tay mặt).
Theo chúng tôi hiểu khi Đức Cao Thượng Phẩm từ Tòa Thánh đi về Thảo Xá Hiền Cung là đi theo đường Giây Thép rồi ra quốc lộ, rẽ phải qua Giếng Mạch Quốc Lộ rồi đến Thảo Xá. Thảo Xá Hiến Cung (hiện nay làm Thánh Thất).
Chúng tôi nghĩ rằng khi phục hồi cơ đạo nhơn sanh sẽ dâng ý kiến về việc nầy. Lý do Đạo Cao Đài sẽ có rất nhiều Thánh Thất nhưng vĩnh viễn chỉ có một THẢO XÁ HIỀN CUNG. Vậy thì có nên duy trì Thảo Xá Hiền Cung như một di tích thiêng liêng của đạo chăng? Toàn đạo sẽ có ý kiến về việc nầy.
(2)/- Hồ thay nước một tuần 02 lần, thay giữa tuần thay  ½ nước hồ và cuối tuần tháo cạn thấy lớp sạn trắng bên dưới. Hội Thánh có khai thác sạn trắng ở Ao Hồ về dùng trong việc xây dựng Tòa Thánh và Nội Ô. Các con đường trong Nội Ô khi xưa rãi sạn trắng, rất đẹp “sân Hộ Pháp Đường cũng toàn là sạn trắng” và đi chân không rất êm không bị đau. Sau nầy Cao Đài quốc doanh  đem đá mi thay vào đi rất đau chân...và đen thui.


HẾT.